Tango – không đơn thuần chỉ là một điệu nhảy, giống như một tâm trạng, một triết lý, một nghệ thuật sống và hơn hết một huyền thoại …. |
Tango – không đơn thuần chỉ là một điệu nhảy, giống như một tâm trạng, một triết lý, một nghệ thuật sống và hơn hết một huyền thoại …. Vũ điệu Tango ấy được sinh ra từ những người đàn ông da đen của đất nước Achentina giàu bản sắc. Cho dù từng trải bao thăng trầm trong suốt hơn một trăm năm lịch sử, giống như cuộc đời của chủ nhân nó, Tango vẫn phát triển và toả lan khắp hành tinh. Phải chăng, sức quyến rũ và cảm hoá của Tango khiến người ta không dễ gì cưỡng lại ? Người Achnetina gửi gắm cả hồn mình vào nhịp bước của Tango như thể nó là người bạn tri kỷ vậy !
Bản thân chữ Tango không dễ gì cắt nghĩa được. Chỉ biết rằng trên thực tế, Tango mang một ý nghĩa vượt xa phạm vi hạn hẹp của một điệu nhảy. Nó là một tâm trạng, một triết lý, một nghệ thuật và hơn hết là một huyền thoại…. Vũ điệu chất chứa đầy tâm trạng này xuất hiện lần đầu tiên ở khu vực gồm những con người nghèo khó nhất của Thủ đô Buenos Aires (Achentina), ngay trong lớp người da đen di cư mang nặng tình cảm nhớ quê, đau khổ và tủi buồn. Cho mãi đến ngày nay, người ta vẫn thấy ngỡ ngàng khi biết rằng tác giả của điệu nhảy Tango “không bao giờ chán” ấy lại chính là những người đàn ông “chân lấm tay bùn”, da đen mắt trắng, một chữ bẻ đôi không biết! Đó chính là tâm trạng của con người. Lúc đầu Tango chỉ toàn có đàn ông thể hiện với nhau, vì phụ nữ cảm thấy điệu nhảy ấy có vẻ trụy lạc. Mãi sau, niềm đam mê Tango chẳng còn là độc quyền của phái mạnh nữa. Thời gian đầu, Tango luôn bị lớp người da trắng ở ngay châu Mỹ bài xích và coi đó là ” không lành mạnh”. Phải đợi mãi đến năm 1880, một nhạc sỹ người Urugoay chính thức sáng tác bản nhạc đầu tiên cho vũ điệu tango thì sức mạnh của nó như được bừng dậy, khiến hàng triệu con tim rung động và say mê. Những năm cuối thế kỷ 19, làn sóng di cư châu Âu, châu Mỹ nói chung và Achentina trở nên sôi động. Người Tây Ba Nha, người Italya, người Bồ Đào Nha … đều góp mặt đi tìm cái mới lạ ở những vùng đất mới. Chính trong cái tâm trạng “chán sống ở châu Âu” lúc đó đã đưa những người Âu ấy đến với Tango đầy mới mẻ và không kém phần hấp dẫn. Họ muốn hoà mình vào điệu nhảy giàu cảm xúc và rất mạnh mẽ của dân bản xứ… Khoảng năm 1905 thì những bản nhạc Tango đầu tiên đã được bí mật chuyển về Pháp, cũng từ những người di cư ấy. Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc thì chính nhà văn Pháp Ricardo Guirialdes là người đầu tiên chơi điệu Tango dùng cây đàn của mình wor Paris và cũng chính ông, lần đầu tiên đã nhảy điệu Tango với người đẹp Anna de Noailles trước sự ngạc nhiên của mọi người. Tuy vậy, vào với Châu Âu, Tango cũng không dễ được tự do phô diễn vẻ đẹp của mình trước bàn dân thiên hạ. Bởi vì hồi đó, giáo hoàng Pix đã coi Tango là một vũ điệu của “con quỷ dâm dục” và cấm các con chiên của cha gần gũi vơi Tango! Nhưng, nhờ vào thời gian cùng sự nỗ lực không mệt mỏi của giới âm nhạc mà vẻ quyến rũ của Tango đã dần dần được người Pháp cảm nhận. Điều đặc biệt là khi Tango được chấp nhận, người Pháp nhanh chóng say mê nó, không ngừng hoàn mỹ nó, phát triển nó một cách nhanh chóng đến ngạc nhiên, đến mức khi “hồi hương” Achentina, Tango đã làm cho chính những chủ nhân của mình ở quê gốc phải sửng sốt trước biến đổi mau lẹ và tuyệt vời. Chả thế mà năm 1912, đã từng có một nhà văn Pháp viết rằng: “Một nửa Paris dìu nửa còn lại trong điệu nhảy Tango”. Trong sự lên ngôi nhanh chóng của Tango trên đất Pháp và ở cả Châu Âu ấy, người ta luôn nhắc đến một chàng trai Pháp, đó là Carlos Gardel, vốn là người cùng gia đình di cư sang Achentina. Ở đó chính cuộc sống lang bạt đã đưa cậu thiếu niên Carlos đến với những người dân nghèo khổ ở Thủ Đô Buenos Aires, đến với vũ diệu Tango đồng cảm. Chàng trai dần dần say mê Tango đến lạ kỳ; bởi theo anh vũ điệu nồng nhiệt ấy thể hiện được cả những cảm giác bị mất mát lớn lao của lớp người xa xứ. Chính lòng say mê Tango đã tạo cho Carlos cơ hội bộc lộ “thiên phú” của mình về âm nhạc. Năm 18 tuổi, anh đã bắt đầu sáng tác và biểu diễn những bài hát Tango đầy ấn tượng. Năm 26 tuổi, Carlos đã trở thành một nhạc sỹ và một ca sỹ sáng giá….. Dần dần trong những chuyến về lại xứ sở Châu Âu, chính dòng máu phong nhã và lịch lãm của nước Pháp và chất Tango nguyên gốc cùng mái đầu bóng mượt, quần áo thanh tao và ánh mắt đượm buồn, cộng với giọng hát quyến rũ của Carlos đã đưa Tango lên đỉnh cao vinh quang ở mảnh đất Châu Âu danh tiếng. Người ta từng khẳng định rằng, Carlos Gardel chính anh chứ không ai khác là người thể hiện tuyệt vời nhất những gì đặc sắc nhất của Tango ! Vì thế mà sau này, khi Carlos qua đời (do tai nạn máy bay), người ta đã dựng tượng ông ở Chacarita đẻ ghi nhớ công lao của một người đã đưa lại vũ điệu tuyệt vời cho cả một châu lục. Sau nhiều thăng trầm, Tango sống trở lại vào cuối những năm 1930 khi nhân dân Argentina đoạt lại quyền tự do chính trị của mình. Họ kỷ niệm việc thăng tiến địa vị xã hội bằng Tango và điều này trở thành một biểu tượng cho tình đoàn kết và là một phần cuộc sống hàng ngày của họ. Những nhạc sĩ Tango nổi tiếng đi theo những xu hướng mới như Fresedo, de Caro, Pugliese, và Anibal Troilo. Không bao lâu sau, giới trí thức phong lưu mà giờ đây đã trở nên khác biệt hẳn so với tầng lớp lao động bắt đầu viết lời cho Tango. Vì những ảnh hưởng của họ, Tango trở nên lãng mạn hơn, hoài cổ hơn và là một ký ức ngọt ngào về tuổi thanh xuân trong một xã hội bình dị không bao giờ tồn tại. Khi Juan Peron nắm quyền năm 1946, Tango lại trở nên cực thịnh ở Argentina vì cả ông và phu nhân Evita đều hết lòng ủng hộ loại nhạc này. Năm tháng qua đi với biết bao biến cố lịch sử, nhưng cuối cùng Tango vẫn là một điệu nhảy được ưa chuộng ở châu Âu. Paris trở thành cái nôi nuôi dưỡng Tango từ buổi ban đầu và truyền cho nó sức sống mạnh mẽ suốt ngót một thế kỷ qua. Còn ở châu Mỹ, có thể nói Tango đã ngấm vào máu của người dân nơi đây. Không phải ngẫu nhiên mà đã một thời gian, Tango là vũ điệu duy nhất được lưu hành ở Uruagoay để chống lại những “ảnh hưởng tha hoá từ bên ngoài”. Ngay trên quê hương của tango – Achentina- từ năm 1976, Chính phủ đã ban hành một sắc lệnh, lấy ngày sinh của Carlos Gardel (11-11) làm “Quốc nhật Tango” và vào ngày ấy, cả nước hầu như tưng bừng sôi động bởi vì điệu Tango truyền thống diệu kỳ…. Ngày nay, những ai muốn biết thế nào là Tango “nguyên thuỷ”, phải đến thủ đô Buenos Aire, với vũ trường AL Viejo Almacen nổi tiếng. Tại đây, điệu Tango được giữ nguyên bản, với phong cách chơi, trang phục và trang trí nội thất giống hệt như xưa. Tango vốn là niềm tự hào hết sức lớn lao của những người đàn ông Achentina, những người đã khai sinh ra nó. Còn với mọi người dân Achentina thì Tango là bất tử vì đó là điệu nhảy của lòng người.
Nhạc phẩm “Blue Tango” (Nhạc sĩ Leroy Anderson)
Here am I with you in a world of blue
And we’re dancing to the tango we loved when first we met While the music plays, we recall the days When our love was a tune that we couldn’t soon forget
As I kiss your cheek, we don’t have to speak
The violins, like a choir, express the desire We used to know not long ago So just hold me tight in your arms tonight
“Le Tango Bleu” (Paroles françaises de Jacques Plante – bản tiếng Pháp của Jacques Plante)
Tout le bleu du ciel
Danse dans tes yeux Tout le bleu pastel D’un tango qui chante pour nous deux
Donne-moi ton cœur
Donne-moi ta vie Revivons le bonheur Du jour où je t’ai suivie
Je n’entends plus rien
Que ce chant là-bas Est-ce le vent musicien Ou mon cœur qui bat Je suis si bien entre tes bras
Mais pourquoi songer
Mais pourquoi savoir Que c’est un rêve léger Flottant dans l’indigo du soir
Điệu Tango đã vay mượn từ nhiều nước – những giai điệu mà những nô lệ châu Phi (candombe) gõ trên trống ; điệu nhạc Milonga của những cánh đồng hoang Nam Mỹ kết hợp giữa những giai điệu Ân Độ với điệu nhạc của những người Tây Ban Nha đi khai hoang, ngoài ra còn có những ảnh hưởng khác trong đó có Latin.
Một số người cho rằng từ “Tango” xuất phát từ tiếng Latin ”tangere” (Có nghĩa là kề sát nhau) Tiếng than van, rền rĩ của Tango, như người ta nói, kể lể nhiều hơn là chỉ những mối tình không thành. Nó nói về sự bất hạnh, về những số phận bị nhấn chìm trong đau khổ. Tango – đó là âm nhạc của niềm đau khổ.
Blue Tango
Tino Rossi
When you’re leaving me – if I let you go,
Take away my heart as I won’t need it any more. Take away my nights, all my lonely nights, When you’re ready to go, just leave me the blue tango.
Like a blue tango
As your eyes are blue, When you’re ready to go, Remember how much I loved you, And let me go Like a blue tango, I’ll remember you, When you’re ready to go, Just leave me with the blue tango.
I was loving you – more than you will know,
Cause I needed you, my darling, You know it’s true. But I don’t know why – I don’t even cry, And my sister sorrow Will teach me the blue tango.
When you’re ready to go
Remember to catch my shadow And let me go. All my happiness I must now borrow, In my loneliness I’ll always have the blue tango.
Dịch ý
Khi mà em rời bỏ tôi – một khi tôi để em đi,
Hãy lấy trái tim tôi đi như tôi không cần đến nó nữa Hãy lấy những đêm của tôi đi, những đêm dài cô đơn, Khi mà em đã sẵn sàng ra đi hãy để lại cho tôi bản Tango buồn
Như một bản Tango buồn
Như đôi mắt em buồn Khi em sẵn sàng ra đi Hãy nhớ rằng tôi yêu em biết bao và hãy để tôi đi như một bản tango buồn bã Tôi luôn nhớ đến em Khi em đã sẵn sàng ra đi hãy rời khỏi tôi cùng với bản Tango buồn
Tôi đã yêu em – hơn cả những gì em biết ,
Vì tôi đã cần em, người tình ơi, Và em biết điều đó là chân thành. Nhưng tôi không biết vì sao – thậm chí tôi không khóc, và niềm đau trong tôi sẽ chỉ tôi biết điệu Tango buồn.
Khi mà em sẵn sàng ra đi
Hãy nhớ lấy đi chiếc bóng tôi Và hãy để tôi đi cùng tất cả niềm hạnh phúc Tôi sẽ đi vay mượn Trong nỗi niềm cô đơn Luôn có bên cạnh bản Tango buồn .
Bài hát này có tựa là Blue Tango là một bản tango buồn , một số khác gọi là tango xanh . giai điệu của nó rất buồn và ta cũng thấy nỗi buồn cả trong lời ca của nó nữa . Đây là một bản nhạc kinh điển , một ca khúc bất hủ . Có thể đầu tiên nó là một bản nhạc không lời , sau đó được người ta viết thêm lời vào , bản nhạc này cũng có nhiều lời ca .
Tango xanh
Bằng một vòng cánh tay
Bằng một kề sát vai Bằng một nhịp bước vui Dìu dắt nhau về cõi mê say suốt đời.
Bằng điệu nhạc ngất ngây
Bằng kỷ niệm khó phai Bằng cuộc tình đêm lạc lối Chúng ta ghi trong cõi tim này.
Bằng một nghìn chiếc hôn
Vào một làn tóc thơm Lắng nghe tiếng đàn réo tình hoan Đàn như nói cho ta Lời nói yêu đương Trầm bổng du dương Thì đừng rời cánh tay Thì ghì chặt lấy vai Sẽ xin tiếng đàn đến nghìn nơi Ngàn năm khắc sâu tình ta đẹp ngời. |
Friday, June 21, 2019
Blue Tango - Tango Xanh
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
GIÁ TRỊ TÂM LINH CỦA NGÀY RẰM THÁNG 10 - TẾT HẠ NGUYÊN
Theo phong tục tập quán xưa của người Việt, rằm tháng Mười hay còn gọi là Tết Hạ nguyên hàng năm được tổ chức trọng thể, vượt ra ngoài phạm ...
-
Phim do HQ sản xuất tôi có viết bài giới thiệu phim ở bên trang bangaivn nhưng phim không được giới les ở đó chú ý và tôi có chút c...
-
Lần đầu đọc Kinh Kim Cương tôi bị sốc nặng. Ai chả biết Kinh Kim Cương là cuốn kinh quan trọng nhất của Phật giáo ấy thế mà đoạn mở đầu dài...
-
Chiến tranh và bom đạn, là những cơn ác mộng kinh hoàng đối với những con người vô tội. Và có điều còn ám ảnh hơn bao giờ hết chính là nỗi ...
No comments:
Post a Comment