Friday, July 30, 2021

Ý NGHĨA CỦA NÉT MẶT

 Ý NGHĨA CỦA NÉT MẶT

SỨC MẠNH CỦA NGÔN NGỮ KHÔNG LỜI - CAROL KINSEY GOMAN
Các nghiên cứu cho thấy đọc được nét mặt là khả năng tiềm ẩn trong mỗi chúng ta. Khả năng ấy không bao giờ mất đi mà chỉ bị phớt lờ. Người ta có thể gửi đi cũng như nhận về nhanh chóng những dấu hiệu trên khuôn mặt dù ở một khoảng cách rất xa. Chẳng hạn, ta có thể nhận ra nét mặt của một người xa lạ là ngạc nhiên hay thích thú ngay cả khi anh ta (cô ta) đứng cách xa chúng ta 50 mét.
Chương này sẽ giúp bạn củng cố khả năng nắm bắt suy nghĩ và tâm trạng người khác thông qua nét mặt. Bạn sẽ biết thêm về sáu nét mặt tiêu biểu, cách phân biệt nụ cười thật với nụ cười giả, và hiểu được tại sao người ta lại dễ bị chi phối bởi cảm xúc của người khác đến vậy. Bạn cũng sẽ học được cách giải mã các dấu hiệu trên khuôn mặt và những tư thế đầu. Hãy thử tưởng tượng hiệu quả của nó khi bạn nói chuyện với đồng nghiệp hoặc khách hàng, và cắt nghĩa những gì biểu lộ trên gương mặt họ. Trong khi giao tiếp, rất nhiều điệu bộ trên gương mặt và chuyển động của đầu được thực hiện. Người biết đọc ý nghĩa của chúng sẽ là người có một lợi thế rất lớn. Vấn đề thường gặp là ở chỗ, người ta có thể đọc được chính xác dấu hiệu nhưng lại hiểu sai động cơ đằng sau cử chỉ ấy. Tình huống Bob gặp phải sau đây là một ví dụ.
Bob làm việc tại một văn phòng ủy viên công tố và thường ngồi cạnh ủy viên công tố trong các phiên tòa xét xử. Anh trở nên thành thạo trong việc đọc ngôn ngữ hình thể của các thành viên ban bồi thẩm và vận dụng sự am hiểu đó để đoán người nào trong bồi thẩm đoàn sẽ đồng thuận và người nào khó bị thuyết phục hơn.
Nhưng cũng có lúc Bob mắc phải sai lầm.
198790300_1158609574549654_6010808092300275334_n
Gần đây, trong một phiên tòa xử một vụ giết người, khi luật sư bên nguyên chất vấn nhà phân tích hiện trường vụ án trong lúc đưa ra một loạt hình ảnh đẫm máu của nạn nhân, tất cả bồi thẩm đoàn đều tập trung vào các bức ảnh và lời khai của nhân viên điều tra, trừ một người quay đi, tỏ vẻ không quan tâm."Đó là người mà chúng ta sẽgặp khó khăn đây",- Bob dự đoán. "Rõ ràng ông ấy chẳng quan tâm gì tới bằng chứng được đưa ra". Nhưng cuối buổi xét xử, phán quyếtđược tất cả các thành viên trong bồi thẩm đoàn nhất trí đưa ra là: có tội.
Tôi muốn nhắc lại một lần nữa rằng: bạn có thể nhận ra chính xác các dấu hiệu không lời nhưng lại giải thích sai động cơ đằng sau chúng. Đó là những gì đã xảy ra với Bob. Anh ấy tìm ra đúng những dấu hiệu không lời của viên hội thẩm: ánh mắt lảng tránh, đầu quay sang chỗ khác, không quan tâm đến các bức ảnh. Nhưng những cử chỉ mà Bob cho là không quan tâm thực ra lại là biểu hiện của lòng trắcẩn. Sau phiên tòa, khi nói chuyện riêng với viên hội thẩm đó, Bob mớiphát hiện ra rằng người đàn ông to lớn, vạm vỡ này không chịu đựng nỗi khi phải nhìn những bức ảnh quá khủng khiếp về hiện trường vụ án.
Vì vậy, khi đọc nét mặt người khác bạn đừng quên rằng nét mặt không cho ta biết nguyên nhân dẫn đến cảm xúc đó, mà chỉ cho ta biết biểu hiện của cảm xúc đó mà thôi. Cho dù kỹ năng tìm ra dấu hiệu không lời của bạn được nâng cao thế nào đi nữa, bạn vẫn phải đào sâu tìm hiểu kỹ hơn mới có thể thấy được động cơ thực sự đằng sau biểu hiện đó.
Những biểu hiện phổ biến
Một cuộc tranh luận liên quan đến những biểu hiện khác nhau của nét mặt đã diễn ra khá lâu giữa hai nhà khoa học. Một bên là Charles Darwin - người đưa ra thuyết nhất quán trong biểu hiện của các loài động vật có vú vào năm 1872, và một bên là nhà khoa học xã hội lỗi lạc của thập niên 1960 - 1970, Margaret Mead, người tin rằng những biểu hiện trên khuôn mặt tạo nên dựa vào nền văn hóa. Ai đúng? Nét mặt vốn có từ lúc sinh ra hay chúng bị ảnh hưởng bởi văn hóa?
Vấn đề được Giáo sư Tiến sĩ Paul Ekman - giảng viên khoa tâm lý của Đại học California ở San Francisco (UCSF) làm sáng tỏ. Nghiên cứu của ông đã chứng minh rằng có sáu nét mặt phổ biến ở con người tương ứng với các trạng thái cảm xúc: vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, căm ghét/coi thường và giận dữ.
Những biểu hiện này chẳng có liên quan gì tới nền văn hóa cả. Bất cứ nơi nào trên thế giới người ta đều có thể biểu hiện và nhận biết những nét mặt trên, chúng liên quan đến cảm xúc ở mỗi người. Do cơ mặt nối kết trực tiếp với các vùng xử lý cảm xúc ở não nên rất ít người điều khiển được tất cả các biểu hiện nét mặt của mình.
Một phát hiện khác của Tiến sĩ Ekman và nhóm nghiên cứu của ông ở UCSF cho biết tại sao nét mặt thoáng qua lại có thể bộc lộ sự thật. Xuất hiện ít hơn một phần năm của giây, nhưng những biểu hiện thoáng qua trên khuôn mặt lại bộc lộ trạng thái cảm xúc chân thật nhất của con người. Điều này là do chúng ta nhận thức sự việc sau khi cảm nhận nó. Các phản ứng ban đầu khi đón nhận sự việcthường biểu hiện trước hết trên khuôn mặt, thậm chí trước khi chúng ta nhận thức được cảm xúc ấy.
Đọc được ngôn ngữ của nét mặt không chỉ là nhận biết các nét mặt tĩnh mà còn phải nhận ra những thay đổi tinh tế trên khuôn mặt. Khi giao tiếp, người ta thường quan sát biểu hiện của đối phương để nắm bắt phản ứng của người đó trước những thông tin vừa truyền đạt. Thậm chí khi bị lỡ mất phần nào, quan sát biểu hiện trên khuôn mặt của người nói cũng giúp người nghe bắt nhịp lại câu chuyện.
Bởi vì mỗi xúc cảm đều có những dấu hiệu riêng và đồng nhất, nên khuôn mặt là hệ thống duy nhất cho ta biết cảm xúc của đối
phương. Sau đây là sáu nét mặt tiêu biểu tương ứng với sáu trạng thái cảm xúc thường gặp.

Sáu nét mặt tiêu biểu
Vui-Được biểu hiện qua nụ cười, gò má nhô cao, lúm đồng tiềnnổi rõ và đuôi mắt nhăn.
Buồn-Vùng trán nhăn, lông mày phía trong nhô lên, miệng trềxuống biểu lộ sự phiền muộn, đau khổ.
Ngạc nhiên- Biểu hiện qua lông mày nhô cao, mắt mở to, phần hàm dưới trề xuống, miệng há hốc. Đây là nét mặt diễn ra nhanh nhất, thậm chí xuất hiện chưa đến một giây.
Sợ hãi - Lông mày nhô lên sát vào nhau, mắt mở to, mi mắt căngra, môi kéo giật ra sau thể hiện cảm giác bối rối và lo lắng trước một mối nguy rình rập hoặc tức thời nào đó.
Căm ghét/coi thường- Biểu hiện qua điệu bộ nhăn mũi, lôngmày hạ thấp, môi trên chun lên và mắt khép lại gần như nhắm hẳn. Biểu hiện này thường xuất hiện khi chúng ta nếm phải vị khó chịu của đồ ăn, ngửi thấy mùi hôi, hoặc khi phải chứng kiến một hành vi ghê tởm của ai đó.
Giận dữ- Biểu hiện qua đôi lông mày kéo sát lại gần nhau và hạthấp, ánh mắt hung hãn, mi mắt căng và hẹp, môi mím chặt.
Nét mặt giả tạo
Để biết biểu hiện trên khuôn mặt là thật hay giả, bạn hãy chú ý đến sự đối xứng. Sự giả tạo hay gượng ép thường tạo ra một khuôn mặt không cân xứng. Các biểu hiện có thể xuất hiện trên cả hai bên mặt nhưng chỉ hằn rõ ở một bên.
Một yếu tố khác để nhận biết nét mặt giả tạo chính là thời gian. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Ekman, các biểu hiện kéo dài từ 5 đến 10 giây có thể là biểu hiện giả tạo. Nét mặt biểu hiện cảm xúc thật thường chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc. Ví dụ, sự ngạc nhiên được biểu hiện thoáng qua trên khuôn mặt không đến một giây.
Hãy quan sát thời điểm biểu hiện nét mặt của một ai đó. Nếu biểu hiện giận dữ đến sau lời nói tức giận, đó có thể là biểu hiện giả tạo. Thông thường, biểu hiện cảm xúc thật sự sẽ xuất hiện trước hoặc cùng lúc với thông điệp ngôn từ.
Lan truyền cảm xúc
Vào một ngày đẹp trời, vừa lái xe đến sân bay San Francisco, tôi vừa nghêu ngao theo giai điệu bài hát yêu thích được phát trên sóng phát thanh, lòng đầy phấn chấn. Khi tiến vào bãi đậu xe của sân bay thì bất ngờ một tài xế xen ngang trước xe tôi rồi nhìn qua kính chiếu hậu với vẻ mặt khinh khỉnh. Tại quầy vé, cô nhân viên nhăn mặt, thở dài khi tôi giải thích việc mình cần đổi tiền lẻ để sử dụng trong chuyến đi. Đến khi tiếp viên hàng không tỏ thái độ khó chịu khi nhận lấy vé của tôi, tôi đã quắc mắt nhìn cô ấy. Tâm trạng thoải mái ban đầu của tôi bỗng dưng biến mất!
Khó ai có thể tránh được sự lây nhiễm cảm xúc. Điệu bộ trên khuôn mặt và cảm xúc bên trong (cả tích cực lẫn tiêu cực) đều rất dễ lan truyền. Điều này là do chúng ta có khuynh hướng bắt chước vẻ
mặt và phản chiếu tâm trạng của những người mà ta tiếp xúc. Một nụ cười tươi có thể khiến ta phấn khởi, ngược lại, một nét mặt giận dữ cau có sẽ khiến ta buồn bực cả ngày.
Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã biết bắt chước biểu hiện cảm xúc của người khác. Nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ chín tháng tuổi nhìn mẹ chúng lâu hơn và biểu hiện sự vui thích hơn khi mẹ chúng vui vẻ. Còn những đứa trẻ một tuổi, sau khi được cho xem đoạn băng về nữ diễn viên với hai trạng thái cảm xúc trái ngược: tích cực và tiêu cực, chúng đều bắt chước biểu hiện của nữ diễn viên đó và biến đổi cảm xúc theo những hình ảnh chúng thấy trong đoạn băng.
Người lớn chúng ta cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng ấy. Các nhà nghiên cứu Thụy Điển phát hiện ra rằng chỉ cần nhìn một bức tranh hài hước, các cơ trên gương mặt chúng ta sẽ nhanh chóng hoạt
động, kéo giãn miệng thành nụ cười. Và bất cứ khi nào nhìn vào tấm hình của ai đó biểu lộ cảm xúc cực độ như buồn bã, phẫn nộ, hoặc vui vẻ, cơ mặt của ta sẽ tự động bắt chước biểu hiện ấy. Điều này không chỉ là sự phản ứng đơn thuần của cơ thể, mà nó còn tiết lộ những cảm giác tương ứng bên trong.
Cảm xúc theo nhóm
Một thử nghiệm kinh doanh giả định tại Đại học Yale giao cho hai nhóm với nhiệm vụ là quyết định số tiền thưởng cho mỗi nhân viên từ nguồn ngân quỹ nhất định. Mỗi thành viên trong nhóm phải tính một khoản tiền thưởng càng nhiều càng tốt cho một số nhân viên nào đó nhưng vẫn phải tỏ ra công bằng với những nhân viên còn lại.
Kết quả là: ở nhóm thứ nhất, mâu thuẫn đã xảy ra, quan hệ giữa
các thành viên trở nên căng thẳng, trong khi nhóm thứ hai tất cả đều hài lòng với quyết định cuối cùng. Sự khác biệt nằm ở các "tay trong" được bí mật cài đặt vào mỗi nhóm. Ở nhóm đầu tiên, đó là một người bi quan, chán chường, còn ở nhóm thứ hai lại là người lạc quan, vui vẻ. Tinh thần chung trong các buổi họp chịu sự chi phối của những người này, mặc dù không ai trong nhóm hiểu được tại sao cảm giác của mình lại có sự biến đổi.
Qua để ý tôi thấy, trong các buổi tư vấn thay đổi cách quản lý, các nhân viên chưa hiểu rõ về tổ chức thường chú ý tới nét mặt của những người xung quanh. Họ tìm kiếm nụ cười hoặc cái cau mày để qua đó đoán định cảm xúc và phản ứng của người khác. Sau đó xu hướng chung của họ là bắt chước theo cảm xúc của số đông.
Trích “Sức Mạnh Của Ngôn Ngữ Không Lời”
Tác giả: Carol Kinsey Goman
Người dịch: Đặng Ngọc Thanh Thảo
Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM

Thursday, July 29, 2021

HIỂU VÀ ÁP DỤNG LUẬT HẤP DẪN ( QUA TRUYỆN NHÀ GIẢ KIM )

 HIỂU VÀ ÁP DỤNG LUẬT HẤP DẪN

Một trong những cuốn sách vượt thời gian viết về luật hấp dẫn khá xuất sắc là Nhà Giả Kim của Paulo Coelho. Quy luật ấy được ông phát biểu thông qua một câu văn ám ảnh bạn đọc: “Khi bạn thực sự mong muốn một điều gì, cả vũ trụ sẽ hợp lại giúp bạn đạt được điều đó.” (nguyên văn: And, when you want something, all the universe conspires in helping you to achieve it.”
Dường như, câu trích dẫn này đã trở thành một câu thần chú kinh điển lặp đi lặp lại trong tâm trí mỗi độc giả khi cầm đọc tác phẩm Nhà Giả Kim của nhà văn Brazil. Và luật hấp dẫn mà Paulo ám chỉ được thể hiện qua hành trình về nguồn của cậu bé chăn cừu Santiago. Anh đi trải qua bao năm tháng tuổi trẻ phiêu du cùng đàn cừu và sau đó dấy lên khao khát mơ hồ về một kho báu ở Kim Tự Tháp, Ai Cập – cái nôi sinh ra các dòng tu Thiên Chúa giáo đầu tiên trong lịch sử. Chàng lắng nghe tiếng gọi bên trong ấy, được biểu hiện dưới dạng giấc mơ lặp đi lặp lại rõ ràng. Bài học “hãy lắng nghe trái tim, đừng nghĩ về những gì đã bỏ lại đằng sau, chỉ có cách duy nhất để học, đó chính là hành động” được thể hiện mạnh mẽ trong câu chuyện.
"Kho báu không phải là đích đến, kho báu là cả cuộc hành trình"
Chàng chăn cừu Santiago ở Tây Ban Nha, một người từ bỏ kế hoạch cha mẹ định sẵn để "đi đây đi đó". Lúc nào cậu cũng có một quyển sách bên mình, không chỉ để đọc, mà còn để gối đầu khi ngủ.
Vào một đêm bầu trời nhiều sao sáng, cậu kê sách ngủ cùng bầy cừu trong một nhà thờ làng đổ nát, nơi có một cây dâu mọc trong phòng thay áo lễ. Trong giấc ngủ đó, lần thứ hai liên tiếp cậu mơ thấy mình được một đứa trẻ dẫn đến Kim Tự Tháp Ai Cập tìm kho báu... 
Đó là nơi câu chuyện bắt đầu và cũng là nơi nó kết thúc, gói trọn chuyến hành trình "đem tất cả những gì mình có để đổi lấy một giấc mơ" của chàng chăn cừu trong 52 chương sách.
Câu chuyện ngập tràn những thông điệp từ giản đơn đến phức tạp, được nói hoặc thể hiện bởi những vĩ nhân thông tuệ như ông vua xứ Salem hay nhà giả kim, đến những người bình thường như anh bán kem, ông chủ cửa hàng pha lê, cô gái sa mạc, và cả những tên cướp ngày...
Dẫu có nhiều khác biệt, và cách bộc lộ cũng khác nhau, nhưng tất cả những nhân vật trong Nhà giả kim đều có một điểm chung: họ đều có một ước mơ, một vận mệnh của đời mình nhưng không phải ai cũng đi theo nó, không phải ai cũng đưa ra được lựa chọn giữa "một bên là những gì quen thuộc gần gũi và một bên là những gì mình muốn sở hữu".
Santiago gặp không ít thử thách trong cuộc hành trình, nhưng với con mắt của một kẻ phiêu lưu đi tìm kho tàng, với niềm tin mãnh liệt vào những dấu hiệu tốt lành, với lòng dũng cảm, sự chân thành và quyết tâm theo đuổi vận mệnh, cuối cùng, cậu đã hiểu được ngôn ngữ của vũ trụ, học được cách trò chuyện với trái tim mình và đã tìm được nhiều hơn một kho báu.
 
 
Những nhân vật trong Nhà giả kim đều có một điểm chung: họ đều có một ước mơ, một vận mệnh của đời mình nhưng không phải ai cũng đi theo được nó, quyết liệt đến cùng với nó.

Albert Einstein nói: “Mọi thứ đều là năng lượng”. Vậy nên, khi bạn phát ra tần số rung động ở mức độ nào, bạn sẽ thu hút tất thảy những thứ có tần số tương tự đến với cuộc sống của bạn để trải nghiệm. Biểu hiện gốc rễ trong rung động của mỗi cá nhân là nhận thức của họ. Nhận thức sẽ sinh ra mẫu hình tư duy, thói quen và hành động khác nhau. Điều này tạo nên những mẫu hình người riêng biệt trong xã hội.
Ông cha ta đúc kết luật hấp dẫn thành câu: “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” hay “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng.” Tính chất loại nào sẽ thu hút chính loại nấy dù chúng ở trong những hình hài khác nhau. Tất cả mọi thứ là năng lượng, chúng phân lớp theo các tần số khác nhau như bao con sóng giữa đại dương bất tận. Những người có cùng tầm nhận thức, suy nghĩ giống nhau sẽ được vũ trụ đưa đến với nhau bằng cách này hay cách khác.
Chúng ta có thể tự hấp dẫn những điều đẹp đẽ đến với mình bằng cách cầu nguyện chân thành trước Chúa Gie-su, hay niệm chú và hướng về Đức Phật. Khi giữ một hình ảnh chân thực về những bậc thầy tâm linh giàu lòng yêu thương và trí tuệ ở trong con tim mình, chúng ta sẽ thu hút những điều thiêng liêng đến với cuộc đời mình. Cầu nguyện, niệm chú hay lễ lạy là cách để mỗi người kết nối với nguồn năng lượng ở tần số rung động cao, từ đó chuyển hóa những nghiệp xấu của bản thân và gia đình. Tuy nhiên, tùy vào thái độ, nhận thức và công sức lao động của từng người, mà nghiệp xấu này được chuyển hóa nhanh hay chậm
Diễn giải một cách đơn giản nhất, luật hấp dẫn thể hiện qua niềm tin và ý nghĩa của bạn. Kết quả của một suy nghĩ tích cực là một kết quả tích cực, ngược lại, suy nghĩ tiêu cực sẽ dẫn đến những kết quả tương tự.
 
Tổng hợp từ internet

Tuesday, July 27, 2021

KIẾN THỨC THIÊN VĂN

 Các lỗ đen biến vũ trụ thành một sảnh gương kỳ dị

Một tính toán mới đã chỉ ra chính xác những gì bạn sẽ nhìn thấy xung quanh một lỗ đen. Do hấp dẫn khổng lồ, ánh sáng của các vật thể phía sau lỗ đen khi đi qua nó sẽ bị bẻ cong về phía đường nhìn của bạn. Ở một khoảng cách nhất định, bản thân ánh sáng có thể chuyển động quanh các lỗ đen. Một số ánh sáng từ một thiên hà phía sau thậm chí còn bị mắc kẹt trong chuyển động đó, lặp lại mãi mãi. Ánh sáng cũng có thể va vào lỗ đen ở một góc cho phép nó tạo ra một hoặc nhiều vòng trước khi cuối cùng thoát ra ngoài.
Vì vậy khi nhìn vào rìa của lỗ đen, mắt bạn sẽ thấy hình ảnh phản chiếu của những thứ ở phía sau lỗ đen đó bị méo mó, biến dạng do bị uốn cong và lặp lại nhiều lần. Trong nhiều thập kỷ, thông qua các ước tính đơn giản các nhà vật lý đã biết được rằng, mỗi hình ảnh gần hơn e^2𝜋 lần so với hình ảnh cuối.
218967225_4538834189484617_3277318473748485331_n

Trong trường hợp các lỗ đen quay, sự quay của lỗ đen xoay không-thời gian xung quanh nó, mỗi hình ảnh liên tiếp của vật thể nền trông sẽ phẳng hơn. Do đó, hình ảnh xa nhất sẽ xuất hiện tương đối không bị biến dạng, trong khi hình ảnh gần nhất có thể hoàn toàn không thể nhận dạng được.
Về mặt kỹ thuật, có vô số hình ảnh lặp lại của các vật thể nền, mỗi hình ảnh lại gần hơn với Chân Trời Sự Kiện. Trong thực tế, con người có thể không bao giờ nhìn thấy chúng, bởi vì chỉ một số ít có thể được nhìn thấy ngay cả với những kính thiên văn hiện đại nhất. Nhưng số ít đó sẽ cung cấp một viễn cảnh khả quan về cốt lõi của thuyết tương đối rộng, lý thuyết toán học mô tả lực hấp dẫn.

Monday, July 26, 2021

Trouble Is A Friend & TìNH CÀNG CHAN CHỨA ...LÒNG CÀNG ĐAU THƯƠNG

 Tác giả Lynn Heo có viết một chủ đề Xây Dựng Một Quan Hệ Với Chính Bản Thân Của Mình. Trong loạt bài viết về chủ đề đó có một bài thảo luận : PHẢI LÀM SAO KHI CÔ ẤY CỨ NÓI LÀ BẠN SAI ?

Vậy  tôi sẽ phản ứng ra sao khi ở tình huống này 

Xem hai nhân vật trong hình dưới đây

Cô ấy chính là Orchis ở Bangaivn

Orchis là một smod ở bangaivn , hắn là một smod chăm chỉ và nghiêm túc. Hắn có tâm huyết với cộng đồng LBTG nhưng hắn lại rất hay tranh cãi với member. Giàu có và galan  nên hắn có rất nhiều các "vệ tinh"  bao vây chung quanh, 

Tôi  biết tôi không đủ sức cạnh tranh với các "vệ tinh" đó nhưng tôi vẫn thả thính với hắn thử xem sao , không ngờ hắn bị dính thính của tôi thật luôn.

Nhưng ... thật không may cho tôi khi vướng vào một vụ án ở bangaivn . Lúc đó đâu biết trong giới nữ LBGT có những nhân vật dữ dằn và ngu ngốc đến thế chứ. Sau này khi có những chuyện lùm xùm ở Asianlabrys  tôi mới vỡ lẽ ra rất nhiều và cũng khôn nhiều hơn.

Có một bữa kia tôi vào AL tạo một topic "LESBIAN ĐIÊN", hắn không làm smod trong AL  và smod của AL lúc đó là chị Lynn. Hắn sợ tôi bị ném đá nên đã vào "top" nói đỡ cho tôi . Tuy nhiên tôi vẫn rất hận hắn vì hắn đã dùng quyền Admin để ghen tuông với tôi ở Bangaivn . Tôi la ầm mĩ  cả phố rùm. Chị Lynn cho cả hai đứa lên bục và giảng :

Ơ hay ; Hai đứa tụi em làm cái gì thế . Khôn ngoan đối đáp gà ngoài , gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau .

Hì hì , cái này không phải đá gà mà là "yêu nhau lắm cắn nhau đau" đó chị.

Hai đứa chúng mình đẹp đôi nhất ở cả Bangaivn và Asianlabrys . Mặt đứa nào cũng đểu đểu như nhau

Trouble Is A Friend

Lenka

Trouble will find you no mater where you go oh oh.
No Matter if you re fast no matter if you re slow oh oh.
The eye of the storm and the cry in the morn oh oh.
Your fine for a while but then start to loose control.

He s there in the dark
he s there in my heart
he waits in the winds
he s gotta play a part.
Trouble is a friend
yeah trouble is a friend of mine. oh oh!
Trouble is a friend but trouble is a foe oh oh.
And no matter what I feed him he always seems to grow oh oh.
He sees what I see and he knows what I know oh oh.
So don t forget as you ease on down the road.
So don t be alarmed if he takes you by the arm.
I won t let him win but im a sucker for his charm.
Trouble is a friend
yeah trouble is a friend of mine. Oh oh!
Oh how I hate the way he makes me feel.
And how I try to make him leave; I try.
Oh Oh I try!
 
 

Rắc rối là bạn

Rắc rối sẽ luôn tìm đến bạn dù bạn đi đâu oh oh
Cho dù bạn có vội vàng hay có chậm rãi oh oh
Đôi mắt của bão tiếng kêu la của bình minh oh oh
Khoảng trời đẹp đẽ trong giây lát nhưng là bắt đầu cho lí trí bị đánh mất
Nó (rắc rối) ở đó trong bóng đêm
Nó ở đó trong trái tim tôi
Nó đang chờ đợi trong cơn gió
Nó như đùa giỡn
Rắc rối là một người bạn
Yeah rắc rối là bạn của tôi oh oh!
Rắc rối là bạn nhưng cũng là kẻ thù oh oh
Cho dù tôi thanh toán nó thế nào thì nó vẫn như đang lớn dần lên oh oh
Nó thấy những gì tôi thấy và biết những gì tôi biết oh oh
Vậy đừng quên như bạn có thể đi dễ dàng trên con đường
Vậy đừng có sợ hãi nếu nó ôm chầm lấy bạn
Tôi sẽ không để nó chiến thắng nhưng tôi lại là sự cuốn hút đối với nó
Rắc rối là một người bạn
Yeah rắc rối là bạn của tôi oh oh!
Oh cho dù tôi có ghét cái cảm giác nó đem lại
Và cố để đuổi nó đi; tôi cố gắng
Oh oh cố gắng lắm rồi!

Saturday, July 24, 2021

DITES-LUI QUE JE L'AIME ( NÓI VỚI NÀNG RẰNG TÔI YÊU NÀNG )

 Mùa hè năm nay thật buồn , những ngày cách ly khiến phố xá tiêu điều . còn đâu chúng mình tíu tít trong thư viện trường ĐHSP nhỉ.

Tim em chưa nghe rung qua một lần
Làn môi em chưa hôn ai cho thật gần
Tình trần mong manh
Như lá me xanh
Ngơ ngác rơi nhanh
Cô gái trong bài hát, cô ấy có vẻ gì đó thật thơ ngây, dịu dàng. Cô ấy là một nữ sinh mà “tim chưa rung một lần, làn môi chưa hôn ai thật gần”? – sao mà dễ thương lạ . Cô ấy thanh khiết đến mức chiếc lá me khi rơi cũng rơi trong sự “ngơ ngác?, có lẽ một sự tình cờ nào đó đã làm cô biết nhớ mong?
 
Từ rất lâu rồi, “Trưng Vương – Khung cửa mùa thu” với ca từ lãng mạn và giai điệu đẹp đã làm lay động nhiều con tim người Việt. 
Bản gốc “Tell Laura I Love her”
Trở về với bản gốc “Tell Laura I Love her”; ca khúc được đồng sáng tác bởi Jeff Barry và Ben Raleigh.
Tell Laura I Lover Her với giai điệu mang đến những cảm xúc ấn tượng với người nghe, và ca sĩ Frank Michael đã viết lời Pháp cho ca khúc do anh thể hiện với tên bài hát Dites-lui que je ‘aime (Nói với nàng rằng tôi yêu nàng). Bài hát dù hát với lời Anh, lời Pháp hay lời Việt, vẫn là những cảm xúc dạt dào cho biết bao người, và cho đến tận bây giờ.
 
Dites-lui que je l'aime
 
L'amour parfois se flétrit et s'endort
Mais de ces cendres peut renaître encore
Un bonheur oublié, qu'il tenait tant à lui donner
Sur sa guitare il a composé
Une chanson où il lui disait
Son espoir de la retrouver
Et cette histoire à tous il l'a chantée
Dites-lui que je l'aime
Mais que je dois partir
Un jour je reviendrai
Et ce jour je pourrai encore l'aimer
Depuis ce jour, la chance lui sourit
De par le monde chacun l'applaudit
Mais dans sa vie plus rien ne comptait
Car c'est toujours à elle qu'il pensait
Roulant trop vite vers elle dans la nuit
Dans un tournant le destin le surprit
Et quand à l'aube on le retrouva
Jusqu'au dernier mot à tous il murmura
Dites-lui que je l'aime
Cachez-lui que je souffre
Un jour je reviendrai
Et ce jour je pourrai encore l'aimer
Aujourd'hui elle est seule
Mais elle ne peut l'oublier
Car sa voix est toujours là
Et par ce disque toujours il lui dira
Dites-lui que je l'aime
Mais que je dois partir
Un jour je reviendrai
Et ce jour je pourrai encore l'aimer
Dites-lui que je l'aime (dites-lui que je l'aime)
Dites-lui que je l'aime (que je l'aime, que je l'aime, que je l'aime, que je l'aime)
Dites-lui que je l'aime (que je l'aime, que je l'aime, que je l'aime, que je l'aime)
Dites-lui que je l'aime (que je l'aime, que je l'aime, que je l'aime, que je l'aime)
Dites-lui

Chuyển ngữ việt
“Tình yêu đôi khi tàn phai và ngủ yên
Nhưng từ đống tro tàn này có thể sống lại
Một hạnh phúc bị lãng quên mà anh rất muốn trao cho nàng
Trên cây đàn của mình, anh ấy đã sáng tác
Một bài hát trong đó anh nói với nàng
Hy vọng của anh để tìm thấy nàng
Và câu chuyện này cho tất cả những gì anh đã hát
Nói với nàng rằng tôi yêu nàng
Nhưng tôi phải ra đi
Một ngày nào đó tôi sẽ trở lại
Và ngày hôm nay tôi có thể vẫn sẽ yêu nàng
Kể từ ngày đó, vận may đã mỉm cười với anh
Trên khắp thế giới mọi người đều vỗ tay khen ngợi anh ấy
Nhưng trong cuộc sống của anh không có gì quan trọng
Bởi vì anh luôn nghĩ đến nàng
Chạy quá nhanh về phía nàng trong đêm
Trong một bước ngoặt, số phận đã bắt được anh
Và khi bình minh, người ta tìm thấy anh
Cho đến khi nói lời cuối cùng với mọi người anh ấy thì thầm
Nói với nàng rằng tôi yêu nàng
Giấu nàng rằng tôi đang đau khổ
Một ngày nào đó tôi sẽ trở lại
Và ngày hôm nay tôi có thể vẫn sẽ yêu nàng
Hôm nay nàng chỉ có một mình
Nhưng nàng không thể quên được
Vì giọng hát của chàng vẫn còn đó
Và với đĩa hát này, anh sẽ luôn nói với nàng
Nói với nàng rằng tôi yêu nàng
Nhưng tôi phải ra đi
Một ngày nào đó tôi sẽ trở lại
Và ngày này tôi có thể vẫn sẽ yêu nàng
Nói với nàng rằng tôi yêu nàng (nói với nàng rằng tôi yêu nàng)
Nói với nàng rằng tôi yêu nàng (yêu nàng, yêu nàng, yêu nàng, yêu nàng)
Nói với nàng rằng tôi yêu nàng (yêu nàng, yêu nàng, yêu nàng, yêu nàng)
Nói với nàng rằng tôi yêu nàng (yêu nàng, yêu nàng, yêu nàng, yêu nàng)
Nói với nàng”
(Lời bài hát dịch bởi HoaDung Cecilia Tran)

Thursday, July 22, 2021

NHU CẦU THIẾT YẾU

 Một người bạn của tôi đã dùng mô hình Tháp nhu cầu nổi tiếng của Maslow để lý giải điều này. Tháp Maslow có 5 tầng, sắp xếp các nhu cầu và động lực sống của con người theo thứ tự của tầm quan trọng. Tầng đáy thứ nhất là những đòi hỏi cơ bản như ăn, ngủ, bài tiết, và tình dục. Đây chính là lý do tại sao bánh mỳ đương nhiên phải là nhu cầu thiết yếu vì nó là thực phẩm cơ bản, là một phần trong thói quen ăn uống của người Việt.


Maslow cho rằng chỉ khi được thỏa mãn các nhu cầu ở tầng thứ nhất xong, con người mới quan tâm đến tầng thứ hai (an toàn về thể chất và tài chính). Thỏa mãn tầng thứ hai mới nghĩ đến tầng thứ ba (tình cảm gia đình, bạn bè, lứa đôi và cộng đồng).
Cứ như thế, con người có cơ hội phát triển cao nhất khi được mãn nguyện nhu cầu ở tầng thứ tư (được tôn trọng, tin tưởng) và tầng chóp cao nhất (được thể hiện khả năng của bản thân ở mức tối đa).
Tuy nhiên, Tháp Nhu cầu của Maslow sau bao nhiêu năm ra đời cũng đã nhận về khá nhiều chỉ trích. Đứng từ góc độ tiến hoá sinh học và văn hoá, sự sắp xếp các nhu cầu theo thứ tự thấp cao như vậy không hẳn là chính xác.
Nhiều nhà khoa học chỉ ra rằng con người cần nhất không phải là những nhu cầu xoay quanh cái mồm và bộ phận sinh dục hay tiêu hoá. Tầng quan trọng nhất với con người là tầng thứ ba, "love and belonging", là sự yêu thương và khao khát được thuộc về một nhóm cộng đồng nào đó. Đó là tình cảm và sự gắn kết với những người cùng máu mủ, với bạn bè, đồng nghiệp, hay thậm chí với những con vật nuôi thân thiết mà ta coi như thành viên trong gia đình.
Nếu không có mối dây của yêu thương và ràng buộc ấy thì cũng không có tầng thứ nhất và thứ hai. Không đứa bé nào có thể sinh ra, không cần yêu thương và kết nối mà lại sống sót. Khi những đứa trẻ lớn lên, đó là điều kiện tiên quyết để tạo nên sự hợp tác giữa người với người, đặng tạo ra thức ăn và sự an toàn cho mỗi cá nhân và cộng đồng.
Và cũng vì mối dây của yêu thương và ràng buộc ấy, ta có thể bỏ qua nhu cầu của tầng thứ nhất và thứ hai. Ta thức trắng đêm trông con ngủ. Ta nhịn ăn để người thân đỡ đói lòng. Ta có thể đi tu và từ bỏ nhục dục nhưng không bao giờ từ bỏ lòng hỉ xả và tình yêu với muôn loài chúng sinh. Ta thậm chí sẵn sàng hy sinh sự nghiệp, tiền bạc, sự an toàn của bản thân, thậm chí đánh đổi mạng sống của chính mình cho những người ta thương quý.
Tầng thứ ba "love and belonging" không những là mục tiêu của hai tầng đáy mà cũng chính là mục tiêu của hai tầng chóp. Sự "tôn trọng và tin tưởng" từ những người xung quanh là công cụ gián tiếp để chính bản thân ta được yêu thương và thuộc về. Tôn trọng và tin tưởng sẽ trở nên vô nghĩa khi nó không đến từ chính những người có ý nghĩa với ta trong gia đình, bạn bè và cộng đồng.
Đó là lý do tại sao có những nhân tài được xã hội sùng bái nhưng cô đơn và bất hạnh từ trong nội tâm, thậm chí kết thúc cuộc đời bằng tự sát. Họ có thể lớn lên trong sự nuôi dưỡng hà khắc của cha mẹ, sự thiếu vắng tình yêu chân thành từ một người bạn đời có khả năng thấu hiểu. Xã hội có thể ngưỡng mộ họ nhưng cái họ khao khát là sự đồng cảm và chở che chứ không chỉ là sự tò mò hay xưng tụng với ẩn ý lợi dụng.
Tương tự, tầng chóp của tháp với nhu cầu "thể hiện hết khả năng của chính mình" cũng là một cách gián tiếp để khẳng định vị trí được yêu thương và thuộc về. Đến cả những bậc tu hành dành phần lớn cuộc đời sống ẩn dật để đạt được đỉnh cao trong tu tập cũng thường có ý thức truyền lại kinh nghiệm của mình cho học trò và chúng sinh sau khi chết đi. Sự tỏa sáng của bản thân là vô nghĩa khi ta không kết nối với một cá thể khác cùng giống loài. Hào quang là vô nghĩa khi nó không chạm được vào đáy mắt của một sinh linh khác.
Trong bộ phim nổi tiếng dựa trên câu chuyện có thật "Into the wild", chàng trai trẻ Christopher tự nguyện cắt đứt mọi mối quan hệ xã hội. Anh rời bỏ cả tình yêu vừa chớm nở để khám phá đến tận cùng sự thật của tồn tại, của hạnh phúc và của chân lý khi một mình sống trong thiên nhiên hoang dã. Anh chết vì ngộ độc quả cây. Trong cuốn sách anh mang theo, người ta tìm thấy một đoạn viết gốc như sau: "Chỉ khi ta hòa mình với phận đời của những kẻ xung quanh thì đó mới là cuộc sống." Bên lề cuốn sách, cạnh đoạn văn này là những dòng chữ cuối cùng của Christipher viết trước khi trút hơi thở cuối cùng: "Hạnh phúc chỉ có thật khi được sẻ chia".
Vậy tại sao yêu thương và thuộc về lại là nhu cầu tối quan trọng đến vậy với loài người?

Chúng ta hãy cùng nhìn những con thú cưng quanh mình. Chúng sống với người cả cuộc đời nhưng vẫn hoàn toàn là cầm thú. Thậm chí trong nhiều trường hợp, sức mạnh của gien lấn át sự yêu thương và thú cưng giết cả chủ.
Giờ ta hãy cùng so sánh với câu chuyện của Tarzan cậu bé rừng xanh. Khi được mẹ khỉ đưa về nuôi dưỡng, Tarzan không còn là "người" dù bộ gien của cậu vẫn là gien người. Cậu học bám cây và ăn uống như gia đình mới của mình. Lịch sử y học ghi nhận nhiều trường hợp trẻ nhỏ sống cùng muông thú (feral child) cũng đi bằng bốn chân và sống như muông thú.
Sự khác biệt giữa thú cưng và Tarzan minh họa cho một trong những lý thuyết quan trọng nhất của sinh học tiến hoá. Đó là loài vật tiến hoá bằng biến đổi gien, còn loài người tiến hóa bằng biến đổi văn hóa. Bộ óc của con người dẻo như một miếng xốp (brain plasticity) để giúp ta dễ dàng thẩm thấu bất kỳ nền văn hoá của bất kỳ một cộng động nào nhằm mục đích tồn tại. Cộng đồng đó có thể là một ngôi làng ở cực Bắc, một thị trấn ở ven sông, hay một bầy khỉ trong rừng già châu Phi. Cũng như Tarzan, bộ óc được lập trình để ta tự động yêu thương, gắn bó, và hy sinh vì cộng đồng đó. Bởi nếu không, cũng như Tarzan, chính ta sẽ bị huỷ diệt.
Sức mạnh của "yêu thương và thuộc về" là sức mạnh của tiến hoá, của dòng động lực đã khiến xã hội con người vươn lên thống trị thế giới này. Nó khiến chúng ta không có vây cá nhưng chinh phục đại dương, không có cánh nhưng bay lên tận mặt trăng, không biến đổi gien nhưng sống được ở mọi ngóc ngách của quả địa cầu.

Cũng như miếng ăn không chỉ là miếng ăn, con mèo ốm không chỉ là mèo ốm. Nó là thái độ, sự quan tâm, lòng trắc ẩn và đồng cảm, vừa đủ để một người có thể tôn trọng luật pháp nhưng vẫn tìm ra cách ứng xử với nhau sao cho nhân văn nhất khi thấy đồng loại mình gặp nạn.

Cái ta cần nhất trong đại dịch này, ấy là lòng yêu thương.

T/G Nguyễn Phương Mai

Wednesday, July 21, 2021

NGHỊCH LÝ CON TÀU CỦA THESEUS

 Nghịch lý con tàu của Theseus

Trong thần thoại Hy Lạp, Theseus là người hùng, vua sáng lập Athens. Có phiên bản nói rằng ông cũng chính là Poseidon. Sự tồn tại của nhân vật Theseus thực sự chưa được chứng minh, nhưng các học giả tin rằng ông sống trong thời kỳ Đồ Đồng muộn, có thể là một vị vua trong thế kỷ VIII hoặc IX TCN.
Theseus sở hữu một con tàu mang tên mình, ông dùng nó trong cuộc hành trình từ đảo Crete đến Athens. Sau một trận chiến lớn, con tàu được giữ lại tại một bến cảng để bảo tồn. Năm tháng trôi đi, một số phần gỗ của nó được thay thế để nó luôn tươi mới. Hơn một thế kỷ sau hay lâu hơn không rõ, tất cả các bộ phận của con tàu đều được thay thế. Vậy thì con tàu của Theseus có còn thực sự là chính nó hay không? Hơn thế nữa, nếu tập hợp mọi bộ phận cũ của nó lại, với giả sử rằng chúng chỉ cũ chứ không bị mục rỗng hư nát, tạo nên một con tàu mới nhằm mục đích đem ra trưng bày cho dân chúng chẳng hạn thì bản chất của nó là gì? Nó có phải là chính con tàu ban đầu của Theseus hay là một con tàu khác hoàn toàn? Nói ngắn gọn, giữa con tàu thay thế và con tàu tái tạo, đâu mới thực sự là con tàu của Theseus, và đâu là con tàu mới hoàn toàn?
Vấn đề về con tàu của Theseus là một nghịch lý, nghịch lý về sự thay đổi và nghịch lý về sự tồn tại. Nó đặt ra vấn đề bản chất của chủ thể. Nghịch lý được thảo luận giữa các triết gia cổ đại Heraclitus và Plato trong các tác phẩm của Plutarch, gần đây hơn của Thomas Hobbes và John Locke. Plutarch đặt ra câu hỏi thứ nhất: liệu con tàu thay thế có còn là con tàu ban đầu? Hàng thế kỷ sau, Thomas Hobbes nâng tầm vấn đề lên bằng câu hỏi thứ hai: giữa con tàu thay thế và con tàu tái tạo, đâu mới là con tàu thực sự của Theseus?

Nếu câu trả lời con tàu thay thế không phải là con tàu Theseus thì điều này được công nhận từ lúc nào? Từ khi bộ phận cuối cùng của nó bị thay thế? Hay chỉ cần một nửa thôi? Còn nếu nó là con tàu Theseus thì con tàu tái tạo mang danh tính gì đây? Vấn đề con tàu của Theseus được xem là nghịch lý bởi một mặt, bạn có thể tìm ra câu trả lời có vẻ hợp lý nhưng mặt khác, bạn lại tìm ra được một câu trả lời khác đầy mâu thuẫn.
Kể từ khi ra đời cho đến nay, con tàu của Theseus chưa bao giờ và có thể nó sẽ không bao giờ có được một giải pháp cuối cùng, nó sẽ luôn tồn tại như một vấn đề bí ẩn hấp dẫn nhất trong những thắc mắc của con người giữa vũ trụ này.
Vấn đề con tàu của Theseus còn đặt nặng bản chất đâu mới thực sự là chính chúng ta. Đâu mới là cái tôi, là bản thể cá nhân duy nhất? Linh hồn? Tính cách? Kí ức và những trải nghiệm? Nhưng ngay cả những điều ấy cũng luôn biến đổi liên tục trong dòng chảy của thời gian, một hình thái của sự thay thế. Tôi khi mới sinh ra và tôi hiện nay liệu có thực sự là một? Tôi ăn uống, sinh hoạt, vận động thể chất mỗi ngày, cộng thêm quá trình lớn lên và lão hoá, cơ thể tôi thay đổi qua năm tháng. Tôi học hỏi những điều mới mỗi ngày, trải nghiệm những cung bậc cảm xúc khác nhau, va chạm cuộc sống, tiếp xúc mọi người, tất cả khiến tôi có một cách nhìn nhận khác với hôm qua. Tôi đã thay đổi và tôi có còn là tôi? Với tình huống giả tưởng rằng tôi năm mươi tuổi già dặn lão làng gặp tôi hai mươi đầy nhiệt huyết bốc đồng, tôi có còn hiểu tôi khi ấy không? Quan trọng hơn, nếu tôi năm mươi và tôi hai mươi chỉ là một cái tôi duy nhất thì tôi hai mươi có thực sự nhận ra được chính mình nhưng là tôi năm mươi bởi hai bản thể chỉ là một? Nếu có thì tôi hai mươi căn cứ vào đâu? Diện mạo ư? Chắc không phải vậy.
Vì mang đậm tính triết lý nhưng hấp dẫn, con tàu của Theseus luôn là nguồn cảm hứng trong văn học, điện ảnh, trò chơi điện tử. Cộng với sự phát triển của robot và trí thông minh nhân tạo AI, nghịch lý - triết lý về sự tồn tại được khai thác tối đa. Kịch bản chung của dạng này là công nghệ của thế giới tương lai phát triển đến tầm mức văn minh loại II, robot hoặc con người theo cơ chế cyborg sinh học là đối tượng chính của xã hội, mỗi một bộ phận cơ thể đều có thể thay đổi nâng cấp. Vậy thì đến một lúc nào đó, liệu mỗi người có còn là chính họ?
Vô vàn các giải pháp đã và sẽ được đưa ra cho vấn đề nghịch lý con tàu của Theseus, vài quan điểm phổ biến gồm có:
Mỗi bản thể ở một thời điểm là khác nhau. Thuyết này nói rằng cùng một bản thể ở những thời điểm khác nhau là khác nhau trong dòng chảy thời gian bất tận, một “sự kiện” duy nhất. Chúng ta hôm qua khác với chúng ta hôm nay. Một giây trước là một bản thể khác, một giây sau là một bản thể khác. Như thế, theo thuyết này, hai con tàu Theseus hoàn toàn độc lập, và chẳng có cái nào là phiên bản ban đầu của con tàu Theseus. Ngay cả khi giữ nguyên không thay thế các bộ phận, con tàu Theseus sau đó cũng không còn là chính nó nữa, nó đã là một con tàu khác rồi. Quan điểm này lần đầu được đề xuất bởi triết gia Hy Lạp Heraclitus với tuyên bố nổi tiếng “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” bởi chính người tắm và dòng sông ngay sau đó sẽ thay đổi, không còn là bản thể cũ nữa.
Thuyết nguyên nhân của Aristotle. Theo hệ thống triết học của triết gia Aristotle và những môn đệ, có bốn nguyên nhân (hay yếu tố) để sự vật được hình thành, chúng có thể được phân tích để giải quyết nghịch lý. Nguyên nhân hình thức tạo nên vẻ ngoài sự vật, nguyên nhân vật chất quyết định chất liệu của nó, nguyên nhân tác động mô tả sự vật được tạo ra thế nào và bởi ai, nguyên nhân mục đích (còn gọi là nguyên nhân cuối) nói lên mục đích của sự vật. Hình thức và vật chất giữ vai trò quan trọng nhất nhưng Aristotle cho rằng hình thức quyết định hơn so với vật chất bởi nếu không có hình thức thì sự vật chỉ có khả năng thụ động chứ không hiện thực. Hình thức là thực chất của tồn tại, là bản chất tích cực của sự vật, chứa trong mình sự tác động và mục đích.
Một cách cụ thể cho con tàu của Theseus, hai con tàu thay thế và con tàu tái tạo có cùng mục đích ban đầu là làm phương tiện di chuyển của Theseus, cách chúng được tạo ra không quan trọng. Như vậy, nguyên nhân mục đích và nguyên nhân tác động không liên hệ gì đến danh tính con tàu, chỉ còn hai nguyên nhân còn lại.

Theo Aristotle, giả sử rằng nếu con tàu thay thế không chỉ được thay thế bộ phận mà còn thay đổi cả thiết kế thì đến một ngày, khi nó đã trở nên quá khác biệt, việc coi nó vẫn là con tàu ban đầu của Theseus có vẻ khó chấp nhận. Với con tàu tái tạo, vì được trưng bày triển lãm nên nó vẫn luôn đảm bảo một hình dạng, việc xem nó là con tàu của Theseus sẽ hợp lý hơn. Không quan trọng vật chất có thay đổi thế nào, hình hài của nó mới là cái xác định danh tính. Chung quy lại, con tàu nào giống với bản gốc ban đầu con tàu của Theseus nhất thì nó sẽ là con tàu của Theseus. Một cách tương tự, đối với Aristotle, con sông Heraclitus sẽ luôn là chính nó bởi hình thức của nó không hề thay đổi dù cho vật chất bên trong đó đã thay đổi, điều này cũng được áp dụng với người tắm sông.
Nhưng sẽ ra sao nếu cả hai con tàu thay thế và con tàu tái tạo hoàn toàn như nhau về hình thức, giống nhau luôn cả về vật chất, cùng một đội ngũ làm tàu, và cùng một mục đích sử dụng luôn đó là được dùng làm tàu chiến của Theseus? Lúc này, thuyết của Aristotle không quyết định được đâu là con tàu của Theseus. Tuy nhiên, trong một trận chiến, một trong hai con tàu không may bị đánh chìm thì con tàu còn lại chính là con tàu của Theseus.
Một bản thể - hai địa điểm. Trong thuyết này, cả hai con tàu thay thế và con tàu tái tạo đều là con tàu của Theseus, vì chúng có cùng một lịch sử lai lịch, có nghĩa là nếu đi ngược lại dòng thời gian, xem xét “tiểu sử”, cả hai đều sẽ dẫn đến cùng một con tàu ban đầu, nó chính là con tàu của Theseus, theo mối quan hệ chuyển tiếp: B là A, C là A nên B và C là như nhau. “Một” con tàu Theseus nhưng tồn tại ở hai địa điểm khác nhau.
Hai bản thể giống nhau nhưng độc lập. Thuyết này ngược nhưng lại có vẻ giống với thuyết trên, cả hai con tàu thay thế và con tàu tái tạo là hai con tàu giống hệt nhau, hệt như bản gốc nhưng chúng độc lập. Thuyết này đòi hỏi chúng ta nhìn nhận quan hệ chuyển tiếp chỉ là tương đối, B là A, C cũng là A nhưng B và C không hẳn như nhau. Điều đó có nghĩa rằng, hai bản thể dù chia sẻ chung những đặc tính và giống nhau đến cỡ nào đi chăng nữa thì vẫn độc lập với tư cách định danh. Cả hai con tàu thay thế và con tàu tái tạo đều là con tàu của Theseus nhưng chúng lại không cùng là một.
Thuyết phi logic nguyên tử. Luận thuyết logic nguyên tử do Bertrand Russell - tác giả nghịch lý cùng tên mà chúng ta đã tìm hiểu ở phần trước, sáng lập và phát triển. Thuyết này phát biểu rằng thế giới được hình thành từ các sự kiện logic nguyên tử không thể phân chia được, mọi chân lý đều phụ thuộc vào một lớp các sự kiện logic nguyên tử. Do đó, thuyết logic nguyên tử khẳng định ngôn ngữ phản chiếu thực tại.
Một nguyên tắc cơ bản của thuyết nguyên tử logic là một sự kiện logic được hiểu độc lập với các sự kiện logic khác. Chỉ khi nào phủ nhận nguyên tắc này, tức là đi theo hướng lý thuyết phi logic nguyên tử, chúng ta mới có được nhận định rằng: nếu con tàu của Theseus cứ mãi liên tục được thay thế các bộ phận cũ mà không có một sự kiện nào khác dính dáng đến nó xảy ra, thì con tàu thay thế luôn là con tàu Theseus, tính liên tục của sự kiện cứ thế tiếp diễn. Cho đến khi con tàu tái tạo được ra đời, nó xác nhận tính liên tục tốt hơn, điều này làm thay đổi trạng thái của con tàu thay thế khiến nó không còn là con tàu của Theseus nữa.
Sự mơ hồ của ngôn từ. Sở dĩ nghịch lý sinh ra là vì sự mơ hồ của từ vựng. Giống như trường hợp sự mơ hồ của từ “bất ngờ” trong nghịch lý ngày hành quyết bất ngờ và từ “toàn năng” trong nghịch lý đấng toàn năng, nghịch lý con tàu của Theseus sinh ra là vì sự mơ hồ của từ “như nhau”. Theo một nghĩa nào đó, “như nhau” được hiểu là sự giống nhau về chất theo cách có chúng một thuộc tính nào đó. Theo một nghĩa khác, “như nhau” lại được hiểu là giống nhau về lượng, đều là “một”. Thuyết này thực sự yếu bởi chính nó cũng đang vướng phải sự mơ hồ của ngôn từ.
Mất dần bản sắc. Khi các bộ phận của con tàu được thay thế, danh tính (tư cách hay bản sắc) của con tàu dần thay đổi. Bởi vì “con tàu của Theseus” là một sự định danh về cái mà Theseus đã từng sử dụng và tiếp xúc vật lý. Lấy ví dụ, giả sử như người phụ trách bảo trì con tàu tái tạo thay thế một bộ phận nào đó của nó, chẳng hạn chiếc giường của Theseus, và nói với du khách rằng đây là chiếc giường mà vị anh hùng Theseus đã từng nằm, thì liệu câu nói đó có đúng không? Hiển nhiên là không rồi, nó là một chiếc giường xa lạ hoàn toàn mới, không phải là chiếc giường của Theseus. Cũng vậy, điều này sẽ đúng với mọi bộ phận khác của con tàu Theseus, con tàu thay thế không phải là con tàu của Theseus lúc đầu nữa mà là một con tàu hoàn toàn mới khác biệt, còn con tàu tái tạo mới đích thực là con tàu Theseus.
Chẳng có con tàu nào cả. Thuyết khái niệm nói rằng “con tàu” chỉ là “nhãn dán” để chỉ một tập hợp vật chất và năng lượng nhất định trong không gian và thời gian. Con tàu của Theseus là một khái niệm trong tâm trí con người, con tàu lúc sau (con tàu thay thế) cũng vậy – một khái niệm khác nữa trong tâm trí con người. Đây là hai khái niệm khác nhau vì nếu không, tâm trí con người sẽ không thể so sánh chúng bởi chẳng có gì để so sánh cả. Do đó, con tàu lúc đầu và con tàu lúc sau là không thể là một vì tâm trí con người khi ấy có thể so sánh chúng được với nhau. Lập luận tương tự đối với con tàu tái tạo. Như vậy trong thuyết này, con tàu của Theseus, con tàu thay thế và con tàu tái tạo chẳng có cái nào là cái nào, tất cả đều độc lập.
Nhận thức khoa học. Nghịch lý con tàu Theseus nảy sinh do chủ nghĩa ngoại tại cực đoan, nó giả định rằng những gì có thật trong tâm trí chúng ta là có thật trong thế giới thực. Đây là một giả định khó chấp nhận xét theo khoa học tự nhiên bởi vì trực giác của con người thường hay nhầm lẫn. Khoa học nhận thức sẽ xem nghịch lý này như một hiện tượng tinh thần diễn ra bên trong não bộ con người. Nghiên cứu sự bối rối về nghịch lý này có thể tiết lộ thêm nhiều cách thức hoạt động của não bộ nhưng không tiết lộ gì nhiều về bản chất thế giới thực.
Về sự hiện diện trong cuộc sống xã hội, nghịch lý con tàu của Theseus len lỏi trên nhiều phương diện pháp lý. Chẳng hạn, một nhóm người thành lập công ty, đội thể thao hay ban nhạc trong quá trình hành động có thể thay đổi các thành viên, và nếu như mọi thành viên cũ đều đã được đổi thì khi tập hợp nhóm thành viên cũ này lập nên một tổ chức mới thì định danh của họ trong mắt mọi người sẽ là gì đây? Nhằm tránh đi sự tranh chấp giữa cái tên, mô hình hoạt động cũng như quyền sở hữu pháp lý, ký tên qua văn bản nên được nêu ra trước và phát biểu rằng các tổ chức, công ty, đội thể thao, ban nhạc sẽ là những thực thể độc lập với từng thành viên trong nó và không gắn liền, không thuộc quyền sở hữu riêng của bất cứ cá nhân nào. Steve Jobs dù là người đã sáng lập ra tập đoàn Apple nhưng khi ông mất đi, Apple vẫn còn đó. Bill Gates không còn là quản trị nhưng Microsoft vẫn tồn tại. Chester Bennington tuy ra đi nhưng ban nhạc Linkin Park không tan rã,...
Trong công nghệ thông tin, một văn bản hoặc phần mềm máy tính liên tục được cập nhật, sửa đổi nhiều đến mức nó không còn một chi tiết cũ nào của bản gốc đặt ra vấn đề pháp lý quyền sở hữu trí tuệ đối với phiên bản cuối cùng. Để tránh trường hợp đau đầu này, tác giả cũng phải báo cáo cập nhật thường xuyên giấy phép sở hữu mỗi lần thay đổi chương trình, nói khác đi là một hình thức nhẹ của việc xin giấy chứng nhận quyền sở hữu mới.
Trích  từ "Toán học kỳ thú"

Tuesday, July 20, 2021

TẦN SỐ RUNG ĐỘNG CỦA CORONA VIRUT

 VIRUS COVID có tần số rung động 5.5hz và chết trên 25.5hz.

Đối với con người có tần số rung động cao hơn, nhiễm trùng là một tác nhân kích thích nhỏ sẽ sớm bị loại bỏ!
Các lý do gây ra tần số rung động thấp có thể là:
Sợ hãi, ám ảnh, nghi ngờ
Lo lắng, căng thẳng, căng thẳng.
Ghen tị, giận dữ, thịnh nộ
Ghét, tham lam
Sự gắn bó hoặc nỗi đau

Và vì vậy ... chúng ta phải hiểu là nâng tần số rung động cao hơn, để tần số thấp hơn không làm suy yếu hệ thống miễn dịch của chúng ta.
Tần số rung động của trái đất ngày nay là 27,4hz. nhưng có những nơi tần số rung động rất thấp như:
Bệnh viện
Trung tâm hỗ trợ.
Nhà tù
Dưới lòng đất v.v.
Đó là nơi tần số rung động giảm xuống 20hz, hoặc thấp hơn.
Đối với con người với tần số rung động thấp, vi rút trở nên nguy hiểm.
Đau 0,1 đến 2hz.
Sợ 0,2 đến 2,2hz.
Kích ứng 0,9 đến 6,8hz.
Độ ồn 0,6 đến 2,2hz.

Mặt khác, tần số rung động cao hơn là kết quả của hành vi sau: -
Hào phóng 95hz
Lòng biết ơn 150 hz
Từ bi 150 hz trở lên.
Tần số của Tình yêu và lòng trắc ẩn đối với tất cả chúng sinh là 150 Hz và hơn thế nữa.
Tình yêu vô điều kiện và phổ quát từ 205hz
Vì vậy ... Nào ... hãy nâng cao tần số rung động hơn.
Điều gì giúp chúng ta nâng cao tần số rung động?
Yêu thương, Mỉm cười, Chúc phúc, Cảm ơn, Chơi đùa, Vẽ tranh, Ca hát, Khiêu vũ, Yoga, Thái cực quyền, Thiền định, Đi dạo dưới ánh nắng mặt trời, Tập thể dục, Tận hưởng thiên nhiên, v.v.
Thực phẩm mà Trái đất cung cấp cho chúng ta: hạt-ngũ cốc, các loại đậu, trái cây và rau xanh
Nước uống: nước tinh khiết, nước ấm, nước thảo dược từ thiên nhiên,…
giúp chúng ta rung động cao hơn ..... !!!
Chỉ riêng tần số rung động của lời cầu nguyện đi từ 120 đến 350hz
Vì vậy, hãy hát, cười, yêu, thiền, chơi, cảm ơn và sống!
Hãy nâng tần số rung động lên cao!
🤎Thông tin này được tổng hợp & chỉnh sửa bởi Bác sĩ trị liệu Naturotheo Tiến sĩ Harshal Sancheti, Nasik nhưng
nguồn ban đầu của thông tin này là từ cuốn sách Power Vs Force
Dựa trên * Luận án Tiến sĩ của David R Hawkins.

Sunday, July 18, 2021

TẾ BÀO KÝ ỨC

 TẾ BÀO KÝ ỨC: MỐI DÂY LIÊN KẾT GIỮA QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI

SYLVIA BROWNE – LINDSAY HARRISON - ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA KÝ ỨC
Môn sinh vật chẳng bao giờ là niềm đam thật sự của tôi trong những năm tháng đi học. Nên khi cô Francine nói bí quyết chữa lành vết thương bằng cách lui về kiếp trước là “tế bào ký ức”, tôi đã chuẩn bị tinh thần cho điều quá rắc rối phức tạp tới mức khó hiểu hoặc quá tẻ nhạt tới mức khó mà ngồi nghe suốt buổi. Biết tôi dễ tiếp thu những lý luận đơn giản, nên cô trình bày theo các bước như sau:
• Cơ thể con người cấu thành từ hàng tỉ tế bào tương tác,
• Mỗi tế bào là một sinh vật sống biết thở, biết suy nghĩ, biết cảm nhận, biết giữ lại và phản ứng với thông tin nhận được từ tiềm thức. Ví dụ, khi bị thôi miên, tiềm thức nắm quyền điều khiển, nếu ta được bảo ngón tay của nhà thôi miên là que diêm đang cháy và ngón tay đó chạm vào cánh tay của ta, thì các tế bào trên cánh tay sẽ tạo thành vết phồng giộp, hệt như chúng được lập trình để làm vậy khi bị bỏng.
• Trong tiềm thức, tinh thần vẫn luôn vững mạnh, bất kể lý trí vững mạnh hay yếu mềm.
• Tinh thần ghi nhớ từng khoảnh khắc mà linh hồn đã trải qua trong kiếp này và trong kiếp khác kể từ khi chúng ta sinh thành.
• Linh hồn nhập vào thể xác, chúng truyền hết thông tin và ký ức cho tế bào trong cơ thể, và tế bào phản ứng lại cho đến khi hồn lại lìa khỏi xác.
• Tế bào phản ứng một cách rất thật với ký ức từ kiếp này và kiếp trước, bất luận lý trí có nhận ra ký ức này hay không.
• Nhờ đánh giá tế bào ký ức, chúng ta có thể thoát khỏi bệnh tật triền miên, chứng sợ hãi, cơn đau, và chấn động tinh thần; đồng thời tái tạo thể chất và tình cảm lành mạnh.

Tế bào ký ức là toàn bộ tri thức chứa đựng trong hàng tỉ tế bào, thấm nhuần linh hồn tình cờ cư ngụ trong chúng, khi linh hồn trải qua sự vĩnh hằng mà Thượng Đế đã hứa ban cho chúng ta từ lúc bào thai hình thành trong bụng mẹ.
Bạn chắc có lần nếm trải qua điều nhỏ nhặt khơi dậy ký ức mà có lẽ xưa kia không nghĩ nhiều đến nó. Làn hương hoa hoặc mùi bánh mì mới nướng chợt thoáng qua, bài hát chợt nghe trên radio, chiếc mền bông của trẻ em, hoặc cây thông Noel; quá khứ làm lu mờ hình ảnh hiện tại, ký ức xưa tưởng chừng đã rơi vào quên lãng lại hiện về rõ mồn một, bạn cảm thấy từng cảm xúc cứ dâng trào như thể chúng tái diễn một lần nữa. Đó cũng chính là dòng ký ức mà chúng ta trải qua khi nhiều năm, nhiều thập niên, hay nhiều thế kỷ sau chúng lại hòa nhập vào thể xác. Ranh giới giữa quá khứ và hiện tại bị lu mờ khi từng tế bào trong cơ thể ngập tràn thực tại về những nơi chốn và thời đại khác khi linh hồn xâm chiếm thể xác con người. Các tế bào bắt đầu phản ứng lại với bất cứ điều gì mà chúng cho là thật.
Ví dụ, Neil đã cho thấy tế bào ký ức hoạt động ra sao trước khi tôi kịp hiểu nó là thế nào. Căn cứ trên thông tin được tế bào của Neil tiếp nhận từ linh hồn, mọi biến cố đau khổ bế tắc trong toàn bộ cuộc đời khác của cậu bé tên Calvin là có thật, và hiện vẫn tác động đến tế bào trong thể xác của Neil, khiến hiện tại anh vẫn thật sự đau đớn về thể xác lẫn tinh thần. Nhưng ngay khi tinh thần tìm thấy “cái gai” trong quá khứ, thì có thể nhổ bỏ cái gai đó, và cuối cùng Neil được chữa khỏi.
Và trong khi tôi vẫn hồ nghi về sức mạnh của tế bào ký ức, thì chẳng bao lâu sau cô Francine bắt đầu giảng dạy về sức mạnh của tế bào ký ức mà thật “trùng hợp” làm sao, tôi gặp ngay hai người biến khái niệm ấy thành sự thật không thể chối cãi được. Người đầu tiên là Julie, một phụ nữ mới ngoài ba mươi. Một người bạn là bác sĩ vừa ghép thận thành công cho Julie. Trong đời, Julie dường như không bao giờ hút thuốc hoặc đụng đến rượu. Nhưng ngay sau khi hồi tỉnh sau ca phẫu thuật, cô thèm thuốc lá và rượu martini kinh khủng – hai niềm đam mê của người hiến thận. Tôi đã cắt cơn thèm của Julie bằng cách đưa cô vào trạng thái thôi miên, rồi làm cho các tế bào mới nhận thức rằng cơn thèm không dính dáng đến cơ thể mới nơi chúng đang trú ngụ.

Người thứ hai gây ấn tượng sâu sắc hơn nhiều với kết cuộc đáng vui mừng. Molly, 10 tuổi, được ghép tim lấy từ một nạn nhân 17 tuổi bị đâm chết tên là David. Mấy tháng sau khi David bị giết, cảnh sát không tìm được manh mối, nên không bắt được kẻ tình nghi. Molly bắt đầu trải qua những cơn ác mộng về một bóng đen đeo mặt nạ cầm dao chờ cô. Trong trạng thái bị thôi miên, Molly có thể thoát khỏi nỗi sợ hãi, lột mặt nạ của bóng đen đó, và nhận ra gương mặt của một gã thanh niên tên là Martin không phải gương mặt hoặc cái tên quen thuộc đối với cô, mà hóa ra là người quen lâu năm của David. Cảnh sát được báo tin, liền mời Martin đến thẩm vấn. Cuối cùng, Martin đã thú tội giết người, tất cả đều nhờ vào tế bào ký ức và mối tương tác mật thiết với sự thật được linh hồn của chúng ta nắm giữ.
Đến nay, tôi hiểu tế bào ký ức giống như người ta hiểu chiếc máy tính của mình vậy: càng học hỏi nhiều, lại càng có nhiều điều cần học hỏi và muốn biết. Và hóa ra tôi chỉ mới hiểu được một phần nào mà thôi.

Saturday, July 17, 2021

GÁI Ế ( LẠI MỘT NGƯỜI NỮA GIỐNG NHƯ TÔI )

"Trai 30 tuổi đang xoan, gái 30 tuổi đã toan về già"

Một số người cho rằng phụ nữ ngoài ba mươi chưa lập gia đình lấy chồng và có con là bắt đầu có nghi vấn rồi . Khi cô nàng ở tuổi ba mươi nhăm  vẫn còn độc thân sẽ bị xếp vào loại gái ế.

Gái ế ư ? Không biết người đời lấy tiêu chí gì để xếp loại như thế 

Với tôi , khi tôi thấy  vài cô bạn gái của tôi  gần tới hàng bốn vẫn còn chưa muốn yên bề gia thất  là tôi mừng lắm . Nói "chưa" cũng không đúng , đầy đủ hơn là họ không muốn "đóng cọc" cuộc đời.

Có những cô nàng luôn xem thiên chức làm mẹ là thiêng liêng , đối với họ gia đình là số một và họ luôn khao khát có con. Ngay cả với những phụ nữ LBGT có  con cũng là điều họ quan tâm. Những người này họ dễ kiếm bạn đời.

Nếu chúng ta xem Gái ế  như người bị khiếm khuyết tâm hồn thì đó là một cái nhìn rất thiển cận. Gái già không có chất bôi trơn và họ dễ trở nên khô khan . Gái già cần dưỡng chất bồi bổ cho cơ thể , cho tâm hồn.

1

5

Ế VUI VẺ! Ế KHỎE THÂN

Cùng nhau thảo luận cái độc thân
Tự do, nhàn nhã sướng nhất trần
Chẳng vướng gông xiềng chồng con cái
Ăn ngủ tự mình chẳng vướng thân

Bốn mùa phơi phới tựa như Xuân
Hoa lá cỏ cây cũng ghen thầm
Tươi xanh mơn mởn như lộc biếc
Khối kẻ thèm thuồng chẳng thèm cân

Một mình cho khỏe cái thân tâm
Ai muốn mặc ai tớ chẳng cần
Đời này dâu bể đâu gì chắc
Ế cho mãi khỏe cái tấm thân…

8

Lại kể tiếp câu chuyện ở phố rùm , chuyện này ở Asianlabrys .

Cái lần duy nhất chúng tôi đi làm từ thiện cùng với AL , chương trình ước mơ thiên thần năm 2011. Lúc đó chúng tôi đi khảo sát địa điểm từ thiện , chuyến đi hôm đó gồm bảy người . Người phụ trách là mod Brey của diễn đàn AL.

Mod Brey bằng tuổi mod Orchis , chức vụ của B tương đương với Or  và chúng tôi hồi đó hay gọi mấy mod ở AL là sếp .B là người chu đáo , nhiệt tình trong công việc từ thiện. Tuy nhiên cái sự nhiệt tình của B tôi không biết có thật lòng không hay B chỉ nhiệt tình vì muốn lấy lòng Jas , admin của AL và cũng là người yêu của B.

Chuyến đi đó chúng tôi rất vui , rất hài lòng , chuyến đi có sự tài trợ của mạnh thường quân  ở AL  là chị P.

Ngồi trên xe chị P , Brey có hỏi tôi một câu hỏi mà tôi mà tôi chẳng bao giờ muốn ai hỏi câu như vậy :

"Bạn có người yêu chưa???"

Rõ ràng đây là một câu hỏi hết sức vô duyên . B là mẫu phụ nữ như tôi  đã nói ở trên , là người khao khát có ông xã bà xã , có con cái .Đối với nó gia đình là số một, nó xem tôi như là gái ế , nó thấy thương cảm cho cảnh ế bồ của tôi.

Tôi của mười năm trước khác tôi bây giờ rất nhiều 

... và có quá nhiều người giống như tôi.

Tuesday, July 13, 2021

CHO TÔI YÊU EM NỒNG NÀN

 Bạn bình thường là bạn mà mình có thể bô lô ba la mọi thứ trên đời hổng sợ người ta hờn giận hay nghĩ này nghĩ nọ. Còn bạn "trên mức tình cảm" là bạn mà đôi khi ta chỉ nói có một nửa sự thật vì nói nốt nửa kia sợ người ta hiểu lầm mà nghỉ chơi với mình.

Chữ Rất Quý và Thích là một nhưng ko phải một . Là một tức có cùng một xuất phát điểm , đó là từ tình cảm chân thật . Nhưng Quý - Mến lại thiên về tình cảm thông thường , Thích lại thiên về tình cảm yêu thương . Mở rộng hơn nữa . Quý mến một ai đó thì ko nhất thiết phải có người đó . Nhưng Thích thì lại có Khuynh hướng muốn "có" người đó .( vd sau khi thích một ai đó thì người ta muốn làm quen - yêu người đó và có người đó trong đời ) 
Ở trong tiếng Anh hồi trước đi học có nghe thầy giáo dạy là LIKE mức độ tình cảm còn lớn hơn LOVE . Vì trong tình cảm trai gái bên đó khi mới quen nhau thì dùng Like nhiều hơn LOVE . LOVE thể hiện khi đã bên nhau một thời gian rất dài và thường dùng trong các mối quan hệ Gia Đình ( ví dụ : cha/mẹ - con , Con - cha/mẹ , Vợ - Chồng, v..v.. đều dùng I LOVE YOU - Và I LOVE You Too )
Bạn trên mức tình cảm này đúng là không rõ ràng mà (  ở đây mối quan hệ bạn bè này là bạn đồng giới hay khác giới ? ) Nếu là bạn bè khác giới giữa Nam với Nữ thì ghép vào loại quan hệ này :

Những mối quan hệ 'lưng chừng'

Còn nếu là bạn bè cùng giới như giữa hai người nữ với nhau thì ...
Rất nhiều  chuyện phim Bách Hợp giữa hai nhân vật nữ chính có tình bạn phát triển trên mức tình cảm mà dĩ nhiên  chuyện phim  chỉ nói một nửa sự thật , nửa  còn lại để   những người xem phim tự  suy diễn theo cách hiểu của họ .

 
Người bạn gái tặng tôi lời khuyên của các tu sĩ Tây Tạng đã cho tôi một câu nói rất hay  trong những lời khuyên ấy 
 
15. Mối quan hệ tốt nhất mà bạn có được là mối quan hệ mà trong đó, tình yêu thương dành cho nhau nhiều hơn gấp mấy lần sự cần thiết có nhau.
 
...Thương  em khi уêu lần đầu

Thương  ta lo âu tình sau

Ɗù gương xưa không được lau

Ѕoi lấу bóng mối duуên sầu

Ϲho tôi уêu em nồng nàn

Ϲho tôi уêu em nồng nàn

Ɗù biết уêu tình уêu muộn màng
 

Monday, July 12, 2021

LỜI KHUYÊN CỦA TU SĨ TÂY TẠNG: ĐỂ CÓ MỘT CUỘC SỐNG HẠNH PHÚC!

 Tôi có một cô bạn là giảng viên đại học bách khoa , cô ấy rủ tôi đến trường nghe cô ấy thỉnh giảng và tặng tôi một  số lời khuyên :

LỜI KHUYÊN CỦA TU SĨ TÂY TẠNGĐỂ CÓ MỘT CUỘC SỐNG HẠNH PHÚC!

Đây là những lời khuyên của các tu sĩ Tây Tạng để có một cuộc sống hạnh phúc, nhưng không phải lời khuyên nào cũng thích hợp với bạn. Dù vậy, bạn cũng nên đọc và suy ngẫm:


1. Hãy luôn ghi nhớ rằng tình yêu và thành công luôn bao gồm cả rủi ro.

2. Khi bạn trắng tay, cái bạn còn lại là những bài học.

3. Hãy luôn tuân thủ nguyên tắc 3T: Tôn trọng chính bản thân mình, tôn trọng người khác, và chịu trách nhiệm về tất cả những gì bạn đã làm.

4. Không đạt được những điều mình muốn có khi cũng là một điều may.

5. Hãy nghiên cứu những quy tắc để biết cách phá vỡ chúng một cách hợp lệ. 

6. Đừng để bất đồng nhỏ làm tổn thương mối quan hệ lớn. 

7. Khi bạn nhận ra bạn đã phạm phải sai lầm, hãy sửa chữa ngay.

8. Hàng ngày, hãy dành một ít thời gian ngồi một mình.

9. Hãy dang rộng vòng tay để đón nhận những giá trị mới, nhưng đừng làm mất đi giá trị của bạn.

10. Im lặng đôi khi là cách trả lời hay nhất.

11. Hãy sống một cuộc đời tử tế đáng kính. Để mai này, khi bạn già nua ngồi nhìn lại, bạn sẽ có cơ hội được tận hưởng cuộc đời thêm một lần nữa.

12. Bầu không khí chan hòa tình yêu thương trong gia đình bạn là nền tảng tốt nhất cho cuộc đời bạn.

13. Khi tranh cãi với những người bạn yêu thương, chỉ đề cập đến chuyện đang xảy ra. Đừng bao giờ bới lại chuyện cũ.

14. Hãy chia sẻ kiến thức của bạn. Đó là cách để bạn sống mãi trong lòng những người khác.

15. Mối quan hệ tốt nhất mà bạn có được là mối quan hệ mà trong đó, tình yêu thương dành cho nhau nhiều hơn gấp mấy lần sự cần thiết có nhau.

tìm hiểu Trừ Cái Chướng Bồ Tát

Pháp tướng Trừ Cái Chướng Bồ Tát Trừ Cái Chướng Bồ Tát thân màu vàng kim, pháp tướng trang nghiêm viên mãn, ngồi tư thế bán già, tay trái cầ...