Wednesday, January 16, 2019

Ca Dao: khoa học dân gian phản ánh lịch sử

Ca nghĩa là hát , dao nghỉa là ko có chương khúc như trong văn chương bác học.Ca dao là những bài hát ko thành chương khúc.Ca dao có những đặc tính của khoa học.
Tính cách phổ biến trong dân gian, từ ngàn xưa tới giờ , ko những khắp nước mà có khi từ phương đông sang phương tây.Thí dụ như câu ca dao về sự bất trắc của cuộc đời:
Còn đời ngươi ấy ngươi ơi, Nào ngươi đã bảy , tám mươi đâu mà.
Bên Pháp cũng có câu ca dao"Noel au balcon, Pa^ques  au tison ( Noel ở ban công , Pa^ques ở lò sưởi )
0_f600a_ab34db3e_orig_zpsrbwu4n78
Ý nói ko phải năm nào vào dịp Noel tuyết cũng rơi , vào dịp lễ Pa^ques là trời ấm áp.Có năm thời tiết ấm áp vào dịp Noel và rét mướt vào dịp Pa^ques.Còn có thể kể ra nhiều thí dụ khác nữa như ta sẽ thấy sau đây.Khoa học cũng có tính cách tổng quát  như vậy. Nhà triết học Aristote đã từng nói : "Chỉ có cái gì tổng quát mới là khoa học"
Điểm giống  nhau thứ hai là tính cách vô danh hay khuyết danh.Tác giả ca dao là dân chúng từ mấy ngàn năm , trừ một vài ca dao gắn liền với các biến cố lịch sử.có lẽ lúc  ban đầu cũng do một người vì có cảm súc mà làm nên rồi người đời sau nhớ lấy mà truyền tụng mãi cho đến tận bây giờ.Các thành tựu khoa học mà ta biết rõ tác giả chỉ là thiểu số, thường là thành tựu gần đây.Các phát minh khoa học - nhất là các phát minh có từ lâu rồi - ta không biết ai là tác giả.
Về thời gian cũng vậy : một ca dao có từ năm nao?điểm này cũng nhích ca dao gần với khoa học.
Điểm giống thứ tư là có những ca dao có tính cách khẳng định như những định luật khoa học:
"Chuồn chuồn bay thấp thì mưa , Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm"
Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa".
Hay là ca dao về Tuần trăng:
"Mồng một không trăng
Mồng hai không trăng
Mồng ba câu liêm
Mồng bốn lưỡi liềm...."
Ca dao phản ánh lịch sử một nước , danh từ lịch sử được hiểu theo nghĩa rộng nhất:Lịch sử khoa học ( Thiên văn và Khí tượng) , lịch sử nền văn minh, lịch sử của địa lý.
về Thiên văn thì có bài về Tuần trăng ở trên , về thời tiết , ngoài bài về Chuồn chuồn đã kể ở trên còn:
Tháng bảy heo may , chuồn chuồn bay thì bão", "Thâm đông , hồng tây dựng may,Ai ơi , ở lại ba ngày hãy đi".
Ca dao về lịch sử địa lý
Gió đưa cành trúc la đà 
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương 
Nhịp chày An Thái , mặt gương Tây Hồ.
7870d93fdb13a18e48c409b7f7777a14
Phong cảnh này ở phía bắc thành phố Hà Nội, "khu tiểu la tinh" với các trường trung học phổ thông và trung học cơ sở.Mùa thi, thí sinh tụ tập ở đường Cổ Ngư - nay là đường Thanh Niên, với hai rặng phượng vĩ nở đỏ ối , giữa một bên là hồ Trúc Bạch với đền Trấn Võ, một bên là Hồ Tây với chùa Trấn Quốc.Trấn Võ là tên chữ của một cái đền mà dân chúng gọi là đền Quan Thánh, tên một ông tướng huyền thoại , trấn thủ thành phố Hà Nội mặt ngoảnh về phương Bắc vì ngày xưa kẻ thù đến từ phương Bắc.
"Canh gà" là lúc gà gáy sáng.Huyện Thọ Xượng  ngày xưa ở trung tâm Hà Nội, về sau một nhà thờ Thiên Chúa và một tư thục của các linh mục được xây cất ở đó.Làng Yên Thái chuyên chế tạo giấy bản bằng cách giã bột giấy.
Tóm lại, ca dao - một khoa học dân gian - phản ảnh Tổ quốc thâm trầm , lịch sử khoa học của non sông, lịch sử phong tục , lịch sử đất nước.Ta không lấy làm lạ  ngoại quốc đánh giá cao loại thi văn này vì là tiếp cận trực tiếp với các đặc điểm của một dân tộc.

No comments:

Quy Mệnh Thế Tôn Như Lai - Chú Lăng Nghiêm

Quy mệnh đức thế tôn  Như Lai Chú Lăng Nghiêm