Monday, May 6, 2019

Góc xưa yên lặng

Ký ức

  A. J. McKenna – Thu Hà  DỊCH
Bên bờ sông,nước sông xanh cuốn êm êm giữa kinh thành
Trên cầu lớn bánh xem bom những song loan bước trên đường

Một trời Âu trong ánh nắng lúc xuân sang .
Người đi trong chợ hoa đây đó ven sông.
Cảnh tượng đó giống nhịp vui luân vũ với bài hát cũ hát lừng khắp Âu Châu .

Đôi tình nhân vẫn bên nhau đã xa nhau cũng âm thầm .
Bây giờ nhớ , nhớ năm nao tới nơi đây sông chưa già .
Cuộc tình  Âu trong sáng quá nếu âm u
Thì con sông đợi cho khi mới đôi  mươi
Lòng mừng  rỡ với nhịp bàn luân vũ
với  bài  hát khúc hát lứng khắp năm châu

 Nói với người vừa  quen nhau trong đời
Nói với người đẹp duyên trong lứa  đôi
 Nói với ai tuổi  yêu hãy cứ yêu
 Hãy nói vào dòng sông xứ  Âu

Nước sông trôi như tình sẽ  trôi
Nước quanh  co như tình trói  vo
Nước sông  đầy như lòng thiếu  nữ
Nước sông  cạn khi vỡ giấc  mơ
18077025_396264554100351_2762783845055101740_o
Đó là ngày sinh nhật của Jim Brennan. Ông thức dậy trong một buổi sáng tháng Tám ẩm ướt, giật mình bởi tiếng chim hót líu lo vọng vào từ ngoài vườn. Ông nằm im hồi lâu trên chiếc giường ọp ẹp, mắt đăm đắm nhìn về phía chùm tia nắng vàng cam đang đua nhau nhảy nhót trên tấm giấy hoa dán tường bạc màu, lòng xốn xang bởi những ký ức xưa cũ. “Hôm nay là sinh nhật của mình,” ông lẩm bẩm. “Vậy là mình đã tròn bảy mươi sáu tuổi rồi.”
Gượng chống người trên đôi cánh tay đau nhức, vẫn chỉ mặc có bộ pi-gia-ma kẻ sọc mỏng manh, ông rời khỏi giường và bước tới bên cửa sổ, nhìn ra vườn. Bên ngoài, trong ánh mặt trời rực rỡ, những bông hồng nhung cũng đã thức dậy cùng với đám dây leo cành vươn cao như những đứa trẻ đang lớn và đám cúc vạn thọ bừng cháy suốt dọc dãy hàng rào. Con chó nhà hàng xóm cất tiếng sủa ầm ĩ. Một con mèo gắng sức leo lên bức tường kính trơn tuột nhưng không được. Nó trượt chân rơi phịch xuống bên gốc táo vẫn còn chìm trong bóng tối, mắt lén lút nhìn theo đám chim sẻ đang ríu rít đùa vui với những tia nắng đầu ngày. Phía dưới chuồng chim mục nát, một con chuột đang mải mê nhấm nháp mẩu bánh mì gặm dở còn sót lại từ ngày hôm qua. Bóng tối đang bị ánh mặt trời chói chang đẩy lùi dần về phía góc vườn trong khi những ngôi sao cuối cùng cũng đang nhòa dần trong ánh bình minh lấp lánh. Tất cả báo hiệu một ngày nắng đẹp đang tới.
Jimmy Brennan, bảy mươi sáu tuổi, đang ngồi trong căn bếp quạnh quẽ của mình. Im lặng. Cả căn nhà dường như cũng đang nín thở quanh ông. Jim chậm rãi đưa một bàn tay gân guốc ra vun những mảnh vụn bánh mì trên mặt bàn ăn bằng nhựa lại, và khi ông cử động hai bàn chân đang xỏ trong đôi dép lê cũ mèm thì một đám bụi nhỏ từ dưới tấm thảm vá chằng vá đụp bốc lên nhảy múa trong làn ánh nắng chiếu rọi qua ô cửa sổ mở rộng. Trên nóc tủ quân áo, chiếc đồng hồ báo thức cần mẫn phát ra những tiếng tích tắc đều đặn của nó và ở ngoài cổng, nắp chiếc hộp thư rơi đánh sập khiến ông giật thót cả người.
Jim đi ra ngoài hiên và nhặt từ trong hộp thư ra mấy tờ hóa đơn có kèm theo quảng cáo hứa hẹn giảm giá và những chuyến đi nghỉ ở nước ngoài. Jim chưa bao giờ ra nước ngoài cả, chưa bao giờ rời khỏi Ai-len và chưa bao giờ vượt biển vào trong đất liền. Cặp mắt già nua mệt mỏi của ông săm soi đám phong bì: không có một tấm thiếp chúc mừng sinh nhật nào cả. Ai còn nhớ đến ngày này của ông cơ chứ?
Quay trở lại gian bếp vắng lặng, ông dùng một con dao nhỏ rọc mép những chiếc phong bì rồi cẩn thận giở từng tấm giấy đầy ắp thông tin gấp trong đó. Thế này có lẽ vẫn còn hơn là không có gì. Thậm chí ngay cả khi hóa đơn tiền điện đến chậm nhưng rút cuộc thì nó cũng đã đến, Khi tất cả mọi giấy tờ đều đã được mở ra, Jim xếp chúng sang một bên rồi quay sang tự rót cho mình một tách nước trà nguội ngắt. Ông ngả người ra ghế, tiếp tục ngắm nhìn làn ánh sáng chói gắt phản chiếu trên chiếc bình trà màu nâu bóng loáng. Ông cứ ngồi như thế hồi lâu, nhớ lại những lần sinh nhật trước, khi ông còn trẻ. Bánh ga-tô và rượu vang, những bài hát và những lời chúc tụng. Cả bóng dáng của những người đã khuất. Tất thảy bất chợt ùa trở lại quanh ông thật đông.
“Thời gian trôi nhanh thật,” ông chép miệng.
Dạo này Jim rất hay trò chuyện một mình – vì suy cho cùng làm gì còn ai nghe ông nói nữa đâu. Phía trên bức tường trong phòng khách tối mờ, đồng hồ rung chuông điểm giờ nghe thật du dương. Jim rướn cặp mắt mệt mỏi để chuẩn bị đối mặt với một ngày mới. Ông với tay bật đài và một loạt tin tức như đã chực sẵn trong đó được dịp ào ra tấn công vào tâm trí già nua của ông. Khắp nơi đầy rẫy bệnh tật và chết chóc, xen vào giữa những mẩu tin đó là những lời quảng cáo đọc nhanh và đều đặn như máy. Thế giới này mới đảo điên làm sao! Bạo lực hoành hành, vậy mà người ta cứ dửng dưng như chẳng có gì xảy ra cả. Các phương tiện thông tin đại chúng thì dường như rất thích thú trong việc khai thác những tin tức giật gân đó. Mọi thứ thật khác xa với ngày trước. Khi ấy thật bình yên, và đám trẻ con mặc sức nô đùa trên phố…
Jim đứng dậy, thay quần áo tươm tất. đội mũ, cầm gậy và tập tễnh bước về phía cửa. Ông cẩn thận kiểm tra lại cửa sổ và yên tâm khi thấy các then cửa vẫn an toàn. Đêm hôm qua Jim nghe có tiếng cọt kẹt, ông đã nghĩ đó là lũ kẻ trộm và chỉ cần hình dung ra việc chúng đột nhập vào nhà thôi là người ông đã run bắn.
Thế giới này thật khủng khiếp!
Jim mở toang cánh cửa. Ông trông thấy Ellen Kelly đang đứng ở đó, miệng mỉm cười rạng rỡ.
“Chúc mừng sinh nhật, anh Jim!”
Chẳng ngạc nhiên chút nào, Jim mỉm cười đáp lại rồi thở dài đánh sượt. Ông biết Ellen không thực sự ở đó.
Ellen Kelly, vừa tròn mười bốn tuổi vào tuần trước, là người mà dạo này ông rất hay trông thấy. Cô đã đi theo ông suốt dọc con đường dẫn tới thư viện trong ngày hôm qua và khi ông ngồi nghỉ trong công viên Carolyn thì cô đã đứng tựa lưng vào một gốc cây, kiên nhẫn chờ đợi trong bóng râm của nó.
“Em không quên đâu,” Ellen nói khẽ.
“Anh biết, anh biết mà,” Jim gật đầu lia lịa.
“Mình ra ngoài đi dạo đi!”
“Anh không thể, Ellen ạ. Em chết rồi mà.”
Ánh mặt trời trượt dọc con phố và dừng lại trước ngưỡng cửa nhà Jim khiến hình bóng của Ellen nhòa đi.
“Ellen tội nghiệp,” Jim buồn bã nghĩ thầm. “Cô bé tội nghiệp!”
18194243_401155276944612_6465947252231720079_n
Jim không vào siêu thị. Nơi đó quá phức tạp và ồn ào. Những con người mặt mày dữ tợn chen lấn xô đẩy chờ tới lượt thanh toán để vội về nhà. Lũ trẻ con thì thở hào hển như bị hen suyễn. Những đứa bé hơn thỉnh thoảng lại vô cớ khóc ré lên. Mấy gã thanh niên đầu trọc hếu, tai lủng lẳng những chiếc khuyên to đùng, đi đứng khuyềnh khoàng với những cái nhìn trân trối trong ánh mắt. Đám con gái ăn mặc hở hang. Phố xá đầy xe cộ đỗ lung tung bất cứ nơi nào người ta muốn. Trong siêu thị thì có rất nhiều hàng hóa để lựa chọn. Tất cả đều quá to lớn, quá hiện đại. Chúng khiến Jim cảm thấy choáng ngợp và lạc lõng.
Ông đi đến một cửa hiệu tạp hóa nhỏ hơn, tán gẫu dăm ba câu với mấy người quen và mua cho mình một chút sữa, một ổ bánh mì còn nóng hổi và vài quả trứng. Từ bên ngoài, bà Barret ở nhà số 29 gật đầu lấy lệ.
“Ông khỏe không?” Bà ta hỏi nhưng không nhìn Jim mà nghển cổ nhìn vào trong quầy hàng giảm giá.
“Vẫn ổn thôi, ơn Chúa. Còn bà thì sao?”
“Không thể nào tốt hơn.”
Cuộc sống thật ngột ngạt với những lời nói lịch sự mà sáo rỗng.
Jim bước dọc dãy phố chật chội để đi về nơi ẩn náu ở tuổi bảy mươi sáu của mình.
Ông ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế bành ở phòng khách, lơ đãng nhìn ra ngoài đường. Đồng hồ thong thả gõ mười tiếng, ngày trải dài phía trước như một sự kéo dài vô tận và đáng sợ. Chẳng có gì để làm trong khi bên ngoài những cô gái trẻ tươi cười đi lại như mắc cửi. Những cặp chân dài khua loạn xạ dưới những chiếc váy ngắn đến tội lỗi. Họ có nắng trên vai và thời gian trong tay.
Jim ghét nhất là khoảng thời gian này trong ngày. Mặt trời đã lên quá cao và không gian không còn mát mẻ để ra vườn được nữa, mà ông thì chẳng có gì để lấp đầy khoảng trống cho tới tận giờ ăn trưa. Cảm giác này đáng sợ hệt như khi ta đứng trước một con đường vắng vẻ trải dài phía trước mà chẳng hề biết nó sẽ đưa ta đi đâu. Jim tìm một quyển sách và cố gắng tập trung để đọc nhưng thậm chí đeo kính rồi mà những hàng chữ vẫn cứ nhòa đi trước mắt ông.
“Ellen,” ông thì thào, cái tên nghe thật vui tai tựa như tiếng chuông kêu lảnh lót. “Ellen Kelly, Ellen Kelly…”
Jim nhắm mắt lại, đột nhiên ông nghe tiếng chiếc chuông bằng đồng thau gắn ở ngoài cửa reo vang. Ông chạy bổ ra hiên và ở đó ông trông thấy Ellen xinh tươi duyên dáng trong độ tuổi mới lớn. Khuôn mặt của cô ngời sáng vì hạnh phúc trong làn ánh nắng rực rỡ. “Anh đi dạo với em được không Jim?”
Từ phía sau, trong bóng tối lờ mờ của dãy hành lang, một bóng người khác tươi cười hiện ra. “Jim còn phải đi mua cho cô một vài thứ, Ellen thân mến ạ.” Mẹ của Jim lên tiếng.
Jim, mười sáu tuổi, đứng giữa hai người phụ nữ, nhoẻn miệng cười sung sướng.
“Thế thì em sẽ đi cùng anh.” Ellen luôn là người dễ tính. “Chúng cháu sẽ cùng đi ra cửa hàng, được chứ ạ?”
Bà mẹ trìu mến gật đầu. Đã từ lâu bà coi cô bé hàng xóm chẳng khác gì con gái của mình.
Jim và Ellen, hai mái đầu nghiêng sát vào nhau, cười nói ríu rít suốt dọc con phố. Mái tóc đen nhánh của cô lòa xòa quanh đôi tai nhỏ xíu tinh nghịch. “Em yêu anh mãi mãi chứ?” Jim hỏi.
“Mãi mãi!” Ellen sung sướng trả lời, xiết chặt tay anh trong tay cô. Trên đường trở về họ đi tắt qua một cánh rừng nhỏ. Đó là một lối đi tắt rất dài và họ đã phải ngồi nghỉ dưới bóng mát của một gốc cây cổ thụ ngập giữa đám lá dương xỉ. Họ đã hôn một nụ hôn thật lâu.
Mùa hè năm đó, Jim tới Cork cùng cha. Một vùng đất quyến rũ với những chiếc thuyền bồng bềnh, một nhà thờ rất đẹp và một khách sạn sang trọng. Những chiếc cà-vạt màu đen, những bộ y phục đắt tiền. Xì-gà và rượu mạnh. Nước chanh ở đây rất đắng. Jim được tham dự các buổi làm ăn của cha, những vụ làm ăn nồng nặc mùi tiền. Cha bỏ đi cùng với một người bạn, ném lại sau lưng một cái nháy mắt rất đàn ông với cậu con trai. Cha quên rằng cha đã có vợ, cha tự cho phép mình phạm tội. Jim ở lại đến tối, nhảy rất nhiều với một cô gái đeo đầy đồ trang sức trên người. Và mọi chuyện sau đó xảy ra như nó phải thế.
18010973_396264550767018_3769989570159076068_n
Ellen mười sáu tuổi, thơm như một đóa hoa hồng. Cô gái này hai mươi và sực nức mùi rượu. Ngọc trai trên tai và đá trong tim cô ta. Jim ngã gục và bị ăn tươi nuốt sống. Ellen xinh đẹp cho anh tất cả trừ điều này, mà Jim thì muốn nhiều hơn thế.
“Anh không còn cần em nữa hay sao?”
“Không, anh xin lỗi.”
Nước mắt lăn dài trên má Ellen, Jim vẫn lạnh lùng như nước đá.
Ellen ốm nặng. Mẹ đón Jim trở về bằng những ngón tay run rẩy quệt ngang trên mắt. Hai má ướt đầm. “Tội nghiệp Ellen quá!” Bà bật khóc nức nở.
Jim sững người nhưng đã quá muộn. Những bông hoa trên mộ Ellen đông cứng lại trong sương giá. Những chiếc lá màu nâu bay vơ vẩn trong không gian lạnh lẽo, phủ xuống mộ cô như muốn chôn vùi cô thêm một lần nữa. Mẹ Jim cũng qua đời. Và một cơn mưa kéo dài suốt năm chục năm sau đó.
Đồng hồ trên tường lại điểm chuông. Một tiếng đinh. Hai tiếng đinh. Bao nhiêu tiếng đinh, Jim không đếm được. Ông gắng gượng tỉnh dậy khỏi cơn mơ. Quá khứ và hiện tại quấn quít. Ông rùng mình, đứng dậy bước tới khung cửa sổ ngập nắng và cầu nguyện. Rôi ông chuẩn bị bữa trưa với cà chua và giăm-bông. Trên đài vang lên tiếng hát của một nữ ca sĩ với Bài hát cuối cùng.
Rất lâu sau đó, khi chuông đồng hồ điểm xong mười hai tiếng và đêm đã xuống, Jim nằm lên chiếc giường trống trải của mình, với tay tắt đèn và chong mắt nhìn bóng tối ập tới trên lớp giấy dán tường in hoa. Vầng trăng tháng Tám tròn đầy hiện ra ngoài cửa sổ. Dịu dàng, mềm mại và lặng lẽ như nụ cười trên đôi má lúm đồng tiền của Ellen. “Anh có cần em không?”
“Có, có, Ellen yêu quý! Anh có thể đi dạo với em được rồi. Cuối cùng thì anh cũng sắp chết.”
“Em rất vui, em đã đợi câu này của anh lâu lắm rồi!”
Jim nhỏm dậy, bỏ mặc bảy mươi sáu năm cuộc đời ở lại trên đóng chăn nệm ngổn ngang. Ông bay vút lên không trung tràn ngập ánh trăng với Ellen trong tay, cả hai lướt đi như sao chổi về Cõi Vĩnh Hằng trong khi chiếc đồng hồ trên tường phòng khách cũng bắt đầu ngừng chạy. Mãi mãi.

No comments:

CHÚNG TA LÀ NHỮNG GÌ CHÚNG TA NGHĨ

  Trích: Nghệ Thuật Tối Giản - Có Ít Đi, Sống Nhiều Hơn; Việt dịch: Alex Tu Dịch;  Người khác có thể dễ dàng đọc được niềm vui và nỗi khổ tr...