Monday, July 5, 2021

TRISTAN DA CUNHA ( HÒN ĐẢO XA NHẤT THẾ GIỚI )

Người ta có lý khi gọi Tristan da Cunha là hòn đảo xa nhất thế giới. Nằm ở phía Nam Đại Tây Dương, quần đảo nhỏ xíu chỉ có 242 dân và tổng diện tích chỉ 207 km2 thuộc phần lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Anh này là nơi có người ở nằm cách xa mọi nơi khác trên Trái đất nhất.
Nó là lãnh thổ phụ thuộc của lãnh thổ hải ngoại của Anh Saint Helena, cách đó 2173 km (1350 dặm) về phía nam. Lãnh thổ bao gồm đảo chính, Tristan da Cunha (diện tích: 98 km², 38 sq mi), cũng như vài đảo không có người ở: Đảo Inaccessible và Quần đảo Nightingale. Đảo Gough, nằm cách 395 km (245 mi) về phía đông nam của đảo chính, cũng là một phần của lãnh thổ. Tristan da Cunha là quần đảo xa nhất trên thế giới.
Nó cách Mỹ 15 tiếng bay, cách Cape Town, Nam Phi, điểm gần nhất của châu Phi 6 ngày đi bằng tàu thuỷ và đảo Saint Helena, nơi giam cầm Hoàng đế Pháp Napoleon những năm cuối đời hơn 2 nghìn km. Edinburg of the Seven Seas, thị trấn có người ở duy nhất trên đảo chính Tristan da Cunha, thì không thể làm được sân bay do địa hình quá hiểm trở, nên cách duy nhất để đến Tristan da Cunha là bằng đường biển và ngay cả việc đến đây du lịch bằng đường biển cũng không phải là chuyện dễ dàng do nó ở quá xa đất liền có người ở gần nhất. Mỗi năm chỉ có tối đa 9 chuyến tàu du lịch được đến Tristan da Cunha và người ta phải lên kế hoạch trước cả năm.
Chính vì quá như thế, nên ngay cả một việc đơn giản như mua quà Giáng sinh cũng phải đặt trước nửa năm để kịp cho chuyến tàu thuỷ chở hàng từ Anh đến đây vào tháng 12. Kelly Green, người đứng đầu cơ quan du lịch của Tristan da Cunha cho chương trình “Today” của kênh NBC (Mỹ) biết rằng, người dân đảo sống bằng nông nghiệp theo kiểu tự cung tự cấp. Chính quyền đảo cũng phân cho mỗi người dân 2 con cừu và mỗi hộ gia đình 1 con bò để chăn nuôi.
Tristan da Cunha được đặt tên theo nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Tristan da Cunha (1460-khoảng 1507), người đã phát hiện ra quần đảo này năm 1506 trong một chuyến đi biển trên đường đến mũi Hảo vọng để từ đó vòng sang châu Á. Người Hà Lan đã đến đây sau đó năm 1643, sau đó được người Pháp thăm dò và đo đạc vào thế kỷ 18 và phải đến năm 1816, nó mới chính thức thuộc về nước Anh, khi Anh xác lập chủ quyền trên đảo, đưa người và quân đội đến đây để ngăn chặn bất cứ âm mưu nào nhằm tấn công và giải cứu Napoleon khỏi đảo Saint Helena. 242 người dân hiện tại trên đảo là hậu duệ của những người lính Scotland, những thuỷ thủ Hà Lan và những người săn cá voi Mỹ đến đây từ 2 thế kỷ trước.
Cuộc sống trên đảo như thế nào? Theo Green, cuộc sống nơi đây diễn ra rất bình lặng. Người dân sống bằng chăn cừu và nuôi bò để lấy sữa, trồng khoai tây để ăn. Mãi đến năm 2001 ở đây mới tiếp sóng truyền hình . Phần lớn người dân quần đảo có họ hàng với nhau, thậm chí kết hôn lẫn nhau mà không gặp rắc rối gì về gene. Có đúng 7 dòng họ trên đảo, là Glass, Swain, Hagan, Green, Repetto, Lavarello và Rogers. Họ nói một thứ thổ ngữ tiếng Anh khó nghe, trong khi internet thì chậm như rùa bò, hệ thống điện thoại không ổn định, báo chí cũng không có.
Hòn đảo chính có 2 nhà thờ, có 1 cơ sở y tế với 2 giường bệnh (nhưng không có cái máy thở nào) cùng vài y bác sĩ (nhưng chỉ có 1 nha sĩ). Tristan da Cunha có 1 trường với 5 lớp học cho học sinh tuổi từ 3 đến 16. Nếu người dân có nhu cầu được rửa tội, xưng tội hoặc ban phước, họ phải chờ một vị linh mục thỉnh thoảng vài tháng mới rẽ qua đây. Theo Conrad Glass, cảnh sát trưởng của quần đảo thì “Tristan da Cunha là nơi an toàn nhất trên thế giới. Người dân làm việc cùng nhau, sống cùng nhau để duy trì sự tồn tại và sẵn sàng giúp nhau khi cần”.
Có gì để thăm quan ở Tristan da Cunha? Khá nhiều thứ hay ho, chẳng hạn những người thích hiking có thể sẽ muốn trèo lên đỉnh có tên Queen Mary của ngọn núi lửa được đặt tên “1961”, chính là năm mà nó đã phun trào dữ dội khiến toàn bộ dân đảo được sơ tán về Anh trong vòng 2 năm. Giờ đây, ngọn núi lửa này thỉnh thoảng vẫn thức giấc, nhưng nó là nơi đáng đến nhất ở Tristan da Cunha. 
Một chuyến đi đến Tristan da Cunha, có thể được coi là nơi tận cùng thế giới, tại sao không?

No comments:

Tìm hiểu y phấn tảo

  ( trích trong sách phật quốc ký sự ) của t/g Thích Phước Tiến