Wednesday, May 24, 2023

TÌM HIỂU AN THỔ ĐỊA CHÂN NGÔN

Thần Chú này không phải từ Chư Phật, Chư Bồ Tát, cũng không phải từ Hộ Pháp Kim Cương. Đây không phải là 1 Thần Chú lớn, tuy nhiên bạn không nên đánh giá thấp, vì nó chứa đựng nhiều sức mạnh đáng kinh ngạc.

Thần Chú Đất thường được Niệm trước khi đọc Kinh, trì chú. Đây là lời mời gọi những Thần Đức từ 4 phương bảo vệ bạn trong lúc bạn đọc Kinh điển hoặc trì chú.
Thành tâm niệm Thần Chú Đất, tôn vinh Thần Đất, Quán tưởng Thần Đất và ca ngợi Thần Đất, thì sẽ được sự bảo vệ từ Thần Đất.

*Công dụng của Thần Chú Đất:
1.Nếu bất cứ ai bị phiền nhiễu bỡi những thực thể linh hồn. Khi niệm Thần Chú Thần Đất, thì những linh hồn sẽ rút lui và cho bạn sự kính trọng của họ.
2.Thần Chú Thần Đất cũng ảnh hưởng đến nhiều về sự tích luỹ tài sản, bỡi vì Thần Đất và quyến thuộc của Ngài sẽ giúp đỡ cho những ai đọc Thần Chú Đất nhận được vô số sự may mắn.
3.Nếu bất cứ ai chống lại bệnh hoạn và niệm Thần Chú Thần Đất, bệnh sẽ rời đi. Tất cả đau đớn sẽ biến mất và sức khoẻ người ta sẽ trở lại. Niệm Thần Chú này và đặc biệt có lợi ích giúp chữa nhiều bệnh về Viêm Da như: Nước ăn Chân, Viêm Da kinh niên, Chàm Tổ Đĩa....Qua hát Thần Chú, những ai có bệnh ngoài Da sẽ được chữa lành. Bỡi vì Thần Đất huỷ vi khuẩn trên Da ( Hãy gia trì Thần Chú Thần Đất vào ly nước lọc, rồi hãy uống và rửa ngay trên vùng Da ấy ). 


Hán Việt:

Nam mô tam mãn đa, một đà nẫm
Án, Độ-Rô Độ-Rô, Địa-Vỹ, Tá-Bà-Ha.

Phạn âm:

An Thổ Địa Chân Ngôn ( Phật giáo Tây Tạng):
NAMAḤ SAMANTA BUDDHĀNĀṂ_ OṂ DHURU DHURU DEVĪ SVĀHĀ
(NA-MẮC SA-MĂN-TÁ BÚT-ĐA-NĂM: OM ĐU-RU ĐU-RU ĐÊ-VI SOA-HA).

Cách thức hành trì:
Nếu chúng ta niệm Thần Chú Thần Đất này 1 cách siêng năng và giữ 5 Giới và 10 Điều Thiện ( Thập Thiện Giới ), rồi thì chúng ta sẽ không bị rơi vào các Cõi thấp và Địa Ngục. Thật sự, chúng ta sẽ sinh ra trên mặt Đất và cõi Trời để hưởng thụ niềm vui cùng hạnh phúc tối đa.

Sam-hoi-35-vi-phat-bm-b35-91460-800-91460

 TÊN GỌI VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỊA THẦN

* Tên gọi:
Trong nhiều tài liệu Mật giáo có nhắc đến Ngài với tên gọi và sự tích khác nhau.
Ngài thường được gọi là Địa Thiên, tiếng Phạn là Pṛthivi hay Pṛthivī, dịch âm là Tỳ Lý Để Tỳ, Tất Lý Thể Vĩ, Tất Lý Thể Vi, Bát Lý Thể Phệ, ...

Trong văn hóa dân gian của Ấn Độ, Trung quốc, VN... Ngài được gọi là Thần Kỳ (Thần đất).
Trong Lê Câu Phệ Đà (Ṛg-veda) ghi nhận vị Thần này là mẹ của chư Thần và tôn xưng là Địa Mẫu (Bhūmī) là vị Nữ Thần có đầy đủ Đức tốt đẹp (mỹ đức) như: sự vĩ đại, bền chắc, Tính chẳng bị diệt, nuôi dưỡng quần sinh, đất đai sinh sôi…

Người Ấn Độ thờ phượng Tôn này qua hình tượng Nữ Thần hay bà mẹ đỡ đầu và luôn xưng gọi bà qua các tên gọi Dhra, Dharti, Dhrithri với ý nghĩa là NGƯỜI BẢO HỘ CHO TẤT CẢ.

Theo Phật Giáo thì Địa Thiên được xem là một vị Bồ Tát (Bodhisatva) hoặc là vị Thần Hộ Pháp (Dharma-pāla-devatā), thường biết đến với tên gọi Kiên Lao Địa Thần (Dṛḍhā-pṛthivī-devatā).

* Về ý nhĩa: Tên gọi của Ngài mang ý ngĩa là BỀN CHẮC NHƯ ĐẠI ĐỊA, cho nên gọi là Kiên Lao Địa Thần. Lại xưng là Địa Thần Thiên, Kiên Lao Thần, Trì Địa Thần, Kiên Lao Địa Thiên, Địa Đa Đại Thần, Đại Địa Thần Nữ.

* Chân Ngôn là:
NAMAḤ SAMANTA BUDDHĀNĀṂ_ PṚTHIVYE SVĀHĀ.
Hoặc: OṂ _ PṚTHIVĪYE SVĀHĀ

 Trong Thai Tạng Giới Man Đa La (Garbha-dhātu-maṇḍala) tại phương Đông của Ngoại Viện Kim Cương Bộ thì Địa Thiên có thân màu thịt đỏ, đội mão báu, tay trái cầm cái bát, trong bát có hoa tươi. Hướng lòng bàn tay phải ra bên ngoài để trước ngực. Ngồi trên toà hình tròn.

* Chữ chủng tử là: PṚ (坰), hay RO (刎)
* Tam Muội Gia Hình là: Cái bát.
* Chân Ngôn là:
NAMAḤ SAMANTA BUDDHĀNĀṂ_ PṚTHIVĪYE SVĀHĀ

Saturday, May 20, 2023

GIỚI THIỆU BỐN CÕI TỊNH ĐỘ

 - Giới thiệu bốn cõi Tịnh độ

– Di Lặc tịnh độ tức chỉ đức Phật Di Lặc đang ở cõi trời Đâu Suất, một vị Phật tương lai của thế giới chúng ta đang sống. Tôn thờ một vị Phật tương lai tức là tạo nhân duyên phước đức trong cuộc sống của chúng ta. Ở trong trường phái Duy thức học của Phật giáo do ngài Vô Trước khai sáng, Ngài đã viết những bộ luận nỗi tiếng như Du Già sư địa luận, Đại thừa trang nghiêm luận, Phân biệt du già luận và Kim cang bát nhã luận. Tất cả những công đức và trí tuệ này do ngài tiếp nhận được sự giáo hóa của Bồ tát Di Lặc. Về sau có nhiều hành giả trong trường phái Duy Thức học phát nguyện sanh về cõi Đâu Suất tịnh độ. Đâu Suất tịnh độ thuộc tầng trời thứ bốn trong sáu tầng trời cõi dục. Nếu tu tất cả các thiện pháp và tùy nguyện mới sanh vào nội viện của cõi Đâu Suất, nếu không phát nguyện chỉ sanh vào ngoại viện như là một vị chư Thiên. Do đó mà tín ngưỡng Di Lặc tịnh độ xuất hiện.
319512293_584929376774686_8711977890451408531_n
– Dược Sư tịnh độ đó là cảnh giới của Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Khi Ngài đang còn hành đạo Bồ tát đã phát mười hai lời nguyện để cứu khổ chúng sanh. Chúng sanh nào khổ đau, hoạn nạn, bệnh tật biết niệm danh hiệu của Ngài thì sẽ được tai qua nạn khỏi, đời sống an ổn. Do vậy, chúng ta thường trì tụng kinh Dược Sư để cầu an giải khổ là nghĩa đó. Nếu phát tâm bồ đề và có ý nguyện cầu vãng sanh thì sẽ được Ngài tiếp độ.
– A Súc Phật tịnh độ được đề cập trong kinh Duy Ma Cật, một bộ kinh quan trọng của Phật giáo đại thừa. Tịnh độ theo nghĩa này là pháp tu thực tiển được các tông phái Phật giáo đại thừa rất chú trọng. Tư tưởng của nó tương ứng với tư tưởng Bát Nhã, đặc biệt là mang tinh thần nhập thế rất tích cực. Trong kinh đề cao Bồ tát hạnh và kiến lập tịnh độ ngay tại tâm. Kinh Duy Ma Cật nhấn mạnh rằng thanh tịnh hóa thân tâm tức là tịnh độ (tùy kỳ tâm tịnh tức Phật độ tịnh). Duy Ma Cật cư sĩ được xem là hiện thân của hành giả từ Quốc Độ Diệu Hỷ đến cõi này tuyên dương chánh pháp, hộ trì cho Phật Thích Ca giáo hóa chúng sanh.
333916062_549555940423332_1768937160336410309_n
– Tây Phương tịnh độ còn gọi là Cực Lạc thế giới, An dưỡng, Lạc bang v.v.. Y cứ kinh điển Đại Thừa thường tán thán cảnh giới thù thắng của Tây phương và công đức bổn nguyện của A Di Đà. Đức A Di Đà là chánh báo, cảnh Tây phương cực lạc là y báo. Nếu chúng sanh nào chuyên tâm niệm danh hiệu của Ngài, tu tập thiện pháp và quán tưởng cảnh giới Tây phương thì đến lúc lâm chung sẽ được vãng sanh. Điều đáng chú ý là hành giả tu tịnh độ tin sâu vào tha lực của Đức Phật và chư Bồ Tát. Lối tu này bao gồm cả tự lực và tha lực. Tự lực là tự mình y theo giáo pháp tu học để có đầy đủ phước đức mới được vãng sanh. Trong kinh Di Đà có dạy rằng: -không thể lấy chút ít căn lành và phước đức mà được sanh về cõi cực lạc. Đức Phật khuyên chúng ta phải tự mình nỗ lực mới tiếp nhận được năng lực của Ngài. Niệm Phật còn có thể phát sanh công đức, tiêu trừ vọng nghiệp và thành tựu thiền định.

Wednesday, May 17, 2023

TÓC EM KHÔNG CÓ ...EM ĐI VÔ CHÙA

Ngày xuân ngồi nhớ tóc dài


Giờ nhìn tóc ngắn ngang vai mà buồn
Còn gì để nhớ để thương
Bên nhau không sợi tóc vương vai mình
Còn gì riêng để cho anh
Tóc mây một thoáng biến thành tóc nâu
Nay vàng , mai bạc thay nhau
Yêu thương , biết có dài lâu đợi chờ…
May còn mơ mộng trong thơ
Thướt tha mái tóc ngày xưa buông dài

Em đã cạo sạch mái tóc để không bận tâm đến chuyện nhân tình thế thái .

Anh có biết không : Ông cụ Hồ Chí Minh đã kể chuyện ông có cô người yêu yêu ổng lắm nhưng ông cụ vì lý tưởng của riêng ông nên ổng không kết duyên cùng với cô. Cô người yêu của ông cụ ấy đẹp lắm . Cô ấy tên là Huệ, vì quá yêu ổng nên đã phủi sạch mái tóc và bỏ vô chùa tu.

Tuesday, May 16, 2023

Mongolian Mantra – Om Mani Padme Hum

 

Mongolian Mantra – Om Mani Padme Hum

Aural gurvan chuhagtu
Algasal ugui zalbirval
Arga khuurmag uguigeer
Amitan bukhendee itgeltei
Om Mani Padme Hum

Uzuulegch Burrkhan bee
Unen yostoi nomuud bee
Ueziit mureen hurraguud bee
Urgelj khamt auraarai
Om Mani Padme Hum

Undur uuland shat bee
Urgun dalaid sal bee
Kharankhui munkhagt bilguun bee
Khavtgai zamd gazarch bee
Om Mani Padme Hum

Maaniin zurgaab usgiig
Magtan shuleglen unsheya
Mash khaluun tamdu
Khurgel ugui avraarai
Om Mani Padme Hum

Khuchit zurgaan usgiig
Khugjem bolgon unsheya
Khuiten tameen oron dor
Khurgel ugui avraarai
Om Mani Padme Hum

1d2f68aa092fd897d0c6dfa48aa3a35d
GIF by Dalai Lama - Inner World - Find & Share on GIPHY

NGHĨA CỦA BÀI HÁT:

1. Kiền tâm quy y hỗ chủ tam bảo chân tâm liên mẫn từ mẫu chúng sanh. Om Mani Padme Hum (4 lần)
 
2. Phật vi đạo sư pháp vi chánh đạo tăng vi thánh lữ đồng vi cứu độ. Om Mani Padme Hum (4 lần)
 
3. Đăng san giai thê quá hà thuyền chu khu ngu tuệ đăng hiểm ải thản đồ. Om Mani Padme Hum (4 lần)
 
4. Khẩu tụng chân ngôn tâm trung kì đảo địa ngục liệt hỏa tòng thử tức diệt. Om Mani Padme Hum (4 lần)
 
5. Thường tụng lục tự hung trung phát nguyện lãnh ngục băng tuyết tiêu dung biến noãn. Om Mani Padme Hum (4 lần)
 
6. Tụng trì lục tự uy lực vô bỉ thập bát địa ngục biến thành nhạc thổ. Om Mani Padme Hum (4 lần)
 
7. Thế gian vô thật nhân duyên nan liệu sanh tử luân hồi hành thiện vi yếu. Om Mani Padme Hum (4 lần)
 
8. Vạn vật vô thường thiện ác giao thế hướng thiện tinh tiến thỉ chí bất du. Om Mani Padme Hum (4 lần)
 
9. Hạ mãn nhân sanh nan đắc chí bảo hư độ thử sanh thật vi khả tích. Om Mani Padme Hum (4 lần)
 
10. Tham tâm vô cảnh dục vọng giai không ác thú nghiệp nhân khí chi tòng thiện. Om Mani Padme Hum (4 lần)
 
11. Vạn ác phiền não tội nghiệt căn nguyên thì khắc đề phòng phàm phu si niệm. Om Mani Padme Hum (4 lần)
 
12. Cường tráng thân khu nhập thổ hoang dã khu tẩu tử thần thượng sư dẫn lộ. Om Mani Padme Hum (4 lần)
 
13. Ma ni tụng từ hỗ chủ tam bảo nặc ngạn hoạt phật thuận khẩu tiện xướng. Om Mani Padme Hum (4 lần)
 
14. Kiền thành đính lễ quan âm bồ tát tiêu trừ tội nghiệt tốc chứng phật quả. Om Mani Padme Hum (4 lần)
 
15. Như lai phật tử từ bi dẫn lộ chúng sanh vãng sanh cực lạc phật thổ. Om Mani Padme Hum (4 lần)

Lục tự đoạn trừ lục đạo khổ nan tụng!

“OM” tự phóng quang chiếu diệu thiên giới tử khổ nan nhẫn quan âm cứu độ. Om Mani Padme Hum (4 lần)

“MA” tự quang chiếu a tu la giới tranh đấu tử thương quan âm cứu độ. Om Mani Padme Hum (4 lần)

“NI” tự phóng quang chiếu lượng nhân gian sinh lão bệnh tử quan âm cứu độ. Om Mani Padme Hum (4 lần)

“PAD” tự phóng quang chiếu lượng súc sinh xuẩn á thống khổ quan âm cứu độ. Om Mani Padme Hum (4 lần)

“ME” tự phóng quang chiếu lượng ác quỷ cơ ngã nan ngao quan âm cứu độ. Om Mani Padme Hum (4 lần)

“HUM” tự phóng quang chiếu lượng địa ngục lãnh nhiệt tiên ngao quan âm cứu độ. Om Mani Padme Hum (4 lần)

Sunday, May 14, 2023

AI CẬP SINH TỬ KỲ THƯ ( Book of the Dead )

 

"Sách của người chết" là tên thời hiện đại được đặt cho một loạt các văn bản Ai Cập cổ đại mà người Ai Cập tin rằng sẽ giúp người chết điều hướng đến thế giới ngầm.

“Sach cua nguoi chet” huong dan nguoi Ai Cap ve the gioi ben kia
Một phần trong "Sách của người chết", một bản thảo bằng giấy cói với chữ tượng hình bằng chữ thảo và hình minh họa màu. Ở đây, chúng ta thấy Ani, Người ghi chép các Nguồn thu Thánh của tất cả các vị thần của Thebes, và người quản lý Kho thóc của các Lãnh chúa của Abydos, và vợ của anh ta là Tutu trước một bàn cúng dường gồm thịt, bánh, trái cây, hoa, v.v.
 

"Sách của người chết" đã trở nên phổ biến trong thời Tân Vương quốc, nhưng nó có nguồn gốc từ "Văn bản quan tài" và "Văn bản kim tự tháp" được khắc trên tường của các kim tự tháp. Văn bản quan tài phổ biến trong thời kỳ Trung Vương quốc (khoảng năm 2030 trước Công nguyên đến năm 1640 trước Công nguyên), trong khi Văn bản kim tự tháp xuất hiện lần đầu tiên vào triều đại thứ năm của Vương quốc Cổ (khoảng năm 2465 trước Công nguyên đến năm 2323 trước Công nguyên).

Các phép thuật hỗ trợ người chết ở thế giới bên kia

"Sách của Người chết" bao gồm các chương riêng lẻ, hoặc các câu thần chú.Người Ai Cập cổ đại sử dụng từ “câu thần chú” được viết bằng chữ tượng hình hình miệng người vì thuật ngữ này có liên quan đến lời nói.

Không có một cuốn sách tiêu chuẩn nào được tìm thấy trong mọi ngôi mộ. Thay vào đó, mỗi bản sao lại chứa các phép thuật khác nhau. Không có một cuốn sách nào nào mà chứa tất cả các phép thuật đã biết, mà chỉ là một mẫu hợp lý và không cuốn nào giống cuốn nào.

Người Ai Cập cổ đại gọi những văn bản này là "Cuốn sách sẽ đến từng ngày" phản ánh niềm tin của người Ai Cập rằng các phép thuật được cung cấp để hỗ trợ người chết bước sang thế giới bên kia như một linh hồn được tôn vinh.

Barry Kemp, giáo sư danh dự về Ai Cập học tại Đại học Cambridge, Anh, tác giả cuốn " Làm thế nào để đọc sách về người chết của Ai Cập”, viết: "Một số phép thuật xuất hiện thường xuyên hơn trong các bản sao của " Sách của người chết" hơn những câu khác, và một số được coi là gần như thiết yếu. Một trong những phép thuật quan trọng này hiện được gọi là Phép thuật 17, thảo luận về tầm quan trọng của thần mặt trời Re (còn gọi là Ra), một trong những vị thần Ai Cập quan trọng nhất”.

Người Ai Cập cổ đại tin rằng, cơ thể của người đã khuất có thể được thay đổi ở thế giới bên kia để một người có thể di chuyển đến một nơi có "thần, quỷ, địa điểm bí ẩn và những chướng ngại vật tiềm ẩn". Các chương của " Sách của người chết" đã mô tả một số điều mà người ta có thể gặp phải - chẳng hạn như nghi lễ trọng thể trái tim , trong đó hành động của một người được cân bằng lông của nữ thần Maat, một vị thần gắn liền với công lý.

Các câu thần chú thường được minh họa. Geraldine Pinch, một nhà Ai Cập học, đã viết trong cuốn sách Thần thoại Ai Cập: “Lời giới thiệu rất ngắn về những bức tranh có tầm quan trọng lớn trong bộ sưu tập văn bản danh dự của Vương quốc Mới, ngày nay được gọi là Sách của người chết."(Nhà xuất bản Đại học Oxford, 2004)."

Nhiều chủ sở hữu cuốn “Sách của người chết” không thể đọc các văn bản chữ tượng hình, nhưng họ có thể hiểu các họa tiết phức tạp tóm tắt nội dung của các câu thần chú ".

Có thể dùng cho cả người sống

“Sach cua nguoi chet” huong dan nguoi Ai Cap ve the gioi ben kia-Hinh-2
Một phần của "Cuốn sách của người chết". Ở đây chúng ta thấy sự phán xét của người chết, với nghi lễ cân não

"Sách của người chết" nổi tiếng nhất vì nó hướng dẫn người đã khuất, nhưng nó cũng có thể phục vụ các mục đích khác. Có lẽ chức năng quan trọng nhất của cuốn sách chỉ có thể được suy ra từ bằng chứng gián tiếp, là nó đã giúp xoa dịu nỗi sợ hãi của mọi người về những ẩn số của cái chết". Những người Ai Cập cổ đại giàu có cũng sắp xếp để ướp xác và trang trí quan tài của họ bằng các văn bản tôn giáo nhằm nỗ lực kiểm soát những gì đã xảy ra với họ sau khi họ chết.

Ngoài ra, các phép thuật trong " Sách của người chết" có thể được sử dụng khi một người vẫn còn sống. Hầu hết các phép thuật trong cuốn sách không được thiết kế để 'điều hướng' thế giới ngầm. Hầu hết các phép thuật đều nói về sự biến đổi và trải nghiệm siêu việt. Trong cuộc sống trần thế, một người theo nghi lễ có thể sử dụng các nghi thức và câu thần chú để vượt qua kinh nghiệm hàng ngày [sử dụng các phép thuật trong một buổi lễ để có một trải nghiệm tôn giáo]. Nhiều phép thuật bao gồm hướng dẫn cách sử dụng chúng trên Trái đất, điều này cho thấy rằng chúng cũng có thể được sử dụng bởi người sống.

Ai-Cap-Sinh-Tu-Ky-Thu-416x645

Người Ai Cập cổ đại tin rằng nhiều phép thuật này sau đó cũng có thể được sử dụng ở thế giới bên kia. Một người có thể sử dụng những phép thuật tương tự này để giúp biến đổi sự tồn tại của họ, nhưng theo nhiều cách thì đó là một trải nghiệm siêu việt tương tự. Các phép thuật này chủ yếu là nâng tầm sự tồn tại của các vị thần; chỉ sau đó người đó mới có thể du hành thế giới ngầm cùng với chính các vị thần.

Nhiều bản sao của “ Sách của người chết" đã được phát hiện khi khai quật trong các ngôi mộ và hầu như không được đọc nhiều. Và nhiều bản thảo "Sách của người chết" còn tồn tại đến ngày nay có lẽ không được đọc nhiều trước khi chúng được chôn cùng người đã khuất.

Ngoài ra, các câu thần chú trong "Sách của người chết" không phải lúc nào cũng được viết ra trên các bản thảo. Ví dụ, các câu thần chú đôi khi được viết trên băng quấn xác ướp của một người. Chúng cũng được khắc trên tường của các ngôi mộ và thậm chí trên mặt nạ tử thần bằng vàng của Tutankhamun...

Các bản sao cuối cùng được biết đến của " Sách của người chết" được tạo ra vào thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai sau Công nguyên. Một loạt các văn bản khác được gọi là "Sách của hơi thở" đã trở nên phổ biến, một phần được bắt nguồn từ "Sách của người chết".

Monday, May 8, 2023

TÔI LÀM BÁO ...BÁO CÔ

 Câu chuyện nghề báo

Tờ Bưu Điện Washington và câu chuyện Watergate

Hàng thập kỷ sau khi tổng thống Mỹ  Richard Nixon từ chức , Watergate vẫn là một trong những vụ bê bối chính trị nổi tiếng nhất, gắn liền với tên tuổi của tờ báo lớn Bưu điện Washington ( The Washingston Post ) và hai nhà báo Woodward, Bernstein.

Woodward, Bernstein với vụ Watergate đã ghi tên mình vào danh sách những nhà báo nổi tiếng nhất thế kỷ XX.

Sáng sớm ngày 17/6/1972, cảnh sát phát hiện năm kẽ đệt nhập vào tổng hành dinh Ủy ban Quốc Gia Đảng Dân chủ ( đặt tại tòa nhà Watergate ở Washingston DC ). Những người này đang cố gắng chụp tài liệu và điều chỉnh máy nghe trộm.

Hầu hết báo chí lúc đó coi cuộc đột nhập này là một "trò dại dột", nhưng Woodward và Bernstein , hai phóng viên giỏi của tờ Bưu Điện Washingston  không nghĩ vậy.

Sau một loạt điều tra , bài báo đầu tiên ( tháng 8/1972 ) đã đi sâu phân tích mối quan hệ giữa những kẻ đột nhập với ủy ban tái đắc cử của tổng thống Nixon.

Cùng loạt bài tiếp theo , Bưu điện Washingston đã làm sáng tỏ rằng cuộc đột nhập này được sắp đặt bởi những quan chức cấp cao trong chính quyền của tổng thống  và Uỷ ban Tái đắc cử. 

Theo tiến trình phản ánh của  các bài báo, bức tranh lớn về những trò bịp bợm chính trị của nhà trắng được phơi bày , trong đó có cả việc đặt máy nghe trộm và phá hoại hoạt động của đảng Dân chủ.

Dư luận xôn xao khiến Quốc hội Mỹ cuối cùng cũng không thể làm ngơ. Hai năm , tám ngày sau bài báo đầu tiên , tổng thống Nixon  xuất hiện trên truyền hình đọc diễn văn xin từ chức. Ngoài ra , còn có tới 40 quan chức chính phủ bị truy tố.

Với Watergate , Bob Woodward và Carl Bernstein  đã khiến tờ WP nổi tiếng toàn thế giới và giúp WP giành được giải thưởng Pulitzer, đồng thời trở thành một tờ báo lớn ở Mỹ. Quan trọng hơn , mối quan hệ tay ba giữa giới chính trị , báo chí và công chúng đã được biến đổi mãi mãi.

Bài học Watergate : Công chúng cần được biết và biết chân thực về tất cả. Từ đây , nắm trong tay sức mạnh của dư luận , báo chí được mệnh danh là quyền lực thứ tư sau lập pháp , hành pháp và tư pháp.

Báo chí là nghề trả lời câu hỏi triết học cái gì mới.

Học Bạch Y thần chú và tìm hiểu Bạch Y Quan Âm hoặc Bạch Y phật mẫu

Lời dặn trước khi trì chú Trước khi tụng trì Thần-Chú này, người trì Chú phải: 1) Tụng ba lần Chú  Tịnh Khẩu Nghiệp Chơn-Ngôn  để cho nơi mi...