Saturday, June 3, 2023

TAM TỰ MINH CHÚ OM AH HUM – 周寀洋

Tam Tự Minh Chú Om Ah Hum - 周寀洋

Tam Tự Minh Chú: Om Ah Hum - 周寀洋, còn được gọi là Kim Cương tụng tức, đây là câu thần chú căn bản của Giáo chủ Mật Tông Kim Cương Tổng Trì, tức Phổ Hiền Như Lai, tượng trưng cho tam mật của Phật. "Om" tượng trưng cho thân mật của Phật; "Ah" tượng trưng cho khẩu mật, "Hum" tượng trưng cho ý mật. Tam tự minh chú chính là một pháp âm căn bản tràn đầy vũ trụ và nhân loại.

"Om" là tiếng đập của tim, là âm vang từ sức chảy trong huyết mạch. Đây là âm tiết căn bản của năng lượng sống nguyên thuỷ trong vũ trụ, là âm thanh của bộ Trời hình nhi thượng. Nó hàm chứa nguồn năng lượng vô cùng vô tận, là bí mật âm thanh của bộ Phật, thể hiện thanh mật của Phật.

"Ah" là âm tiết đầu tiên mà con người phát ra khi mới lọt lòng mẹ cất tiếng khóc chào đời. Đây là âm tiết căn bản của sự khai phá vũ trụ, sự sinh khởi của muôn vàn sự sống, là âm thanh đầu tiên của các sinh mệnh như con người và động vật, sở hữu nguồn năng lực vô cùng vô tận. Đây là âm tiết mở đầu cho bộ "Ah" của Mật Tông, và là thanh mật của bộ Hoa Sen.

"Hum" là các tiếng động trong thế giới vật lý, như tiếng sấm nổ, tiếng động đất. Đây là âm tiết căn bản của sức sống tiềm tàng của các sinh vật, là âm thanh của bộ Đất thuộc thế giới vật lý. Nó hàm chứa nguồn năng lượng sinh khởi vô cùng vô tận, là thanh mật của bộ Kim Cương.

Đại Viên Mãn, Đại Thủ Ấn, Trung quán luận, tất cả đều nói về Tâm bản nhiên (Chân tánh, Bản Lai Diện Mục, Như Lai Tạng, Phật tánh, Giác thể, Trí tuệ nguyên thủy, Primodial Wisdom, Tâm bình thường). Đó là cái thấy chân thật của ba đời chư Phật. Đó là nguyên nhân chư Phật, chư Bồ Tát, hiền thánh tăng hóa thân ở các cõi trong tam giới, lục đạo không ngừng nghỉ, chỉ vì tâm nguyện đại bi muốn giúp chúng sanh "Khai, Thị, Ngộ, Nhập" tri kiến Phật !

Om Ah Hum có lẽ là câu thần chú Phật giáo ngắn nhưng thường được Mật Tạng sử dụng trong các nghi lễ nhất. Nó tượng trưng cho tam thân Phật: Pháp thân, Báo thân, Hóa thân. Nó có thể tượng trưng cho ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Nó cũng có thể tượng trưng cho ba loại luân xa chính trên cơ thể: luân xa trán, luân xa cổ họng, luân xa tim. Có rất nhiều cách để thể nhập tâm bản nhiên, nhưng pháp quán niệm hơi thở có lẽ là một trong những phương pháp giản dị mà vô cùng hiệu quả vậy !

Bản chất phương pháp này giống như khí công dưỡng sinh (tĩnh công), dùng ý dẫn khí xuống đan điền (vùng dưới rún), tạo thành nội hỏa sung mãn ở đó đế đốt cháy tam độc tham, sân, si. Sự quán tưởng 3 chủng tự Om Ah Hum chính là dùng Phật tính đối trị tam độc, khiến cơ thể bất tịnh được tịnh hóa, khiến phiền nào, si mê, ám chướng được chuyển hóa thành tam thân, ngũ trí.

Con người sở dĩ trôi lăn lông lốc trong vòng sinh tử vì tâm phân biệt, dính mắc nhị nguyên, cho rằng có ta và có người, có tốt và có xấu, có sống và có chết. Lúc nào cũng tập trung định tâm ở luân xa 2 (khu vực đan điền dưới rốn 2 phân) khiến tâm nhị nguyên được lắng xuống, tâm đối đãi bị vô hiệu, đạt được cái mà Khổng giáo gọi là Trung Dung, Phật giáo gọi là Trung Đạo, không thiên lệch, không cực đoan, nhờ vậy có được cái nhìn thấu suốt, thanh tịnh, bình đẳng, giác ngộ, rỗng rang mà chư Phật đã từng chứng đắc !

NGUYÊN LÝ PHÁT ÂM:

"Om" - Âm thanh này phát ra khi khí trong cơ thể  người chuyển về não bộ. Khi phát ra âm tiết này, cần tròn môi và bộ phận cộng hưởng  là vòm miệng, tạo thành một hình tròn đầy đặn. Tụng niệm âm tiết "Om" có thể điều hoà âm dương, bổ sung cho chỗ hư nhược , phát tiết cho chỗ chứng quả thực. Hiệu quả khiêm tốt nhất cũng có thể khiến cho chí não tỉnh táo, tinh thần sung sức. Khi cảm mạo, trúng gió, có thể tụng niệm liên tục âm tiết này, để khiến phần đầu toát mồ hôi, sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

"Ah" - Âm thanh này phát ra khi máu huyết trong cơ thể người truyền về tim chuyển hoá thành khí, khí chuyển hoá khiến cho cổ họng phát ra âm thanh này. Lắng nghe ở bên trong là âm thanh vô thanh, nếu mở miệng sẽ chuyển hoá thành hữu thanh. Hiểu được về diệu dụng của các âm thanh bộ "Ah", sẽ có thể mở thông được các nút thắt của năm luân xa, đồng thời, loại trừ được các bệnh tật tích tụ trong phủ tạng. Nếu thực hành dài lâu, sẽ có tác dụng làm rung động các khí mạch trong nội tạng.

"Hum" Khi khí hạ xuống đến luân xa rốn sẽ phát ra âm tiết "Hum". Mật Tông Tây Tạng đặc biệt chú trọng đến âm tiết "Hum", coi "Hum" là âm tiết xuyên suốt tất thảy mọi âm thanh, tượng trưng cho cái tâm của năm bộ Phật. Khi quán tưởng âm tiết "Hum" có thể chuyển hoá năm loại phiền não thành năm trí sáng suốt. Biến cách tụng niệm các âm thanh bộ "Hum", sẽ đả thông được các nút thắt trong khí mạch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, kích thích năng lượng sống mới. Ít nhất, cũng có tác dụng giúp cơ thể khoẻ mạnh, sống lâu.

No comments:

GIÁ TRỊ TÂM LINH CỦA NGÀY RẰM THÁNG 10 - TẾT HẠ NGUYÊN

Theo phong tục tập quán xưa của người Việt, rằm tháng Mười hay còn gọi là Tết Hạ nguyên hàng năm được tổ chức trọng thể, vượt ra ngoài phạm ...