Thursday, January 31, 2019

Lý do gọi Tháng 1 là January: Câu chuyện về Janus, vị thần La Mã gác cổng Thiên Đường

Vào đầu tháng 1, thường là lúc làm bản tổng kết những công việc của năm vừa kết thúc nhằm lên kế hoạch cho năm mới, với nhiều hy vọng. Nhưng bạn có biết từ “Tháng Một – Juanuary”  bắt nguồn từ Janus, vị thần La Mã của sự bắt đầu và kết thúc?
111111111111111-2-700x366
Người gác cổng Thiên đường
Trong thần thoại La Mã, Janus là vua của xứ Lazio (miền Trung  nước Italy) và cung điện của ông nằm trên Núi Janicule, ở bờ Tây của Tibre. Theo tờ trí thức La Mã Macrobe, Janus được tôn vinh là thần vì sự cống hiến tận tình của ông; rất đạo đức, ông là ví dụ trong các vị thần.
Một đồng tiền La Mã với hình ảnh của Janus. 
Janus được người La Mã tôn kính như một vị thần “đích thực” (trái ngược với các vị thần được truyền thừa từ đền Pantheon Hy Lạp). Ông là vị thần của sự chuyển tiếp – của sự kết thúc, sự bắt đầu, đi vào, đi ra và đi qua. Tên của Janus (Ianus trong tiếng Latin, vì bảng chữ cái không có chữ J) nguyên là từ  liên quan đến thuật ngữ ianua – tức là cửa, và Janus cũng được chỉ định là ianitor – người gác cửa thiên đường.
Bức tượng Janus cho thấy đây là vị thần để râu, với hai đầu (bifrons) để biểu thị rằng ông có thể nhìn thấy cùng lúc cả phía trước lẫn phía sau, cũng như cả bên trong lẫn bên ngoài, mà không cần phải quay đầu; tay phải ông cầm một cái gậy, để chỉ đường cho du khách, còn tay trái cầm một chiếc chìa khóa để mở các cánh cửa.
Chiến tranh và hòa bình
Hình ảnh Ngôi đền của Janus trên một đồng tiền thời hoàng đế Neron. 
Janus cũng gắn liền với sự chuyển tiếp giữa chiến tranh và hòa bình và người ta gọi ông là Numa Pompilius,vị vua huyền thoại thứ hai của Rome, nổi tiếng với đức tin của mình, đã lập nên một đền thờ của Janus Geminus (Janus kép), cách Thượng viện không xa. Nó được xây dựng tại chỗ Janus đã làm phun ra một luồng nước sôi để ngăn chặn một cuộc tấn công của người Sabine vào Rome.
Ngôi đền là một tòa nhà với hai vòm cổng ở mỗi đầu, nối với nhau bằng một hành lang. Ở giữa là một bức tượng bằng đồng của Janus hai đầu, mỗi đầu nhìn về một cổng. Theo sử gia Livy, Numa Pompilius đã xây dựng ngôi đền này với mục đích chính trị để chính thức hóa hòa bình và chiến tranh trong lòng thành phố. Khi các cánh cửa được mở ra, có nghĩa là trong nước có chiến tranh; khi cánh cửa đóng lại, có nghĩa là  hòa bình đã trở lại.
“Ngôi đền này, được xây dựng vào cuối Argilete, đã trở thành biểu tượng của hòa bình và chiến tranh. Khi cửa mở, đó là tín hiệu kêu gọi người dân gia nhập quân ngũ; khi cửa đóng, đó là tuyên bố hòa bình đang ngự trị với tất cả các quốc gia láng giềng. Sau trị vì của Numa, hai lần cửa đã đóng, lần đầu tiên, dưới thời quan chấp chính Titus Manlius, vào cuối cuộc Chiến tranh Punic lần thứ nhất, lần thứ hai dưới thời Caesar Augustus, với thiện tâm của các vị thần, sau trận Actium, hòa bình đã  được thiết lập trên thế giới, trên đất và trên biển”.
(Livy, Lịch sử La mã)
Các “cánh cửa của Janus” đã đóng trong suốt 43 năm dưới thời của Numa Pompilius, nhưng sau  triều đại của ông thì thường không đóng, dù Hoàng đế Augustus tự hào là đã đóng cửa ngôi đền này ba lần. Còn hoàng đế Neron, đã kỷ niệm hòa bình được thiết lập với người Parthians bằng cách đúc những đồng tiền xu với những cánh cống của đền thờ Janus được đóng lại.
Năm mới tốt lành
Vua Janus theo Sebastian Münster, 1550. 
Người La mã tin rằng tháng Giêng là do Numa đưa thêm vào trong lịch. Mối liên hệ giữa Janus và lịch được củng cố bởi việc xây dựng 12 bàn thờ, mỗi bàn thờ cho một tháng của năm, trong ngôi đền dành riêng cho vị thần này trên Holitorium Forum. Nhà thơ Martial đã mô tả Janus như  “ông tổ và cha đẻ của năm”.
Từ năm 153 TCN, các quan chấp chính (các quan viên của nền Cộng hòa) lên nắm quyền vào ngày đầu tiên của tháng Giêng (người La Mã gọi là các Calendes). Các quan chấp chính mới đã cầu nguyện cho Janus, và các linh mục đã dâng lên ông lúa mì và muối, cũng như ianula, một loại bánh lúa mạch truyền thống.
Người La mã cũng phân phát các lễ vật của năm mới cho bạn bè: tiền xu, tranh ảnh, quả chà là,  mật ong, để năm mới sẽ sung túc.
Janus đóng một vai trò chủ đạo trong tất cả các cúng tế của dân chúng  cho các vị thần dưới hình thức các lễ vật; ông nhận hương và rượu vang trước các vị thần khác. Là người gác cống thiên đàng, Janus thực sự là người đầu tiên phải gặp trước khi đến được các vị thần khác, kể cả thần Dớt vĩ đại (Jupiter grand). Trong văn bản De Agri cultura, Caton l’Ancien  giải thích cách thức mọi người tôn vinh Janus, Jupiter và Juno với các lễ vật từ vụ thu hoạch để mong mùa vụ tươi tốt hơn.
Vì vậy, nếu bạn cảm thấy bức bối vào đầu tháng Giêng, tại sao lại không cư xử như người La Mã? Mang một chút bánh kẹo đến chia sẻ với bạn bè, cầm chìa khóa khép lại cánh cửa của năm 2017.

Tự vấn trước xuân mới

Thế là đã 5 năm trôi qua kể từ  cái ngày  ta bước chân vào ngôi nhà wordpress (2007) bây giờ đã (2012) rồi, ta còn nhớ  không ta những ngày đầu mò mẫm wordpress chỉ vì tình cờ ta thấy site Ngọc Lan được tạo nên từ  nền tảng của wordpress . Hồi ấy ta vẫn chưa hiểu wordpress là cái quái quỷ gì mò mẫm chơi chơi vậy thôi và vào thời đó yahoo blog nổi đình đám , yahoo giải thể mọi người sang facebook . Ta có  chơi facebook nhưng ta vẫn thích wordpress , vẫn là số một với ta vì dần dần tìm hiểu thấy wordpress đối với ta hoàn hảo đến độ mà ta không còn gì để bớt đi được nữa .

Ta là một blogger hay chỉ  là một copyblog , hunm  cho dù ta là copyblog thì ta cũng không thích làm cái chuyện phi đạo đức lấy chuyện tầm phào thế tục câu blog để lấy số lượng pageview . Ta chỉ  muốn làm một cánh bướm trắng bay lượn giữa thềm hoa xuân như  trong giấc mơ của Trang Tử  mà Trang Tử  đặt cho mình là cánh bướm Trang Chu , ta muốn ngồi thiền kiết già  trầm tư  mặc tưởng như  đức phật trên đài Hoa Sen hay ta muốn cưỡi con trâu già đi chu du thiên hạ như  Lão Tử  . Cuối cùng ta chọn cách ẩn tu trong mỗi con chữ  trong tu viện wordpress Thu Quyến Rũ này .

Elysium là gì ? Elysium là một vùng dưới âm phủ trong thần thoại Hy Lạp là nơi trú ngụ của những linh hồn hiền lành , là nơi mà  linh hồn tu để chuyển tới những cảnh giới cao cấp hơn .

Ta tu hành để cho ý thức phát triển để đạt đến nhận thức đúng đắn của tâm hồn , ta vẫn đam mê sách vở như  những con mọt cần cù gặm nhấm từng con chữ  trong các cuốn sách trong tri thức trong trí huệ . Ta đã nằm mơ thấy đức phật mỉm cười hiền từ  nhìn ta như ngài đang dìu dắt ta vào con đường chân lý giải thoát và giác ngộ

Ôi WordPress !!! Tu viện của ta , ta sẽ cố gắng tránh cho nó không rơi vào cảnh đáng buồn dưới đây.

1797994_582371648520918_167089602_n1_zps3dd4cea1
Lâu rồi, ta không còn trải lòng mình với trang giấy. Ngày tháng bận rộn mãi cuốn hút nhấn chìm ta trong công việc không phút nào ngơi nghỉ. Để rồi lòng càng đầy ắp những hỗn mang mệt mỏi mà chẳng thể tìm về nhật ký để giãi bày. Cũng như  chiều nay, giữa cái se lạnh nôn nao hồn người, chợt muốn cầm bút tâm sự  cùng nhật ký mà ngồi thừ, ngẩn ngơ nhìn trang giấy trắng. Biết bao lần mở ra đành gấp lại, cất đi. Ta không viết nổi, thực sự không còn tâm tư  để viết, nhật ký ơi!
Có lẽ giữa ngày tháng qua, với ta chỉ có chất chồng công việc, của gánh nặng cơm áo… Ta thực sự  mòn mỏi mình giữa mớ hỗn độn của thời-không gian mà quên mất mùa xuân đang gần kề. Thời gian không cho phép ta nhặt nhạnh được phút giây để thở, để buông giữa cuồng quay lo phiền và toan tính. Không gian lại càng khép chặt ta vào mọi giới hạn thiếu vắng niềm vui và thư  giãn. Ta chợt chơi vơi lạ.
Hạnh phúc, ai đó đã từng nói “Một ngày trôi qua trong bình yên, đó là hạnh phúc”. Nó được viết lên với nhiều khái niệm. Song với ta, hạnh phúc lớn nhất là được viết, được cầm bút chia sẻ bày tỏ, mà sao… cũng quá xa vời. Chẳng còn gì đọng lại trong một tâm hồn mỏi mệt. Đầu óc ta đang chìm sâu giữa vòng đảo điên của nghiệp lực. Dầu, ta vẫn biết và luôn sẵn sàng để đón nhận mọi thứ, mọi điều xảy đến bằng chính đôi mắt mở to tỉnh táo để hiểu giai đoạn mình đang đi, đang qua khắc nghiệt đến thế nào. Song mọi vận hành của nghiệt ngã của nghiệp duyên cứ dập dồn, đeo đuổi ngày càng bám riết vào ta như  hình với bóng ngăn trở ta, gián đoạn ta xa rời dần bao ước mong tu tập, chuyển hóa để thăng hoa.
Chieu-6_zpsd7867d381_zps5a3b3565
Ta hèn kém quá chăng? Hay ta bạc nhược để lắm lúc không chịu đựng được nổi những phong ba muộn phiền vây phủ? Để rồi ta lại xót xa bật khóc cho mình giữa mênh mang cô độc, giữa mưa gió hình hài.
Nhưng kỳ diệu thay, giữa phút giây khổ đau nhất, chính giọt nước mắt âm thầm ấy, những dòng lệ đắng xót thi nhau tuôn trào lại như  phép mầu làm gột rửa, trôi đi bao ẩn ức tâm hồn, giúp ta chợt nhận ra: Tất cả đều là phương tiện.
Trong mọi chông chênh đường đời thì con đường tâm linh là cuộc hành trình cần có sự  trải nghiệm nhiều nhất. Cần phải biết buồn, biết khóc cùng những khắc khoải ưu tư. Đó chính là “Đối tượng của thiền quán” (như  lời một vị  sư). Và mọi dập vùi, dồn nén, ẩn ức… chẳng qua chúng đang “trêu đùa”, vận hành trên nền tảng ý thức mà thôi. Sao ta chưa chịu buông bỏ chấp thủ tự  ngã chính mình, để mãi hoài ôm ấp niềm đau và đổ thừa cho nghịch cảnh, số phận? Ta đã chấp nhận trước mọi khổ đau nhưng ta có thực sự  điềm nhiên đón nhận nó hay vẫn chìm trong nỗi niềm khắc khoải? Để suốt đời ta vẫn cùng ngũ uẩn này làm bạn lang thang dìu dắt nhau lưu lạc giữa thở than cùng với ngày tháng vô định…, hỡi cái “ta” mệt nhoài?

Tiếc Xuân

Ước mơ xanh trong mùa xuân chín
Ước mơ về một mùa xuân tràn đầy hạnh phúc và miên viễn luôn thao thức trong tâm hồn mọi người . Chẳng thế mà bao nhiêu thi nhân , nhạc sĩ không ngừng viết về những khát vọng của riêng mình thay cho mọi người trong những tâm sự  mùa xuân .Chúng ta nghe Hàn Mặc Tử  trăn trở :
Bao nhiêu mơ ước trong tim ấy
Như  chực xuân về thổ lộ ra .
Hay lý sự  theo phong cách Tế Hanh
Sóng cần phải dâng
Chim cần phải kêu
Mùa cần phải xuân
Ta cần phải yêu .
Vì mùa xuân cũng là mùa tình yêu đâm hoa nảy lộc , đồng nghĩa với ước mơ , tuổi trẻ và hy vọng …
Thế nhưng trong mùa xuân chín ( theo ngôn ngữ  của Hàn Mặc Tử ), vẫn còn ngổn ngang bao ưu tư  về thế  sự  , trên bức tranh xuân rực rỡ mai vàng rượu đỏ ấy vẫn còn những gam màu xám.
Mùa xuân chín
Tác giả: Hàn Mặc Tử
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. 
Sột soạt gió trêu tà áo biếc, 
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời. 
Bao cô thôn nữ hát trên đồi. 
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, 
Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi.
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, 
Hổn hển như lời của nước mây, 
Thầm thỉ với ai ngồi dưới trúc 
Nghe ra ý vị và thơ ngây.
Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín, 
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng: 
“Chị ấy, năm nay còn gánh thóc 
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?…”
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy 
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.  => tiếc xuân , tiếc cho tuổi xuân của chính mình hay là tiếc cho một cuộc vui sắp tàn .
Đó là quy luật ít ai cưỡng được. Thi sĩ biết vậy mà cứ tiếc thầm cho họ. Và biết đâu cũng như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử cũng tiếc cho cả tuổi xuân của mình. Xuân Diệu thì bộc trực hơn: “Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua. Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”. Hàn Mặc Tử cũng với ý ấy nhưng thể hiện kín đáo hơn. Nói cho cùng các thi sĩ đang nói hộ tâm trạng chung của mọi người. Vì ai mà chẳng muốn tuổi xuân của mình được dài thêm nếu “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” vì nói như Xuân Diệu: “Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật. Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian”… Trong khi tả cảnh mùa xuân vui tươi với các thi sĩ thường hay có những phút chạnh lòng như vậy. Ngày xưa Nguyễn Du vẽ cảnh mùa xuân thật sinh động với “Cỏ non xanh rợn chân trời” với “Dập dìu tài tử giai nhân”… Nhưng cũng chính Nguyễn Du đặt câu hỏi trước ngôi mộ của nàng Đàm Tiên (qua lời nàng Kiều):
Rằng sao trong tiết thanh xuân Mà đây hương khói vắng tanh thế này ?
Ta nói điều gì về tiếc xuân bây giờ nhỉ  , mùa xuân ngắn ngủi thật đẹp với muôn ngàn sắc màu . Ngôn ngữ  của HMT thì cho mùa xuân chín nhưng còn một ngôn ngữ  khác nói rằng cái “chín” nó sẽ chín vào mùa hạ
Xuân xanh  hạ chín  thu héo đông tàn
Ta không yêu mùa xuân nhưng rồi ta vẫn phải thừa nhận rằng cái tiếc xuân chẳng hề khác tiếc thu là bao
Tiếc Thu

Ngôi Nhà Hạnh Phúc

Bà tiên mùa xuân có một ngôi nhà rất đặc biệt .Ngôi nhà đó có cửa kiếng làm bằng kẹo chanh, mái lợp bằng sôcôla nâu đỏ , cột nhà bằng ống phết sữa tươi và tường bằng bánh xốp. Khu vườn ở  quanh nhà lại càng hấp dẫn : cây nào cũng sai oằn trái , mỗi trái lại là món đồ chơi  tuyệt đẹp , vỏ cây có thể ăn ngon như  bánh mì giòn và mỗi chiếc lá là một bức tranh rực rỡ .
Bà tiên đặt tên ngôi nhà đó là Hạnh Phúc .Bất kỳ em bé nào cũng có thể lên thăm , nếu cả năm làm được nhiều việc tốt . Trước đêm giao thừa , bà tiên sẽ cùng chị  em gió xuân bay là là khắp mặt đất để đến từng nhà em bé ngoan . Bà se  sẽ  đặt bên gối mỗi em một hạt đậu thần và đánh thức em dậy bằng một nụ hôn trên má . Khi em bé thức  giấc , hạt đậu sẽ tự  vươn lên thành một chiếc thang kỳ diệu , đưa em bay bổng đến chỗ ngôi nhà Hạnh Phúc .Em sẽ được chơi thỏa thích và trở về nhà đúng đêm giao thừa  để  đón năm mới.
Năm nay , bà tiên lại tiếp tục công việc của mình .Bà mặc chiếc áo có bảy sắc cầu vồng , trong áo chứa đầy hoa tỏa hương thơm ngát.Bà cầm chiếc giỏ xin xắn chứa những hạt đậu thần và ngồi lên chiếc xe mây để Gió đưa đi…Xe băng băng qua rừng, qua núi đến với từng căn nhà có các trẻ em ngoan ngoãn .Bà tiên lại đặt hạt đậu lên gối , hôn nhẹ vào má cho em thức giấc rồi lại tiếp tục rong ruổi đường xa…
Trong ngôi nhà Hạnh Phúc , các em bé mới đông làm sao .Em nào cũng má thắm môi hồng , vui cười hớn hở .Bà tiên mỉm cười với từng em và bỗng cảm thấy thiêu thiếu . Bà đếm lại từng cô cậu bé …Đúng là thiếu hết một em rồi .Bà vẫy tay , bảo gió cùng xuống ngay trần gian để xem thử  chuyện gì đã xảy ra với cậu bé ngoan đã từ  chối món quà của bà .
…Xe mây dừng lại bên một ngôi nhà nhỏ nằm khuất ở vùng ngoại ô .Bà tiên nhìn qua khe cửa , thấy hạt đậu đã vươn lên thành một chiếc thang lung linh màu sắc , đang đong đưa trong tiếng nhạc ngân nga êm ái .Cậu bé ngoan không có ở trong giường .Cậu đang ngồi ở bên mẹ mắt đượm vẻ lo lắng .Mẹ cậu bị bệnh chỉ có mình cậu loay hoay lo cho mẹ từ chiều đến giờ , mắt rưng rưng.
42324996_10160888302455022_635190156583763968_n
Bà tiên Mùa Xuân rất cảm động .Bà muốn dành cho cậu bé ngoan một món quà bất ngờ .Chiếc  đũa thần trên tay bà chạm nhẹ vào mảnh vườn trước nhà .Kỳ lạ thay , những bụi hồng vụt mọc lên từ  mặt đất, màu sắc rực rỡ. Bà tiên Mùa Xuân lại xoay nhẹ  chiếc  đũa làm tỏa ra một chuỗi ánh sáng xanh lấp lánh .Ô kìa , từ  trên trời, ngôi nhà Hạnh Phúc trong đám mây bồng bềnh đang từ  từ  đáp xuống mảnh vườn nở hoa rực rỡ .Trong nhà rộn vang tiếng cười nói , đàn hát và một tốp bạn nhỏ chạy ùa ra đến bên cậu bé …Gương mặt  cậu bé ngoan bừng sáng trong niềm vui bất ngờ .Kỳ diệu nhất là mẹ  cậu đã khỏi hẳn bệnh , đang ngồi dậy và âu yếm dắt tay cậu đến cổng ngôi nhà Hạnh Phúc đang rộng mở .
Người ta nói , mùa Xuân năm đó , có một khu vườn ở ngoại ô hoa nở  sớm nhất và đẹp nhất .Chẳng có ai biết được rằng , đó chính là món quà đặc biệt mà bà tiên Mùa Xuân đã dành riêng cho cậu bé hiếu thảo .

Sunday, January 27, 2019

Bốn Mùa Yêu Thương

Trích từ blog của Cỏ Dại  ( có chỉnh sửa )
Bốn mùa đều mang những tính chất và sắc thái riêng, khiến lòng người xao xuyến theo từng khoảnh khắc của mùa.
Bốn mùa, mình gọi tên theo cảm xúc. Cảm xúc ấy chợt nhận ra khi hít thở thấy khí trời thay đổi, khi đọc những bài thơ hay, những áng văn buồn, hay khi ngắm nhìn những khung hình đầy xúc cảm. Tâm trạng thay đổi khi cảm xúc thay đổi, cảm xúc thay đổi khi bốn mùa đổi thay.
Mùa xuân
Xuân chợt biếc trên lộc mềm ươm lá
Nụ mai vàng e ấp cánh đầu tiên
Chim én nhỏ bốn phương trời xa lạ
Chở êm đềm từ giọng hát trao duyên
Mùa xuân, mùa của niềm hy vọng, sự  khao khát và ước mơ, mùa của những lộc non xanh biếc, mùa của sự khoe sắc. Mùa xuân, những điều ước sẽ dễ thành hiện thực. Không khí mùa xuân làm con người hòa đồng hơn, dễ chịu hơn và lòng người cũng vị tha hơn.
Mùa xuân, mình hòa vào cái nhộn nhịp, rộn ràng của dòng người tấp nập với những gương mặt rạng ngời bừng sáng. Nhịp điệu hối hả, khẩn trương của những ngày xuân cận Tết khiến những người con xa xứ hướng lòng về quê hương và những người đi xa chợt nao lòng nhớ về gia đình.
Cảm xúc lâng lâng khi đón nhận không khí mùa xuân, mong lắm những ngày nắng đẹp sau một mùa đông dài ảm đạm, chờ đợi mùa xuân tới cùng cùng những điều tốt đẹp hơn, tất cả sẽ nở bừng rạng rỡ cùng nhiều nụ hoa đang căng tràn sức sống và hứa hẹn sẽ có những sắc màu, hương thơm, điểm tô thêm cho mùa xuân chiếc áo lộng lẫy, xinh tươi.
Nhớ lắm hình ảnh những đàn én nhỏ chao nghiêng, những bông hoa đủ sắc rực rỡ, những cơn gió mùa xuân dịu mát, những ánh mắt long lanh niềm vui, những áo hoa tung tăng dạo phố, những háo hức của phiên chợ xuân… tất cả làm nên một bức tranh mùa xuân thật đẹp.
45349e8dd47f432234d15ee8823c3256
Mùa hạ
Mùa hạ đón em bằng chùm hoa phượng thắm
Bằng tiếng ve thảng thốt rớt vào chiều
Trước cổng trường bồi hồi câu hát cũ
Nghe thời gian nhắc nhớ một thời yêu…
Mùa hạ với những ánh mắt nheo lại vì nắng, bầu trời trong xanh nhưng chói gay gắt, những chùm phượng đỏ rực hiên ngang trong cái nắng khiến bức tranh mùa hè thêm tông màu nóng. Nhắc tới mùa hạ, người ta nghĩ ngay đến những người trẻ tuổi đầy nhiệt huyết tham gia các chiến dịch mùa hè xanh với bao khát khao cháy bỏng.
Mùa hè với trẻ nhỏ là những ngày rong chơi thỏa thích, những buổi trưa không ngủ cùng cánh diều chao nghiêng và những bước chân sải dài trên cánh đồng lộng gió. Tiếng dế kêu râm ran, lôi cuốn những gương mặt say sưa, háo hức. Ngày mùa hạ, tất cả vạn vật đều phơi trần dưới nắng, nhưng sau chuỗi ngày nắng đổ lửa ấy là những cơn mưa rào đến và đi vội vã. Người ta từng ví von cơn mưa mùa hạ như  những cuộc gặp gỡ đầy nhung nhớ và chia ly vội vàng của hai người yêu nhau.
Mùa hạ  cũng có thể coi là niềm hy vọng khi những cơn mưa mang đến cho người nông dân mùa màng bội thu dù có lúc cái nắng gay gắt lấy đi mùa lúa đang thì của người nông dân khắc khổ. Cảm xúc mùa hạ của riêng mình là thời học sinh với những ngày hè được vui chơi, thoát khỏi những đêm dài thức bên bàn học, những ngày thi căng thẳng.
Còn mùa hè bây giờ chỉ được mình nhận ra khi thấy những cánh cổng trường khép chặt, khi thấy cái nắng gắt trên đỉnh đầu, khi thấy hoa phượng đỏ rực trên con đường đi. Vẫn nhớ lắm những ngày hè oi bức cùng các chuyến đi chơi xa với bè bạn. Những ngày hè đầy kỷ niệm.
Mùa thu
Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
Em có nghe nai vàng hát khúc yêu thương
Và em có nghe khi mùa thu tới, mang ái ân, mang tình yêu tới !
Mùa thu, mùa của sự  lãng mạn, của thi ca, của những tâm hồn tràn ngập cảm xúc. Nhắc đến mùa thu, mình nghĩ ngay đến những con đường tràn ngập lá vàng, với bức tranh thu len lỏi màu nắng ấm áp. Mùa thu là mùa của những ánh mắt dịu dàng, những cảm xúc nên thơ, những con tim rung cảm. Ta không chỉ thấy sự chuyển mình của thời tiết mà còn rõ nét cả sự chuyển mình của tâm hồn. Lòng người như mênh mang với bao nỗi buồn vu vơ.
Mùa thu, mùa của mơ mộng. Có ai từng mơ ước như mình rằng, ngồi nhắm mắt bên một bờ hồ yên ắng và phẳng lặng, để xúc cảm nhẹ nhàng len lỏi, hay bước chân trên một con đường vắng, đầy lá vàng rơi, hát khe khẽ bài hát mùa thu… Những lo toan thường nhật nhờ thế tan biến, sinh lực lại đong đầy. Dù mình chưa một lần được trải qua không khí thật sự của mùa thu, chỉ là cảm nhận khoảnh khắc giao mùa qua thơ ca, qua khúc nhạc nhưng mình hình dung mùa thật đẹp và cũng thật buồn. Thu dịu dàng và mãi là nguồn cảm hứng vô tận.
Mùa thu lúc nào cũng man mác buồn như thế, thu là những ngày ngắn ngủi giao hòa sau một mùa hè oi bức và để chuẩn bị cho mùa đông dài lạnh lẽo vì thế nhiều người mong thu sẽ dài hơn, để kịp cảm nhận hết vẻ đẹp gợn buồn ấy. Trong bốn mùa, mùa thu như một điểm nhấn, nó khiến người ta sống chậm lại cùng với những suy tư và hoài niệm.
70a55e7b70d918632cd65b66c0a5a357
Mùa đông
Chiều nay một chiều đông
Nghe thèm giọt nắng hồng
Thèm một vòng tay ấm
Cho đời bớt mênh mông
Mùa đông, mùa của giá rét, của những cành cây khẳng khiu trơ trọi, mùa của sự lặng im trống vắng. Không khí mùa đông cùng những cơn gió lạnh thổi đến tê người. Cái cảm giác ngày đông khi thức dậy vào buổi sớm, bầu trời âm u, lạnh buốt, khiến con người như lười biếng hơn, chỉ muốn cuộn tròn mãi trong chăn bông ấm áp.
Có người nói rằng mùa đông là mùa yêu thương, có lẽ bởi sự tồn tại của mùa đông làm lòng người thật lạnh lẽo và mong được sưởi ấm. Người ta sẽ xích lại gần nhau hơn, để cảm nhận hơi ấm, trốn đi cái lạnh về thể xác lẫn tâm hồn.
Với mùa thu, đi dạo phố một mình là một trải nghiệm tuyệt vời, còn với mùa đông, bạn sẽ không đủ can đảm để một mình bước trên những con đường vắng lặng. Bạn sẽ không thể chịu nổi đôi bàn tay lạnh tê buốt, những bước chân nặng trịch như bị kéo giữ bởi cái lạnh giá của đất trời.
Với cảm nhận của riêng mình, mùa đông gắn liền với lễ hội, với không khí rạo rực của Giáng sinh, với những buổi tối đường phố tấp nập, đèn đường sáng choang, những cửa hàng trang hoàng rực rỡ… Bề nổi của sự cảm nhận là thế, nhưng lòng người có được như thế không?
Gọi tên cả bốn mùa xuân – hạ – thu – đông, mong được sống trong không khí thật sự của bốn mùa ấy, để có được những cảm xúc thật sự cùng với cảnh vật và khí trời. Tiếc thay Sài Gòn chỉ có hai mùa mưa nắng, một chút thu nhẹ nhàng thoáng qua, một chút se lạnh của ngày chớm đông, thế nhưng chỉ thế thôi cũng đủ để thấy tâm trạng thay đổi và chợt nghĩ nếu được sống với cả bốn mùa thì tuyệt vời biết bao.
Cuộc đời của mỗi người được đếm bằng năm, bốn mùa được đếm bằng tháng. Năm tháng trôi qua, bốn mùa vẫn giữ được những vẻ đẹp riêng thật tinh tế, chỉ có những cảm nhận của con người là thay đổi. Mình tha thiết gọi tên bốn mùa yêu thương, bởi lẽ thời tiết vẫn luôn trung thành và gắn với tâm trạng con người. Đôi khi chính cái không khí là lạ của đất trời ấy là niềm an ủi cho riêng từng người.
Biết đâu đấy!

Saturday, January 26, 2019

Nghe lại bản gốc tuyệt đẹp: Một người sẽ còn gì, nếu không được là chính mình? Nghe “My Way” để có câu trả lời

Có những ca khúc mãi đi cùng năm tháng, nằm sâu trong tiềm thức người nghe dẫu thời gian vẫn cứ lặng thầm trôi qua. Một trong những ca khúc được cho là bất hủ đó là My Way. Bài hát được đánh giá là một tác phẩm âm nhạc kinh điển gắn liền với giọng ca vàng Frank Sinatra.
Nói về My Way, người ta thường nhớ tới kỉ lục về số lượng phiên bản ghi âm, được phiên dịch sang 40 thứ tiếng kể cả tiếng Việt.
Danh ca Frank Sinatra ghi âm bài này năm 1968.
R5-731_zpsdd9c81891_zps1d06f10e1_zpsb42d7f01
My Way trong nguyên tác tiếng Pháp với nội dung về nỗi buồn đau khi kết thúc một cuộc tình. Thì trong phiên bản tiếng Anh được viết bởi Paul Anka được lấy cảm hứng từ câu chuyện khi ông lắng nghe lời than thở của một bậc đàn anh về sự chán chường muốn giải nghệ sân khấu.
Với những ca từ và triết lí cũng như cách nhìn về cuộc sống đầy sắc màu, My Way lời tiếng Anh đã đi sâu vào lòng người, có sức sống tiềm tàng trong ý thức của công chúng yêu nhạc.
Nếu cuộc đời là một sân khấu lớn, thì vai diễn và diễn như thế nào lại nằm trong sự lựa chọn của chính ta. Cái hay trong My Way chính là tác giả đặt mình vào tuổi xế chiều, cái tuổi của chiêm nghiệm và ngẫm nghĩ, nhìn lại chặng đường đời mà mình đã đi. Ở cái tuổi con người đã chín về suy nghĩ, là lúc ta dường như minh bạch nhất mọi chuyện ở đời.
Những trải nghiệm cuộc đời thuận theo dòng chảy của thời gian
Từ mạch cảm xúc này, người nghe cũng dễ dàng thuận theo dòng chảy của thời gian mà trải nghiệm. Đời con người có những phút giây hạnh phúc với những ngây thơ trong sáng thủa đầu vô cùng ngắn ngủi.
Lớn lên rồi lúc trưởng thành chính là khi mình phải lựa chọn, chọn cho mình một vai diễn trong màn kịch cuộc đời. Người ta chẳng được chọn nơi mình sinh ra, nhưng ta được chọn cách mà mình sống.
Vai diễn có thể thiện hay ác, có thể tốt hay xấu là do chính bản thân ta chọn lựa mà gắn với nó cùng những nhân quả thiện ác mang theo.
Đến lúc cuối đời khẽ nhắm hờ đôi mắt, chiêm nghiệm về những chặng đường mà mình đã đi qua, nhìn lại vai diễn của đời mình, có những tự hào len lỏi trong nụ cười mãn nguyện, bởi những hào quang hay thành đạt danh lợi. Có những khi là sự nuối tiếc bởi những điều ta chưa thực hiện được. Nhưng cũng có khi là một chuỗi tháng ngày ân hận, bởi những giọt lệ muộn màng cho thời nông nổi đã gây ra.
Tới lúc này chính ta mở một phiên tòa lương tâm mà tự phán xét. Khi vĩnh biệt cuộc đời này, vở kịch lớn cuộc đời đã hạ màn, ta mới thực sự hiểu giá trị của được mất ở đời.
My Way của Paul Anka vì sao lại có thể sống mãi trong kí ức người nghe, có lẽ bởi chính những trải nghiệm cuộc đời đầy ý nghĩa mà ca khúc gieo vào tâm hồn. Nó mang theo một chân lí sâu sắc khiến cho đôi chân vốn vội vã đang mải miết trong dòng đời bỗng nhiên như chậm lại. Khiến cho những ai đang lạc lối như nhìn lại chính mình. Đó là giá trị mà My way vẫn luôn mang trong mình.
Sống với người bằng tấm chân tình, diễn với đời bằng cả chân thành sẽ mang ta tới sự mãn nguyện phút cuối đời
Trong My Way, một thông điệp được viết lên rất rõ ràng. Bạn được quyền chọn cho mình một cách sống, bạn luôn trả lời được câu hỏi bạn đã sống như thế nào? chính là bạn đang từng ngày trả lời cho chân tâm mà bạn có.
Giống như bạn đã đối xử với những người xung quanh bằng tình cảm chân thành, bằng sự mộc mạc chân phương. Hay đã hết lòng vì người mà sống. Thì ngày mai sẽ chẳng phải nuối tiếc khi họ rời xa ta.
Hay hôm nay ta miệt mài nỗ lực, tận tâm mình mà làm thảy mọi việc tốt nhất trong khả năng có thể, thì ngày mai kết quả thành bại ra sao ta chẳng chút hận lòng.
Tumblr_mpqpjt38IQ1ssrmb2o1_5001_zps06d83ce3
Cũng có lần trong đời người làm tổn thương ta ghê gớm, vết đau kia vẫn cứ nhói trong tim, nhưng một lần ta mở lòng tha thứ. Đó cũng chính là tự chữa viết thương cho mình. Đem bao dung mà xoa dịu mọi hận thù. Thì mai này ta vô tình mắc lỗi, lại được người đời đối đãi bao dung.
Phải chăng đây như một quy luật chẳng đổi rời, cái ta cho đi chính là những gì ta nhận lại?
Giống như trong My Way phút cuối đời nhắm mắt, vĩnh biệt thế nhân là nụ cười khẽ trên môi, là toại nguyện vì đã sống hết mình.Sống với chính cuộc đời mình bằng chính con tim. Để lúc này chẳng còn gì phải nuối tiếc, đó là lần ra đi trong thanh thản.
Cái hồn của bản nhạc My Way do Paul Anka viết thấm đẫm triết lí nhân sinh. Mặc dù nó được thể hiện qua nhiều ngôn ngữ nhưng giá trị thực sự của nó vẫn luôn được giữ gìn. Ca khúc được thể hiện bởi giọng ca vàng Frank Sinatra, My Way đã ngự trị trong lòng công chúng cho tới những lần thể hiện sau của các danh ca nổi tiếng như: Elvis Presley ,Tom Jones, từ Ray Charles cho đến Nina Simone giúp cho bài hát vượt thời gian để rồi trở thành bất tử.
My Way đã được đi vòng quanh thế giới với nhiều bản dịch ở các quốc gia như Ý, Tây Ban Nha, Nga… Còn trong tiếng Việt, bài được chuyển thành nhạc phẩm Dòng đời, có ít nhất là hai lời khác nhau của tác giả Nam Lộc, so với lời thứ nhất, lời viết sau mang ý nghĩa gần sát hơn với nội dung của bài My Way.
Lời bài hát tiếng Anh:
And now, the end is near
And so I face the final curtain
My friend, I’ll say it clear
I’ll state my case, of which I’m certain
I’ve lived a life that’s full
I’ve traveled each and every highway
But more, much more than this
I did it my way
Regrets, I’ve had a few
But then again, too few to mention
I did what I had to do
And saw it through without exemption
I planned each charted course
Each careful step along the byway
And more, much more than this
I did it my way
Yes, there were times, I’m sure you knew
When I bit off more than I could chew
But through it all, when there was doubt
I ate it up and spit it out
I faced it all and I stood tall
And did it my way
I’ve loved, I’ve laughed and cried
I’ve had my fill my share of losing
And now, as tears subside
I find it all so amusing
To think I did all that
And may I say – not in a shy way
Oh no, oh no, not me
I did it my way
For what is a man, what has he got
If not himself, then he has naught
To say the things he truly feels
And not the words of one who kneels
The record shows I took the blows
And did it my way
Yes, it was my way
Cách của tôi
Giờ đây, đã đến hồi kết thúc,
Và tôi đã sẵn sàng đón nhận nó.
Này, người bạn, hãy để tôi,
Kể cho bạn nghe, câu chuyện của mình.
Cả cuộc đời này, tôi đã
Đi mọi nẻo đường, đến khắp mọi nơi.
Nhưng trên hết, điều quan trọng là,
Tôi đã sống theo cách của tôi.
Hối tiếc, cũng có một chút,
Nhưng rồi cũng chẳng đáng bao nhiêu.
Tôi đã làm những gì phải làm,
Mà không hề đắn đo hay do dự.
Dù những chặng đường,
Từng bước đi đã được định sẵn.
Nhưng trên hết, điều quan trọng là,
Tôi đã sống theo cách của tôi.
Đúng, có những lần, chắc bạn đã biết,
Tôi không tự lượng sức mình.
Nhưng trước khó khăn,
Tôi luôn dũng cảm đối mặt.
Ngẩng cao đầu, không chút sợ hãi,
Rồi làm theo cách của tôi.
Yêu thương, hạnh phúc, lẫn khổ đau,
Và cả thất bại, tôi đã từng trải.
Giờ đây, khi tất cả đã qua,
Tôi cảm thấy thật nhẹ nhàng.
Nhìn lại những việc đã làm,
Tôi dám nói rằng, không chút ngại ngần:
“Ồ, không, đó không phải tôi,
Tôi sống theo cách của mình.”
Một người sẽ còn gì,
Nếu không được là chính mình?
Để nói ra được điều mình nghĩ,
Chứ không phải những lời nịnh nọt.
Các bạn thấy đó, tôi đã phải trả giá.
Nhưng dù sao, đó vẫn là cách tôi sống.
Đúng, tôi vẫn là chính tôi đây.

Thursday, January 24, 2019

Cây Sầu Đông

Mùa giêng hai . Mù sương càng bớt  thì mưa phùn bay càng nhiều. Bụi mưa li ti hàng triệu triệu hạt trắng đục rắc nhè nhẹ. Đất trời ẩm ướt và hơi lạnh.
Ấy là lúc xoan bắt đầu chuyển nhựa rùng rùng chuẩn bị cho mùa hoa mới.Cây xoan , có nơi gọi là cây sầu đông . Người nhà quê trồng xoan thành vườn hoặc dặm ở hàng rào để lấy gỗ và làm nhà , đóng tủ . Ngàn đời rồi , cây xoan có sức sống diệu kỳ và gần gũi vô cùng với người nhà quê.
Khoảng tiết Đông chí năm trước , xoan đã trút hết lá , chỉ còn gầy guộc , cành khẳng khiu. Âm thầm suốt cuối mùa đông tích nhựa đắng , để đầu tiết Kinh trập thân phận xoan gầy khẳng trào ra các đầu cành những lộc bé xíu xinh xinh như móng gà chíp , phủ một lớp lông tơ trắng mịn.
Rồi bẵng đi một dạo không để ý , sáng ra mắt nhắm mắt mở , bất chợt nhìn lên đã thấy các hoa soan tim tím lăn lăn nơi đầu cành . Và lại bất chợt giữa trưa nào đó , ngợp mắt , rợp trời hoa xoan bung ra trắng tím . Vẫn khẳng khiu , gầy guộc , cây đã kịp đâm chồi nẩy lộc non nhưng không níu giữ được hoa lìa cành . Hoa rơi rơi! Lúc đầu còn rơi nhẹ nhẹ , lắc rắc trên đầu , lên vai áo ; hoa bay xiên nghiêng rơi xuống mái rạ , đống rơm; sau thì rơi đầy. Bỗng dưng đến cuối chiều nào đó, lại thấy hoa đã rụng tơi bời trắng gốc , lấy tay vun lại , vốc được từng vốc cánh hoa tàn . Một chút bâng khuâng buồn . một chút nuối tiếc. Và nghĩ đến sự sinh thành.
OYIpWmiRxIClIrTcL1fAr3Mrp8s
Mùa sương mù bay , mùa ẩm ướt , mùa hoa nở và cũng là mùa muỗi sinh sôi nẩy nở . Người nhà quê bảo muỗi nhiều là do hoa xoan nở . Muỗi đầu mùa nhỏ li ti như hạt cám nhưng cắn đau nhay nháy . Bọn trẻ vừa lấy tay phủi muỗi vừa ngếch mắt lên cao ngóng chờ , mong cho quả xoan xanh lớn nhanh bằng đầu đũa , bằng ngón tay út . Hóp bánh tẻ xanh rờn chặt ra thành khúc làm nòng súng . Quả xoan cắt đôi làm đạn . Tuổi thơ đánh trận giả chẳng bao giờ vắng thiếu tiếng súng bắn soan đóp đóp và những lúc giận , dỗi , hờn.
Cái cảm giác muỗi cám cắn đau nhay nháy cứ ám ảnh khi mỗi độ giêng hai về . Cái hương hoa xoan ngan ngát và mùi quả xoan tươi hăng hăng đi theo mãi cuộc đời , không một loại nước hoa sang trọng đắt tiền nào át nổi. Nó không buông tha ta , nó luôn gợi ta nhớ nhung về tuổi thơ và một miền quê lấm láp , nghèo.
Bây giờ , nhà nhà xây mái bằng bê tông cốt sắt , gỗ xoan không còn chỗ làm cột , làm quá giang đòn bẩy. Đến cái trạn bát cũng bằng inox , bằng nhựa ; gỗ xoan đã ra rìa ngoài cuộc sống người dân quê. Không còn ai làm nhà bằng gỗ xoan . Không còn hoa xoan rụng trắng ngõ đất . Ai người trồng , ai người cần xoan nữa xoan ơi ?

Lời Thì Thầm Của Mùa Xuân

Ngày xưa tôi được bà tôi kể rằng Phật Bà Quan Âm là người có nhiều phép màu nhiệm  . Người có một cái bình đựng thứ  nước quý , gọi là nước cam lộ và một cành dương liễu . Người thường nhúng cành cây đó vào bình nước rồi vảy vào chúng sinh , cứu họ thoát khỏi phiền muộn . Khắp nhân gian ai cũng chờ đợi sự  tế độ của người . Rồi tôi lại được nghe một chuyện nữa . Đó là chuyện thần Thái Bạch Kim Tinh có cây gậy màu nhiệm , chỉ  gậy vào cây đã héo , cây lại xanh tươi . Giờ tôi đã lớn , chẳng biết là có nên tin nữa hay không ( trước kia thì tin lắm ) . Nhưng tôi biết có một điều tôi đã tin : sự  hồi sinh của vạn vật khi mùa xuân đến  –  sự  nhiệm màu  của mùa xuân .
2006_6_19_guanyin13
Mùa đông , cây trút lá . Ba tháng là 90 ngày cây khẳng khiu gầy guộc , chịu đựng gió sương , rét mướt . Để rồi một sớm,  xuân về. Mưa xuân cũng theo về .Như  đã hẹn lâu rồi .
Một năm bốn mùa đắp đổi , mỗi một mùa dường như  có một cái gì đó nổi trội lên , mà qua đó người ta cảm nhận được bước đi của thời gian . Với hạ là nắng , thu là gió heo may , đông là sương giá , riêng với xuân , đó là mưa . Mưa xuân không dầm dề nát đất thối cỏ như  mưa đầu thu , cũng không ồn ào náo động như  mưa rào tháng hạ . Mưa xuân dịu dàng xuống phố . Mưa xuân êm êm giăng mắc bất ngờ , đúng cái lúc người ta rộn ràng sắm tết . Mưa xuân đã đi vào tiềm thức và để lại dấu ấn đậm nét .
Ai cũng yêu mưa xuân . Nhưng thi nhân yêu mưa xuân hơn ai hết .Thi nhân mong mưa xuân . Mưa xuân bay và rồi ngưng đọng trong trang thơ  họ .
Và lòng ta không thể không xao xuyến khi nhớ lại những mùa xuân xưa mưa đổ bụi trên những bến sông rụng tơi bời hoa soan tím , trong bức tranh quê êm đềm của nữ  sĩ  sông Thương .
Vào  cữ  tháng  hai , cây bắt đầu hồi sinh . Từ  trong lớp vỏ già nua , khô cứng ấy lớn dần lên một cái mẩu nhỏ . Một mầm xinh nhú ra . Một sự  sinh thành. Có sự sinh thành nào mà chẳng trải qua đau đớn khó nhọc ? Cây bàng góc phố kia mồ côi suốt mùa đông , cành gân guốc như  bàn tay giơ ra giữa gió sương tê tái , bỗng hôm nay cựa quậy đâm chồi . Cả  cây đa nghìn tuổi nữa cũng vội vàng thay áo cho kịp sang hè xòe bóng mát , che rợp nhân gian .
Những chồi xuân xinh xắn nhú ra , tràn đầy nhựa sống . Chồi xuân bắt đầu từ mưa xuân . “Mùa xuân xanh” và “mùa xuân chín bắt đầu từ  chồi xuân .
Cây bắt đầu từ  đâu? Xanh bắt đầu từ  đâu ? Em đã buồn vì mùa đông cây trút lá .Em đã buồn vì mùa đông nghiệt ngã âm u , vắng màu diệp lục vậy thì hôm nay, hãy để ý màu xanh ấy khi còn chưa là xanh  .
Chồi xuân . Đấy là nơi hy vọng của cây , hy vọng của người . Tôi tin chắc rằng , ngày ấy , trong cái năm mà chàng Kim Trọng gặp Thúy Kiều nhân tiết thanh minh , cánh đồng cỏ non xanh rợn chân trời ấy phải xanh hơn những mùa xuân trước đó .
Mưa xuân màu nhiệm làm nên cuộc hồi sinh tuyệt vời của cỏ . Có phải mưa xuân là thứ  nước cam lộ  của phật bà trong tích truyện cổ mà bà tôi đã kể ngày xưa ?

Tuesday, January 22, 2019

Cảm âm nhạc khúc ‘Uổng ngưng mi’ của Hồng Lâu Mộng: Hoài công biết nhau để làm chi?

Hồng Lâu Mộng mang theo những kí ức chẳng phai nhòa cho hàng triệu con tim yêu điện ảnh. Người ta nhớ tới Hồng Lâu Mộng như nhớ tới nàng Đại Ngọc mong manh thì khán giả cũng nhớ tới bài hát được sử dụng trong những phân đoạn cảnh quay về câu chuyện tình Đại Ngọc và Bảo Ngọc đó chính là ca khúc Uổng ngưng mi – Hoài công biết nhau
Cũng giống như nhiều ca khúc khác được sử dụng trong phim Hồng lâu mộng, Uổng ngưng mi là một bài thơ được Tào Tuyết cần viết riêng cho hai nhân vật chính Bảo Ngọc và Đại Ngọc. Bài thơ được Vương Lập Bình viết thành nhạc và được sử dụng trong phim.
Bài hát mang giai điệu chậm rãi nhẹ nhàng, là nỗi buồn da diết mênh mông. Cũng là lời oán trách ai lỡ lòng se duyên mà chẳng kết phận để rồi đây tình yêu đọa đầy trong khổ đau. Những tưởng cặp đôi thanh mai trúc mã sẽ nên duyên cầm sắt ấy vậy duyên phận lỡ làng tìm chôn trong bi kịch tang thương.
Nhân duyên như mộng của Bảo Ngọc- Đại Ngọc
Tương truyền về một huyền thoại: Nữ Oa luyện đá ngũ sắc vá trời, luyện được năm vạn lẻ một viên. Viên linh thạch còn thừa được đưa về trời chăm sóc cây tiên Giáng Châu. Thần Anh và Giáng Châu duyên nợ, chịu ơn nhau nên phải đầu thai xuống hạ giới để “lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại cho chàng”.
Đá thiêng hóa thành Giả Bảo Ngọc. Cây thiêng hóa thành Lâm Đại Ngọc. Đây là đôi thanh mai trúc mã mà Tào Tuyết Cần ví von:
Một bên hoa nở vườn tiên, 
Một bên ngọc đẹp không hoen ố màu
Một người sắc nước hương trời, vẻ đẹp như hoa trong vườn tiên. Một người thanh tịnh như viên ngọc lung linh sắc màu. Trời se duyên cho họ gặp nhau. Lương duyên của họ đẹp như mộng. Giấc mộng ấy mang một sắc hồng huyền ảo, nó đẹp biết bao để đôi trai gái ngắm nhìn vào đó.
Khi yêu thương mặn nồng đầy xúc cảm, giấc mộng màu hồng kia mới đẹp nhường nào. Khiến cho hai trái tim nồng thắm ngắm nhìn nó rồi mơ ước được xây lên tòa lâu đài tình ái. Nó cũng như một chiếc lầu hồng đầy lung linh huyền ảo.
Giấc mộng ấy ngỡ tưởng rằng sẽ trở thành hiện thực thì tiếng sét như đánh tan ảo ảnh. Cuộc gặp gỡ tưởng rằng là phận đủ đầy thì hỡi ơi sợi duyên chỉ kịp bện mà sợi tình đã tan:
Bảo rằng chẳng có duyên đâu, 
Thì sao lại được gặp nhau kiếp này? 
Bảo rằng sẵn có duyên may, 
Thì sao lại đổi thay lời nguyền?
Gặp gỡ chi để rồi nằm chung mộng ảo màu hồng chỉ vẹn vẻn phút giây. Yêu thương, nhung nhớ, đong đầy để rồi là đắng cay trong ngậm ngùi cùng khổ.
Bao ước nguyện hi vọng được chung đôi, ấy vậy mà chia lìa, dang dở. Niềm hạnh phúc nhỏ nhoi chợt biến mất, mộng màu hồng bỗng tan vỡ còn đâu. Để rồi còn lại đây là những giọt lệ ngắn dài, những tiếc nuối khôn nguôi mà như nỗi đau suốt cả năm trường:
Một bên ngầm ngấm than phiền, 
Một bên theo đuổi hão huyền uổng công. 
Một bên trăng rọi bên sông, 
Một bên hoa nở bóng lồng trong gương.
Mắt này có mấy giọt sương, 
Mà dòng chảy suốt năm trường được chăng?
Mắt tưởng chừng như không thể còn rơi được lệ, tim tưởng chừng như chẳng có nỗi đau nào hơn. Mộng tình yêu như ảo ảnh trăng sông, kiếm tìm hạnh phúc như mò trăng dưới nước. Hoa là đẹp nhưng hoa trong gương chẳng thể lấy, ái tình là say nhưng chẳng thể nắm trọn trong tay.
Hoa là đẹp nhưng hoa trong gương chẳng thể lấy, ái tình là say nhưng chẳng thể nắm trọn trong tay. 
Lâu đài tình ái chốn nhân gian như ảo ảnh màu hồng
Nếu như nàng Đại Ngọc chỉ biết khóc thương cho một cuộc tình tới thân tàn hồn héo, Bảo Ngọc mà phẫn uất tiếc thương. Oán trách ai khi có duyên gặp mà chẳng có phận. Rồi cả hai đều buông lời than trách,
‘‘Người ơi gặp gỡ làm chi,
Trăm năm biết có duyên gì hay không’’
Ái tình chốn nhân gian mang lại vị ngọt thủa đầu. Để rồi chính nó dẫn động tâm con người, nó mê hoặc rồi dụ dỗ lôi kéo. Có thể khiến con người trong hoan lạc mà say mãi không thôi. Có thể dụ cho người ta chìm đắm mà lỡ dở cả một chặng đường đời.
Giống như giai điệu của Uổng ngưng mi làm cho ta buồn tới vô tận. Cảm giác buồn khổ nhớ nhung khi không được gặp mặt. Tâm hồn như bị người đánh cắp, ngẩn ngơ ngơ ngẩn mà chẳng thể làm được gì. Rồi xúc cảm bồi hồi loạn nhịp khi gặp gỡ để rồi mãi cứ nhớ nhung hoài tưởng.
Cả hai như da diết khôn nguôi, ôm vọng tưởng được nằm chung giấc mộng đẹp. Tiếng sét như chia đôi dòng suy nghĩ, mang theo cả những hối tiếc muốn níu kéo cho thêm dài. Muốn chung đôi mà định mệnh khéo lỡ đùa, chỉ gieo duyên mà không kết phận, khiến cuộc tình kia một lần lỡ dở, kéo theo những đau đớn của tâm hồn. Là nỗi buồn khổ da diết mênh mông.
Sinh mệnh cuộc đời là chuỗi tháng ngày dài dằng dặc. Trong luân hồi mà tạo đủ những duyên nghiệp. Nếu thiện duyên thì người ta được nếm cảm giác của niềm vui và hạnh phúc. Nếu ác duyên thì con người ta phải đắng cay chìm nổi cả kiếp người. Dẫu là thiện hay là ác duyên thì phải chi món nợ ấy cứ ngày càng thêm nặng. Để rồi nó chi phối mãi số phận đời người?
Nếu như ví cuộc tìm kiếm hạnh phúc trong lâu đài tình ái của chốn nhân gian như mò trăng dưới đáy hồ, thì phải chi cuộc kiếm tìm ấy chỉ là vô vọng. Vây đâu là hạnh phúc thực sự của con người? Liệu có phải là cuộc tình mĩ mãn? Tình là đẹp nhưng là ảo ảnh, như ngắm hoa đẹp trong gương mà chẳng thể nắm trọn trong tay. Vậy biết tìm đâu hạnh phúc chân thực của đời người?
Câu hỏi ấy mãi là vô định bởi trong khi mê ta chẳng thể nhìn thấu được cái lí của sự đời. Phải chăng tâm ta nên tỉnh, tỉnh để phân biệt được nó là cám dỗ mê hoặc con người, và để biết buông thay vì kết duyên nghiệp.
Học cách buông để tâm ta thanh thản. Học cách xả để vĩnh biệt bi kịch tan thương giống như cuộc tình của Bảo Ngọc và Đại Ngọc. Đẹp là thế mà cuối cùng chỉ còn lại bi kịch cuộc đời, cái chết cũng chẳng làm cho đôi thanh mai trúc mã được bên nhau. Bởi sợi dây duyên phận chẳng một lần bện chặt thì xin chỉ là một mối tình hờ hững suốt trăm năm.
Phải nói rằng Uổng ngưng mi mà Tào Tuyết Tần viết với những ý thơ và ca từ đẹp đẽ như để miêu tả cho cuộc tình đẹp của đôi trai gái. Nhưng bài thơ lại mang theo nỗi buồn vô tận của một tình yêu lỡ dở. Nỗi buồn mênh mông da diết ấy lại được phổ trên một nền nhạc chậm dịu, thiết tha càng làm cho người nghe như hòa vào cảm xúc buồn và thấu hiểu nỗi thống khổ của đôi trai gái hữu duyên vô phận. Người nghe như thông cảm hơn cho tiếng khóc oán than vì giấc mộng lầu hồng nay tan vỡ để rồi cái chết chia xa cũng chẳng tương hợp cho họ bên nhau.

Nhạc khúc trong Hồng Lâu Mộng: Ngỡ tưởng rằng mình thông minh, ai ngờ là kẻ ngu muội tột cùng…

Vương Hy Phượng là một nhân vật trong bộ truyện nổi tiếng Hồng Lâu Mộng của tác giả Tào Tuyết Cần, Trung Quốc. Cô được đánh giá là một người phụ nữ có dung nhan lộng lẫy, vô cùng quý phái. Cô sở hữu trí thông minh và có tài đối đáp. Khi Phượng dùng trí thông minh của mình mà trở thành xảo trá và ác độc thì đó chính là hệ lụy của sự thông minh.
Trong Hồng Lâu Mộng, một hình ảnh được cho là trung tâm của tập truyện chính là Vương Hy Phượng. Tào Tuyết Cần đã viết một bài thơ để miêu tả về cô. Xinh đẹp, thông minh sắc sảo hơn người nhưng cuối cùng cũng chẳng lại được với trời.
Bài thơ được phổ thành nhạc và được sử dụng trong phim Hồng Lâu Mộng. Bài hát mang làn điệu buồn nhưng có phần mạnh mẽ hơn những ca khúc khác của Hồng lâu mộng, đã phần nào khắc họa rõ hơn tính cách, con người và số phận của nàng Phượng “ớt”.
Vương Hy Phượng-  khôn ngoan chẳng lại với trời…
Người ta gọi Vương Hi Phượng là Phượng thư hay mợ Hai, là con dâu của Giả Xá, Hình Phu nhân, vợ chính thất của Giả Liễn, mẹ của Giả Xảo Thư, cháu ruột của Vương Tử Đằng, Vương phu nhân, Tiết phu nhân.
Trong ‘Hồng Lâu Mộng‘, Tào Tuyết Cần dùng rất nhiều ngôn từ cùng với giọng văn sinh động để miêu tả về Vương Hi Phượng. Ông khắc họa hình ảnh đầu tiên về cô đó là tiếng cười giòn tan, sang sảng mỗi khi cô xuất hiện. Tiếng cười nghe của cô dường như không có ngôn ngữ nào miêu tả được.
Phượng sở hữu một dung nhan lộng lẫy mĩ miều, phong thái quý phái, trang phục đẹp đẽ. Mặt đẹp như hoa, mắt phượng long lanh, lông mày như hàng liễu diệp, đôi môi mọng đỏ như hoa chỉ trực nở nụ cười. Vẻ đẹp được tác giả miêu tả như Phi Tiên tử, tức tiên nữ trên trời.
Trái với cách Tào Tuyết Cần miêu tả về dung mạo của Vương Hi Phượng, ông lại dành ngòi bút sắc bén để nói về địa vị của cô ở Cổ phủ. Ông khắc họa Phượng là kẻ mưu kế, dẻo miệng mà tâm khổ. Lối sống hai mặt, xu nịnh bề trên, ức hiếp kẻ yếu. Ông nói cô như chậu hoa mà có hỏa, lối sống như con dao hai lưỡi.
Vương Hi Phượng dưới ngòi bút của Tào Tuyết Cần mang đầy sự tháo vát nhanh nhẹn, thông minh và thể hiện một bà chủ với sự mạnh mẽ quyết đoán tới độc ác. Khi cô xuất hiện người ta ví như lâm trận sinh long hoạt hổ, khí thế hừng hực. Lời nói chanh chua sắc bén khiến người nghe không kịp thấu, miệng nói liến thoắng làm nhĩ không rảnh nghe.
Khi thông minh được sử dụng như công cụ bày mưu tính kế, nó đã biến con người trở lên tàn độc. Đó là hệ lụy của thông minh
Được mệnh danh là Phượng ớt, chính là bộc lộ sự sát phạt không thương tiếc với sự độc đoán tới lạnh lòng. Cô là người nắm trong tay quyền lực dòng tộc, nhưng sẵn sàng ra tay sát phạt mà không nể tình, chẳng sợ bị người đời oán hận mà nguyền rủa. Một con người mà thủ đoạn nào cũng chẳng chừa, có thể dồn con người tới bước đường cùng, lời nói sắc tựa dao cắt xẻ tâm can của người.
Việc Phượng giải quyết phủ Ninh Quốc đã đủ phô bày ra những thủ đoạn ác độc của mình, Phượng chẳng sợ đắc tội với người, không trốn tránh mâu thuẫn mà cố tình tạo và đón nhận mâu thuẫn, kết oán gây thù. Một vú già đến muộn, mặc dù đã nghe mọi lời phân giải nhưng Phượng cũng chẳng tha, đánh 20 đòn roi lại còn muốn bà quỳ xuống dập đầu lạy khấu tạ.
Là người đàn bà đẹp nhưng lại mưu mô độc ác dùng mọi thủ đoạn. 
Sắc sảo đấy, tài cán đấy, thông minh đấy nhưng nó đã biến cô trở thành kẻ khôn với đời, sử dụng cái đó mà mưu mô thủ đoạn, hại người gạt người.
Trên thì xu nịnh ngọt nhạt bợ đỡ, dưới thì ức hiếp bức hại người hèn kém hơn mình. Cái thông minh mà cô cho rằng mình có thể tính toán mọi sự như thần lại chính là cái dây khiến cô bị quấn vào càng chặt. Nghiệp lực mà cô đắc được ngày càng nhiều.
Vương Hi Phượng ” thủ đoạn ác độc” ở nhiều tình huống biểu hiện là khoe oai lộng quyền, lạm thi hình phạt. Cô thường ngày trừng trị nha đầu, bắt quỳ trên ngói dưới nắng gay gắt, dùng dây thừng mà đánh, dùng trâm cài tóc mà đâm… Có lần Phượng ra tay đánh cho người tiểu đạo sĩ kia đều đứng không được. Vương Hi Phượng ra tay nặng, tàn nhẫn, nhanh chóng, thủ đoạn ác độc. Chính vì vậy mà người ta gọi nàng là” Diêm Vương bà” , ” Dạ Xoa Tinh”.
Vương Hi Phượng có một câu rất nổi danh : “Ta là chưa bao giờ tin cái gì âm ti địa ngục báo ứng, bằng là chuyện gì, ta nói muốn được là được.”
Câu này nghe tới thật giống với câu nói khí khái, chính là quỷ thần khó chặn, chỉ tiếc loại này là khí phách dùng trên phương diện tà ác. Coi mình là trời, một tay che thiên hạ, khôn ngoan, tinh ranh tới tàn độc. Cô cho rằng mọi sự đều nằm trong tính toán của cô. Do vậy mà cô chẳng tin thần, nói tới thần là cô không thành kính, chẳng e dè kiêng nể.
Việc của cô là chỉ cần mục đích mình đạt được, thì thủ đoạn nào cũng chẳng chừa. Bày mưu tính kế mà chuộc lợi bản thân, nhưng than ôi sắc sảo, thông minh, tài cán lại chẳng thể đọ được với ông trời. Người đời tự hỏi, nàng thông minh như thế, tính toán giỏi như vậy, mưu kế xảo quyệt như vậy liệu số phận nàng sẽ ấm êm hơn?
Việc đời tính rất thông minh 
Còn mình, mình tính phận mình vẫn sai 
Sống lần ruột đã nát rồi 
Chết mang tiếng hão là người tinh ranh
Trước kia giàu có khang ninh, 
Bây giờ cơ nghiệp tan tành khắp nơi 
Uổng công áy náy nửa đời 
Khác gì một giấc mộng dài thâu canh
Ầm ầm như sắp đổ đình 
Chập chờn như ngọn đèn xanh cạn dầu 
Vừa vui vẻ đã âu sầu 
Đời người biến đổi biết đâu mà lường.
Con tạo xoay vần, đời người thay đổi. Nay quyền thế sang giàu mà ỷ mạnh ức hiếp yếu thì nay tay chẳng đụng được việc chi. Khi xưa lời nói thét ra lửa mà dọa người nạt người, mà chửi bới chanh chua nay miệng không cất lên được nửa tiếng. Như ngọn đèn dầu cạn, chập chờn âu sầu.
Lòng tham vô đáy, lấy khẩu tài làm thế mạnh, Vương Hy Phượng đã lấp liếm che đậy đi tội ác của mình, thì đến lúc nguy khốn ở bước đường cùng mới nhận thấy rằng thông minh, toan tính chẳng lại được với ông Trời.
Cái cảnh đời chua xót của một con người mưu mô tự đắc là tính toán như thần thì tới lúc chết chẳng một người tiễn đưa. Đổ bệnh nặng mà chết chẳng được nằm áo quan mà chôn cất, thân xác kia kéo lê giống như quỷ Vô thường tới kéo lấy linh hồn cô vậy.
Hình ảnh của Vương Hy Phượng là đại diện cho những kẻ lộng quyền mạt sát, ỷ thế làm càn, tham lam vô độ. Mưu mô tàn độc để chuộc lợi bản thân… Đây như lời cảnh tỉnh tới con người thế gian về cái kết cục của một kẻ vỗ ngực xưng oai, coi khinh Thần Phật, nhạo báng nhân quả. Kẻ mà tự mình đủ thông minh để đấu với trời, địch với người. Ngỡ tưởng rằng đó là khôn ngoan, thông minh nhưng đó lại là sự ngu dốt tột cùng.
Sự thâm thúy trong ý tứ của Tào Tuyết Cần trong việc xây dựng hình ảnh Vương Hy Phượng là thể hiện tài năng tuyệt đỉnh trong văn chương của ông.
Thông minh lụy được phổ trên nền nhạc buồn nhưng có hồn mạnh mẽ hơn hẳn những ca khúc khác trong phim Hồng Lâu Mộng. Ca khúc từ âm điệu tới ca từ là lời kể đầy tiếc thương cho cuộc đời của Vương Hy Phượng. Sự nhầm lẫn tệ hại của một con người ngỡ tưởng rằng mình là thiên hạ đệ nhất thông minh lại là kẻ ngu dốt tột cùng. Cái mà cô có được là gì khi cả chặng đường đời là trăm ngàn việc tàn ác, tâm độc như mãng xà. Chết đi tay trắng lại về trắng tay, vậy cớ chi những năm tháng ở đời hoài công mưu tính để rồi mang theo đi là cả một khối ác nghiệp, thật đúng là thông minh lụy.

tìm hiểu Trừ Cái Chướng Bồ Tát

Pháp tướng Trừ Cái Chướng Bồ Tát Trừ Cái Chướng Bồ Tát thân màu vàng kim, pháp tướng trang nghiêm viên mãn, ngồi tư thế bán già, tay trái cầ...