Tuesday, July 16, 2019

Cảm âm ca khúc ‘Hoa sen trắng’: Hãy như đóa Sen trong sạch nơi thế gian điên đảo!

“Hoa sen trắng” là một bài hát hay, mộc mạc nhưng sâu sắc về kiếp nhân sinh. Khuyên nhủ con người đừng mê đắm vào danh – lợi – tình nơi quán trọ trần gian mà quên quê cũ, thế giới thiên quốc tươi đẹp.
Hoa cỏ vốn là những loài đẹp đẽ, làm đẹp cho đời. Nhưng cũng có một số mọc ở “trong đầm lầy”, nơi mà chúng không thể hiện được giá trị của mình. Nhưng chúng vẫn “Cùng bùn đất bao ngày say” mà “Rồi lưu luyến nơi bùn ấy”, quên đi giá trị của mình:
Bao cỏ hoa trong đầm lầy
Gom bùn đen nuôi lớn cây
Cùng bùn đất bao ngày say
Rồi lưu luyến nơi bùn ấy
Đây là cách nói ẩn dụ về những sinh mệnh nơi trần gian. Theo các truyền thuyết và chuyện cổ, nguyên lai sinh mệnh con người là đến từ các thế giới thiên quốc tươi đẹp. Vì một lí do nào đó mà hạ thế xuống trần gian. Ở nơi đây, trong sự hấp dẫn của danh – lợi – tình, trong thất tình lục dục. Họ đam mê công danh, sắc đẹp. Vì chút lợi ích nhỏ nhoi mà tranh mà đấu. Cứ như vậy mà trải qua hàng ngàn năm luân hồi vẫy vùng nơi bùn đất thế gian, họ đã quên ngôi nhà, quê hương thực sự của mình.

Kết quả hình ảnh cho danh lợi tình

Tuy nhiên vẫn còn có ‘loài hoa” cảm thấy danh – lợi – tình chỉ mang lại mệt mỏi và sự vô nghĩa. Họ không có hứng thú với tiền bạc và danh vọng, trong tâm một lòng cầu Đạo, hướng Phật. Mong muốn tìm được Chính Pháp để tu luyện trở về cố hương, thiên quốc của mình.
Sen cùng sinh trong đầm lầy
Nhưng tỏa hương thơm ngất ngây
Dù bùn đất gọi mời say
Hằng giữ hoa màu mây
“Sen” là biểu tượng của Phật Pháp, mang ý nghĩa một tâm hồn trong sạch giữa bùn nhơ thế gian. Trong văn hóa dân gian cũng có câu ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”


Nhưng trong ngàn vạn loài hoa mọc trong đầm lầy ấy, chỉ có hoa sen là trong sạch. Thực là một con số quá nhỏ. Cũng như xã hội ngày nay, có mấy người nghĩ đến việc duy trì đạo đức để ước thúc bản thân trong chốn “đầm đen” của vô vàn cám dỗ? Những tiêu chuẩn đạo đức để đo lường, câu thúc loài người bị cho là “phong kiến”, cổ hủ, lạc hậu. Cái ác lên ngôi, đền chùa cũng thành nơi buôn bán, không theo giáo lý của Đức Phật… Con người chỉ ham tiền tài, vật chất, không coi trọng đạo đức, phá hoại môi trường, buôn gian bán dối, không từ thủ đoạn, không tin trời đất, thần Phật.
Đức Phật Thích Ca đã dự ngôn trước rằng sau hai ngàn năm trăm năm sau khi ngài mất, nhân loại sẽ đi vào thời mạt Pháp. Khi đó các tăng nhân: “trong Pháp của ta, tuy cạo trừ râu tóc, thân mặc cà sa, nhưng họ “phá hủy giới cấm, hành không như Pháp”, đều đã là những “Tì Kheo giả”. Đức Phật còn cho biết đạo đức bại hoại dẫn đến các hiện tượng hỗn loạn như: thiên tai, khủng bố, ôn dịch, đại kiếp nạn… và cuối cùng là đại đào thải với cả thế giới.
Phần điệp khúc của bài hát một lần nữa nhấn mạnh đến sự “hư ảo” và “điên đảo” của cõi trần gian. So với ngôi nhà mỹ diệu nơi thiên quốc của mình thì không thể nào sánh được. Vậy tại sao thế gian vẫn mê cuồng đắm say?
“Kìa dương trần hư ảo, muôn vàn điên đảo khác chi chốn đầm đen.
Sao thế nhân mê cuồng đắm say trong bùn mà quên quê cũ?”
Nhịp điệu cao, tiết tấu nhanh cùng câu hỏi tu từ khiến lời bài hát như đau đớn và xót xa khi chứng kiến con người không những mê đắm trong kiếp sống ngắn ngủi trần gian mà càng ngày càng trượt dốc, đạo đức bại hoại mà đi đến hủy diệt.
Hoa-sen-trang
Để rồi kết thúc bài hát là một lời khuyên nhủ da diết:
“Nào xem kìa hoa sen
Mọc lên từ bùn đen
Hoa vẫn như mây trời ngát hương dâng đời lòng thanh như nước trong.”
Hoa Sen là biểu tượng của Phật Pháp. Vì thế ngoài ý nghĩa khuyên con người hãy giữ gìn sự trong sạch như hoa sen thì cũng có hàm ý khuyên bảo con người tu luyện, và chỉ có tu luyện Phật Pháp chân chính thì mới có thể khiến tâm hồn thực sự thanh sạch, thoát khỏi kiếp nạn và và hồi thăng thiên quốc.

No comments:

GIÁ TRỊ TÂM LINH CỦA NGÀY RẰM THÁNG 10 - TẾT HẠ NGUYÊN

Theo phong tục tập quán xưa của người Việt, rằm tháng Mười hay còn gọi là Tết Hạ nguyên hàng năm được tổ chức trọng thể, vượt ra ngoài phạm ...