Wednesday, May 8, 2019

I’d Love You To Want Me ( yêu em như vậy đó )

Ai cũng biết Gớt (Goethe) là một bộ óc minh mẫn có hạng- Ông từng được mời làm cố vấn cho nhiều ông hoàng bà chúa.
Những năm cuối đời ông già khôn ngoan kia hình như đã “trót” một việc rồ dại.
Vào tuổi ngoài thất thập, ông yêu mê mệt một “chíp” thập thất, tên là Ulriquơ.
Giá yêu vẩn vơ chỉ “thầm mong trộm nhớ” một mình thì cũng chẳng nói làm gì.
Kể cả những ông già vẫn được coi là chung thủy và minh bạch nhất của lịch sử ai bảo đảm trong đầu không khuất tất bóng một vài nữ trẻ ngoài luồng.
Như thế thì đã không phải là Gớt. Không những nhà thơ già mê cô gái như ăn phải bùa mê thuốc lú. Mà còn khăng khăng đòi lấy cô làm vợ.
ChomikImage

Giá dưa lê bỗng tăng cao ngất ngưởng trên các sạp của đám văn nghệ sĩ vốn nổi tiếng rỗi hơi và bẻm mép.
Đám “U60” thì ca ngợi sự lực lưỡng của thiên tài sắp sang thế giới bên kia rồi mà tim vẫn cuồng nhiệt vẫn bùng cháy một tình yêu “8X” (?).
Thế hệ @ (?) thì dè bỉu ra mặt. Đúng là già chưa trót đời, một chân đã bước xuống lỗ rồi còn chơi trống bỏi. Không biết dơ!
Có người sính thơ còn làm vè:
Ông Gớt chữ nghĩa bề bề
... (Kiểm duyệt câu thứ hai vì ô nhiễm môi trường).
Nhiều “fan” của Gớt cạn đường lý sự đã phải sử dụng vũ lực để bảo vệ “thần tượng”.
Còn Gớt thì xem khinh tất cả mười lăm phút. Ông vẫn quen bệt lên dư luận.
Nhưng ông tuyệt đối không thể phớt lờ ý kiến của một người: nhí Ulriquơ.
Khi cô gái hỏi nhà thơ lão thành:
- Có phải bác mết cháu không?
- Gớt kiên quyết gật đầu. Thật dễ ợt!
Gớt không biết ràng đó là một câu hỏi hết sức hóc hiểm người hỏi và người trả lời không cùng một cấp độ thời gian.
Nhà thơ đã phạm phải một lầm lẫn to về thể loại.
Gớt tin rằng mối tình của mình là một tình ca cổ điển.
Ulriquơ lại coi nó như một tình ca sắp đặt hậu tân thời.
Và lẽ dĩ nhiên là Gớt bại.
Một người bạc đầu trận mạc chữ như Gớt có thể bại vì tình nhưng không thể bại về từ.
Trong những ngày tuyệt vọng nhất ấy, Gớt đã viết câu nổi tiếng còn dai dẳng sống qua nhiều thế kỷ:
Mọi lý thuyết đều màu xám riêng cây đời mãi xanh.
Cũng thời gian này Gớt đồng thời hoàn thành tập sách bộ ba “Sự đam mê”.

Đến bây giờ tôi vẫn còn băn khoăn cái gọi là thất tình của Gớt, ông đã được hay mất?
Đó có thể coi là một trường hợp bất khả định (như trong nguyên lý Godel).
Thất tình là một từ hai chiều hiếm hoi còn sót lại trong tự điển đương đại.
Rôngxa (Ronsard) đã biểu diễn lưỡng tính này trong những từ tình tuyệt vời. Bài Tặng Hêlen.
Tôi không dám chuyển ngữ chỉ mạo muội chuyển nghĩa:
Khi em già nến đêm le lói
Bên lửa ngồi gỡ sợi quay tơ
Hát những vần thơ tôi rạng rỡ
Rôngxa ca ngợi mình thuở ấy- mỹ nhân.
Vậy là Rôngxa thua hay được?
Chợt nhớ một danh ngôn ngang như cua của một nhà triết học hiện sinh đa từ và đa tình: “Trong văn học (cũng như trong tình yêu.- LĐ.) ai thua là được”.
Chiều Âu Lâu
           bóng chữ động chân cầu.
V5

I’d Love You To Want Me

Lobo
When I saw you standing there
I bout fell out my chair
And when you moved your mouth to speak
I felt the blood go to my feet.
Now it took time for me to know
what you tried so not to show
Now something in my soul just cries
I see the want in your blue eyes.
Baby, I’d love you to want me
The way that I want you
The way that it should be
Baby, you’d love me to want you
The way that I want to
If you’d only let it be.
You told yourself years ago
You’d never let your feeling show
The obligation that you made
For the title that they gave
Khi anh nhìn thấy em đang đứng đó
Anh gần như té khỏi ghế luôn
Và khi em cử động miệng để nói
Anh cảm thấy như máu dồn hết xuống chân
Giờ thì cần thời gian để anh hiểu
Điều gì em cố gắng để không thể hiện ra
Giờ thì điều gì đó trong tâm hồn anh kêu gào
Anh thấy niềm mong muốn trong đôi mắt buồn của em
Em yêu , anh thích em muốn anh
Theo cách mà anh muốn em
Theo cách mà nó nên là thế
Em yêu, em thích anh muốn em
Theo cách mà anh cũng muốn nữa
Nếu em chỉ việc cho nó xảy ra thôi
Em nói với bản thân em nhiều năm rồi
Em sẽ không để cho cảm xúc của em thể hiện ra
Cái giao ước mà em đã làm
Cho cái mác mà người ta gán cho em.

No comments:

Tìm hiểu y phấn tảo

  ( trích trong sách phật quốc ký sự ) của t/g Thích Phước Tiến