Tuesday, July 16, 2019

Trà và Phật

Ta thiền với trà thôi
Từ khi phật giáo vào Trung Quốc, kết hợp với triết học Lão Trang, Trà cùng tường bước bén duyên cùng nhà chùa. Từ thức uống ngoài thế tục, Trà trở thành một thức uống mang nhiều sắc màu của nhà chùa. Từ đây Trà vừa là một thức uống vừa là một nghi thức trong phật giáo vừa trở thành một ý vị, một cách giới trong phật giáo.
99504134_o
2. Thưởng trà, quy trình thưởng trà-nghi thức trong thiền phật
Trong phần này chúng tôi sẽ tiếp tục đi vào chủ yếu là điểm qua những bước những quy trình chủ yếu là thưởng trà được xem là một khâu trong quá trình tu luyện tiến đến quá trình giác ngộ. Trong nhà chùa, trong công án thiền thường có cảnh, những chuyện người nhà Phật pha trà. Từ khâu đầu tiên, kiếm nước, kiếm củi, đun nước, pha trà thưởng trà đều thấm đẫm tinh thần thiền Phật. Trong tất cả những công đoạn trên, nếu như những văn nhân pha trà thưởng trà theo sở thú cá nhân thì đương nhiên nó sẽ không toát lên một ý nghĩa giáo lý nào, đơn thuần nó chỉ là sự cẩn trọng, thanh tú mang tính cá nhân. Ngoài thế tục thì càng đơn giản hơn. Nhưng trong Phật giáo, đặc biệt là Thiền quy trình này là quy trình thiền hoá trà đặc biệt đậm nét. Kiếm nước, kiếm củi, đun nước, cháng ấm, pha trà, thưởng trà là một quy trình đánh dấu sự giác ngộ của mỗi phật tử tu thiền. Người phật tử tu thiền đi kiếm củi không đơn thuần là hành động kiếm củi, nó là một khâu tu tập Thiền. Sắc màu thiền phật yêu cầu người phật tử phải chuyên chú, tâm yên, thành tâm trong quá trình kiếm củi. Khi kiếm nước cùng là một quá trình tìm đến với sự thanh lọc tâm hồn, trở về nguồn, và làm thanh sạch tâm hồn. Đun nước pha trà là một khâu đặc biệt quan trọng, lượng củi, lượng lửa sao cho vừa đủ, khống chế lửa cho cháy sao cho nước sôi theo đúng quy trình của nó. Củi cho đủ độ, lửa sôi đến tầm và đúng quy trình thì nước pha trà cũng vừa “đắc đạo”, tức là khi đó người tu thiền đã chuyên chú vào những khâu nhỏ nhất, tâm người tu phật không động, suy tư sang những chuyện khác. Củi đủ độ, nước sôi đủ độ, lửa cháy vừa đủ, mỗi việc, mỗi hành động đạt đến độ chuẩn mực của nó cho thấy người phật tử đang thành tâm và chuyên chú vào việc tu tập Thiền định. Tiếp đến là khâu pha trà. Lượng trà và nước pha trà vô cùng quan trọng. Nó quyết định trà co đến độ “đạt đạo” hay không. Lượng nước và lượng trà vừa đủ sẽ tạo ra một ấm trà ngon. Trạng thái vị trà và vị phật quyện vào làm một, trạng thái đó cũng chính là trạng thái tu thiền đạt đạo. Trang thái này trong văn hoá trà thiền phật là trạng thái “Trà phật nhất vị”, Trà thiền nhất vị.( vị của Trà và vị của phật là một vị) Phật tử pha trà đã đạt đạo. Nếu như đến đây mới chỉ dừng lại ở công phu tu luyện đạt đạo được thể hiện qua quy trình pha trà thì khâu thưởng trà lại là khâu cao hơn trong quá trình tu luyện của Thiền phật. Trạng thái tinh thần Thiền phật và tinh thần trà trở thành “nhất vị”, không tách biệt.
46385_552939271386368_207041905_n
3. Thưởng trà, ý vị thẩm mỹ trong thiền phật.
Cũng không giống như thưởng trà trong đời sống thế tục, cũng có nét gần gũi với thưởng trà của các văn nhân sĩ phu, thưởng trà đạt đỉnh cao nhất trong Phật giáo là đạt đến ý vị thẩm mỹ của trà. Ý vị thẩm mỹ là ý vị của một quy trình đi từ những vị chát đến vị ngọt tự nhiên của lá trà, tức là từ quá trình xuyên qua thẩm thấu cho được trong vị chát có vị ngọt, vị thơm nhẹ nhàng nhưng bền lâu. Khi thưởng trà, vị chát, đắng ban đầu mất đi và đọng lại là mùi thơm của hương trà và vị ngọt nhẹ nhàng của trà. Quy trình nay lại chính trùng khớp với quy trình tu luyện để đạt tới trạng thái đốn ngộ trong Thiền Phật. Phải chăng sự trùng hợp này là nguyên nhân cốt yếu, là duyên lõi của mối thâm duyên này. Khi người ta thẩm xuyên qua được vị chát cũng chính là lúc con người hưởng được vị ngọt, hương thơm của cuộc đời, phật tử ngộ ra cảnh giới hạnh phúc, nhà Lão Trang ngộ ra đại mỹ của vũ trụ. Mặt khác, khi thưởng trà, với những công dụng của trà như giúp thanh tĩnh, an lạc tâm hồn, tạo ra sự sáng khoái minh mẫn, khi đó con người ta trở về với trạng thái an tĩnh, an nhiên, sáng suốt. Tác dụng này của trà cũng là đích lớn nhất của quá trình tu luyện để giác ngộ trong Thiền phật. Cảnh giới thẩm mỹ cao nhất mà trà có thể mang lại cho con người lại chính là cảnh giới tu thiền đốn ngộ khát khao đạt tới. Do vậy, Phật tử dùng trà sẽ giúp cho quá trình tu luyện đạt hiệu quả hơn. Thưởng được chân vị của trà cũng là lúc đốn ngộ, liễu ngộ trong tu thiền. Đây chính là trạng thái Trà Phật nhất vị/trà thiền nhất vị.  Có lẽ chính vì lý do này mà nhiều nghìn năm nay Trà và Phật giáo đã bén duyên và thâm duyên cùng nhau đi qua thời gian, xuyên qua không gian, bện quyện vào nhau vừa thâm tình, ý vị vừa khó nhận biết.

No comments:

Tìm hiểu y phấn tảo

  ( trích trong sách phật quốc ký sự ) của t/g Thích Phước Tiến