Wednesday, October 18, 2017

Hạ trắng & Rừng xưa đã khép ( một thoáng buồn trong nắng chiều )

‘Hạ trắng’ là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nó được ví như một thiên nằm mộng giữa đời thường. Bản nhạc mang theo một hơi thở của mộng mị, sương khói giữa những ngày nắng hạ chói chang trưa hè xứ Huế, là giấc mơ thiên đường trong trận sốt mê man của người nhạc sĩ tài hoa…
Mùi hương dịu dàng, thơm ngát của hoa dạ lí hương đã đưa ông vào cơn mê chếnh choáng
Hạ trắng được Trịnh Công Sơn viết năm 1961 giữa cái nắng chói chang, bỏng rát của trưa hè xứ Huế. Khi ấy ông lên cơn sốt nặng. Trong cơn sốt mê man, ông cảm thấy thân thể mình bỗng dưng nhẹ nhàng phiêu bồng. Như thoát khỏi cái nắng nóng khiến người ta như mệt nhoài, tâm hồn ông bay bổng phiêu du trong mùi hương thơm thoang thoảng dịu dàng của hoa dạ lí hương.
Mùi hương ấy như níu kéo ông trở về với hiện thực, và tỉnh dậy toàn thân ông ướt đẫm mồ hôi. Lúc đó nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mới biết mình vừa bước ra khỏi một giấc mơ lạ.
Nhìn sang thấy trên bàn có ai đó đã cắm sẵn một lọ hoa dạ lý hương, ông hiểu ra chính mùi hương dịu dàng, nhẹ nhàng thơm ngát kia đã đưa ông vào cơn mê chếnh choáng.
Giấc mơ lạ với sự trải nghiệm về cái chết là sự giải thoát và trở về
Trong giấc mơ huyền ảo ấy, bóng dáng về một giai nhân xuất hiện như một thiên thần với màu áo trắng tinh khôi bước đi trong chiều không mây. Thoáng ẩn thoáng hiện làm nhạc sĩ như bâng khuâng mà cố kiếm tìm.
Gọi nắng!
Trên vai em gầy
Đường xa áo bay
Nắng qua mắt buồn
Lòng hoa bướm say
Lối em đi về
Trời không có mây
Đường đi suốt mùa
Nắng lên thắp đầy
Tiếng gọi vang lên trong sương khói mờ ảo như muốn đuổi kịp giai nhân với bờ vai gầy ngỡ tưởng như thân quen mà xa lạ. Giấc mơ lạ giữa trưa hè với cái nắng cháy da thịt lại được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn coi nó như một tia sáng chói như ánh sáng của thiên đường ru nhẹ tâm hồn của ông, cái nắng nóng của ngày hạ dường như biến mất trả lại cho nhạc sĩ một trạng thái bâng khuâng giữa cõi đời hư thực.
Màu trắng tinh khôi càng trở lên hư ảo dưới cái nắng hạ vàng như rót mật đã xóa nhòa ranh giới giữa thực và hư.
Thân thể như nhẹ bỗng bay bổng phiêu bồng, cảm giác như được thăng hoa khiến nhạc sĩ như được giải thoát. Lúc này trong ông có lẽ như một sự trải nghiệm kì thú về cái chết. Nếu ai đó ở đời sợ phải chết, bởi đó là sự chia li đau buồn nhất thì với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cái chết với ông chính là sự giải thoát, là sự trở về bởi ông hiểu hơn ai hết, trần gian là căn gác trọ tá túc vài ngày rồi lại phải dời đi.
Cõi trần gian đâu là thực đâu là hư?
Tỉnh giấc mơ lạ ông vẫn khắc khoải bâng khuâng với những ngẫm suy về đời. Với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có lẽ ông hiểu hơn ai hết đâu là thực, đâu là hư chốn trần gian này.
Có những người cho rằng, ông luôn bị ám ảnh bởi cái chết chính vì thế mà trong ông luôn có sự thôi thúc nung nấu niềm khát khao sống, khát khao yêu từ tận sâu thẳm trái tim ông.
Nhưng có rất nhiều người lại cho rằng, với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ông quý trọng và nâng niu mọi mối nhân duyên trong đời, ông sống hết lòng với đời nhưng lại không vì đời vì bi lụy. Phải chăng đây là khí chất riêng mà chỉ những ai thực sự yêu dòng nhạc của ông mới thấu hiểu được tâm tư ẩn sâu trong tâm của nhạc sĩ.
Với ông những gì thực tại ở chốn nhân gian đều là mộng, một giấc mộng ngắn ngủi. Người tỉnh mộng là người nhìn thấy rõ ràng nhất kiếp người là khổ, phải chịu những thứ đọa đày cơ cực cũng chỉ bởi cái thân thể nặng nề. Phải vì cái thân ấy mà chịu biết bao đau khổ. Nhưng ra đi rồi, thân kia chôn sâu trong lòng đất, cát bụi lại trở về với cát bụi, còn lại gì hay chỉ ta với ta.
Nhân gian như mộng, ái tình khó dứt
Trong một lần nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đến thăm bố một người bạn đang hấp hối. Ông cụ chết không phải do bệnh, ông cụ chết bởi căn ‘‘bệnh tương tư’’. Nỗi nhớ người vợ quá cố ra đi đột ngột đã khiến ông cụ không thiết sống nữa, tình cảm ấy đã làm ông hụt hẫng, cảm thấy mất mát lớn khi bị cái chết chia ly. Chính đó là nguyên nhân làm nên cái chết của ông cụ. Sợi dây tình ái có thể làm hồn người khô héo, kéo người ta rớt sâu vực thẳm của tuyệt vọng, nó âm thầm giết chết ta trong cơn đau với những nhớ thương.
Mối tình già làm nhạc sĩ cảm động và ám ảnh bởi lẽ với ông lời nói chia ly với cuộc đời này luôn là điều bất chợt. Sợi dây tính ái kia không đủ níu chân người, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết:
Bước chân em về
Nào anh có hay
Gọi tên cho nắng
Chết trên sông dài
Cái chết phũ phàng chia cách tình yêu, tiếng gọi cất lên cũng chỉ là trong vô vọng. Bởi vậy mà ông đã viết lên những lời da diết thấm đậm ân nghĩa đã vun đắp cho tình yêu:
Đời xin có nhau
Dài cho mãi sau
Nắng không gọi sầu
Áo xưa dù nhàu
Cũng xin bạc đầu
Gọi mãi tên nhau
Sự sắt son và tình yêu của mối tình già có lẽ là nốt trầm cuối của bản nhạc cuộc đời, nó tấu lên chầm chậm buồn bởi có một điều chắc chắn mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thấu hiểu chính là tình yêu dẫu đẹp tới những giây phút cuối đời thì cuối cùng cỗ máy thời gian vẫn là kẻ vô tình mang theo đi tất cả.
Nhân gian như mộng ái tình khó dứt. 
Nắng đưa em về, miền cao gió bay
Có một điều thật đẹp mà chỉ có trong cái hồn của Hạ trắng mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã gửi gắm đó là, hình ảnh em bước đi trong ánh sáng trắng tinh khôi giữa cái hạ vàng giống như lời nói vĩnh biệt tiễn đưa người thương mến về với thiên đàng. Nơi ấy là căn nhà mà hạnh phúc mới là thực sự : ‘‘Lối em đi về. Trời không có mây’’.
Nơi ấy là bình yên, mọi khổ đau trong đời như tan trong mây khói. Với nhạc sĩ căn nhà ấy, quê hương ấy mới là lối đi về.
Gọi nắng!
Cho tóc em cài
Loài hoa nắng rơi
Nắng đưa em về
Miền cao gió bay
Áo em bây giờ
Mờ xa nẻo mây
Gọi tên em mãi
Suốt cơn mê này…
Gọi tên em mãi. Suốt cơn mê này…
Dẫu nhân gian còn tiếng gọi của sự vương vấn nhớ thương, thì đó cũng chỉ là lời nói của người ở lại với những trầm luân đau khổ, sự cô đơn hay mong ngóng tới mỏi mòn. Có lẽ rằng nhạc sĩ thấu hiểu được cảm giác của sự bay bổng nhẹ nhàng và ánh sáng vi diệu tỏa ra từ cánh của thiên đường giữa cái nắng hạ chói chang tưởng chừng như nóng rát nhưng nó đẹp đẽ tới mức nào.
Bởi vậy mà giấc mơ lạ và câu chuyện tình già phải chia ly bởi cái chết lại là một cảm xúc khiến nhạc sĩ có thể viết lên những lời ca và nốt nhạc bay bổng, đưa người nghe như lạc vào cõi mộng giữa hư và thực.
Hơn nửa thế kỷ qua, những trăn trở, nghĩ suy hay những phút thâm trầm giữa cuộc đời của nhạc sĩ tài hoa xứ Huế vẫn được nhiều thế hệ ca sĩ Việt Nam xướng lên như những tuyệt phẩm bất hủ 
Rừng xưa đã khép
Tôi thừa nhận mình không thích nhạc của ông nhưng tôi lại thấy có một số triết lý trong nhạc của ông cũng chẳng tệ. Một buổi tối nọ tôi nằm nghe chị HT biên tập viên Khúc Nhạc Tình có nhắc đến cái triết lý của ông , ông viết hai bài nhạc về mưa và nắng là Mưa Hồng và Hạ Trắng , trong đó theo ông thì mưa đã buồn nhưng lại có mưa hồng , mưa chỉ có một trạng thái , lúc nào mưa cũng âm u  rũ nước nặng nề xuống đất và mưa gây khó khăn cho việc đi lại . Còn nắng , nắng còn buồn hơn cả mưa vì nắng mang nhiều sắc thái như nắng sớm đầu hôm , nắng gắt giữa trưa nóng nực và nắng chiều hoàng hôn sắp tắt . Tôi đồng ý với ông là có cái trạng thái nắng buồn hơn mưa khi nắng về chiều lúc hoàng hôn sắp tắt , tôi có cảm giác rất buồn khi nắng  về chiều trong cái khoảng thời gian từ 5h – 6h30 và cái cảm giác tê tái rét buốt khi nắng chiều vào mùa thu mùa đông  từ cuối tháng 9  tới cuối tháng hai dương lịch .

Saturday, October 14, 2017

Những bí quyết giúp bạn chọn được những cuốn sách hay

Đừng để ta bị lừa vì mất tiền mua phải những quyển sách “đẹp mã” nhưng “ruột rỗng tuếch”  những quyển sách này đầy rẫy ngoài thị trường và ngay cả những nhà sách uy tín như NXB trẻ , Thaihabook , Alphabook , Nhã Nam …cũng có loại này . Và bỉ ổi hơn là họ bán với cái giá trên trời quá đắt đỏ với giá trị của quyển sách .

1. Xác định trước loại sách mình cần

Khi quyết định đi mua sách, hãy xác định ngay mình muốn mua loại sách nào trước khi bước ra khỏi nhà. Việc xác định được cuốn sách mình cần mua giúp bạn không mất thời gian vào việc tìm kiếm và có thể dễ dàng chọn được một cuốn sách hay và đúng chủ đề. Ngược lại, nếu không xác định trước, bạn sẽ bị hút vào những cuốn sách khác nhau và bạn chẳng biết nên mua sách nào, từ đó dẫn đến mua phải những cuốn sách “đẹp mà không hay”, chưa kể mua về mà chẳng bao giờ động đến.

2. Phân loại các thể loại sách

Để chọn được một cuốn sách hay, bạn cần có một kỹ năng cơ bản là phân biệt được các loại sách. Có nhiều cách để có thể phân loại những cuốn sách, nhưng về cơ bản có 4 loại sau đây:
Đầu tiên, sách chuyên môn. Với mỗi đối tượng thì lại có một loại sách chuyên môn khác nhau và cụ thể với học sinh, sinh viên chúng ta là sách giáo khoa, sách tham khảo, sách bài tập,…
Thứ hai, sách nâng cao. Đây là những cuốn sách có liên quan trực tiếp đến sách chuyên môn, nhưng kiến thức ở tầng mở rộng hơn, sâu hơn các kiến thưc cần có. Những cuốn sách này giúp bạn mở mang kiến thức và có sự nghiệp rộng mở hơn.

































Thứ ba, sách “hạt giống tâm hồn”. Với nhiều người, những loại sách này chỉ là loại sách “thị trường” không lợi ích gì cả, nhưng hãy khoan coi thường chúng. Bạn không nên chỉ đọc những cuốn sách thiên về kiến thức, bởi nó khiến bạn bị đau đầu và cằng thẳng. Những lúc như vậy, bạn rất cần những cuốn sách “lợi thần kinh” này. Những cuốn sách về truyện ngắn, thơ, truyện ngôn tình,… tạo nguồn cảm hứng, tạo cân bằng, giúp cuộc đời đáng sống hơn.
Cuối cùng sách nền tảng. Là những cuốn sách về phương pháp, nhận thức, bí quyết,… Các loại sách tư vấn về các lĩnh vực. Ví dụ như cuốn sách: “Đọc sách như một nghệ thuật” của hai tác giả J. Adler và Van Doren… Vì thế, đọc loại sách này giúp hấp thụ 3 loại trên.
Tuy nhiên, một điểm chú ý là bạn nên cân bằng các loại sách với nhau, việc cân bằng các loại sách nặng về kiến thức và các loại sách giải trí sẽ giúp bạn tiếp nhận tri thức tốt hơn.

3. Xác định thời điểm mua sách

Mỗi thời điểm khác nhau thì nhu cầu tiếp cận tri thức lại khác nhau. Vì vậy bạn cần phải xác định được thời điểm này ta cần mua loại sách nào.
Ví dụ: Khi bạn chuẩn bị thi, bạn nên mua các loại sách chuyên môn để giúp nắm vững các kiến thức. Hay khi bạn thi xong rồi, những kiến thức cơ bản đã được nắm bắt, thì những cuốn sách nâng cao lại cần thiết, giúp bạn có được nền tảng kiến thức rộng lớn hơn. Tất nhiên nếu đọc được trước khi thi thì càng tốt.

4. Tham khảo từ bạn bè

Không gì nhanh bằng việc “tiếp thu thành tựu” của người đi trước. Họ có thể là bố mẹ, có thể là anh em, có thể là bạn bè, có thể là thầy cô… những người từng trải sẽ cho bạn những lời khuyên vô cùng hữu ích.
Một trong số các nguồn tham khảo hiệu quả khác nữa là: Các trang mạng xã hội, các trang mạng của các công ty sách. Một lưu ý là bạn nên đọc qua những phần bình luận của những người đã mua trước để tham khảo ý kiến của họ,… việc này giúp ích cho bạn rất nhiều.

 Để viết hay trước hết phải hay đọc , tham gia vào cộng đồng yêu sách và goodreads

5. Nắm bắt nội dung cuốn sách

Đây chính là điểm mấu chốt và quan trọng nhất giúp bạn chọn được một đầu sách hay.

Nhưng câu hỏi đặt ra là làm sao để nắm bắt được nội dung của một cuốn sách khi mà thời gian của ta không nhiều?
Giai đoạn đầu tiên là đọc tựa cuốn sách và xem mục lục. Việc này giúp ta biết được một cách tổng quát nhất về cuốn sách. Trả lời câu hỏi: nó viết về cái gì?
Giai đoạn hai là đọc lướt các đầu đề bài trong sách và xem tranh ảnh, phần in đậm. Công việc này giúp ta có thể nhìn chi tiết hơn về nội dung cuốn sách. Trả lời câu hỏi: Nó viết như thế nào?
Còn giai đoạn ba và cũng là cuối cùng, bạn nên đọc qua các bài, các phần bạn thấy ấn tượng. Điều này giúp bạn trả lời câu hỏi: Có hay không?
Khi đã trả lời được các câu hỏi: Cuốn sách viết gì? Viết như thế nào? Và có hay không? Thì câu hỏi “liệu bạn có mua” sẽ có câu trả lời.

Tự xuất bản sách (P1)

Blogger
Viết blog là một công việc hoàn hảo cho những người thích đọc, bởi vì khi bạn chuyên về một chủ đề nhất định nào đó, bạn có thể phải đọc rất nhiều các bài báo và sách liên quan đến chủ đề để tìm hiểu và nắm bắt được thông tin, giúp cho bài viết của mình có giá trị hơn, được nhiều người đọc hơn.
Thường để xuất bản sách chúng ta sẽ phải qua nhà xuất bản, họ sẽ chịu trách nhiệm xin giấy phép xuất bản, sau khi xin giấy phép này thì chúng ta sẽ có hai sự lựa chọn. Một là chúng ta tự xuất bản, hai là nhờ nhà xuất bản phân phối sách của chúng ta.
Thường xuất bản một cuốn sách như vậy các bạn sẽ có thể phải mất nửa năm hoặc một năm (có thể lâu hơn nữa). Bạn có kiên nhẫn đủ để chờ được thời gian này và tích góp một khoảng kinh phí lớn vài chục triệu để xuất bản. Hãy sử dụng cái đầu của mình tập trung viết sách thật tốt và bán sách ngay trên internet. Internet mở ra là để cho bạn cơ hội.bạn sẽ không phải nhận được 1 hoa hồng bán sách thấp, bạn sẽ không bị nhà xuất bản chèn ép, bạn sẽ viết tác phẩm theo ý của mình , sửa  chửa, nâng cấp và thay đổi sách cho phù hợp tùy ý.
 Khi muốn viết một cuốn sách chúng ta sẽ nghĩ tới rất nhiều vấn đề  về sách. Như viết cho ai viết để làm gì,  và cuốn sách này có thể giúp bạn kiếm thêm thu nhập như thế nào?
Hãy đơn giản suy nghĩ đó là cuốn sách viết cho mình tổng hợp lại những kiến thức của mình  hoặc là mình cũng có thể dùng cuốn sách đó làm quà tặng cho mọi người . Hãy cứ viết thôi  , có hàng trăm, hàng ngàn chủ đề để bạn chia sẻ.

Các bước để viết một cuốn sách

Đầu tiên bạn phải nghĩ về mục đích của cuốn sách viết cho ai, viết để làm gì, từ đó lên bố cục của cuốn sách. Đó là định hướng và cũng là bản chi tiết cho kế hoạch viết sách.
Khi viết bạn đừng quá cầu toàn, hãy cứ viết theo cảm xúc, bởi vì theo dòng cảm xúc, những con chữ của bạn cũng sẽ tuôn trào giống như những con suối. Bỗng chốc bạn nhìn lại bạn sẽ thấy mình viết được rất nhiều.
Cứ viết dù đúng, dù sai, dù hay dù dở. Những lỗi nội dung, lỗi chính tả có thể chỉnh sửa lại sau.
Tôi xin dành bài viết này cho người tình lâu năm của tôi , em yêu ạ . Mong em cùng giúp tôi và đồng hành với tôi trong những tháng ngày sắp tới .

Sunday, October 1, 2017

7 nghề dành cho người thích đọc

Viết blog, tiểu thuyết gia, biên tập sách hay trông coi thư viện... là những nghề được đánh giá là thú vị đối với những ai yêu thích đọc sách.

Nhiều người thích những công việc liên quan đến đọc sách, nhưng rất ít người kết hợp được sở thích đọc sách với công việc chính hằng ngày của họ.
Dưới đây là một số công việc tuyệt vời mà những người ham mê đọc sách sẽ đánh giá cao và thậm chí là mục tiêu rất nhiều người đang săn tìm:
7 nghề dành cho người thích đọc - 1
Nhiều người thích những công việc liên quan đến đọc sách. Ảnh: internet
Blogger
Viết blog là một công việc hoàn hảo cho những người thích đọc, bởi vì khi bạn chuyên về một chủ đề nhất định nào đó, bạn có thể phải đọc rất nhiều các bài báo và sách liên quan đến chủ đề để tìm hiểu và nắm bắt được thông tin, giúp cho bài viết của mình có giá trị hơn, được nhiều người đọc hơn.
Viết blog trở thành một nghề "hot" trong những năm trở lại đây, thu hút đông đảo giới trẻ tham gia.
Tiểu thuyết gia
Một trong những đặc quyền của người viết tiểu thuyết là việc đọc những cuốn sách khác để có được cảm hứng trong công việc của riêng mình. Thành công trong lĩnh vực này là rất khó khăn và nhiều tác giả bắt đầu bằng việc kết hợp việc viết với một công việc khác cho đến khi bán được sách, việc viết lách trở thành công việc toàn thời gian, giúp họ duy trì cuộc sống.
Nếu các đại lý đáp ứng được việc phân phối sách, cho bạn nguồn thu nhập ổn định, bạn có thể muốn tìm kiếm việc tự xuất bản các cuốn sách của mình.
Người trông coi thư viện
Khi bạn nghĩ về công việc mà các con mọt sách sẽ thích, làm việc ở thư viện ngay lập tức có thể xuất hiện trong tâm trí bạn. Mặc dù có thể không chính thống bạn sẽ được đọc trong khi làm việc nhưng đó chắc chắn là một công việc mà bạn có thể chia sẻ tình yêu đọc sách của mình với những người khác. Thêm vào đó, bạn có thể có trong tay những ấn bản mới nhất, và nếu bạn đang phát triển bộ sưu tập, bạn có thể giám sát việc lựa chọn sách.
7 nghề dành cho người thích đọc - 2
Ít người kết hợp được sở thích đọc sách với công việc chính hằng ngày của họ. Ảnh: internet
Nhà xuất bản
Nếu bạn làm việc tại nhà xuất bản, bạn có thể là một phần của quá trình lựa chọn các quyển sách tiềm năng cho việc in ấn. Trách nhiệm của nhà xuất bản bao gồm việc đánh giá các bản thảo, chỉnh sửa và tìm ra thiết kế bìa, phương pháp để tiếp thị tốt một cuốn sách... Chính vì vậy, khi làm việc ở nhà xuất bản, bạn sẽ có cơ hội được đọc rất nhiều.
Biên tập sách
Trong các công ty kinh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sách, có những vị trí đòi hỏi nhân viên phải đọc rất nhiều. Nhiệm vụ của người biên tập sách không chỉ có hợp tác với các tác giả để phát triển công việc của mình mà còn liên quan đến việc đánh giá các giá trị tiềm năng một cuốn sách mang lại.
Ngoài ra, nhiều vị trí biên tập sách đòi hỏi người biên tập phải đọc và đọc, đọc để tìm ra những cuốn sách mới, sách hay để từ đó có kế hoạch mua bản quyền cuốn sách ấy.
Chủ sở hữu nhà sách
Nếu bạn mong muốn bắt đầu một công việc kinh doanh nhỏ và muốn kết hợp với lòng yêu thích đọc sách của mình thì làm chủ hiệu sách độc lập có lẽ là con đường phù hợp với bạn. Được cảnh báo rằng việc sở hữu một hiệu sách độc lập có thể là một trận chiến đầy khó khăn nhưng một khi đã có tình yêu và đam mê, bạn đừng ngần ngại thử sức.
Người kết nối giữa tác giả và nhà xuất bản
Công việc của người kết nối này có thể là toàn thời gian, hoặc bạn có thể coi đây là một công việc làm thêm thú vị. Người kết nối đóng vai trò trung gian giữa tác giả và nhà xuất bản, hỗ trợ trong việc trao đổi, đàm phán và các điều khoản thanh toán... Hầu hết, các nhà xuất bản đều thực hiện các giao dịch này thông qua người môi giới hoặc các đại lý trung gian.

tìm hiểu Trừ Cái Chướng Bồ Tát

Pháp tướng Trừ Cái Chướng Bồ Tát Trừ Cái Chướng Bồ Tát thân màu vàng kim, pháp tướng trang nghiêm viên mãn, ngồi tư thế bán già, tay trái cầ...