Tuesday, January 15, 2019

Gloomy Sunday - “Chủ nhật buồn” : Bản tình ca “tuyệt mạng” đầy huyền thoại

“Ca khúc chết người”, “Quốc ca của những kẻ tự tử”, đó là những cái tên mà người đời đã đặt cho bài “Chủ nhật buồn” (Gloomy Sunday, Sombre Dimanche). Nguyên tác tiếng Hungary là Szomorú vasárnap, đây là một ca khúc được liệt vào hàng bất tử trong lịch sử âm nhạc đại chúng thế giới.
Một bài hát xuất xứ từ Hungary, từng đi chinh phục thế giới qua các phiên bản tiếng Anh - Gloomy Sunday – hay tiếng Pháp - Sombre Dimanche.
Mang tựa gốc là Szomorú vasárnap, từng được mệnh danh là “Ca khúc chết người”, “Quốc ca của những kẻ tự tử”, ngay tại Hungary, bài “Chủ nhật buồn” được xem như thương hiệu tầm cỡ thế giới bậc nhất của Hungary trong âm nhạc, còn tại nước Pháp, vào năm 1999, ca khúc này được bình chọn là bản nhạc tình buồn nhất của thế kỷ XX.
Bài hát u sầu này đã được dịch ra hơn 100 thứ tiếng trên thế giới (trong đó có cả tiếng Việt và Quốc tế ngữ esperanto), thu hút không biết bao nhiêu là đại danh ca của thế giới, từ Billie Holiday, Ray Charles, Ricky Nelson, tại Mỹ, cho đến Sarah Brightman tại Ireland, Björk tại Iceland hay Serge Gainsbourg tại Pháp…, không kể đến các các ca sĩ hát tiếng Nhật, tiếng Hoa, tiếng Hàn…
Tu-dai-my-nhan-Giot-le-mua-thu-07321_zpsd5f5ed2d1_zpsf8c194491_zps37c5f3721_zpsspvmm8ro
"Chủ nhật buồn" xuất xứ từ một bài thơ... thất tình
Theo thông tín viên Hoàng Nguyễn từ thủ đô nước Hung, ca khúc “Chủ nhật buồn”, nhạc của Seress Rezső, lời thơ của Jávor László và Seress Rezső, ra đời vào giữa thập niên 30 thế kỷ trước tại Budapest. Tất cả xuất phát từ một bài thơ... thất tình của Jávor László, khi đó 26 tuổi, phóng viên hình sự một tờ báo ở Budapest.
Ðó là năm 1933. Chàng trai Jávor László buộc phải chia tay với người yêu, khi đó đã là vợ kẻ khác. Tương truyền, trong buổi hẹn hò bí mật cuối cùng, Jávor tuyên bố chấm dứt hoàn toàn mối quan hệ,và đối với chàng, cô gái không còn tồn tại nữa.
Bài thơ “Chủ nhật buồn” đã ra đời như thế, như một kỷ niệm cho mối tình đã chết, đầy tang tóc với câu mở đầu: “Chủ nhật buồn với muôn cành hoa trắng - Anh chờ em với lời kinh cầu”, để rồi khi mối tình không còn và ngày chủ nhật đối với anh chỉ còn là nước mắt và nỗi âu sầu.
Sau khi ra đời, bài thơ không được ai biết tới và tác giả thi phẩm đã đề nghị Seress Rezső, một nhạc sĩ tự học, phổ nhạc cho bài thơ đó. Sau vài tháng, bài hát “Chủ nhật buồn” ra đời, và người nhạc sĩ không hề biết nhạc lý đã phải huýt sáo để nhờ một thanh niên thạo nhạc ghi lại với giá 5 đồng.
Tiếng tăm của bài ca "tuyệt mạng"
Trong khi các tác giả đang buồn bã vì ca khúc không chạy như ý muốn thì đột nhiên, báo chí Hungary loan tin trong vòng 2 tuần liền, đã có hai người tự sát bên bản nhạc “Chủ nhật buồn”. Tháng 11/1935, báo chí Hungary mở cuộc tấn công phê phán ca khúc và gọi nó là “bài ca giết người”.
Lúc đó, báo chí Thụy Sĩ, Ý, Pháp, Ðức bắt đầu viết về “Chủ nhật buồn”, nơi khen, nơi chê, và truyền thông quốc tế bắt đầu gọi ca khúc là “Quốc ca của những kẻ tự tử”. Từ Châu Âu lan sang Bắc Mỹ, tờ New York Times còn loan tin tại Budapest, đã có một làn sóng người nhảy xuống dòng Danube tự tử khi nghe bài hát.
Tất nhiên, đây chỉ là một trong những “huyền thoại đô thị” mà Budapest cũng có không ít, nhưng điều đáng chú ý là cơn sốt “Chủ nhật buồn” khi đó mới có ở một số nước, chứ chưa hề có ở Hungary.
Chỉ khi một ông bầu âm nhạc người Pháp sang Budapest để nghe ca khúc, rồi mang bản nhạc về và cho dựng tại Paris, lúc đó cả thế giới mới biết đến Seress, người nhạc sĩ.
“Chủ nhật buồn” bắt đầu chinh phục thế giới bằng cơn sốt như vậy. Cả châu Âu hướng về mốt… đau buồn tập thể, dẫn đến… tự sát, như thế ! Jávor, chàng trai thất tình, bỗng nổi tiếng với bài thơ “Chủ nhật buồn”, đã nói với báo giới khi nghe phong thanh về thành công “chết người” của mình: “Giờ, người ta nghĩ đến tôi như kẻ đào mồ với chiếc xẻng trong tay”.

Szomorú Vasárnap

Szomorú vasárnap száz fehér virággal
vártalak kedvesem templomi imával.
Álmokat kergető vasárnap délelőtt,
bánatom hintaja nélküled visszajött.
Azóta szomorú mindig a vasárnap,
könny csak az italom, kenyerem a bánat.
Szomorú vasárnap.
Utolsó vasárnap kedvesem gyere el,
pap is lesz, koporsó, ravatal, gyászlepel.
Akkor is virág vár, virág és – koporsó.
Virágos fák alatt utam az utolsó.
Nyitva lesz szemem, hogy még egyszer lássalak.
Ne félj a szememtől, holtan is áldalak…
Utolsó vasárnap.
NGÀY CHỦ NHẬT BUỒN
(Nguyễn Ái Việt dịch từ nguyên bản tiếng Hung) 
Ngày chủ nhật buồn
Ôm chùm hoa trắng
Ta đợi chờ em
Trong tiếng kinh cầu
Cũng từ ngày ấy
Chủ nhật luôn sầu
Vòng đu phiền muộn
Quay vòng vắng em
Sáng chủ nhật chìm
Giữa bờ miên mộng
Ngày chủ nhật buồn
Chủ nhật cuối cùng
Em ơi hãy lại
Hoa tang một vòng
Linh mục một ông
Quan tài một cỗ
Lại có cả hoa
Bên cỗ quan tài
Phút cuối đời anh
Dưới hàng hoa nở
Mắt anh cố mở
Để ngắm bóng em
Lần cuối được nhìn
Em ơi đừng sợ
Cho dù dưới mộ
Anh sẽ không quên
Chúc phúc cho em.
Mùa thu đã đến, lá vàng bay
Tình người chết rục trên đất này
Gió thu nức nở trào lệ đắng
Tim tôi hết đợi xuân về đây
Khóc mà chi, đau khổ mà chi
Lũ người không tim bần tiện thế kia
Tình người đã chết, ôi đã chết
Hy vọng hết, và đời cũng hết
Thành thị hoang tàn, ác điểu ca
Rêu xanh lòa máu đỏ chan hòa.
Thây người chết ngổn ngang đường phố
Tôi thầm nhẩm một khúc Thánh ca:
Con người tội lỗi thấu trời
Ngày tận thế đến thật rồi, Chúa ơi!
Giải mã "ma lực"’ của ca khúc "Chủ nhật buồn"
Người ta nói nhiều đến “Chủ nhật buồn” như một bài ca có ma lực vô cùng đặc biệt, khiến người nghe ảo não, sầu muộn đến độ phải tự tìm đến cái chết. Không thể biết được đâu là sự thật, đâu là chứng cuồng tầm cỡ thế giới, và đâu là món nghề quảng cáo của sự kinh doanh nghề sân khấu.
Quả thực, cạnh thi thể nhiều người tự vẫn, có bản nhạc của ca khúc, nhất là ở Hungary. Nhưng xứ sở này, dù có “Chủ nhật buồn” hay không, cũng đã được liệt vào hàng những quốc gia hàng đầu thế giới trong các thống kê về số người tự sát !
Thời kỳ 1935-36, khi bài hát ra đời, nhân loại đang đứng trước cuộc Thế chiến thứ hai sắp bùng nổ và cuộc khủng hoảng kinh tế đang ở độ trầm trọng. Khi tìm hiểu nguyên do và bản chất của hiện tượng “Chủ nhật buồn”, những luận văn “nặng ký” đã không quên điều đó.
Tuy nhiên, như mọi người đều nhận thấy, giai điệu đơn điệu, lặp đi lặp lại theo cung đô thứ của bài ca, đã thể hiện một cái gì đó đáng kể. Và quả thực, mỗi thời đại đều có một “bài ca chết người” của mình.
Chỉ vài năm sau khi bài thơ của Jávor László ra đời, “Chủ nhật buồn” - kèm giai điệu của Seress Rezső - đã được dịch ra gần 30 thứ tiếng; bản nhạc và những chiếc đĩa hát “Chủ nhật buồn” tràn ngập thị trường thế giới, gieo rắc không khí buồn đau, chết chóc khắp châu Âu, Mỹ, Phi và lan sang cả Trung Quốc…
Thành công của thi phẩm “Chủ nhật buồn” vượt xa mọi mong đợi. Cố nhiên, ngoài sự đau khổ của Jávor László, cần một ai khác phổ nhạc cho những vần thơ tang tóc đó. Ðó là Seress Rezső, một nhạc sĩ tự học, vụng về nhưng thiên tài: từ Quận VII bùn lầy nước đọng của thủ đô Budapest, ông đã có một bài ca được các cây đại thụ trong làng nhạc quốc tế xưng tụng.
Seress Rezső, nhạc sĩ thiên tài nhưng không biết nhạc lý
Seress chào đời năm 1899 trong một gia đình gốc Do Thái và thường được gọi với cái tên “Seress bé nhỏ” vì ông chỉ cao hơn 1m55 chút đỉnh. Cả đời chỉ chơi nhạc buổi tối ở Kulacs và Kispipa, hai tiệm ăn nhỏ và đầy khói thuốc lá ở Budapest, nơi đầu thập niên 30 từng là nơi gặp gỡ của tầng lớp tiểu thị dân nghèo khó.
Như hồi tưởng của người đương thời, chỉ ở giữa tiệm ăn họa chăng còn chút hơi ấm của chiếc lò sưởi gạch màu nâu, chứ khách khứa ngồi gần cửa ra vào vẫn phải mặc nguyên áo khoác vì lạnh lẽo. Hầu như thực khách không mấy khi thấy rõ Seress ngồi khuất sau chiếc dương cầm.
Miệng phì phèo thuốc lá, giọng khản đặc, chỉ chơi dương cầm kiểu “mổ cò” với hai ngón của bàn tay phải, lần mò tìm nốt nhạc, vậy mà theo lời kể của người đương thời, hàng ngày, từ 6 giờ tối đến rạng sáng, Seress đã tạo nên một bầu không khí “bốc lửa” tại nơi ông chơi nhạc.
Otto Klemperer, nhạc trưởng lừng danh người Đức đã có lời nhận xét ngắn gọn về Seress: “Không phải nhạc sĩ - chỉ là thiên tài”. Chắc chắn như thế, vì trong 40 năm ròng rã của đời nghệ sĩ, Seress không hề biết viết, biết đọc bản nhạc, ông cũng không biết hát theo nghĩa thực của từ này.
Cách sáng tác của Seress cũng đặc biệt : vừa huýt sáo, ông vừa ngẫm nghĩ và khi được giai điệu nào “hợp lý”, ông nhờ người ghi lại thành bản nhạc. Thô sơ vậy nhưng Seress là tác giả của ít nhất 40 ca khúc đỉnh cao mà nhiều người Hungary cho rằng không tồi hơn, thậm chí, có thể còn hay hơn “Chủ nhật buồn” !
Vào thời điểm “Chủ nhật buồn” ra đời, báo chí đã viết về người nhạc sĩ như sau: “Ở nước ngoài, nếu một nhạc sĩ chỉ sáng tác được một phần tư số ca khúc được ưa thích so với Seress, thì người ấy hẳn phải sống vương giả, có nhà lầu, xe hơi, và có thể lựa chọn các hợp đồng phim ảnh. Còn Seress thì chơi dương cầm ở một quán nhỏ, thù lao “vương giả” mỗi tối là vài đồng và một bữa tối thanh đạm”.
Cho dù đã có rất nhiều tiền tác quyền trong các ngân hàng ngoại quốc, nhưng Seress không bao giờ đặt chân ra nước ngoài và cũng không bao giờ đụng chạm được đến những khoản tiền đó. Sau Ðệ nhị Thế chiến, Hungary về phe thua cuộc và số tiền của ông đã bị “đóng băng” với lý do… nước Hung phải bồi thường thiệt hại chiến tranh cho Đồng minh !
Không chỉ là tác giả phần nhạc của “Chủ nhật buồn”, Seress Rezső còn đặt lời hai cho ca khúc, biến bài hát từ một bản tình ca thành một tác phẩm với âm hưởng của ngày tận thế với những câu như: “Mùa thu tới và lá vàng rơi - Tình người chết rục trên đất này”.
Seress Rezső : Từng thoát chết trong gang tấc để rồi lại tự vẫn quyên sinh
Cảm hứng ấy được tạo bởi những trải nghiệm cá nhân: cuối Đệ nhị Thế chiến, vì nguồn gốc Do Thái của mình, Seress Rezső bị bắt vào trại tập trung và trong khoảnh khắc kinh hoàng, khi phải tự đào hố chôn mình, một sĩ quan Đức từng nghe ông hát “Chủ nhật buồn” tại Budapest trước đó vài năm đã cứu ông khỏi cái chết chắc chắn.
Những năm tháng sau đó dưới thời Cộng sản, cái tên Seress Rezső cũng bị đưa vào danh mục cấm vì chính quyền cho rằng các sáng tác của ông mang yếu tố độc hại, hơn nữa, theo cách nói thời bấy giờ, chúng “phục vụ cho chủ nghĩa đế quốc”.
Năm 1956, khi mấy trăm ngàn dân Hung di tản sau cuộc cách mạng mùa thu bị Liên Xô đàn áp, Seress đã có thể ra nước ngoài và bạn bè ông cũng khuyên nhà nhạc sĩ như vậy. Nhưng không gì khiến Seress rời nước Hung! Ông quá yêu vô mảnh đất Budapest và trong 10 năm cuối đời, không bao giờ ông bước khỏi Quận VII nơi ông sinh sống và chơi nhạc.
Lúc sáu mươi chín tuổi, tháng 1-1968, khi biết mình lâm trọng bệnh, Seress đã tìm đến cái chết vào một ngày thứ Hai buồn bã bằng cách nhảy từ cửa sổ căn hộ ông sống, tại tầng 4 một tòa nhà. Cả đời bị ám ảnh bởi cái chết, bài ca do ông phổ nhạc và đặt một lời cũng là một “tình ca chết chóc”, vậy mà chính cái chết đã đưa Seress vào bất tử, như bản “Chủ nhật buồn” trước đó 35 năm.
42_zps1a1ece901_zpse45e185a
Gloomy Sunday
( Ngày chủ nhật u ám )
Vége a világnak | rezsô seress
Ősz van és peregnek a sárgult levelek
Meghalt a földön az emberi szeretet
Bánatos könnyekkel zokog az öszi szél
Szívem már új tavaszt nem vár és nem remél
Hiába sírok és hiába szenvedek
Szívtelen rosszak és kapzsik az emberek…
Meghalt a szeretet!
Vége a világnak, vége a reménynek
Városok pusztulnak, srapnelek zenélnek
Emberek vérétől piros a tarka rét
Halottak fekszenek az úton szerteszét
Még egyszer elmondom csendben az imámat:
Uram, az emberek gyarlók és hibáznak…
Vége a világnak!
12391769_505475712957235_976221758248932067_n1_zpskunaraeg
ENGLISH
It is autumn and the leaves are falling
All love has died on earth
The wind is weeping with sorrowful tears
My heart will never hope for a new spring again
My tears and my sorrows are all in vain
People are heartless, greedy and wicked…
Love has died!
The world has come to its end, hope has ceased to have a meaning
Cities are being wiped out, shrapnel is making music
Meadows are coloured red with human blood
There are dead people on the streets everywhere
I will say another quiet prayer:
People are sinners, Lord, they make mistakes…
The world has ended!
Chuyển ý Việt

Bây giờ là mùa thu và lá cây đang rơi rụng
Tất cả tình yêu trên trái đất này đã chết hết rồi
Những cơn gió đang cố lau đi những dòng lệ đau buồn
Trái tim tôi sẽ không thể nào hy vọng vào mùa xuân 1 lần nữa
Những giọt nước mắt và nỗi buồn của tôi đã không còn ý nghĩa gì nữa
Con người đã trở nên vô cảm, tham lam và quỷ quyệt…
Tình yêu đã chết hết cả rồi!
Cả thế giới đã đến hồi kết thúc, hy vọng cũng đã thôi không còn ý nghĩa
Những thành phố đang bị hủy diệt, tiếng bom đạn làm nên âm nhạc
Những cánh đồng rực đỏ màu máu
Khắp nơi trên con đường là những xác người ngổn ngang
Tôi sẽ nguyện cầu trong im lặng:
Con người là tội đồ, Ôi Chúa ơi, họ đang lầm lỗi…
Cả thế giới đã đến hồi kết thúc .
Gloomy Sunday
Sunday is Gloomy,
My hours are slumberless,
Dearest, the shadows I live with are numberless
Little white flowers will never awaken you
Not where the black coach of sorrow has taken you
Angels have no thought of ever returning you
Would they be angry if I thought of joining you
Gloomy Sunday
Sunday is gloomy
with shadows I spend it all
My heart and I have decided to end it all
Soon there”ll be flowers and prayers that are sad,
I know, let them not weep,
Let them know that I”m glad to go
Death is no dream,
For in death I”m caressing you
With the last breath of my soul I”ll be blessing you
Gloomy Sunday
Dreaming
I was only dreaming
I wake and I find you
Asleep in the deep of
My heart
Dear
Darling I hope that my dream never haunted you
My heart is telling you how much I wanted you
Gloomy Sunday
——————————————————
Chủ Nhật Buồn
Chủ Nhật sao mà buồn
Chẳng làm gì, mà cũng chẳng ngủ được
Chỉ có bóng tối là bạn
Những bông hoa trắng nhỏ
Chẳng đánh thức anh nổi
Cỗ xe chở đầy muộn phiền
đã đưa anh đi
Những thiên thần đã rời bỏ anh mãi mãi
Họ sẽ giận không nhỉ,
nếu em tính đi cùng anh?
Chủ Nhật Buồn
Chủ Nhật thật là buồn
Một mình em trong bóng tối
Em đã quyết rồi
sẽ chấm dứt tất cả
Em sẽ thắp nến lên
Những lời nguyện cầu sẽ thốt ra từ em
không một chút nước mắt
Chúng sẽ biết rằng em vui vẻ ra đi
Chết thì thôi mơ ước
Vì khi chết em sẽ vẫn âu yếm anh
Cho đến hơi thở cuối cùng,
Em sẽ nguyện cầu cho anh
Chủ Nhật Buồn
Mộng ước, em chỉ còn biết ước nguyện
Em thức dậy, thấy anh vẫn ngủ
Tận sâu trong lòng em
Anh yêu, em ước nguyện
Những mộng ước của em không làm anh lo lắng
Tim em đang mách bảo anh đấy
Em muốn anh đến dường nào
Chủ Nhật Buồn
Ca khúc nhạc Jazz , người ta nói rằng ca khúc này đã giết chết cả trăm người . Nó thật là buồn bã .
Khi mùa đông buồn bã trôi qua  , mà con người lại không mong chờ một mùa xuân đến .
Không hy vọng , không còn gì nữa  và …………một thế giới lụi tàn.

No comments:

CHÚNG TA LÀ NHỮNG GÌ CHÚNG TA NGHĨ

  Trích: Nghệ Thuật Tối Giản - Có Ít Đi, Sống Nhiều Hơn; Việt dịch: Alex Tu Dịch;  Người khác có thể dễ dàng đọc được niềm vui và nỗi khổ tr...