Wednesday, May 24, 2023

TÌM HIỂU AN THỔ ĐỊA CHÂN NGÔN

Thần Chú này không phải từ Chư Phật, Chư Bồ Tát, cũng không phải từ Hộ Pháp Kim Cương. Đây không phải là 1 Thần Chú lớn, tuy nhiên bạn không nên đánh giá thấp, vì nó chứa đựng nhiều sức mạnh đáng kinh ngạc.

Thần Chú Đất thường được Niệm trước khi đọc Kinh, trì chú. Đây là lời mời gọi những Thần Đức từ 4 phương bảo vệ bạn trong lúc bạn đọc Kinh điển hoặc trì chú.
Thành tâm niệm Thần Chú Đất, tôn vinh Thần Đất, Quán tưởng Thần Đất và ca ngợi Thần Đất, thì sẽ được sự bảo vệ từ Thần Đất.

*Công dụng của Thần Chú Đất:
1.Nếu bất cứ ai bị phiền nhiễu bỡi những thực thể linh hồn. Khi niệm Thần Chú Thần Đất, thì những linh hồn sẽ rút lui và cho bạn sự kính trọng của họ.
2.Thần Chú Thần Đất cũng ảnh hưởng đến nhiều về sự tích luỹ tài sản, bỡi vì Thần Đất và quyến thuộc của Ngài sẽ giúp đỡ cho những ai đọc Thần Chú Đất nhận được vô số sự may mắn.
3.Nếu bất cứ ai chống lại bệnh hoạn và niệm Thần Chú Thần Đất, bệnh sẽ rời đi. Tất cả đau đớn sẽ biến mất và sức khoẻ người ta sẽ trở lại. Niệm Thần Chú này và đặc biệt có lợi ích giúp chữa nhiều bệnh về Viêm Da như: Nước ăn Chân, Viêm Da kinh niên, Chàm Tổ Đĩa....Qua hát Thần Chú, những ai có bệnh ngoài Da sẽ được chữa lành. Bỡi vì Thần Đất huỷ vi khuẩn trên Da ( Hãy gia trì Thần Chú Thần Đất vào ly nước lọc, rồi hãy uống và rửa ngay trên vùng Da ấy ). 


Hán Việt:

Nam mô tam mãn đa, một đà nẫm
Án, Độ-Rô Độ-Rô, Địa-Vỹ, Tá-Bà-Ha.

Phạn âm:

An Thổ Địa Chân Ngôn ( Phật giáo Tây Tạng):
NAMAḤ SAMANTA BUDDHĀNĀṂ_ OṂ DHURU DHURU DEVĪ SVĀHĀ
(NA-MẮC SA-MĂN-TÁ BÚT-ĐA-NĂM: OM ĐU-RU ĐU-RU ĐÊ-VI SOA-HA).

Cách thức hành trì:
Nếu chúng ta niệm Thần Chú Thần Đất này 1 cách siêng năng và giữ 5 Giới và 10 Điều Thiện ( Thập Thiện Giới ), rồi thì chúng ta sẽ không bị rơi vào các Cõi thấp và Địa Ngục. Thật sự, chúng ta sẽ sinh ra trên mặt Đất và cõi Trời để hưởng thụ niềm vui cùng hạnh phúc tối đa.

Sam-hoi-35-vi-phat-bm-b35-91460-800-91460

 TÊN GỌI VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỊA THẦN

* Tên gọi:
Trong nhiều tài liệu Mật giáo có nhắc đến Ngài với tên gọi và sự tích khác nhau.
Ngài thường được gọi là Địa Thiên, tiếng Phạn là Pṛthivi hay Pṛthivī, dịch âm là Tỳ Lý Để Tỳ, Tất Lý Thể Vĩ, Tất Lý Thể Vi, Bát Lý Thể Phệ, ...

Trong văn hóa dân gian của Ấn Độ, Trung quốc, VN... Ngài được gọi là Thần Kỳ (Thần đất).
Trong Lê Câu Phệ Đà (Ṛg-veda) ghi nhận vị Thần này là mẹ của chư Thần và tôn xưng là Địa Mẫu (Bhūmī) là vị Nữ Thần có đầy đủ Đức tốt đẹp (mỹ đức) như: sự vĩ đại, bền chắc, Tính chẳng bị diệt, nuôi dưỡng quần sinh, đất đai sinh sôi…

Người Ấn Độ thờ phượng Tôn này qua hình tượng Nữ Thần hay bà mẹ đỡ đầu và luôn xưng gọi bà qua các tên gọi Dhra, Dharti, Dhrithri với ý nghĩa là NGƯỜI BẢO HỘ CHO TẤT CẢ.

Theo Phật Giáo thì Địa Thiên được xem là một vị Bồ Tát (Bodhisatva) hoặc là vị Thần Hộ Pháp (Dharma-pāla-devatā), thường biết đến với tên gọi Kiên Lao Địa Thần (Dṛḍhā-pṛthivī-devatā).

* Về ý nhĩa: Tên gọi của Ngài mang ý ngĩa là BỀN CHẮC NHƯ ĐẠI ĐỊA, cho nên gọi là Kiên Lao Địa Thần. Lại xưng là Địa Thần Thiên, Kiên Lao Thần, Trì Địa Thần, Kiên Lao Địa Thiên, Địa Đa Đại Thần, Đại Địa Thần Nữ.

* Chân Ngôn là:
NAMAḤ SAMANTA BUDDHĀNĀṂ_ PṚTHIVYE SVĀHĀ.
Hoặc: OṂ _ PṚTHIVĪYE SVĀHĀ

 Trong Thai Tạng Giới Man Đa La (Garbha-dhātu-maṇḍala) tại phương Đông của Ngoại Viện Kim Cương Bộ thì Địa Thiên có thân màu thịt đỏ, đội mão báu, tay trái cầm cái bát, trong bát có hoa tươi. Hướng lòng bàn tay phải ra bên ngoài để trước ngực. Ngồi trên toà hình tròn.

* Chữ chủng tử là: PṚ (坰), hay RO (刎)
* Tam Muội Gia Hình là: Cái bát.
* Chân Ngôn là:
NAMAḤ SAMANTA BUDDHĀNĀṂ_ PṚTHIVĪYE SVĀHĀ

No comments:

ÁP GIẢI PHẠM NHÂN

  Hai nữ công an áp giải phạm nhân trông xinh quá , đồng chí ngồi  bên trái có một cách nhìn thật quyến rũ