Monday, July 15, 2019

Am I That Easy To Forget & tản văn

Lúc này mình lại mê môn Triết ghê ,  Triết học tự  nhiên đấy nhé  đây là một loại triết học cao siêu không có dễ học đâu. Hi hi tìm hiểu từ  từ  thôi để thấy những điều hấp dẫn của nó …hahaha rồi dần dần nó sẽ đưa ta đến thế giới cực lạc .
2015 - 1
Nhân Và Trí
Thầy trò Khổng Tử bỏ nước Lỗ lưu vong ra nước ngoài. Một hôm Khổng Tử gọi Tử Cống (một trong 72 học trò hiền của Khổng Tử) hỏi:
– Theo con, thế nào là người nhân, thế nào là người trí?
Tử  Cống suy nghĩ một lát rồi đáp:
– Thưa thầy, người nhân là người biết thương người; người trí là người hiểu người.
Khổng Tử khen “hay”. Rồi kêu Tăng Tử  vào hỏi lại câu trên. Tăng Tử  suy nghĩ một hồi rồi đáp:
– Thưa thầy, người nhân là người biết thương mình; người trí là người tự  biết mình.
Khổng Tử  chịu quá! Đoạn ông gọi Tử  Lộ vào hỏi:
– Theo con, thế nào là người nhân, thế nào là người trí?
Tử  Lộ thưa:
– Theo con, người nhân là người làm sao cho người khác thương được mình; còn người trí là người làm sao cho người khác hiểu được mình! …
Khổng Tử  rất đỗi ngạc nhiên, ngửa mặt khen rằng:
– Bất ngờ thay! …
Lời Bàn:
Cùng một cân hỏi nhưng ba câu trả lời hoàn toàn khác nhau, đây thật là điều thú vị và bất ngờ.
Nhưng ta thường thấy việc đời không khác nào một dòng sông, có lúc từ trên cao đổ ào ào xuống vực sâu, có lúc trườn mình, len lách qua hẻm núi, có lúc thênh thang lặng tờ giữa bình nguyên … thiên hình vạn trạng. Nhưng mỗi dạng trạng đều phù hợp với mỗi hoàn cảnh. Bởi không bao giờ trời mưa lụt mà sông cạn, trời nắng hạn mà nước sông dâng. Núi dựng bạt ngàn dòng sông không thể không uốn mình lượn theo thế núi. Con người cũng thế. Có lúc ta vì người và người vì ta, có lúc ta vì ta, và người vì người, theo hoàn cảnh mà hành sự. Như thế mới không lỗi.
Trong toán học cũng có những vấn đề như trong nhân sinh. Trước đây 2300 năm, nhà Toán học Hi Lạp, Euclide phát biểu: – “Từ một điểm ngoài đường thẳng, ta chỉ vẽ được một và chỉ một đường thằng song song với đường thẳng đã cho”!
Ai muốn học toán lên cao bắt buộc phải chấp nhận lời yêu cầu này. Vì đây là một điều hiển nhiên. Thế mà ở Anh, Remann lại phát biểu: – “Từ một điểm ngoài đường thẳng, ta không vẽ được một đường thẳng nào song song với đường thẳng cho trước”!
Chưa hết! Sau đó nhà toán học Laubatchewsky lại phát biểu: – “Từ một điểm nằm ngoài đường thẳng, ta có thể vẽ được vô số đường thẳng song song với đường thẳng cho trước”!
Thế có trái ngược không? Hai định đề sau đây phải là sai (vì sai đâu là định đề!), ở toán cao cấp người ta vẫn dùng nó. Tất nhiên muốn dùng nó phải tùy theo điều kiện. Người ta thường nói, “chân lý ở bên này Pyrréneés, sang bên kia trở thành nghịch lý”. Đúng hay không đúng còn tùy theo hoàn cảnh.
Qua câu hỏi nhân trí của Khổng Tử, Ngũ tử Tư ở nước Ngô (người cùng thời với Khổng Tử) nói:
– Không thương mình làm sao thương được người ngoài? Không thương người làm sao người thương ta? Môn đồ của Khổng Tử chỉ “chẻ tư sợi tóc nhân nghĩa” (ý nói phiến diện) mà thôi! Nhân và Trí ít nhiều gì vốn đã có sẵn trong mỗi người, chỉ sử dụng có hợp lúc không thôi!
Do đó bất kỳ việc gì, đúng hay sai, công hay tội chúng ta khó mà đem nhận xét chủ quan ra để phán xét được. Bởi việc hành xử của tha nhân còn tùy thuộc hoàn cảnh của họ lúc đó.
0d02e385

Am I That Easy To Forget

Jim Reeves
They say you’ve found somebody new
But that won’t stop my lovin’ you
I just can’t let you walk away
Forget the love I had for you
Guess I could find somebody, too
But I don’t want no one but you
How could you leave without regret
Am I that easy to forget
Before you leave be sure you find
You want his love much more than mine
‘Cause I’ll just say we’ve never met
If I’m that easy to forget
Dịch ý
Người ta nói em đã tìm được người yêu mới
Nhưng điều đó không ngăn anh yêu em
Anh không thể để em ra đi như  thế
Quên đi tình yêu mà anh đã dành cho em
Nghĩ rằng anh có thể cũng tìm được người mới
Nhưng anh chẳng muốn ai ngoài em
Sao em có thể ra đi mà không hề hối tiếc
Liệu anh có dễ dàng quên như  thế chăng?
Trước khi ra đi, em hãy chắc chắn là
Em muốn tình yêu của anh ấy hơn tình yêu của anh
Vì anh sẽ nói chúng ta đã chẳng bao giờ gặp nhau
Nếu mà anh cũng dễ dàng quên được như  thế.

No comments:

Tìm hiểu y phấn tảo

  ( trích trong sách phật quốc ký sự ) của t/g Thích Phước Tiến