Saturday, December 28, 2019

Niềm vui và nỗi buồn khi đi nhà sách ở Việt Nam

Là một người nước ngoài sống ở Việt Nam, việc đi mua sách mang đến cho tôi những niềm vui và nỗi "đau" thấy rõ.
Một điều không cần tranh cãi là văn hóa sách Việt Nam có một số nét đẹp. Hà Nội có phố sách và Sài Gòn có đường sách - là hai nơi thật lý tưởng để đọc sách thoải mái hay ngồi bình yên quan sát thế giới xung quanh. Người trẻ Việt Nam ngồi ở nhà sách đọc cọp hoặc lảng vảng mấy tiếng đồng hồ không mua mà không có nhân viên nào liếc nhìn khó chịu - một cảnh trí tôi ít khi gặp ở phương Tây.
Về mặt tiêu cực, phần lớn nhà sách Việt Nam có vẻ hơi vô tổ chức. Nhiều lần tôi vào tiệm tìm mua cuốn sách được bạn giới thiệu, tự kiếm không ra nên nhờ nhân viên tìm giúp. Đôi khi, người này kiểm tra trên máy tính xác định nhà sách còn đến 10 quyển để bán, nhưng lục lọi cả 10 phút vẫn không tóm được quyển nào. Nếu tôi không phải là kiểu “mọt sách" thích lảng vảng giữa giá sách thì chắc là tôi đã bắt đầu mua sách online lâu rồi.
Dn_hanh_phuc_003

Khó hơn nữa là tôi không biết lấy đâu ra thông tin tin cậy có thể giúp tôi nhận ra sách nào thật sự hay, sách nào không. Hình như thị trường sách Việt Nam đang phát triển và thịnh vượng, nhưng ở một khía cạnh khác thì có vài ba vấn đề.Thứ đến, thật khó để tìm sách giữa một "rừng" ấn phẩm không chọn lọc. Tôi càng học tiếng Việt thì càng có hứng thú mua sách tiếng Việt, nhưng đa phần sách người ta bán không hợp gu tôi. Sách khuyên mình làm giàu nhanh chóng tôi không mua vì tôi chủ yếu đọc sách để bỏ quên chuyện kiếm tiền khó như thế nào. Truyện tranh Nhật Bản thì hình như dành cho độc giả ít hơn tôi vài chục tuổi. Cuối cùng, còn có vô số sách ngôn tình mà cốt truyện thiếu đầy đủ, nhân vật chính mờ ảo, văn phong rập khuôn máy móc, cũng như quá nhiều câu xoáy lẫn lộn mập mờ xung quanh mấy từ “xa xôi", “hạnh phúc", “trái tim", “chàng ta" mà có khi khiến tôi chóng mặt.
Thứ nhất, thị trường sách Việt Nam nhan nhản đầu sách mới dư thừa. Hình như việc xuất bản sách tương đối dễ (so với các nước phương Tây là rất dễ) trong khi chất lượng trung bình của sách nhiều khi không được chú trọng. Ở Tây, số nhà xuất bản có xu hướng giảm mạnh, một phần là vì giá thành sản xuất và phân phối sách tương đối cao. Còn ở Việt Nam, số nhà xuất bản và số lượng sách mới được in ra bán có vẻ ngày càng tăng một cách chênh lệch với nhu cầu trên thị trường - vừa về mặt số lượng sách người ta sẵn sàng mua vừa về mặt chất lượng sách mà độc giả cần. Ngành in ấn bao gồm các nhà xuất bản, các công ty sách tư nhân lớn nhỏ đủ loại, cùng ra sách ào ạt.
Điều này dẫn đến việc, mức độ thống lĩnh thị trường sách trong nước hiện nay dường như chỉ nổi bật ở vài ba thể loại, trong đó ngôn tình là thể loại nổi bật. Việc thuyết phục giới trẻ Việt giảm bớt số sách ngôn tình họ đọc chắc là nhiệm vụ bất khả thi vì sách kiểu này đáp ứng một nhu cầu gì đó đã ăn sâu vào máu. Nhưng thuyết phục người ta giải tỏa nhu cầu đó một cách tinh tế hơn là điều tôi thấy rất cần thiết.
Tôi không bị dị ứng ngôn tình Việt Nam vì đại đa số sách thuộc thể loại này chỉ có mục đích là giải trí, cũng không phải vì tôi nghĩ sách nào cũng nhất thiết phải giúp người đọc suy nghĩ sâu sắc hơn. Và tôi hoàn toàn không nghĩ rằng chủ đề như tình yêu đơn phương, mối quan hệ đổ vỡ cần thiết có gì phù phiếm. Rõ ràng chúng là chủ đề của nhiều tuyệt tác văn học thế giới.
Nhưng, như một nhà văn Đức từng nói, sự nhạy cảm trong văn chương cần đến nhiều hơn ánh trăng và giọt nước mắt. Tình yêu là chủ đề phức tạp, có khi mâu thuẫn đến nghịch lý, mà nó cần đến năng khiếu của nhà văn thật tâm lý, thật giàu tưởng tượng, thành thạo kỹ thuật kể chuyện và xây dựng nhân vật hư cấu - một số yếu tố mà tôi thấy thiếu ở mấy tác giả ngôn tình Việt Nam tôi đọc đến tận bây giờ.
Một vấn đề nữa, hình như ở Việt Nam có rất ít nhà phê bình có khả năng viết bài điểm sách không thiên vị. Một bài điểm sách không thiên vị sẽ giúp bạn đọc có cơ hội tìm đến cuốn sách hay, hợp thị hiếu và - quan trọng không kém - để giúp người ta mở rộng cuộc thảo luận cởi mở về sách. Thị trường sách ở các nước nói tiếng Anh có ưu điểm này - nếu bạn muốn biết ý kiến của một người thực sự hiểu biết về sách, bạn có thể đọc bài điểm sách chi tiết của một nhà phê bình chuyên nghiệp. Họ không hẳn là chuyên gia hàn lâm, cũng không phải bạn hay fan của tác giả và nhất định không phải nhân viên marketing của nhà xuất bản.
Ví dụ, năm ngoái, một nhà xuất bản (nơi từng in sách của tôi) thực hiện khoảng 50 ấn phẩm mới. Nhưng phòng truyền thông phải thú nhận họ không đủ thời gian để giới thiệu hết 50 tên sách cho độc giả một cách bài bản. Với hàng tá nhà xuất bản khác theo chính sách tương tự (xuất bản càng nhiều đầu sách mới càng tốt), hèn chi các bạn đọc Việt Nam ghé nhà sách không thấy trước mắt mình một bối cảnh phong phú mà chỉ thấy choáng ngợp, bối rối.
Nếu một số nhà xuất bản giới thiệu sách một cách không đầy đủ, một số khác làm điều ngược lại: đối với họ, nội dung và văn phong chỉ là chuyện phụ đính kèm, còn PR mới là chuyện chính. Rõ ràng, trong một thị trường tự do, công ty in ấn nào cũng có quyền bán sản phẩm của mình bằng cách mà họ mong muốn, nhưng rõ ràng không kém, độc giả Việt Nam có thể không được phục vụ tốt nếu các nhà xuất bản đẩy mạnh ra mắt các kiểu sách mà chính họ cũng thấy giá trị nội dung không cao.
Theo tôi, có vài ba cách để đương đầu với những vấn đề nêu trên.
Để tạo điều kiện xây dựng cho thị trường sách tinh tế hơn, báo giấy và báo mạng đều có thể thúc đẩy một văn hóa phê bình sách chính hiệu, cộng tác với nhà phê bình chuyên nghiệp thực sự có năng khiếu để viết bài điểm sách cho độc giả, giúp họ phân biệt rõ bài điểm sách nào thực sự có chất lượng, đánh giá một cách vô tư.
Các NXB có thể ưu tiên việc quảng bá ít sách hơn với chất lượng cao hơn. NXB nào có đối tượng mục tiêu là người trẻ thích đọc tiểu thuyết hay truyện ngắn có thể tập trung vào sách có cốt truyện mạch lạc và những nhân vật được xây dựng hẳn hoi, được sáng tác bởi những tác giả có trình độ học vấn, không chỉ viết dựa trên kinh nghiệm mờ ảo của họ trên tình trường. Điều này giúp người đọc cảnh giác hơn khi đọc lời lẽ giới thiệu sách đại ngôn. Độc giả nên nhận được sự phục vụ tinh tế hơn ở thị trường sách, và họ có thể quyết định mua sách của tác giả có một góc nhìn thật sáng tạo, chứ không phải người chỉ có một giọng văn nghe quen quen.
Nếu thêm vào đó, các chủ nhà sách Việt Nam chú ý hơn trong việc bài trí, sắp xếp sách ở cửa hàng sao cho bài bản, tăng lương cho nhân viên bán sách - người có khả năng xác định vị trí của từng đầu sách trong vòng vài phút, tôi và các độc giả yêu sách khác sẽ ăn mừng lớn. Còn cứ theo tình trạng lộn xộn hiện nay, một điều có thể dự đoán là trong tương lai một số nhà sách có khả năng bị phá sản vì không cạnh tranh được nữa với các trang bán sách online.
Phản biện của tôi ( chủ nhân blog này ) : Tôi thường vào nhà sách tìm sách và nhận ra một điều : nhân viên bán sách không am hiểu về sách , do họ có thói quen sắp xếp sách nên họ biết  chỉ tên sách . Khi có người mua sách hỏi tựa sách thì họ biết nhưng họ lại không biết quyển sách ấy thuộc thể loại sách gì ? tham khảo , văn học hay sách...vv

No comments:

ÁP GIẢI PHẠM NHÂN

  Hai nữ công an áp giải phạm nhân trông xinh quá , đồng chí ngồi  bên trái có một cách nhìn thật quyến rũ