Tuesday, December 24, 2019

10 bức tranh đẹp cổ xưa kể lại câu chuyện Giáng sinh của Chúa Jesus

Sự kiện Giáng sinh (Chúa Ki-tô chào đời) đã được nhiều họa sĩ cổ xưa mô tả lại qua những bức tranh, toát lên lòng kính ngưỡng tột bậc đối với sự kiện này, thể hiện trong các đỉnh cao của nghệ thuật hội họa đương thời.
Bc-0-0-nativity

1. Sự báo tin

Đây là tín tức được lan truyền từ một thiên thần: Đức Trinh Nữ Maria đang mang thai. Con trai của Chúa trời đang trên đường đến thế gian. Trong bức tranh tinh xảo vẽ bởi một thầy tu người Florence này, phần chớp nhoáng của câu nói đó dường như là chính khoảnh khắc thụ thai. Đức Mary ngạc nhiên lắng tai nghe, hai tay đan chéo đặt trên thân thể như nhận được một phước lành, đồng thời cũng như thể bảo vệ sinh linh bé nhỏ ở đó. Khuôn mặt bà là một bức chân dung duyên dáng của sự kinh ngạc, bối rối và cảm động: một sự mặc khải bất ngờ được biểu hiện.
Bức tranh “Sự báo tin”, Họa sĩ Fra Angelico, Tu viện San Marco, Florence.

2. Giấc mơ của Thánh Joseph

Trong “Phúc âm của Matthew”, Đức Mary đã thề với Thánh Joseph khi ông phát hiện ra bà đã có thai. Trong lúc rụng rời, ông vẫn quyết định tiếp tục cuộc hôn nhân này, nhưng tràn ngập trong ý nghĩ rằng sẽ ly hôn trong tương lai. Nhưng Thiên Chúa đã gửi một thiên thần đến với Thánh Joseph trong một giấc mơ của ông để giải thích về sự mang thai thần thánh đó và yêu cầu ông đặt tên cho em bé là Jesus. Họa sĩ người Pháp Champaigne là một trong số rất ít họa sĩ đã miêu tả câu chuyện của Thánh Joseph, tưởng tượng ra tình huống khó xử của ông ta và sự mách bảo của thiên thần. Và đúng như một nhân vật trong giấc mơ, thiên thần không cần dùng tới lời nói, mà giải thích điều bí mật cho ông hoàn toàn bằng ngôn ngữ ký hiệu.
Bức tranh “Giấc mơ của Thánh Joseph”, Họa sĩ Philippe de Champaigne, Phòng triển lãm Quốc gia, Luân Đôn.

3. Mary và Joseph trên đường đến Bethlehem

Đức Mary và Thánh Joseph đang trên đường đi qua một phong cảnh núi đá. Bà đã rời khỏi lưng lừa, có lẽ vì sợ cưỡi lừa xuống một con dốc cao nguy hiểm như vậy. Thánh Joseph, ủ rũ và mệt mỏi, đang giúp bà với tất cả lòng yêu thương của ông. Hành động của ông (chứ không phải là vẻ ngoài của bà) cho thấy bà đang mang thai mệt nhọc thế nào. Người cha tại trần gian của Chúa Jesus thường được miêu tả là người vụng về, nhưng bức tranh này lại không tỏ ra như vậy – đây là một chi tiết trích từ Bàn thờ nổi tiếng “Portinari” ở Florence. Ông ấy đang cố gắng làm mọi thứ có thể, với tư cách là người chồng và người cha tương lai, để bảo vệ gia đình nhỏ của mình khỏi khó khăn và nguy hiểm.
Bức tranh “Mary và Joseph trên đường đến Bethlehem”, Họa sĩ  Hugo van der Goes, Phòng trưng bày Uffizi, Florence.

4. Điều tra dân số tại Bethlehem

Luke mô tả sự kiện này như sau “Vào những ngày đó, một quyết định đã được ban hành từ Caesar Augustus, rằng tất cả mọi người nên phải đăng ký…, Thánh Joseph đã đến Bethlehem để đăng ký cùng với Mary, người đang ở cùng em bé”. Đối với họa sĩ Bruegel, sự kiện này là đương đại, xảy ra ở nước Bỉ ở quê hương ông trong thời gian khắc nghiệt nhất của mùa đông. Đức Mary và Thánh Joseph chỉ là hai trong số những người nghèo đang lê bước trong không khí đóng băng, xếp hàng chờ đến lượt, trong bộ máy quan liêu bị áp đặt tàn nhẫn này. Điều duy nhất phân biệt họ trong sự khốn khổ và hỗn loạn toàn cảnh chính là con lừa mà ai cũng biết.
Bức tranh “Điều tra dân số tại Bethlehem”, Họa sĩ Peter Bruegel the Elder, Bảo tàng Mỹ thuật Hoàng gia Bỉ, Brussels.

5. Sự sinh hạ

Trong số hàng ngàn cảnh tượng sinh hạ trong nghệ thuật phương Tây, bức tranh này là một trong những cảnh với bà mẹ dịu dàng nhất. Đức Mary quỳ gối khiêm nhường trước Chúa, nhưng ở bà cũng tràn đầy tình yêu dành cho đứa con mới sinh của mình. Hai mẹ con nhìn vào mắt nhau và toàn bộ bố cục nhấn mạnh sự gắn kết giữa họ. Nghệ thuật của Barrocci, mãi cho đến gần đây vẫn là một trong những họa sĩ bậc thầy của Ý bị bỏ qua nhiều nhất, được ưa chuộng đặc biệt với chân dung những phụ nữ trong cuộc đời ông, nên không khó hiểu tại sao có sự yêu thích đến thế với bức tranh sinh hạ Chúa này, trong đó đứa trẻ rạng rỡ chiếu sáng khuôn mặt yêu thương kỳ diệu của Đức Mary.
Bức tranh “Sự sinh hạ”, Họa sĩ Federico Barrocci, bảo tàng Prado, Madrid.

6. Truyền tin tới các mục đồng

Luke báo cáo rằng những người chăn cừu đang chăm sóc đàn con chiên của họ bên ngoài Bethlehem thì một thiên thần đột nhiên xuất hiện, truyền tin rằng một vị cứu tinh vừa được sinh ra trong thị trấn này. Họa sĩ thời trung cổ Taddeo Gaddi đã tưởng tượng cảnh tượng đó diễn ra trên một ngọn đồi dốc vào nửa đêm. Chỉ có một trong những người chăn cừu thức dậy lúc đó, còn người kia ngồi ngủ gục bất động như một tảng đá phía sau anh ta. Một vài con cừu và chó cũng bắt đầu thức dậy, khi vị thiên thần nói xuống từ trên cao – người chăn cừu và gia súc của anh ta bừng tỉnh trước tin tức đáng kinh ngạc.
Bức tranh “Truyền tin tới các mục đồng”, Họa sĩ Taddeo Gaddi, nhà thờ Santa Croce, Florence.

7. Đám rước của vị pháp sư

Không chỉ 3 vị vua, mà có tới 33 người – cả một đoàn kỵ binh vĩ đại, giàu có và quyền lực đang đi theo con đường dẫn xuống một thung lũng dốc trên đường đến Bethlehem. Bức bích họa của họa sĩ Gozzoli, cùng với hươu, chó săn và ngựa, cuộc săn bắn và giao tiếp xã hội, gần như được vẽ ra từ cuộc sống (Bản thân nghệ sĩ cũng có chân dung trong bức tranh). Hình ảnh này để kỷ niệm các sự kiện có thật – đám rước Epiphany hàng năm ở Florence vào thế kỷ 15 – khi nó cố gắng hiện thực hóa các sự kiện Kinh Thánh cho người xem đương đại. Đây là điểm cao của nhà nguyện Magi ở Florence.
Bức tranh “Đám rước của vị pháp sư”, Họa sĩ Benozo Gozzoli, cung điện Medici Riccardi, Florence

8. Chầu Thánh Thể

Nhiều pháp sư hơn – bao gồm Lorenzo và Giuliano (những người bảo trợ của họa sĩ Botticelli) – được xuất hiện trong tranh với các trạng thái thờ phượng khác nhau trước Chúa Kitô mới sinh. Khung cảnh hoàn toàn là sự thần thánh và im lặng. Không phải tất cả các pháp sư đều chú ý tới Chúa nhỏ bé, khi mà sự ra đời kỳ diệu của Ngài đã diễn ra trong một ngôi nhà hoang với chiếc mái sắp sụp đổ. Nhưng Botticelli đã nâng gia đình Thánh vượt lên trên những người Ý đang xếp hàng, và tìm cách lồng ghép quá khứ xa xưa vào hiện tại. Ông đã làm giảm sự căng thẳng cho bức tranh bằng cách bao gồm chính mình vào góc ngoài cùng bên phải, điều chỉnh người xem bằng một ánh mắt đầy áp lực, như muốn hỏi họ kính yêu Chúa sâu sắc đến mức nào.
Bức tranh “Chầu Thánh Thể”, Họa sĩ Botticelli, Phòng trưng bày Uffizi, Florence.

9. Chầu của các mục đồng

Giorgione bí ẩn” là họa sĩ để lại rất ít tác phẩm do ông mất sớm, nhưng tác phẩm này là một kiệt tác để thưởng thức. Thánh Joseph vẻ già nua đang cúi đầu cầu nguyện, Đức Mary giữ một tư thế thờ phượng im lặng trước Chúa Kitô nhỏ bé, với khuôn mặt mờ ảo, trầm tư. Còn những người chăn cừu, trong quần áo rách rưới, không nói lời nào, nhưng thể hiện tràn đầy tình yêu dành cho em bé. Họ là những người đầu tiên đến đó, là người đầu tiên hiểu điều họ đang nhìn thấy, trước khi đám đông đến nơi. Khung cảnh này rất gần gũi và thân mật, dựa trên cảnh quan của xứ Venice xa xôi. Không có con cừu nào trong bức tranh. Chỉ bằng vào sự khiêm nhường của họ, người xem biết họ chính là các mục đồng.
Bức tranh “Chầu của các mục đồng”, Họa sĩ Giorgione, Phòng triển lãm nghệ thuật quốc gia, Washington.

10. Lúc nghỉ ngơi trên đường đến Ai Cập

Đây thật là một cảnh tượng khác thường, bị chia cắt bởi một bức tường gạch xù xì, với một cái đầu lừa lừa nhô lên khỏi bức tường, bức tranh “Lúc nghỉ ngơi” của họa sĩ Gentileschi là một tác phẩm kỳ lạ tới mức đáng kinh ngạc. Thánh Joseph nằm bẹp vì kiệt sức, đầu ngửa ra sau. Bàn chân của Trinh nữ Mary dính đầy đất bẩn, và bà quá mệt mỏi nên không thể ôm chặt em bé đang đói khát, có vẻ đang liếc nhìn khán giả. Chính vì gia đình Thánh trong bức tranh này đang chạy trốn khỏi kẻ giết người Herod và vụ thảm sát của hắn ta đối với những người vô tội, nên không còn là những cảnh Chúa giáng sinh đẹp đẽ như trước nữa.
Bức tranh “Lúc nghỉ ngơi trên đường đến Ai Cập”, Họa sĩ Orazio Gentileschi, Phòng trưng bày nghệ thuật Birmingham.

No comments:

Tìm hiểu y phấn tảo

  ( trích trong sách phật quốc ký sự ) của t/g Thích Phước Tiến