Đây là những đoạn trích mà tôi thích nhất từ quyển “Con đường mây trắng” (Der weg der weissen wolken) của tác giả Anagarika Govinda, biên dịch Nguyễn Tường Bách, Nhà xuất bản trẻ.
Tôi biết đến Tây Tạng (Tibet) và quyển sách này thông qua những người bạn trẻ đã từng chinh phục Tây Tạng, hành trang họ mang về là những câu chuyện, hình ảnh về hành trình của họ. Choáng ngợp trước sự kỳ bí, vẻ đẹp mê hồn của vùng đất này thôi thúc tôi phải tìm hiểu thêm về nó và cũng ấp ủ một lần được đặt chân đến đây. Tôi trích những dòng này theo thứ tự từng chương để chia sẻ với những ai đồng cảm.
“Con đường mây trắng” là một quyển sách được nhắc nhở, được tham cứu và được tìm đọc nhiều nhất khi nói về Tây Tạng dưới ngồi bút của một người phương Tây. (Lời người dịch)
Tây Tạng là một nước độc lập, nay là một đặc khu hành chính ngang với cấp tỉnh của Trung Quốc…So với vị trí các quốc gia trên toàn thế giới thì Tây Tạng là nơi có địa thế cao nhất, xứ sở này nằm ở độ cao trung bình 4875m. Chính vì vậy nó còn được gọi là xứ trên mái nhà của thế giới (the roof of the world). Đồng thời là khu biệt lập nhất trên thế giới, nọ bị những dãy núi cao bao bọc ở ba phía. Phía nam: dãy Himalaya, phía tây: dãy Karakorum, phía bắc: dãy Kunlun (P. 389)Linh ảnh tại đền Tsaparang (P.12 – P.17)
Sức mạnh đã suy tàn nhưng vẻ đẹp vẫn còn vương trên cung điện hoang phế, còn nằm yên trong những tác phẩm nghệ thuật, chúng đã được tạo thành từ sự kiên trì và nhẫn nhục, trong bóng tối của một thời thịnh trị. (P.12)
Công trình của con người và tạo tác của thiên nhiên hầu như không còn phân biệt được nữa. Cổ điện đã biến thành cát đá và cát đá vươn lên như cung điện uy nghi. Toàn bộ ngọn núi hùng vĩ hiện ra như một tảng đá cẩm thạch vĩ đại, trong đó khắc hoạ một thành quách hoang đường với lâu đài và cung điện, với tháp và vách, cao như muốn đụng đến mây, dựng đứng trên vách đá cheo leo, như một tổ ong với hàng trăm hàng ngàn hộc.
Ánh trăng mờ tỏ chiếu rọi làm cảnh vật hầu như vô thực và thêm đáng sợ, trong đó mọi sự đột nhiên biến mất, nhanh như chúng đã xuất hiện.
Tschorten Nyima nằm ở một trong những vùng cao nhất của cao nguyên Tây Tạng, gần biên giới Bắc Sikkim, trên một vùng cao nguyên khoáng đãng, uốn lượn nhẹ nhàng, tiếp cận với phía Nam của những đỉnh núi tuyết Himalaya, những đỉnh này hầu như xuyên thủng bầu trời xanh đậm tiêu biểu ở đây. Đây là nơi mà Trời và Đất gặp nhau trong một mức độ vĩ đại và đáng kính sợ như nhau: nơi mà cảnh vật của Đất có cái vô tận và nhịp điệu của đại dương và Trời có chiều sâu của không gian. Đó là nơi mà con người thấy mình gần hơn với các thiên thể, nơi mà mặt trời và mặt trăng là láng giềng và ngàn sao là bạn. (P.23)
Tu viện Yi – Gah Tscholing
Tu viện nằm cao trên dãy Darjeeling, xung quanh là thung lũng – trên chỏm núi bơ vơ, như một trái bóng để các đám mây đang gầm thét xô đẩy, chúng xuất phát từ chiều sâu nào mà mang theo hàng ngàn tia chớp và sau đó là một loạt mây từ những đỉnh cao băng tuyết Himalaya đổ xuống, sự hỗn độn đến như thế là cùng. Tiếng sấm động vang lên không ngừng, tiếng đổ xuống như trống dội của mưa đá trên nóc điện và tiếng gầm rù của dông bảo trộn lẫn nhau như bản hoà tấu của địa ngục. (P.29)
Tôi biết đến Tây Tạng (Tibet) và quyển sách này thông qua những người bạn trẻ đã từng chinh phục Tây Tạng, hành trang họ mang về là những câu chuyện, hình ảnh về hành trình của họ. Choáng ngợp trước sự kỳ bí, vẻ đẹp mê hồn của vùng đất này thôi thúc tôi phải tìm hiểu thêm về nó và cũng ấp ủ một lần được đặt chân đến đây. Tôi trích những dòng này theo thứ tự từng chương để chia sẻ với những ai đồng cảm.
“Con đường mây trắng” là một quyển sách được nhắc nhở, được tham cứu và được tìm đọc nhiều nhất khi nói về Tây Tạng dưới ngồi bút của một người phương Tây. (Lời người dịch)
Tây Tạng là một nước độc lập, nay là một đặc khu hành chính ngang với cấp tỉnh của Trung Quốc…So với vị trí các quốc gia trên toàn thế giới thì Tây Tạng là nơi có địa thế cao nhất, xứ sở này nằm ở độ cao trung bình 4875m. Chính vì vậy nó còn được gọi là xứ trên mái nhà của thế giới (the roof of the world). Đồng thời là khu biệt lập nhất trên thế giới, nọ bị những dãy núi cao bao bọc ở ba phía. Phía nam: dãy Himalaya, phía tây: dãy Karakorum, phía bắc: dãy Kunlun (P. 389)Linh ảnh tại đền Tsaparang (P.12 – P.17)
Sức mạnh đã suy tàn nhưng vẻ đẹp vẫn còn vương trên cung điện hoang phế, còn nằm yên trong những tác phẩm nghệ thuật, chúng đã được tạo thành từ sự kiên trì và nhẫn nhục, trong bóng tối của một thời thịnh trị. (P.12)
Công trình của con người và tạo tác của thiên nhiên hầu như không còn phân biệt được nữa. Cổ điện đã biến thành cát đá và cát đá vươn lên như cung điện uy nghi. Toàn bộ ngọn núi hùng vĩ hiện ra như một tảng đá cẩm thạch vĩ đại, trong đó khắc hoạ một thành quách hoang đường với lâu đài và cung điện, với tháp và vách, cao như muốn đụng đến mây, dựng đứng trên vách đá cheo leo, như một tổ ong với hàng trăm hàng ngàn hộc.
Ánh trăng mờ tỏ chiếu rọi làm cảnh vật hầu như vô thực và thêm đáng sợ, trong đó mọi sự đột nhiên biến mất, nhanh như chúng đã xuất hiện.
Tschorten Nyima nằm ở một trong những vùng cao nhất của cao nguyên Tây Tạng, gần biên giới Bắc Sikkim, trên một vùng cao nguyên khoáng đãng, uốn lượn nhẹ nhàng, tiếp cận với phía Nam của những đỉnh núi tuyết Himalaya, những đỉnh này hầu như xuyên thủng bầu trời xanh đậm tiêu biểu ở đây. Đây là nơi mà Trời và Đất gặp nhau trong một mức độ vĩ đại và đáng kính sợ như nhau: nơi mà cảnh vật của Đất có cái vô tận và nhịp điệu của đại dương và Trời có chiều sâu của không gian. Đó là nơi mà con người thấy mình gần hơn với các thiên thể, nơi mà mặt trời và mặt trăng là láng giềng và ngàn sao là bạn. (P.23)
Tu viện Yi – Gah Tscholing
Tu viện nằm cao trên dãy Darjeeling, xung quanh là thung lũng – trên chỏm núi bơ vơ, như một trái bóng để các đám mây đang gầm thét xô đẩy, chúng xuất phát từ chiều sâu nào mà mang theo hàng ngàn tia chớp và sau đó là một loạt mây từ những đỉnh cao băng tuyết Himalaya đổ xuống, sự hỗn độn đến như thế là cùng. Tiếng sấm động vang lên không ngừng, tiếng đổ xuống như trống dội của mưa đá trên nóc điện và tiếng gầm rù của dông bảo trộn lẫn nhau như bản hoà tấu của địa ngục. (P.29)
Con đường mây trắng là cuốn sách nổi tiếng nhất trong số hơn mười cuốn của bà Alexandra David Neel và ông Anagarika Govinda, hai người Tây phương đã sống nhiều năm ở Tây Tạng, tu tập thiền định và đi khắp nơi trong xứ sở huyền bí này hơn bất cứ người nước ngoài nào khác. Có thể nói, họ hiểu Tây Tạng với tất cả những khía cạnh tâm linh, tâm lý, địa lý nhiều hơn cả phần đông người Tây Tạng.
Vì sao Tây Tạng được cả thế giới quan tâm sâu sắc đến thế? Nơi đây chỉ có một câu trả lời duy nhất: Tây Tạng đã thành biểu tượng cho tất cả những gì mà nhân lại đã mất và đang có nguy cơ vĩnh viễn bị huỷ diệt.
Với tập sách này, sẽ có nhiều lúc ta cảm nhận được Pháp Phật đang hiện diện nơi đây, dưới hình thức của cái đẹp bí ẩn, tinh tế và hài hoà của những từ và ngữ. Govinda đã mang bầu không khí linh thiêng, kỳ lạ nơi Tây Tạng, xứ sở của thánh thần, đến với chúng ta. Để nhiều năm nữa có trôi qua, những thánh tích hoang phế có bị chôn vùi, thì kẻ hành hương thiếu may mắn có thể từ tập sách này mà hiểu được rằng: thứ bị huỷ diệt chỉ là dạng hình vật chất, còn tinh thần ẩn sau những phiến đá đổ nát là thường hằng. Pháp Phật mãi mãi còn đó và sẽ thông qua những dạng hình khác, như một bức tranh, một cuốn sách… mà tới với thế gian.
Vì sao Tây Tạng được cả thế giới quan tâm sâu sắc đến thế? Nơi đây chỉ có một câu trả lời duy nhất: Tây Tạng đã thành biểu tượng cho tất cả những gì mà nhân lại đã mất và đang có nguy cơ vĩnh viễn bị huỷ diệt.
Với tập sách này, sẽ có nhiều lúc ta cảm nhận được Pháp Phật đang hiện diện nơi đây, dưới hình thức của cái đẹp bí ẩn, tinh tế và hài hoà của những từ và ngữ. Govinda đã mang bầu không khí linh thiêng, kỳ lạ nơi Tây Tạng, xứ sở của thánh thần, đến với chúng ta. Để nhiều năm nữa có trôi qua, những thánh tích hoang phế có bị chôn vùi, thì kẻ hành hương thiếu may mắn có thể từ tập sách này mà hiểu được rằng: thứ bị huỷ diệt chỉ là dạng hình vật chất, còn tinh thần ẩn sau những phiến đá đổ nát là thường hằng. Pháp Phật mãi mãi còn đó và sẽ thông qua những dạng hình khác, như một bức tranh, một cuốn sách… mà tới với thế gian.
No comments:
Post a Comment