Thursday, January 31, 2019

Tiếc Xuân

Ước mơ xanh trong mùa xuân chín
Ước mơ về một mùa xuân tràn đầy hạnh phúc và miên viễn luôn thao thức trong tâm hồn mọi người . Chẳng thế mà bao nhiêu thi nhân , nhạc sĩ không ngừng viết về những khát vọng của riêng mình thay cho mọi người trong những tâm sự  mùa xuân .Chúng ta nghe Hàn Mặc Tử  trăn trở :
Bao nhiêu mơ ước trong tim ấy
Như  chực xuân về thổ lộ ra .
Hay lý sự  theo phong cách Tế Hanh
Sóng cần phải dâng
Chim cần phải kêu
Mùa cần phải xuân
Ta cần phải yêu .
Vì mùa xuân cũng là mùa tình yêu đâm hoa nảy lộc , đồng nghĩa với ước mơ , tuổi trẻ và hy vọng …
Thế nhưng trong mùa xuân chín ( theo ngôn ngữ  của Hàn Mặc Tử ), vẫn còn ngổn ngang bao ưu tư  về thế  sự  , trên bức tranh xuân rực rỡ mai vàng rượu đỏ ấy vẫn còn những gam màu xám.
Mùa xuân chín
Tác giả: Hàn Mặc Tử
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. 
Sột soạt gió trêu tà áo biếc, 
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời. 
Bao cô thôn nữ hát trên đồi. 
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, 
Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi.
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, 
Hổn hển như lời của nước mây, 
Thầm thỉ với ai ngồi dưới trúc 
Nghe ra ý vị và thơ ngây.
Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín, 
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng: 
“Chị ấy, năm nay còn gánh thóc 
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?…”
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy 
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.  => tiếc xuân , tiếc cho tuổi xuân của chính mình hay là tiếc cho một cuộc vui sắp tàn .
Đó là quy luật ít ai cưỡng được. Thi sĩ biết vậy mà cứ tiếc thầm cho họ. Và biết đâu cũng như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử cũng tiếc cho cả tuổi xuân của mình. Xuân Diệu thì bộc trực hơn: “Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua. Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”. Hàn Mặc Tử cũng với ý ấy nhưng thể hiện kín đáo hơn. Nói cho cùng các thi sĩ đang nói hộ tâm trạng chung của mọi người. Vì ai mà chẳng muốn tuổi xuân của mình được dài thêm nếu “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” vì nói như Xuân Diệu: “Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật. Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian”… Trong khi tả cảnh mùa xuân vui tươi với các thi sĩ thường hay có những phút chạnh lòng như vậy. Ngày xưa Nguyễn Du vẽ cảnh mùa xuân thật sinh động với “Cỏ non xanh rợn chân trời” với “Dập dìu tài tử giai nhân”… Nhưng cũng chính Nguyễn Du đặt câu hỏi trước ngôi mộ của nàng Đàm Tiên (qua lời nàng Kiều):
Rằng sao trong tiết thanh xuân Mà đây hương khói vắng tanh thế này ?
Ta nói điều gì về tiếc xuân bây giờ nhỉ  , mùa xuân ngắn ngủi thật đẹp với muôn ngàn sắc màu . Ngôn ngữ  của HMT thì cho mùa xuân chín nhưng còn một ngôn ngữ  khác nói rằng cái “chín” nó sẽ chín vào mùa hạ
Xuân xanh  hạ chín  thu héo đông tàn
Ta không yêu mùa xuân nhưng rồi ta vẫn phải thừa nhận rằng cái tiếc xuân chẳng hề khác tiếc thu là bao
Tiếc Thu

No comments:

GIÁ TRỊ TÂM LINH CỦA NGÀY RẰM THÁNG 10 - TẾT HẠ NGUYÊN

Theo phong tục tập quán xưa của người Việt, rằm tháng Mười hay còn gọi là Tết Hạ nguyên hàng năm được tổ chức trọng thể, vượt ra ngoài phạm ...