Sunday, December 22, 2019

Serenata ( Chiều tà )

Enrico Toselli (13/3/1883 – 15/1/1926) là nghệ sĩ dương cầm, nhà soạn nhạc nổi tiếng người Ý. Ngay từ lúc trẻ, ông đã bắt đầu sự nghiệp sáng chói của mình như là một nghệ sĩ piano cho các buổi hòa nhạc ở Ý, Châu Âu và Bắc Mỹ với danh tiếng lẫy lừng. Ông đã sáng tạc rất nhiều bài hát, cùng với hai vở nhạc kịch nổi tiếng (La cattiva Francesca – 1912 và La principessa bizzarra – 1913). Một trong những bản nhạc nổi tiếng nhất của ông chính là bản “Serenata” này đây
Tôi yêu thích  bản dạ khúc này qua giọng hát ru của mẹ tôi , mẹ tôi yêu thích nhạc cổ điển và đây lại là bản nhạc mà ông ngoại tôi vẫn thường đàn mangdolin vào những buổi chiều xưa . Có hai bản nhạc mang hai cái tên giống nhau Serenade và Serenata , cả hai bản này đều có giai điệu nhạc rất hay . Seranade có tên tiếng Việt là Dạ Khúc và Serenata có tên tiếng Việt là Chiều Tà  . Những nốt nhạc du dương như  đưa ta vào tiên cảnh , ta xa rời chốn thương đau .
Chiều tà
Tác giả: Enrico Toselli
Lời Việt: Phạm Duy
Lắng trầm tiếng chiều ngân 
Nhạc dặt dìu ái ân 
Người ôi ! Nhớ mãi cung đàn 
Năm tháng phai tàn 
Duyên kiếp vẫn còn lỡ làng 
Đã quên hết sầu chưa 
Lời này là tiếng xưa 
Quỳ dâng dưới nắng phai mờ 
Bên gối ơ thờ 
Ôi tiếng tơ tình mong chờ 
Chiều êm êm đưa duyên về người 
Đàn triền miên nắn tiếng sầu đời 
Người hỡi! 
Đến bên tôi nghe lời xao xuyến 
Như chuyện thần tiên. 
Niềm mơ xưa là đó 
Cho ta nâng niu lời ca 
Chiều mơ không gian 
Hờ hững cõi Thiên Đàng 
Thuyền trôi bến sông xa đừng chờ 
Xin hãy lắng nghe bao lời thơ chiều tà 
Nhạc chiều của chúng ta 
Là câu ân ái muôn đời 
Bóng đã xế rồi 
Hãy nép trong lòng cõi đời. 
Tình Yêu mãi mãi…
Tumblr_o7htmlQpBt1r4or01o1_400
Serenade (dạ khúc) là một khái niệm trong âm nhạc, chỉ những bản nhạc viết về nỗi nhớ hoặc tình cảm của tác giả đối với người yêu, người bạn thân thiết trong khung cảnh đứng bên cửa sổ lúc chiều tà. Trong âm nhạc có rất nhiều bản nhạc, ca khúc mang tên “Serenade”/”Serenata” (quốc tế) hoặc “Dạ khúc” (Việt Nam), đa số chúng đều rất tình cảm và có gì đó thật da diết. Nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là bản “Serenade” của Schubert, và bản Serenata của Enrico Toselli .
“Serenade” (hay còn gọi là “Serenata”), nghĩa là khúc ban chiều – nhạc theo phong cách lãng mạn. Bản Serenade thường chơi vào buổi chiều tà, ở ngoài trời, và ngày xưa thường ngay dưới cửa sổ nhà người yêu. Cho đến bây giờ, có hai bài viết theo thể Serenade nổi tiếng nhất mà chưa có bài nào vượt qua được hai bài bất hủ này. Đó là “Serenade” của Schubert và “Serenata” của Enrico Toselli.
Những nhà bình luận đã nói về vẻ đẹp của những bản Serenade:
” Những lời nỉ non, thổn thức của ca từ quyện với một giai điệu lãng mạn, quyến rũ, các bản Dạ Khúc là một thông điệp tình yêu chuyển tải bẳng âm nhạc tuyệt vời.
Nhưng hơn thế, “Dạ Khúc” còn là một bức tranh toàn bích, sâu lắng… mang dáng dấp hơi thở không chỉ của thời đại đó mà của muôn mọi thời đại. Các nhạc sĩ thiên tài đã nói lên tiếng lòng mình trong thời khắc đêm về, ngoài niềm khắc khoải thường tình về tình yêu đôi lứa, còn như thân phận con người nhỏ nhoi đầy bất trắc trước mênh mông vũ trụ.
Bài nhạc có giai điệu rất đẹp, trữ tình, lai láng, với những tiếng chim hót líu lo, không trầm mặc, buồn nhưng vẫn phảng phất đâu đó niềm hy vọng và hoài bão hướng thiện. Một bức tranh tuyệt mỹ. Các nhạc sĩ thiên tài như nói lên tiếng lòng của muôn người, muôn thế hệ…”
Serenade (khúc nhạc chiều) có thể là một bản tình ca dành tặng cho một cá nhân, được biểu diễn dưới cửa sổ vào lúc chiều tối, đối lập với thể loại aubade (khúc nhạc sớm). Nhưng loại serenade quan trọng nhất và thịnh hành nhất trong lịch sử âm nhạc là một tác phẩm viết cho hòa tấu khí nhạc quy mô lớn gồm nhiều chương, gần giống với các thể loại divertimento và cassation.
 
 
So với các thể loại tác phẩm nhiều chương viết cho hòa tấu lớn khác (giao hưởng chẳng hạn), serenade thường có tính chất nhẹ nhàng, thanh thoát hơn. Khi soạn serenade, nhà soạn nhạc coi trọng tính chất du dương hơn là việc phát triển chủ đề hay sức mạnh kịch tính .
Âm nhạc phương Tây có mấy thể điệu lấy tên của thời điểm trong ngày: “Serenade”, “Nocturne” chẳng hạn.
“Serenade” là nhạc theo phong cách đặc biệt lãng mạn: buổi chiều tà, mặt trời vừa lặn, trăng vừa lên, một chàng lãng tử si tình đem đàn đến đứng dưới bao-lơn của một nàng thục nữ mà hát lời tỏ tình. Câu mở đầu nơi bài hát “Một Buổi Chiều Mơ” của T H khi xưa đã diễn tả đúng cái khung cảnh đó:” Êm đềm ánh trăng lan, màu sáng huy hoàng qua lầu nàng ..” Ấy là lúc chàng đang đứng dưới “balcon” (tiếng Pháp) nhà người đẹp mà bắt đầu lên giây đàn!
Nhưng đến khuya rồi thì người đẹp đã đi ngủ mất đất, chàng nghệ sĩ thay vì “tỏ tình” thì chỉ còn có nước ôm đàn về nhà mà “tự tình”. Âm hưởng của một thứ “Tự Tình Khúc” nơi thể điệu “Nocturne” tương đối rõ nét là vì thế! (tỷ dụ như bài rất nổi tiếng “Nocturne en Mi bemol majeur” của Chopin). Nếu âm hưởng của các bản Serenades la dìu dặt, réo rắt thì âm hưởng nơi thể điệu “Nocturne” thường là “sầu lắng” (theo nghĩa “profound”), thanh thoát, trầm mặc.
Mà cái thời người ta viết ca khúc theo thể Serenade thì tuy gọi là “lãng mạn”, trữ tình, thế nhưng ý nhạc không tầm thường ở cái mục chỉ là chuyện tình duyên đôi lứa (Xét cho cùng thì “Nhạc Tiền Chiến” mang rất rõ phong cách của thể Serenade và Nocturne khi xưa ở phương Tây)
Hai bài nổi tiếng nhất từ xưa đến giờ, viết theo thể Serenade: “Serenade de Schubert” và bài “Serenata” của Enrico Tosselli, người Ý Hình như cho đến bây giờ chưa có bài nào theo thể điệu này mà vượt qua được hai cái bài bất hủ ấy! Mà của đáng tội khi hai ông nhạc sĩ viết hai bản nhạc đó thì nào có phải là họ viết ca khúc. Hai ông chỉ viết nhạc, dùng “ngôn ngữ” của nhạc để nói lên thứ tình cảm mà nghe qua là thấy ngay vai trò của không gian, của thiên nhiên nhiều hơn là con người.
Trong opera và nhạc cổ điển, nữ cao trữ tình (lirico soprano) được định nghĩa là một loại giọng nữ cao ấm áp, có độ sáng, giàu âm sắc, âm khu trung đầy đặn, bay bổng, mềm mại, thường thể hiện vai những người phụ nữ hiền lành, yếu mềm.
Có hai loại nữ cao trữ tình là full lirico soprano (nữ cao trữ tình đầy đặn) và light lirico soprano (nữ cao trữ tình mảnh).
Đặc trưng của full lirico soprano là âm sắc đầy đặn, có độ dày, khỏe, legato (hát liền note) phát triển với full voice (hát toàn giọng), có khả năng điều chỉnh âm lượng vừa phải trên quãng cao, âm lượng chắc chắn ở những quãng hát dài hơi.
Đặc trưng của light lirico soprano là âm sắc mảnh, sáng, có khả năng chuyển giọng và pha giọng nhanh chóng, thực hiện kĩ thuật hoa mĩ dễ dàng hơn.

No comments:

Tìm hiểu y phấn tảo

  ( trích trong sách phật quốc ký sự ) của t/g Thích Phước Tiến