Một trong những nhà triết học nổi tiếng nhất ở nước Hy Lạp cổ , được mệnh danh là “thiên thần Platon” ( 428 – 348 trước công nguyên ), học trò của Socrate ( 470 – 399 trước công nguyên ) và thầy học của Aristote ( 384 – 322 TCN ) cảnh báo rằng “không ai được vào trường học của ông nếu không phải là một nhà Toán học. Platon đã từng là một nhà khảo cổ học: theo ông thì lục địa Atlantide đã hiện diện ở Đại Tây Dương , đối diện với eo biển Gibraltar, rồi bị chìm sau một trận động đất . Mặt khác , Platon có một quan niệm Toán học về vũ trụ: Theo ông , vũ trụ là một thể thống nhất hài hòa , trong đó các tỉ lệ hình học tương xứng với nhau. Sau cùng , Platon khẳng định rằng thế giới cảm giác chỉ là bề ngoài , che đậy thế giới trí tuệmới là thế giới chân lý thực sự . Nên nhớ rằng Aristote, một học trò của Platon , đã nói câu nói bất hủ , qua bao nhiêu thế kỷ : “Chỉ có cái gì tổng quát mới là khoa học ” , trong khi về Văn chương người ta lại ca tụng cái gì độc đáo .
Một vết tích của ảnh hưởng Platon trong giáo dục triết học ở Pháp là thí sinh dự thi thạc sĩ ( agre’gation ). Triết học phải có một chứng chỉ khoa học . Nhà triết học Henri Bergson ( 1859 -1941 ), giải nobel văn chương 1927, đã từng viết ” Triết học là một môn học có nhiều điểm liên quan đến khoa học” . Ngày nay ở Hoa Kỳ , tất cả các học vị tiến sĩ được gọi tắt là “Ph.D” ( Philosophical Doctorate ).
Auguste Comte ( 1798 – 1857 ) người đã khai sinh ra thuyết “positivisme” ( thuyết tích cực ) là một nhà khoa học trở thành triết học gia .
Không nên lẫn thuyết của Auguste Comte với thuyết khoa học ( scientisme ) của Ernest Renan (1823 – 1892 ): thuyết thứ nhất dựa trên quan sát và thí nghệm các hiện tượng , thuyết thứ hai cho rằng con người có thể đi tới chân lý tuyệt đối bằng lý luận khoa học .
Nhà triết học Henri Bergson suốt đời ông bị ám ảnh bởi suy nghĩ rằng chúng ta có một quan niệm sai lầm về bản chất thực sự của thời gian . Chúng ta thay cái bản chất đó bằng một mô hình đều đều , hình học , một chiều trong các đồng hồ . Thời gian thực sự đa dạng mới đưa tới tiến bộ , chế tạo các dạng mới , các phát minh .
Buffon ( 1707 – 1788 ) nhà vật lý Pháp từ 1749 – 1789 ông soạn thảo xong bộ sách vạn vật học gồm 36 tập và 1753 ông cho xuất bản cuốn “luận bàn về hành văn” . Ông là nhà khoa học đã nói hai câu bất hủ : “Lối hành văn , chính là người ” và “Thiên tài chỉ là một sự kiên nhẫn dài”
Thi sĩ Jose’ Maria de He’re’dia (1842 – 1905 ) lại là một nhà khoa học kiểu khác .
Thơ ông có ba đặc điểm :
– Tính cách khách quan , chống lãng mạn , ủy mị , sướt mướt .
– Liên kết nghệ thuật với khoa học : Nhà thi sĩ không nhắc lại quá khứ bằng trí óc tưởng tượng mà bằng sưu tầm tài liệu .
-Bài thơ phải là một mỹ phẩm , tính cách hoàn hảo của hình thức : tính trong sáng , họa vần phong phú , các câu thơ có âm điệu , cẩn trọng như một họa sĩ , một nhà điêu khắc .
Tản Đà cũng có hai câu thơ đầy tính khoa học trong bài “Thề non nước”
“Non cao đã biết hay chưa,
nước tuôn ra biển lại mưa về nguồn”
Xuân Diệu là tác giả truyện ngắn “Phấn thông vàng ” , trong đó ông so sánh tình yêu man mác của một thanh niên với phấn thông vàng phát ra từ các cây thông và có thể đi xa hàng trăm kilomet.
No comments:
Post a Comment