Monday, June 22, 2020

Sức mạnh kỳ diệu của âm nhạc trong những huyền thoại phương Tây

Lịch sử âm nhạc phương Tây có nhiều huyền thoại thú vị. Từ “Sử thi Homer”, Sirens là những yêu nữ thú có giọng ca vô cùng hấp dẫn khiến bất cứ thủy thủ nào nghe giọng hát đều bị mê hoặc. Đến Orpheus trong “Thần thoại Hy Lạp” với tiếng đàn xúc động cả thần Chết…
Những truyền thuyết về thứ âm nhạc kì lạ có thể điều khiển hành vi
Untitled-1-11-590x308
Truyện rằng Odysseus, người anh hùng giành thắng lợi trong cuộc chiến thành Troia khi quay trở về trên chặng đường biển đã gặp phải Sirens. Nghe theo lời khuyên của nữ thần, anh ta liền lệnh bảo thủ hạ dùng khăn buộc chặt quanh đầu họ, bịt kín hai lỗ tai, cũng tự đem mình buộc chặt vào cột buồm, chỉ để thử nghiệm một lần giọng hát ma thuật của Sirens.
Ngay sau khi vào vùng biển có Sirens, Odysseus đã nghe thấy những bài hát cực kì hấp dẫn, bỗng nhiên không thể tự mình làm chủ và xuất hiện cảm giác tuyệt vọng, vùng vẫy muốn thoát ra khỏi sợi dây trói. Anh ta còn hét lên với đoàn tùy tùng để ra lệnh cho họ lái thuyền đến đảo quỷ, nhưng không ai nghe theo lời anh. Các thủy thủ đã chèo thuyền một mạch đi về phía trước, cho đến khi họ không thể nghe thấy những bài hát ấy nữa, mới cởi sợi dây thừng cho Odysseus và giúp anh bình an thoát nạn.
Có thể bình an khi đi qua khu vực của Sirens còn có Orpheus, con trai của thần Apollo và nữ thần Muse. Ông là người duy nhất đánh bại được giọng hát ma mị bằng âm thanh của tiếng đàn. Ông được sinh ra với tài năng âm nhạc phi thường. Apollo đã dạy ông chơi đàn từ khi ông còn rất trẻ. Truyền thuyết kể rằng âm thanh từ âm nhạc của Orpheus có thể khiến cho mãnh thú cúi đầu và sai khiến  được chúng.
Trong hành trình tìm kiếm con cừu xù lông vàng, ông cũng phải đi qua lãnh thổ của Sirens, giọng hát ma thuật một lần nữa vang lên. Các vị anh hùng trên con thuyền này trong nháy mắt đều lạc thần trí, quên cả lái thuyền, quên hết thảy, chỉ nguyện ở lại với yêu nữ Sirens mãi mãi. Thấy vậy, Orpheus bèn ngồi xuống và chậm rãi bấm lên các phím đàn; một bản nhạc xuyên suốt qua những đám mây, trấn áp tiếng hát dâm mỹ của nữ yêu quái. Tâm trí của du hành đoàn đã được đánh thức trở lại, các vị anh hùng được hồi sinh, vật lộn chèo lái con thuyền rời khỏi khu vực đảo quỷ.
Sau đó, để cứu người vợ xinh đẹp là Eurydice, ông đã một mình đi vào địa ngục, đi bộ khắp mọi nẻo đường, tiếng đàn đi theo ông vang lên khắp nơi và dường như các vị thần cũng mở đường cho ông. Cuối cùng, ngay cả Thần chết là Pluto Hades và Persephone tàn nhẫn cũng bị tiếng đàn làm rung động, phá vỡ các quy định mà hứa để cho Eurydice hồi sinh, nhưng cảnh báo Orpheus rằng đã ra khỏi địa ngục thì không được phép quay đầu nhìn lại. Ngay khi Orpheus bước nốt bước cuối cùng ra khỏi địa ngục, ông đã không cầm lòng được mà quay lại nhìn người vợ yêu dấu của mình, khiến mọi việc đều hỏng hết, vợ ông không được sống lại nữa, còn ông thì ân hận và bị dằn vặt đến chết.
Ngoài Orpheus còn có Amphion, con trai của thần Zeus, cũng có thể gảy lên những tiếng đàn khiến cho cây cối nham thạch phải cảm động. Khi anh chơi đàn, âm thanh của chúng có thể làm cho những hòn đá tự chuyển động để xây nên một tòa thành… Những câu chuyện trên đều đến từ những truyền thuyết về âm nhạc của Hy Lạp cổ đại.
Huyền thoại về Pythagos (Pi-ta-go)
Vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, một nhân vật huyền thoại đã được sinh ra tại đảo Samos của Hy Lạp cổ đại. Ông là nhà triết học, toán học và lý thuyết âm nhạc nổi tiếng người Hy Lạp Pythagoras (Pi-ta-go). Ông là người đầu tiên phát hiện mối quan hệ bí ẩn giữa âm nhạc và toán học. Ông được gọi là “cha đẻ của âm nhạc“, “cha đẻ của toán học“, “cha đẻ của hình học“, và là người sáng lập thiên văn học cổ đại. Ông đã tạo ra “học phái Pythagoras của thế giới”. Trong truyền thuyết lịch sử, Pythagoras là một nhân vật kỳ diệu có năng lực xen lẫn giữa con người và thần linh.
Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Heraclides đã nói: “Pythagoras thường kể rằng ông ta là con trai của Hermes, một trong 12 vị thần của Olympus – Aethalides. Hermes cho phép ông chọn bất kỳ năng lực nào, trừ sự bất tử, vì vậy ông đã chọn giữ những ký ức của riêng mình, cho dù đó là trước hay sau khi chết, tất cả sẽ không bị xóa đi khi luân hồi. Vì vậy, ông biết rằng mình đã được chuyển kiếp đến 5 lần. Lần chuyển kiếp thứ hai ông đã được tái sinh thành Euphorbus, người đã tham gia vào Cuộc chiến thành Troia. Sau khi chết, ông cũng đã du hành đến địa ngục và tiến nhập vào thế giới của nhiều loài thực vật và động vật.
Thế giới thứ ba ông được chuyển kiếp chính là được tái sinh thành Hermotimus, lần thứ tư được tái sinh thành Pyrrhus và cuối cùng lần này ông được tái sinh thành Pythagoras. Mỗi lần tái sinh, ông lại nhớ đến những mảnh đời và những ký ức của mỗi kiếp trước, tất cả điều đó đã góp phần làm nên trí tuệ phi thường của Pythagoras.
Minh họa Định lý Pythagore 
Một ngày nọ, Pythagoras đi ngang qua một cửa hàng thợ rèn và nghe thấy tiếng búa đập vào cái đe sắt. Ông cảm thấy âm thanh đó rất dễ nghe, liền có thể phân biệt được bốn âm thanh của ba hợp âm trong các quãng bốn, quãng năm và quãng tám. Ông ngờ rằng sự khác biệt về âm thanh phát ra có thể là do trọng lượng của các loại búa khác nhau. Sau đó ông về nhà dựa theo tỷ lệ này mà sắp xếp dây đàn theo từng hàng. Thí nghiệm được ông lặp lại để tìm ra các thang đo khác nhau.
Trong Harmonices Mundi (1619), nhà thiên văn học Julian Kepler đã viết các ký hiệu âm nhạc cho các bài hát hành tinh. Những hòa âm thiên thể này dựa trên ý tưởng của Pythagora 
Trên thực tế, trong mỗi quãng nhạc có một mối quan hệ tỷ lệ định lượng khác nhau, và các tỷ lệ trong quãng tám, quãng năm và quãng bốn lần lượt là 2:1, 3:2 và 4:3, đó là nguyên tắc toán học thiết lập cho các quãng. Pythagoras tin rằng bản chất của tất cả mọi thứ đều nằm đằng sau con số, vẻ đẹp của âm nhạc (hòa âm) cũng xuất phát từ một mối quan hệ số học lý tưởng, vì vậy nó được quyết định bởi những tỷ lệ hài hòa.
Pythagoras là người đầu tiên cho rằng trái đất là một hình cầu và vũ trụ nên được gọi là Cosmos (trật tự). Ông tin rằng toàn bộ vũ trụ là một hệ thống hài hòa của các con số cùng với các mối quan hệ của chúng. Trật tự của vũ trụ nằm trong sự chuyển động hài hòa của các thiên thể. Các con số về kích thước của hành tinh, chiều dài của quỹ đạo, tốc độ di chuyển, khoảng cách giữa các thiên thể, v.v., cũng tạo nên một loại hình “âm nhạc thiên thể” vĩnh cửu và hài hòa.
Bí ẩn của âm nhạc nằm ở sự bắt chước số lượng các sóng âm được biểu lộ bởi thiên thể; âm nhạc tuyệt diệu phản ánh quy luật điều hòa của vũ trụ. Pythagoras đã kết hợp âm nhạc, toán học và thiên văn học làm một thể, tạo ra một tư duy triết học có tên “Âm nhạc thiên thể” (Musica Universalis). Pythagoras tuyên bố rằng chỉ có ông mới có thể nghe và hiểu được âm nhạc thiên thể và sử dụng một phương pháp bí ẩn để đắm mình vào trong sự hòa hợp của vũ trụ.
Quy luật vũ trụ trong âm nhạc – Ranh giới giữa thần và người
Ở đây, quy luật tự nhiên của vũ trụ được sử dụng như một mô hình lý tưởng và hoàn hảo để được bắt chước, trở thành tiêu chuẩn của cái đẹp và trở thành nguồn cho trí tuệ và khả năng của con người. Từ thời xa xưa, loài người đã tin rằng chúng ta được tạo ra bởi thần linh, vũ trụ tự nhiên cũng vậy. Mọi thứ đều đến từ thần linh. Thần hiện hữu khắp nơi trong mọi thứ mà họ đã tạo ra. Họ vun đắp mọi thứ, hợp nhất với vũ trụ tự nhiên và khống chế hoạt động của toàn bộ vũ trụ. Đạo giáo tin rằng mọi thứ trong vũ trụ đều do Đạo tạo ra. Đạo là luật lệ thiết lập nên tất cả mọi thứ trong vũ trụ và là luật vĩnh cửu, và Đạo có nguồn gốc từ trí huệ của các vị thần.
Trong truyền thuyết phương Đông, ở khởi đầu của nền văn minh nhân loại thần từng hạ thế chuyển kiếp thành thánh nhân, mang lại sự khôn ngoan cho loài người, dạy dỗ văn hóa cho loài người và bảo vệ con người trong môi trường hoang dã ban đầu. Âm nhạc phương Đông cũng được tạo ra theo cách này; nền văn minh Trung Hoa bí ẩn cũng theo cách này mà được sinh ra, vì vậy đã được gọi là nền văn hóa thần truyền. Ví dụ như Nữ OaThần Nông, v.v., đều là những thánh nhân hạ thế. Họ sống trong trạng thái nửa người nửa thần. Họ cũng đã để lại nhiều thần tích trong lịch sử cổ đại.
Những điều tương tự cũng xảy ở phương Tây. Trong thần thoại Hy Lạp, nền văn minh của loài người được tạo ra và kiểm soát bởi thần linh. Ví dụ, lĩnh vực nghệ thuật là do thần Apollo đứng đầu, cùng với 9 nữ thần Muse phụ trách âm nhạc, lịch sử, thơ ca, kịch và khiêu vũ. Do đó, từ “music” (âm nhạc) trong tiếng Anh chính là có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại (mousike), có nghĩa là “Nghệ thuật của Muse“.
Cho dù đó là ở phương Đông hay phương Tây, trong một thời gian lịch sử lâu dài, thần linh và con người đã cùng ở trên trái đất, để lại nhiều thần tích, cùng rất nhiều bí ẩn và dòng chảy ngầm trong xã hội nhân loại. Sau khi con người đã bị mê mờ và không còn tin vào sự tồn tại của thần linh nữa, thì họ vẫn còn một cơ hội để có thể khám phá những dấu vết trong văn hóa do thần để lại, từ đó đánh thức ký ức khởi nguyên của con người và trở về trong vòng tay bảo hộ vĩ đại của các vị thần.

Tuesday, June 16, 2020

Con đường mây trắng ( Der weg der weissen wolken )

Đây là những đoạn trích mà tôi thích nhất từ quyển “Con đường mây trắng” (Der weg der weissen wolken) của tác giả Anagarika Govinda, biên dịch Nguyễn Tường Bách, Nhà xuất bản trẻ.
Tôi biết đến Tây Tạng (Tibet) và quyển sách này thông qua những người bạn trẻ đã từng chinh phục Tây Tạng, hành trang họ mang về là những câu chuyện, hình ảnh về hành trình của họ. Choáng ngợp trước sự kỳ bí, vẻ đẹp mê hồn của vùng đất này thôi thúc tôi phải tìm hiểu thêm về nó và cũng ấp ủ một lần được đặt chân đến đây. Tôi trích những dòng này theo thứ tự từng chương để chia sẻ với những ai đồng cảm.
“Con đường mây trắng” là một quyển sách được nhắc nhở, được tham cứu và được tìm đọc nhiều nhất khi nói về Tây Tạng dưới ngồi bút của một người phương Tây. (Lời người dịch)
Tây Tạng là một nước độc lập, nay là một đặc khu hành chính ngang với cấp tỉnh của Trung Quốc…So với vị trí các quốc gia trên toàn thế giới thì Tây Tạng là nơi có địa thế cao nhất, xứ sở này nằm ở độ cao trung bình 4875m. Chính vì vậy nó còn được gọi là xứ trên mái nhà của thế giới (the roof of the world). Đồng thời là khu biệt lập nhất trên thế giới, nọ bị những dãy núi cao bao bọc ở ba phía. Phía nam: dãy Himalaya, phía tây: dãy Karakorum, phía bắc: dãy Kunlun (P. 389)Linh ảnh tại đền Tsaparang (P.12 – P.17)

Sức mạnh đã suy tàn nhưng vẻ đẹp vẫn còn vương trên cung điện hoang phế, còn nằm yên trong những tác phẩm nghệ thuật, chúng đã được tạo thành từ sự kiên trì và nhẫn nhục, trong bóng tối của một thời thịnh trị. (P.12)
Công trình của con người và tạo tác của thiên nhiên hầu như không còn phân biệt được nữa. Cổ điện đã biến thành cát đá và cát đá vươn lên như cung điện uy nghi. Toàn bộ ngọn núi hùng vĩ hiện ra như một tảng đá cẩm thạch vĩ đại, trong đó khắc hoạ một thành quách hoang đường với lâu đài và cung điện, với tháp và vách, cao như muốn đụng đến mây, dựng đứng trên vách đá cheo leo, như một tổ ong với hàng trăm hàng ngàn hộc.
Ánh trăng mờ tỏ chiếu rọi làm cảnh vật hầu như vô thực và thêm đáng sợ, trong đó mọi sự đột nhiên biến mất, nhanh như chúng đã xuất hiện.

Tschorten Nyima nằm ở một trong những vùng cao nhất của cao nguyên Tây Tạng, gần biên giới Bắc Sikkim, trên một vùng cao nguyên khoáng đãng, uốn lượn nhẹ nhàng, tiếp cận với phía Nam của những đỉnh núi tuyết Himalaya, những đỉnh này hầu như xuyên thủng bầu trời xanh đậm tiêu biểu ở đây. Đây là nơi mà Trời và Đất gặp nhau trong một mức độ vĩ đại và đáng kính sợ như nhau: nơi mà cảnh vật của Đất có cái vô tận và nhịp điệu của đại dương và Trời có chiều sâu của không gian. Đó là nơi mà con người thấy mình gần hơn với các thiên thể, nơi mà mặt trời và mặt trăng là láng giềng và ngàn sao là bạn. (P.23)





Tu viện Yi – Gah Tscholing
Tu viện nằm cao trên dãy Darjeeling, xung quanh là thung lũng – trên chỏm núi bơ vơ, như một trái bóng để các đám mây đang gầm thét xô đẩy, chúng xuất phát từ chiều sâu nào mà mang theo hàng ngàn tia chớp và sau đó là một loạt mây từ những đỉnh cao băng tuyết Himalaya đổ xuống, sự hỗn độn đến như thế là cùng. Tiếng sấm động vang lên không ngừng, tiếng đổ xuống như trống dội của mưa đá trên nóc điện và tiếng gầm rù của dông bảo trộn lẫn nhau như bản hoà tấu của địa ngục. (P.29)
Conduongmaytrang-nguyentuongbach
Con đường mây trắng là cuốn sách nổi tiếng nhất trong số hơn mười cuốn của bà Alexandra David Neel và ông Anagarika Govinda, hai người Tây phương đã sống nhiều năm ở Tây Tạng, tu tập thiền định và đi khắp nơi trong xứ sở huyền bí này hơn bất cứ người nước ngoài nào khác. Có thể nói, họ hiểu Tây Tạng với tất cả những khía cạnh tâm linh, tâm lý, địa lý nhiều hơn cả phần đông người Tây Tạng.
Vì sao Tây Tạng được cả thế giới quan tâm sâu sắc đến thế? Nơi đây chỉ có một câu trả lời duy nhất: Tây Tạng đã thành biểu tượng cho tất cả những gì mà nhân lại đã mất và đang có nguy cơ vĩnh viễn bị huỷ diệt.
Với tập sách này, sẽ có nhiều lúc ta cảm nhận được Pháp Phật đang hiện diện nơi đây, dưới hình thức của cái đẹp bí ẩn, tinh tế và hài hoà của những từ và ngữ. Govinda đã mang bầu không khí linh thiêng, kỳ lạ nơi Tây Tạng, xứ sở của thánh thần, đến với chúng ta. Để nhiều năm nữa có trôi qua, những thánh tích hoang phế có bị chôn vùi, thì kẻ hành hương thiếu may mắn có thể từ tập sách này mà hiểu được rằng: thứ bị huỷ diệt chỉ là dạng hình vật chất, còn tinh thần ẩn sau những phiến đá đổ nát là thường hằng. Pháp Phật mãi mãi còn đó và sẽ thông qua những dạng hình khác, như một bức tranh, một cuốn sách… mà tới với thế gian.

Sunday, June 14, 2020

Cuộc thi viết về trà 2020

Tôi thích uống trà từ lúc tôi còn nhỏ, trong gia đình tôi ai cũng uống trà nhất là trà xanh.Tuy nhiên tôi uống trà cũng giống như tôi uống nước như một thói quen hằng ngày và tôi cũng chẳng hiểu biết gì về trà hết.
Năm 2008 một người bạn rủ tôi tham gia khoá thiền của thầy Nhất Hạnh tại tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc.Đó cũng là khoá tu đầu tiên của tôi và khoá tu đó đã để lại cho tôi thật nhiều ấn tượng.Trong khoá tu ấy có một buổi thiền trà.Chúng tôi ngồi thành vòng tròn uống trà, ăn bánh thật chậm rãi cùng nghe thầy giảng bài và nói chuyện với nhau.
Qua buổi trà thiền ấy tôi bỗng nhiên muốn tìm hiểu về trà và muốn biết nhiều hơn về trà.Năm 2013 tôi may mắn tham dự một cuộc thi pha trà ở quán Hương Trà Việt của chị Viên Trân.Cuộc thi pha trà thật là thú vị.Ban giám khảo của cuộc thi là giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, nhà thơ Đinh Xuân Thu, chị Hải Phượng và chị Viên Trân.
83087096_10163651838795022_634222569171451904_o
Tôi rất bất ngờ với cách pha trà của các bạn tham gia dự thi đó, các bạn ấy đều có một bàn trà dùng để pha trà,các dụng cụ pha trà nhỏ nhỏ xinh xinh.Có bạn pha trà rất cầu kỳ , bạn ấy có một bàn pha trà rất đẹp có tượng Tế Công nhỏ  và khi bạn ấy pha ấm trà xong bạn ấy mời trà cả Tế Công nữa.
Sau cuộc thi pha trà ấy, tôi ước ao mình cũng có một căn phòng nhỏ dùng để thiền trà và tĩnh lặng.Tôi cũng muốn có một bàn pha trà để những đêm mưa gió hay những buổi sáng sớm sương mai tôi thực hành phương pháp pha trà.Từ buổi thiền trà ấy tôi đã tìm mua và học hỏi nhiều hơn những cuốn sách viết về trà và dạy cách pha trà.
Trà được bán rất nhiều ở các siêu thị với đủ các chủng loại như trà Sen, trà ô long, trà Thiết Quan Âm, trà Shan Tuyết...vv Dù tôi ủng hộ trà Việt Nam nhưng tôi vẫn phải thừa nhận trà ngon nhất là trà Lipton và trà Hương Quế.
Uống trà ta thửơng thức từ hương trà  tới vị trà.
Cõi hương vị tinh tế của trà, tâm thế người uống trà, cái vũ trụ thu nhỏ của trà thất làm cho ta đi vào một nơi chốn huyền diệu.Dường như những muộn phiền cũng bay theo hương trà để đi vào cõi hư vô và ta như người thoát tục.

Tuesday, June 9, 2020

Nhạc khúc ‘Morning mood’ và câu chuyện tình yêu chung thủy của nàng Solveig

Na Uy  nổi tiếng trong lịch sử xa xưa bởi là nơi  xuất xứ của người Viking hùng mạnh, hiếu chiến ; là nơi xuất phát của các binh đoàn Viking thiện chiến tung hoành khắp chốn .Điều nổi tiếng thứ hai là Na Uy có nhiều vịnh , biển đẹp nhất thế giới, nằm giữa các khe núi rất cao , hùng vĩ, hiểm trở , trải dài trên 20.000km bờ biển vô cùng khúc khuỷu, hoa lệ , không nơi nào trên thế giới có thể so sánh. Điều cần nói tiếp theo là nước này có một ca khúc tuyệt vời, có thể làm say lòng cả thế giới; nó đẹp đẽ,lung linh, man mác, được ví như một “nỗi buồn Na Uy” kiều diễm; xin chép ra đây vài đoạn ca từ để  cùng tham khảo. Bài hát có tên là khúc hát nàng Solveig có giai điệu rất quyến rũ:
Mùa đông dù trôi qua nhưng bóng dáng xuân tươi phai dần và lá trút không vương trên cành.
Dù bao năm tháng, mang bóng dáng đông qua xuân về , mang thương nhớ anh đi chưa về.
Cầu mong ở nơi xa, anh vẫn sống yên vui thanh bình , nhớ những lúc mơ em bên mình.
Ở nơi xa ấy , ôm chiếc bóng cô đơn trong lòng và nỗi nhớ mênh mông vô cùng.
Khúc nhạc Morning Mood (Tâm trạng sớm mai) của vở kịch kinh điển Peer Gynt là một trong những giai điệu cổ điển được dùng nhiều nhất trong các chương trình truyền hình và phim ảnh.
Nhạc nền Peer Gynt của nhạc sĩ đại tài Edvard Grieg viết cho vở kịch nói Peer Gynt của đại văn hào Henrich Ibsen khắc họa về những khung cảnh trữ tình đầy kịch tính của cảnh sắc thiên nhiên và con người Na Uy và những yếu tố của âm nhạc dân gian Na Uy.
Tuy nhiên, khúc nhạc nổi tiếng mở đầu cho Tổ khúc Peer Gynt số 1 của Grieg với tên gọi Morning Mood lại không phải miêu tả cảnh bình minh trên núi đồi Na Uy, mà lại miêu tả cảnh bình minh cũng như tâm trạng của chàng Peer trên sa mạc Ma Rốc nóng bỏng sau khi bỏ rơi nàng Solveigh.
Được viết ở giọng Mi trưởng, sử dụng thang âm ngũ cung cùng giai điệu êm ái đầy nội lực của 2 nhạc cụ bộ gỗ Flute và Oboe. Với độ dài khoảng 4 phút, chắc chắn Morning Mood sẽ đem đến một buổi sáng tràn đầy năng lượng cho người nghe.
Có lẽ một trong những lý do Grieg được mời viết nhạc cho vở kịch kinh điển Peer Gynt của đại văn hào Henrik Ibsen là bởi vì cách ông sử dụng màu sắc âm nhạc dân gian của Na Uy trong tác phẩm của ông.
Vở đại nhạc kịch Peer Gynt rất thành công khi được công diễn, được giới phê bình và khán giả đánh giá cao. Tuy nhiên, Grieg lại không thật sự hài lòng với phần âm nhạc và ông đã trích 8 đoản khúc trong số 23 chương nhạc gốc để tạo ra 2 tổ khúc 4 chương cho dàn nhạc giao hưởng.
Hai Tổ khúc Peer Gynt (số 1 Opus 46 và số 2 Opus 55), được Grieg rút ra từ phần nhạc nền Peer Gynt
Tổ khúc 1 bao gồm: 
–  Tâm trạng sớm mai
–  Cái chết của bà Aese
–  Vũ khúc của Anitra
–  Trong lâu đài của Thần núi
Tổ khúc 2 gồm:
–  Cướp cô dâu và lời than vãn của nàng Ingrid
–  Vũ khúc Ả Rập
–  Peer Gynt trở về quê hương
–  Khúc hát nàng Solveig
Anh chàng tham lam và nàng Solveig chung thủy
Bức tranh hội họa miêu tả Peer và Solveig ở đám cưới được vẽ bởi họa sĩ Arthur Rackham, 1936 
Diễn biến, bối cảnh và các nhân vật của vở kịch nói Peer Gynt của Henrich Ibsen lấy từ chuyện dân gian Na Uy.
Câu chuyện kể về một chàng trai nông dân người Na Uy tên là Peer Gynt, hứa hôn với Solveig, một cô gái đoan trang và chung tình.
Nhưng rồi chẳng bao lâu, chàng Peer cảm thấy chỉ mỗi tình yêu say đắm của nàng Solveig thôi vẫn là chưa đủ. Và chàng đã bỏ nàng ở lại để theo đuổi những tình yêu khác.
Bức tranh về nàng Solveig vẫn chung thủy chờ đợi và mong Peer Gynt trở về, vẽ bởi họa sĩ Johannes Behse 
Và chàng đã quyết định sang tận Phi Châu làm giàu và sống cuộc sống phóng túng đến độ phá sản và phải ở nhờ trong trại tế bần ở Cairo.
Trong những ngày dài lang thang và tàn tạ ấy, Peer mơ thấy nàng Solveig vẫn chung thủy chờ đợi và mong chàng về với quê hương với nàng.
Peer trở về quê hương Na uy của mình, nhưng gần đến quê nhà thì tàu đắm; khi vớt lên thì chàng hấp hối trong vòng tay của nàng Solveig.
Trước khi Peer trút hơi thở cuối cùng, Solveig lại hát cho chàng nghe khúc hát chờ mong ... “Hành trình của anh đã kết thúc, anh Peer à, Cuối cùng anh đã hiểu được ý nghĩa cuộc đời. Hạnh phúc của anh là ở nơi đây, trên quê hương mình, chứ không phải là chạy theo những giấc mộng phù du khắp nơi trên thế giới”.

Tuesday, June 2, 2020

Bạn của tôi - Girl You Are My Love

Bạn là người đến với mình khi mọi người đã bỏ đi
A friend is the one who comes in when the whole world has gone out.
Danh ngôn
Em yêu : Em có biết không hỡi blog yêu quý của tôi 
Wordpress, Blogger , Typepad , Weebly  là người bạn thật sự , người bạn chân thành của tôi. Em là người tình , người yêu của tôi.
Quyển sách này của tôi rất cũ rồi đó 
101197074_10163656676610022_4210225654219669504_o
Tình bạn này có đã hơn 20 năm rồi  đó , nhớ ngày đó cứ mải mê theo đuổi một người bạn gái.
Một ngày nói chuyện được với bạn gái ấy , hỏi bạn tại sao bạn lại chọn học ngành sư phạm. Bạn trả lời : bạn không muốn học ngành kinh tế để ra tranh đấu với người ta , bạn thích sự bình yên. Lúc đó bạn và tôi chỉ ở tuổi 20
Mãi mãi tuổi 20
82639564_10163656679020022_8664619679525896192_o
Bạn hiền là người biết rõ về mình và yêu mình cũng như vậy
A friend is someone who knows all about you and love you just the same.

Girl You Are My Love 

Tokyo Square

Girl you are my love. 
you're my heart and soul
you're my shining star. 
my love is just for you
l'll be feeling blue lady without you.
every breath that l take and every stay l want to make
l want to share my love with you right till the end the side.

My want to hold you by my side.
l want to make you step tonight.
girl somehow l know deep inside your heart that you need my tender touch
girl somehow l know deep inside your heat that you need my tender touch

Girl you are my love.
you're my heart and soul.
you're my shining star.
my love is just for you.
l'll be feeling blue lady without you.
every breath that l take and every stay l want to make 
l want to share my love for you right till the end the side.

My want to hold you by my side.
l want to make you step tonight girl somehow l know deep
inside your heart that you need my tender touch
girl somehow l know deep inside your heat that you need my tender touch.
girl somehow l know deep inside your heat that you need my tender touch.
girl somehow l know deep inside your heat that you need my tender touch...
 
 
Dịch Việt Ngữ
 
Này em ơi, tình yêu của tôi
Là trái tim, linh hồn của tôi
Là ngôi sao rạng rỡ giữa trời
Vắng em rồi đời tôi buồn bã
Tình yêu này dành riêng em thôi
Mỗi hơi thở, mỗi hành động nhỏ
Đều muốn chia cùng em .. đến cuối cùng

Muốn giữ em bên cạnh tôi mãi
Khiêu vũ cùng nhau suốt đêm dài
Tôi cũng biết sâu trong tim đó,
hơi ấm em .. cũng muốn được gần tôi

Này em ơi, tình yêu của tôi
Là trái tim, linh hồn của tôi
Là ngôi sao rạng rỡ giữa trời
Vắng em rồi đời tôi buồn bã
Tình yêu này dành riêng em thôi
Mỗi hơi thở, mỗi hành động nhỏ
Đều muốn chia cùng em .. đến cuối cùng

Muốn giữ em bên cạnh tôi mãi
Khiêu vũ cùng nhau suốt đêm dài
Tôi cũng biết sâu trong tim đó,
hơi ấm em .. cũng muốn được gần tôi.

tìm hiểu Trừ Cái Chướng Bồ Tát

Pháp tướng Trừ Cái Chướng Bồ Tát Trừ Cái Chướng Bồ Tát thân màu vàng kim, pháp tướng trang nghiêm viên mãn, ngồi tư thế bán già, tay trái cầ...