Thursday, December 26, 2019

You’re Free To Go & Lầu Hoàng Hạc

Lúc này cái tâm thức vọng tưởng của ta đã vượt không gian hay thời gian rồi , ta hòa nhập không gian này với tâm trạng của ta . Cảm thấy cõi đời có những tuyệt tác phi thường mà tưởng như  nó chỉ có trong mộng ảo , không thực . Cái không thực ấy có khi là nguồn khí nuôi dưỡng tâm hồn ta .
Bài thơ hay quá , ta đã đọc bài thơ  bên áng hương trầm

HOÀNG  HẠC LÂU

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
Thử  địa  không dư  Hoàng Hạc lâu
Hoàng hạc nhất khứ  bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tình xuyên lịch lịch Hán – Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh – Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ  thị
Yên ba giang thượng sử  nhân sầu!
Lầu Hoàng Hạc
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
B7ecbe492db2b0c5e9e57ca8eed84094
Theo truyền thuyết, khu đất lầu Hoàng Hạc cổ xưa vốn là một quán rượu của một người tên Tân. Một hôm có một vị thiền sư  theo Lão Giáo ghé quán nầy nghỉ chân, và được chủ quán mời rượu không tính tiền. Để đền ơn chủ quán, vị thiền sư vẽ hình một con hạc vàng lên bờ tường và khi vỗ tay khi con hạc nhảy múa rất đẹp mắt. Từ khi có hiện tượng kỳ lạ nầy, quán rượu thu hút rất nhiều khách thập phương và vị chủ quán trở nên giàu có. Khoảng 10 năm sau, vị thiền sư trở lại thăm quán rượu, lần nầy vị thiền sư thổi sáo và sau đó vỗ tay gọi cánh hạc bay ra và cưỡi lưng hạc về trời. Để ghi nhớ cảnh tượng kỳ lạ và cơ duyên trong việc gặp gỡ vị thiền sư huyền bí nầy, người chủ quán giàu có gọi nhân công xây một căn lầu gọi tên là Hoàng Hạc Lâu (lầu Hoàng Hạc).
Theo sử liệu ghi chép thì lầu Hoàng Hạc được xây vào năm 223 (AD) sau Công Nguyên . Sau khi hoàn thành xong thì lầu Hoàng Hạc là nơi các vị hoàng tộc triều đình và các văn thi sĩ, tao nhân mặc khách thường lui tới chốn nầy để ngắm cảnh và làm thơ. Theo tài liệu văn học Trung Quốc thì có khoảng 300 bài thơ tả cảnh lầu Hoàng Hạc, nhưng chỉ có bài thơ của Thi Sĩ Thôi Hiệu là xuất sắc nhất, phổ thông nhất, có giá trị nghệ thuật vượt không gian và thời gian, được lưu truyền mãi cho đến ngày nay.
Lầu Hoàng Hạc nguyên thủy được làm bằng gỗ, sau khi bị hỏa hoạn nhiều lần, lầu được trùng tu lại nhiều lần. Công việc trùng tu được bắt đầu từ năm 1981, và hoàn thành năm 1985, và cũng trong năm này được mở ra cho công chúng vào thăm viếng. Hoàng Hạc Lâu nguyên thủy là một kiến trúc bằng gỗ chạm trổ gồm ba tầng, ở trên đỉnh bằng đồng. Lầu Hoàng Hạc ngày nay trông lộng lẫy hơn, gồm năm tầng, cao 51.4 mét (cao hơn kiến trúc cũ 20 mét). Tầng thấp nhất có kích thước 20 mét mỗi bề (lầu cũ chỉ có 15 mét), nên du-khách biết ngay đây là một kiến trúc xây lại hoàn toàn mới, chứ không phải tu bổ từ  căn lầu cũ. Tuy lầu Hoàng Hạc mới được xây lại dựa trên quan điểm thẩm mỹ hiện đại và kỹ thuật kiến trúc tân thời, nhưng vẫn còn giữ lại những đặc tính văn hóa và nét đẹp cổ truyền của lầu Hoàng Hạc cổ xưa.
1q73zd6nh6a

You’re Free To Go

Jim Reeves
You’re free to go darling
I’ll break the ties that bind
Somehow the dreams we planned have gone astray
You’re free to go darling so ease your worried mind
I’ll never stand in your way
There’s no ring or shining gold so strong that it can hold
A heart when it longs to be free
The lips are cold darling that once said yes to me
The tender glow is gone I know you’re free to go
There’s no ring or shining gold…

Dịch ý
Em được tự  do ra đi rồi đó darling
Anh sẽ cắt đứt những mối liên kết ràng buộc này
Bằng cách nào đó những giấc mơ ta vạch ra đã biến mất
Em tự  do ra đi rồi darling
Thế nên em hãy xóa bỏ những mối lo âu trong tâm trí
Anh sẽ chẳng bao giờ ngán đường em cả
Không có chiếc nhẫn hay ánh vàng mạnh mẽ nào giữ  nổi em
Một trái tim cần được tự  do
Môi lạnh,em yêu rằng một khi đã nói lời đồng ý với anh
Cảm xúc dịu dàng ra đi
Anh biết em có quyền tự do ra đi
Không có chiếc nhẫn hay ánh vàng mạnh mẽ nào..

No comments:

Quy Mệnh Thế Tôn Như Lai - Chú Lăng Nghiêm

Quy mệnh đức thế tôn  Như Lai Chú Lăng Nghiêm