Sunday, December 30, 2018

Once Upon A December (Ngày xưa vào tháng 12 …)

Một ngày tháng chín tôi viết thư gửi chương trình sóng điện ảnh chọc ghẹo vui vui hai MC của chương trình là TQ và KT , cũng trong lá thư ấy tôi có yêu cầu ca khúc Unchained Melody trong bộ phim Hồn Ma ( The Ghost ) cho người bạn tháng chín.
Chắc có lẽ họ buồn cười lắm vì không biết người bạn tháng chín của tôi như thế nào , tôi vẫn xem tháng chín , không chỉ tháng chín mà các tháng trong năm như những người bạn,cứ cho là vậy đi thì sao nào. Câu chuyện cổ tích về mười hai vị thần tháng tôi vẫn đọc đó , tôi mê  truyện cổ tích nên thật dễ hiểu khi những thứ vô tri được nhân cách hóa. Môt ngày bất chợt lại thấy có ai đó cũng ngô nghê như chính mình – Một người bạn tháng mười hai.

Once Upon A December – Aliyah
Once Upon A December
Dancing bears, painted wings
Things I almost remember
And a song someone sings
Once upon a December
Someone holds me safe and warm
Horses prance through a silver storm
Figures dancing gracefully
Across my memory
Far away, long ago
Glowing dim as an ember
Things my heart Used to know
Once upon a December
Someone holds me safe and warm
Horses prance through a silver storm
Figures dancing gracefully
Across my memory
Far away, long ago
Glowing dim an as ember
Things my heart Used to know
Things it yearns to remember
And a song Someone sings
Once upon a December
Fgd
Ngày xưa vào tháng 12….
Những con gấu nhảy múa
Những đôi cánh đầy màu sắc
Là những thứ tôi hầu như còn nhớ
Và một bài hát ai đó thường hát
Ngày xưa vào tháng 12….
Vòng tay ai đó thật ấm áp và an toàn
Những con ngựa phi nước đại xuyên qua cơn bão
Những hình ảnh nhảy múa thật duyên dáng
Dần dần hiện lên trong trí nhớ của tôi
Ở rất xa, từ lâu lắm rồi
Ánh sáng mờ ảo như mớ than hồng
Là những thứ tôi thường nhớ tới
Những thứ luôn khao khát được nhớ
Ngày xưa vào tháng 12…
Và một bài hát
Có người thường hay hát
Ngày xưa vào tháng 12….

Lễ Giáng Sinh có từ bao giờ

Lễ Giáng Sinh có từ bao giờ
Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD
Hàng năm cứ vào ngày 25 tháng 12 là chúng ta mừng Lễ Giáng Sinh, ngày Chúa Giêsu ra đời, nhưng ít ai để ý thắc mắc Chúa có thực sự sinh ra vào ngày này không hay lễ này có từ bao giờ.
Pansiestopop7-1
Kinh Thánh không thấy có chỗ nào nói đến các môn đệ của Chúa Giêsu mừng Sinh nhật của Chúa. Vây thì ngày lễ nghỉ này ở đâu mà ra, và Kinh Thánh có đồng ý hoặc chấp nhận ngày lễ này không? Những câu hỏi như vậy có ý nghĩa gì khi mà mục đích của chúng ta là vinh danh mừng Chúa ra đời và đem các gia đình lại gần với nhau, chúc cho nhau được bình an và đất nước có hòa bình, dân tộc yêu thương.
Diễn viên hài hước nổi tiếng của Hoa Kỳ Drew Carey trong một cuộc phỏng vấn do Talk Show The View trên truyền hình thực hiện đã làm cho khán thính giả ngỡ ngàng khi ông khuyên mọi người phải nói sự thật về nhân vật Ông Già Noel/Santa Claus.
-“Tôi nghĩ rằng -ông nói- cha mẹ và người lớn không nên nói cho trẻ nít là có ông già Noel / Santa Claus thực sự. Đây quả là lời nói dối đầu tiên mà quí vị đã nói với con cháu quí vị.” Ông khuyên mọi người hãy nói thiệt cho chúng biết là “ông già Noel chỉ là nhân vật chúng ta tạo ra để có cớ mừng mùa lễ nghỉ mà thôi”.
-“Khi chúng lên 5 tuổi – ông nói thêm- chúng sẽ nhận ra là cha mẹ chúng đã nói láo với chúng suốt cả đời chúng.”
Trước đó trong cùng một năm, đài truyền hình The Arts & Entertainment đã đưa ra một chương trình về Lễ Giáng Sinh gọi là Christmas Unwrapped: The History of Christmas. Người trình diễn đã nêu câu hỏi:
-“Trên khắp thế giới người ta mừng lễ Chúa Kitô ra đời vào ngày 25 tháng 12, nhưng tại sao Chúa Giáng Sinh lại đi đôi với việc tặng quà, và Chúa có thực sự giáng trần vào ngày tháng đó hay không? Cây Giáng Sinh / Christmas Tree ở đâu mà ra?
Ngược giòng lịch sử để tìm hiểu nguồn gốc các ngày lễ nghỉ truyền thống của Tây Phương, thì thấy rằng Lễ Giáng Sinh có nguồn gốc từ những ngày lễ hội của dân ngoại là lễ mừng thần Saturn của người La Mã được phổ biến từ năm 217 BC. Khởi đầu ho ăn mừng vào dịp Đông Chí, từ ngày 17 đến 23 tháng 12.
Như vậy cả ông già Noel/Santa Claus lẫn lễ Giáng Sinh thực ra chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt. Santa Claus chỉ là nhân vật giả tưởng và Lễ Giáng Sinh cùng với những trang trí của nó là do từ những ngày lễ hội của dân ngoại La Mã mà ra.
Phải chăng đó chỉ là những tập tục truyền thống cổ xưa chứ chẳng phải là những gì thực tiễn chúng ta có thể nhìn thấy được? Nếu cứ tiếp tục tham dự những lễ hội đó thì có hữu ích gì không?
LỄ THẦN MẶT TRỜI
Nói là lễ Giáng Sinh có từ trước thời Chúa Giêsu sinh ra thì có vẻ kỳ lạ và vô lý. Nhưng Lễ Giáng Sinh /Christmas quả thực lại có liên hệ đến thời đại trước Chúa Giêsu Kito rất nhiều.
0_376bb_bc88308c_L-2
Những chi tiết mừng lễ Giáng Sinh đều có vết tích của thời cổ Ai Cập, Babylon và La Mã. Sự kiện này thực ra cũng chẳng làm tổn thương gì danh chúa Giêsu, nhưng nó đặt thành nghi vấn về sự hiểu biết và khôn ngoan của những người mà, từ cả ngàn năm rồi, vẫn còn cho rằng cái ngày lễ hội của dân ngoại là vĩnh cửu và đang được lan truyền trên khắp thế giới là ngày lễ Chúa Giáng Sinh.
Giáo Hội sơ khai chắc cũng rất ngạc nhiên khi thấy những tập tục xưa cổ của họ bị chúng ta ngày nay đem nhập vào lễ Giáng Sinh mừng ngày Chúa ra đời. Việc gán ghép danh Chúa Kito với ngày lễ nghỉ của dân La Mã không phải chỉ có từ nhiều thế kỷ nay đâu. Alexander Hislop đã viết trong sách của ông The Two Babylons: “Nhiều nhà văn nổi tiếng và uyên bác thuộc nhiều hệ phái khác nhau cũng công nhận rằng ‘Ngày Chúa sinh ra vẫn không thể xác định được’, và trong Giáo Hội Kito giáo, ngày lễ gọi là Lễ Giáng Sinh cũng chưa bao giờ nghe nói đến cho tới thế kỷ thứ 3, và cũng không phải tới thế kỷ thứ 4 người ta mới giữ ngày lễ này đâu.” (1959, pp.92-93).
Còn về ngày 25 tháng 12 trở thành ngày Lễ Giáng Sinh thì thực ra các sách viết về lịch sử các ngày lễ nghỉ cho biết đó là ngày đế quốc La Mã mừng Sinh nhật thần mặt trời. Lý do chọn ngày 25/12 là ngày sinh nhật chúa Giêsu thì sách 4000 Years of Christmas ghi: “Vì ngày đó là ngày thánh , không phải chỉ đối với dân ngoại La Mã mà cả một tôn giáo lớn ở Ba Tư / Persia tức Iran bây giờ, mà hồi đó là một trong những tôn giáo đối thủ mạnh nhất của Kito giáo. Đạo này thờ thần Mithra gọi là Mithraism [1], tức thờ mặt trời, ăn mừng ngày mặt trời mọc trở lại, thêm sức mạnh cho họ (Earl and Alice Count, 1997, p.37).
Không phải chỉ có ngày 25/12 là ngày vinh danh sinh nhật mặt trời, mà còn là ngày lễ hội mà các quốc gia dân ngoại vẫn giữ từ lâu để mừng những ngày sáng sủa được kéo dài ra sau thời kỳ Đông Chí là những ngày ngắn nhất trong năm. Trước Lễ Giáng Sinh lúc đó còn có ngày lễ hội thờ ngẫu tượng vào giữa mùa đông có đặc điểm là ăn uống bừa phứa và mặc sức trụy lạc, đánh dấu thời kỳ Tiền Kito Giáo từ nhiều thế kỷ trước.
MỘT KẾT HỢP NHỮNG TẬP TỤC TIỀN KITÔ GIÁO
Lễ hội xưa cổ này với thời gian đã có nhiều danh hiệu khác nhau qua nhiều nền văn hóa khác nhau. Tại Roma, người ta gọi là lễ Saturnalia để vinh danh thần Saturn, một thần nông nghiệp của người La Mã. Lễ này đã xâm nhập vào giáo hội Roma sơ khai và được đặt tên là Christ (“Christ mass” hay là Christmas) để thâu nhận những người tân tòng mà họ không muốn bỏ tập tục này của họ đi, đồng thời để nâng cao con số giáo dân của Kito giáo.
332944ec7accc26e35-2
Những vị lãnh đạo Công Giáo ở thế kỷ 3 họ có khuynh hướng muốn tiếp cận với dân ngoại, nhưng đã bị Tertullian, một nhà thần học công giáo lúc bấy giờ phê phán một cách khá chua chát. Năm 230 khi nói về sự bất nhất của người Kito giáo, ông đã nói lên cái tương phản giữa người công giáo và dân ngoại trong việc hành đạo; người công giáo dùng chính sách co dãn mưu mẹo trong khi dân ngoại họ vẫn triệt để trung thành với niềm tin của họ. Ông viết:
-“Đối với chúng ta là những người xa lạ với ngày hưu lễ Sabbaths, và cả những ngày trăng rằm lẫn ngày lễ hội mà có lúc đã được chấp nhận dành cho Chúa (coi Cựu Ước Sách Levi 23: Nghi thức các lễ hội trong năm, hiện giờ không còn giữ nữa) như lễ Saturnalia, những ngày lễ tháng Giêng, lễ Brumalia và lễ Matronalia thì bây giờ lại đem ra thực hành; quà tặng được trao qua lại cho nhau, những tặng vật ngày đầu năm được thực hiện rất nhộn nhịp, những cuộc vui chơi thể thao và tiệc tùng được tổ chức tưng bừng. Nhưng trái lại, những người theo tà giáo lại trung thành nhiều hơn với tín ngưỡng của họ mà chẳng thèm để ý đến những lễ lạc của người Kito giáo” (Hislop, p.93).
Thất bại trong việc cải giáo dân ngoại, những vị lãnh đạo Giáo Hội La Mã bắt đầu điều đình để đưa những hình ảnh tập tục tà đạo lên y phục của Kito giáo. Nhưng thay vì biến cải niềm tin của họ về với giáo hội, giáo hội lại bị biến đổi, hội nhập vào những tập tục không phải là Kito giáo ngay chính trong việc hành đạo của mình.
Mặc dù lúc đầu Giáo Hội Công Giáo sơ khai đã kiểm duyệt, muốn bãi bỏ việc mừng lễ này, nhưng “nó đã xâm nhập quá sâu rộng trong dân chúng khó lòng xóa bỏ đi được. Cuối cùng Giáo Hội đành phải chấp nhận, vì nghĩ rằng nếu không thể hủy bỏ được thì phải biến nó thành lễ “Giáng Sinh” tôn vinh Chúa Kito. Một khi được gắn cho cái nhãn hiệu nền tảng là Kito giáo thì ngày lễ hội trở thành chính thức ở Âu Châu với rất nhiều dấu vết của dân ngoại mà chẳng ai còn thắc mắc nữa”. ( Man, Myth & Magic: The Illustrated Encyclopedia of Mythology, Religion, and the Unknown, Richard Cavendish, editor 1983, Vol.2, p.480, “Christmas”)
ĐÃ QUYẾT ĐỊNH THÌ CỨ LÀM
5796bbba62bab02b123061482fec45f8
Một số người đã thẳng thắn phản đối việc làm như vậy vì cho rằng có hại về mặt thiêng liêng. “Những vị đó đã cố gắng ngăn cản sóng thủy triều, nhưng dù có biết bao cố gắng để ngăn chặn, việc làm đó vẫn cứ tiếp tục, cho đến khi Giáo Hội hoàn toàn bị tràn ngập bởi những tập tục dị đoan của dân ngoại. Đó là Lễ Giáng Sinh nguyên thủy, ngày lễ của dân ngoại, nó đã trở thành hiện thực không chối cãi được. Ngày tháng trong năm và những nghi lễ mà hiện vẫn còn cử hành đã nói lên nguồn gốc của nó” (Hislop p.93).
Nhà thần học Tertulian nói trên đã tách ra khỏi giáo hội Roma vì bất đồng chính kiến. Ông không phải là người duy nhất bất đồng với ý tưởng đó. “Vào cuối năm 245, Origen, trong bài giảng thứ 8 về sách Levi, đã khước từ ý tưởng giữ ngày sinh nhật của Chúa Kitô như là một ông vua Pharaoh”. (The Encyclopaedia Britannica, 11th edition, Vol 6, p.293, “Christmas”).
Lễ Giáng Sinh chỉ được công nhận là ngày lễ nghĩ của La Mã vào năm 534 (ibid). Như vậy phải mất 300 năm cái tên mới cùng với những biểu tượng của Lễ Giáng Sinh mới thay thế những tên cũ và ý nghĩa của ngày lễ hội giữa mùa đông, một ngày lễ hội của dân ngoại có từ nhiều thế kỷ trước.
NGUỒN GỐC ÔNG GIÀ NOEL/SANTA CLAUS
Làm sao ông già Noel/Santa Claus lại xuất hiện với đầu tóc bạc phơ và bộ râu dài lê thê tới rốn? Tại sao hình ảnh thần thoại này lại được gắn liền với Lễ Giáng Sinh?
“Santa Claus” nghĩa là sự suy đồi của Mỹ Châu, từ tiếng Đức mà ra là Sinterklaas, chữ viết ngắn lại của Sint Nikolaas, một hình ảnh do một người di dân Đức hồi sơ khai mang qua Mỹ Châu. Danh xưng này, sau được đổi lại thành St.Nicholas, tên một vị giám mục ở thị trấn Myra ở Nam Tiểu Á, một vị thánh công giáo tử vì đạo mà người Hy Lạp và Latin tôn kính vào ngày 6 tháng 12.
Thánh Nicholas là giám mục thành Myra sống vào thời hoàng đế La Mã Diocletian trị vì. Ông bị hành quyết vì niềm tin công giáo, bị tra tấn, hành hạ và bỏ ngục, cầm tù cho tới triều đại Constantine là thời kỳ tương đối dễ dãi hơn. (The Encyclopaedia Britannica, 11th edition, Vol.19,p.649, “Nicholas, St.”). Còn nhiều chuyện nữa mà người ta cho rằng có liên quan tới Christmas và St.Nicholas, tất cả những việc phải làm như là tặng quà cho nhau vào ngày trước lễ thánh Nicholas, sau này được chuyển qua là lễ Giáng Sinh (ibid). Đó phải chăng là lý do của tập tục tặng quà nhau trong dịp Giáng Sinh?
Đến đây, chúng ta có thể đặt nghi vấn, làm sao một giám mục từ miền bờ biển Địa Trung Hải nắng ấm của Thổ Nhĩ Kỳ lại có thể liên quan tới một ông già sống ở miền cực Bắc ngồi trên chiếc xe trượt tuyết kéo bởi nhũng con nai bay lướt ở trên trời?
Đành rằng chúng ta đã biết là Lễ Giáng Sinh nguồn gốc từ trước thời đại Kito Giáo, chúng ta cũng không ngạc nhiên thấy rằng Santa Claus chẳng là gì cả ngoài những hình ảnh được sao chép lại từ niềm tin tôn giáo của dân ngoại thời cổ xa xưa.
Những hình ảnh tưởng tượng có tính phỉnh gạt liên quan tới ông già Santa Claus với bộ quần áo màu đỏ, mũ đỏ, có viền lông trắng, xe trượt tuyết và nai bay trên trời cũng cho thấy nguồn gốc từ miền giá lạnh xa vời ở cực Bắc. Cũng có những nguồn tin cho rằng Santa Claus có dấu vết liên hệ đến các vị thần Odin (hay Woden) và Thor ở Bắc Âu / Na Uy cổ xưa (Count, pp.56-64). Thần Odin được hình dung với bộ râu dài trắng toát, mà tục truyền rằng đã bay trên trời bằng con ngựa 8 chân Sleipnir.
Một vết tích khác, mặc dù rất xa xưa, là Santa Claus có liên hệ tới thần Mặt Trời Saturn của La Mã và thần Silenus của Hy Lạp, bạn đồng hành và là giám hộ của thần rượu Dionysus ( William Wash, The Story of Santa Claus, pp.70-71).

CÓ PHẢI CHÚA GIÊSU SINH RA VÀO THÁNG 12 KHÔNG ?
Những học giả kinh thánh uy tín nghiên cứu về ngày sinh của Chúa Giêsu đã đi đến kết luận là chẳng có một dữ kiện căn bản nào cho thấy chúa sinh ra vào khoảng ngày 25 tháng 12. Alexander Hislop nêu rõ là:
-“Không có một chữ nào trong Kinh Thánh nói rõ ràng ngày giờ sinh tháng đẻ của Chúa cả. Những điều đã ghi chép lại cũng chẳng ám chỉ là Chúa sinh ra vào ngày 25/12.
-“Lúc mà các thiên thần báo tin Chúa sinh ra cho các trẻ chăn chiên ở Bethlehem là lúc chúng đang cho chiên bò ăn ở giữa cánh đồng trống lúc đêm tối. Khí hậu ở Palestine từ tháng 12 đến tháng 2 là thời gian lạnh buốt ghê gớm, và theo tục lệ thì thời gian đó không phải là thời gian các mục đồng ở xứ Judea canh chừng súc vât của chúng ở ngoài đồng trống, mà thực sự chậm lắm là chỉ tới cuối tháng 10 thôi” (p.91, emphasis in original).
Ông tiếp tục cắt nghĩa là mưa thu bắt đầu rơi vào tháng 9 hoặc tháng 10 ở Judea có nghĩa là những biến cố xẩy ra chung quanh ngày Chúa ra đời được ghi trong Kinh Thánh không thể xẩy ra sau trung tuần tháng 10. Vậy ngày Chúa sinh ra có thể là vào khoảng đầu thu (p.92).
Một sự kiện nữa yểm trợ cho ý kiến Chúa Giêsu sinh vào mùa Thu là người La Mã rất khôn ngoan và thông minh, họ sẽ không định thời gian kiểm tra dân số vào chính giữa mùa đông, lúc khí hậu rất khắc nghiệt, mà phải vào thời gian với những điều kiện thời tiết dễ chịu hơn nhiều.
Ông Giuse là dân Bethlehem nên phải di chuyển gia đình từ Nazareth , xứ Galilee về Bethlehem cùng với vợ là Mary đang có thai sắp đến ngày sanh. Do đó không có lý do gì mà ông cùng với Mary lại làm một cuộc hành trình dài vào mùa đông giá lạnh như vầy. Theo Tin Mừng Phúc Âm thánh Luca thì Mary hạ sanh chúa Giêsu vào đúng thời gian hoàng đế La Mã là Augustine cho kiểm tra dân số trên cả nước, mà theo sự khôn ngoan chẳng ai lại lên chương trìng này vào tháng 12 giá lạnh cả.
KẾT CỤC: CÓ GÌ KHÁC BIỆT KHÔNG?
Kinh Thánh thì chẳng đưa ra lý do gì -và chắc chắn cũng không có một chỉ dẫn nào- để yểm trợ cho câu chuyện Lễ Giáng Sinh và Ông già Noel/Santa Claus. Nhưng lễ Giáng Sinh với ông già Noel / Santa Claus thì vẫn là một sự thực, một tập tục, một thói quen đã được chấp nhận và trở thành hiển nhiên chẳng ai thắc mắc. Christmas / Lễ Giáng Sinh là lễ kỷ niệm ngày chúa Giêsu sinh ra để cứu chuộc nhân loại. Ông già Santa Claus thì là một nhân vật thần thoại giả tưởng làm chuyện vui cho trẻ nít, câu chuyện luân lý để dạy trẻ nít biết vâng lời bố mẹ, ngoan ngoãn. Người lớn thì có dịp nghỉ thư dãn, tặng quà, kỷ vật cho nhau, gia đình xum họp trong cảnh thanh bình ấm cúng thương yêu. Ngoài những sinh hoạt êm ấm trong gia đình còn có những sinh hoạt ồn ào bên ngoài như hội hè, tụ họp ăn uống, nhậu nhẹt, nhảy đầm vui chơi…..
DISBLINGEE-MERRYCHRISTMASPINK2012-11182012
Lễ Giáng Sinh đã trở thành phổ quát trong dân gian trên khắp các nẻo đường thế giới, không riêng gì cho người Công Giáo / Kitô Giáo mà cho cả những người thuộc các tôn giáo khác hoặc vô thần…Những người không phải công giáo thì coi Lễ Giáng Sinh là dịp lễ hội, nghỉ thư dãn, vui chơi, ăn nhậu thả dàn. Ở Sàigon trước 1975 (tôi không biết bây giờ dưới chế độ XHCN thì thế nào), đêm Giáng Sinh, trong khi ở trong các thánh đường, giáo dân tụ tập lại, chăm chú dâng lễ, đọc kinh, hát những bài thánh ca mừng Chúa ra đời, thì ngoài đường phố thiện nam tín nữ áo quần bảnh bao chen chúc nhau dạo phố, xe cộ và người qua lại như trẩy hội. Tôi không hiểu họ đi đâu?, để làm gì?. Cứ đi, cứ đi…theo giòng người đi như nước chảy. Xem đèn ông sao? Xem phố phường? Xem người? Xem xe cộ chạy? Ai mà biết nhỉ? Ở hải ngoại Hoa Kỳ, sau những ngày mệt mỏi shopping để tiêu tiền, mua quà tặng, sửa soạn giáng sinh, trang hoàng trong nhà ngoài ngõ, đêm Giáng Sinh người ta vui hưởng cảnh ấm cúng gia đình trong nhà nhiều hơn. Dĩ nhiên cũng có những hội họp chè chén nhậu nhẹt ngoài qu án rượu, tiệm ăn.
Giáng Sinh đã phổ quát đến độ nó không còn giới hạn trong phạm vi tôn giáo nữa. Họ chúc nhau một mùa nghỉ vui tươi đầm ấm và hạnh phúc. Ngày nay có những phong trào / tư tưởng không gọi ngày lễ này là Lễ Giáng Sinh mà gọi là Mùa Lễ Nghỉ. Holidays Season. Người ta ăn chơi hưởng thụ, làm bất cứ cái gì họ muốn trong khi trong các thánh đường đèn nến sáng trưng, vẫn vang vọng tiếng hát mừng Chúa ra đời:
Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người thiện tâm
Lễ Giáng Sinh hiển nhiên vẫn là biểu hiệu của Bình An và Hòa Bình của Chúa Cứu Thế. Đâu có gì phải chê trách, có chăng là tâm con người vẫn không có hòa bình và tình yêu thương.

Saturday, December 29, 2018

Thưởng thức Giáng sinh cùng “Petit Papa Noël”: Ông Noel ơi, đừng quên quà cho cháu nhé!

“Petit Papa Noël” là ca khúc nổi tiếng nhất trong số các sáng tác về chủ đề Giáng Sinh bằng tiếng Pháp, là lời của một em bé gửi những ước nguyện và lời dặn dò đến ông già Noel trước khi đi ngủ. “Petit Papa Noël” được chuyển sang lời Việt với tựa đề “Ông Noel dễ thương”.

Ông Noel ơi, đừng quên quà cho cháu nhé.

Trong nguyên tác, bài hát “Petit Papa Noël” đã được viết từ đầu những năm 1940, tức là trong thời Thế chiến II. Nhạc sĩ Henri Martinet là người đã soạn ra giai điệu này (lời đầu tiên của tác giả Xavier Lemercier) cho một vở nhạc kịch, kể lại câu chuyện của một em bé không vòi quà nhân mùa Giáng sinh mà chỉ nguyện cầu ông già Noel đem người bố bị bắt làm tù bình từ Đức trở về Pháp.
Cuối năm 1946 tức là sau thời chiến, tác giả Raymond Vincy đã đặt lại toàn bộ lời cho ca khúc “Petit Papa Noël”, lái hẳn nội dung bài hát này sang một hướng mới. Lời sau nói lên khung cảnh thanh bình của vạn vật đang ngủ yên dưới lớp tuyết trắng mùa đông, niềm vui quây quần bên nhau trong mọi nhà đang chờ đón Giáng sinh, nỗi háo hức của các em nhỏ mơ ước tìm thấy dưới chân cây thông các gói quà, do ông già Noel đem từ trên trời xuống cõi trần ban tặng.

Nỗi háo hức của các em nhỏ khi tìm thấy dưới chân cây thông các gói quà…

Ghi âm vào cuối năm 1946, “Petit Papa Noël” trở thành ca khúc cực kỳ ăn khách từ đầu năm 1947 trở đi. Giai điệu bài hát chỉ được chỉnh sửa ở phần điệp khúc sao cho hợp với quảng giọng tenor của danh ca Tino Rossi.
Nổi danh từ giữa những năm 1930 bởi chất giọng tenor mượt mà cùng vẻ ngoài trau chuốt, Tino Rossi đã tỏa sáng trên các đài phát thanh và sau đó trên các dòng phim ca nhạc trong làng nghệ thuật. Sinh trưởng ở đảo Corse, ông nổi danh nhờ chất giọng tenor, vầng hào quang sáng chói đến nổi làm lu mờ các nghệ sĩ cùng thời như André Claveau (nổi tiếng với Khúc Nhạc Muôn Đời Domino) hay là giọng ca baryton của Jean Sablon.

Nếu xếp lại với nhau 30 triệu đĩa hát Petit Papa Noël thì nó sẽ cao hơn gấp 10 lần ngọn tháp Eiffel.

Trong vòng nhiều thập niên liền, tính từ năm 1947 trở đi, bản nhạc “Petit Papa Noël” được tái bản vào mỗi mùa Giáng sinh và cứ mỗi lần lại ăn khách.
Còn trong tiếng Việt, bài hát “Petit Papa Noël” được đặt thêm lời thành bản nhạc Ông Noel Dễ Thương.
C’est la belle nuit de Noël
La neige étend son manteau blanc
Et les yeux levés vers le ciel
À genoux, les petits enfants
Avant de fermer les paupières
Font une dernière prière.
Petit papa Noël
Quand tu descendras du ciel
Avec des jouets par milliers
N’oublie pas mon petit soulier.
Mais avant de partir
Il faudra bien te couvrir
Dehors tu vas avoir si froid
C’est un peu à cause de moi.
Il me tarde que le jour se lève
Pour voir si tu m’as apporté
Tous les beaux joujoux que je vois en rêve
Et que je t’ai commandés.
Petit papa Noël
Quand tu descendras du ciel
Avec des jouets par milliers
N’oublie pas mon petit soulier.
Et quand tu seras sur ton beau nuage
Viens d’abord sur notre maison
Je n’ai pas été tous les jours très sage
Mais j’en demande pardon.
Petit papa Noël
Quand tu descendras du ciel
Avec des jouets par milliers
N’oublie pas mon petit soulier.
Petit papa Noël
Tạm dịch:
Đó là đêm Giáng sinh tuyệt đẹp
Tuyết đang trải áo trắng
Lúc cháu ngước lên với lòng thành
Và khấn cầu trong niềm vui
Với đôi mắt khép lại
Để cầu nguyện an lành.
Ông Noel ơi
Khi nào ông từ trời xuống
Với hàng ngàn đồ chơi
Đừng quên chiếc chiếc giày nhỏ xíu của cháu
Nhưng trước khi ông rời đi
Ông nhớ mặc ấm,
Vì ngoài kia rất lạnh
Và cháu biết một phần ông phải chịu lạnh là vì cháu
Đêm Noel cháu bồi hồi không ngớt
Trông cho Noel cho trời mau sáng
Xem ông đem cho cháu món quà nào để trong đôi giày
Như trong thư cháu gửi ông.
Ông Noel ơi
Khi nào ông từ trời xuống
Với hàng ngàn đồ chơi
Đừng quên chiếc chiếc giày nhỏ xíu của cháu
Khi ông bay trên những đám mây xinh đẹp
Đừng quên ghé thăm ngôi nhà của cháu
Cháu hứa sẽ ngoan mỗi ngày
Cháu hứa sẽ cải thiện những thói xấu của cháu
Ông Noel ơi
Khi nào ông từ trời xuống
Với hàng ngàn đồ chơi
Đừng quên chiếc chiếc giày nhỏ xíu của cháu
Petit papa Noël
Depositphotos_13251207_s-1

Rudolph The Red-Nosed Reindeer

You know Dasher and Dancer and Prancer and Vixen
Comet and Cupid and Donner and Blitzen
But do you recall
The most famous reindeer of all?
Rudolph the Red-Nosed Reindeer
Had a very shiny nose
And if you ever saw it
You would even say it glows
All of the other reindeer
Used to laugh and call him names
They never let poor Rudolph
Join in any reindeer games
Then one foggy Christmas Eve
Santa came to say
“Rudolph, with your nose so bright
Won’t you guide my sleigh tonight?”
Then how the reindeer loved him
As they shouted out with glee
“Rudolph the Red-Nosed Reindeer
You’ll go down in history”
Rudolph the Red-Nosed Reindeer
Had a very shiny nose
And if you ever saw it
You would even say it glows
All of the other reindeer
Used to laugh and call him names
They never let poor Rudolph
Join in any reindeer games
Then one foggy Christmas Eve
Santa came to say
“Rudolph, with your nose so bright
Won’t you guide my sleigh tonight?”
Then how the reindeer loved him
As they shouted out with glee
“Rudolph the Red-Nosed Reindeer
You’ll go down in history”
Bạn biết Dasher và Dancer và Prancer và Vixen
Comet và Cupid và Donder và Blitzen
Nhưng bạn vẫn còn nhớ ?
Tuần lộc nổi tiếng hơn bao giờ :
Rudolph trông thật đáng yêu ghê !
Với cái mũi đỏ tươi, rất to
Mỗi khi bạn nhìn thấy cậu
Bạn sẽ nói nó trông sáng ngời
Nhưng những người bạn của Rudolph
Luôn tránh xa, chẳng cho chú chơi
Đã thế họ còn bảo rằng:
\”Rudolph hề\” nhớ tên đó nha !\”
Trong đêm Giáng Sinh sương mù quá
Ông già Noel tới găp
\”Rudolph, với cái mũi sáng chói
Sao không kéo xe cho ta đêm nay? \”
Và thế họ càng mến Rudolph
Họ hát vang với lời khen tài:
\”Rudolph mũi đỏ tuần lộc
Lịch sử sẽ nhớ tên RUDOLPH !

F180866506dd0e3102875b8d395b5a70

Santa Claus Is Coming to Town

You better Watch out
you better not cry,
you better not pout i’m tellin’ you why,
Santa Claus is coming to town,
Santa Claus is coming to town,
Santa Claus is coming to town,
He’s making a list checkin it twice,
he’s gonna find out whos naughty or nice,
Santa Claus is coming to town
Santa Claus is coming to town,
Santa Claus is coming to town,
He sees you when your sleepin’
he knows when your awake,
he knows if you been bad or good
so be good for goodness sake
You better Watch out
you better not cry,
you better not pout i’m tellin’ you why,
Santa Claus is coming to town,
Santa Claus is coming to town,
Santa Claus is coming to town,
the kids and girls in toyland
will have what you believe
there gonna build a toy land all around
the christmas tree.
You better watch out you better
not cry you better not pout i’m tellin’ you why
Santa Claus is coming to town
Santa Claus is coming
Santa Claus is coming
he’s coming to town
Lời dịch
Ông Già Noel Đang đến
Bạn nhỏ ơi hãy coi chừng
Bạn đừng nên khóc nữa
Đừng giận dỗi vì mình sẽ nói cho bạn biết
Ông già noel sắp đến
Ông ấy sẽ đến thị trấn của chúng ta
Ông ấy đang tới thị trấn của chúng ta đó
Ông ấy đang xem lại danh sách…
Và ông ta sẽ xem bạn nào ngoan và bạn nào nghịch ngợm
Ông già noel có thể thấy bạn khi bạn đang ngủ
Kể cả lúc bạn thức dậy ông ta cũng biết đó !
Ông ta cũng biết rằng bạn ngoan hay hư nè…
Nên hãy ngoan để được quà nhé !
Bạn nhỏ ơi hãy coi chừng
Bạn đừng nên khóc nữa
Đừng giận dỗi vì mình sẽ nói cho bạn biết
Ông già noel sắp đến
Ông ấy sẽ đến thị trấn của chúng ta
Ông ấy đang tới thị trấn của chúng ta đó
Những cô cậu đang mong chờ quà ơi…
các bạn sẽ thấy những gì mà các bạn đã muốn
Quà cho các bạn sẽ xếp chung quanh cây thông giáng sinh
Nên hãy ngoan đi nhé !
Đừng khóc, và làm nũng nữa, mình sẽ nói cho bạn biết vì…
Ông già noel sắp đến
Ông ấy sẽ đến thị trấn của chúng ta
Ông ấy đang tới thị trấn của chúng ta đó
Ông già noel đến kìa…!

Top 10 ca khúc Giáng sinh kinh điển

‘Jingle Bells’, ‘Silent Night’, ‘Last Christmas’… là những giai điệu luôn được cất lên rộn rã mỗi dịp lễ Noel. Dưới đây là sơ  lược  về  sự   ra đời và quá trình phổ biến của 10 ca khúc được nghe nhiều nhất vào Giáng sinh.
71_zpsac1cb52d
1. Jingle Bells
Cũng giống như Happy New Year của ABBA là ca khúc dành cho năm mới, Jingle Bells được coi là “theme song” của ngày lễ Giáng sinh. Jingle Bells do nhạc sĩ tài ba James Lord Pierpont sáng tác vào năm 1857 dưới cái tên One Horse Open Sleigh. Ca khúc này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được biết đến trên toàn thế giới với cái tên Jingle Bells. Rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã trình diễn bài hát này theo nhiều phong cách khác nhau nhưng có lẽ thành công hơn cả là nhóm nhạc Jamaica Boney M. Tiếng chuông ngân vang mở đầu bài hát, giai điệu vui vẻ, ấm áp khiến cho Jingle Bells trở thành ca khúc bất tử của nhóm Boney M.
2. Silent Night
Đây là một trong những ca khúc thánh ca lâu đời nhất. Silent Night bản gốc tên là Stille Nacht do một vị cha xứ người Áo viết năm 1817. Năm 1839, nhạc sĩ John Freeman dịch sang tiếng Anh và đem trình diễn lần đầu tại một nhà thờ ở St. Nicholas, Áo. Ngay lập tức, Silent Night trở thành bản thánh ca phổ biến tại các nhà thờ trên toàn thế giới. Năm 1905, ban nhạc Haydn Quartet lần đầu tiên ghi âm ca khúc này và sau đó được các ban nhạc khác nhau trên khắp thế giới hát lại. Tại Việt Nam, từ hơn nửa thế kỷ trước, nhạc sĩ Hùng Lân đã chuyển thể Silent Night thành phiên bản Việt với tên gọi “Đêm Thánh vô cùng”. Lời ca của Silent Night mang ý nghĩa là mừng lễ Giáng sinh và ngợi ca Chúa đã ban phước lành cho con người.
3. Last Christmas
Last Christmas tính đến nay đã trở thành ca khúc được các nghệ sĩ trẻ cover nhiều nhất. Mỗi năm, hàng loạt bản ghi âm ca khúc này theo nhiều phong cách khác nhau được phát hành.Từ Backstreet Boys, Human Nature, Savage Garden cho đến Hillary Duff, Ashley Tisdale, Taylor Swift… Nhưng có lẽ chưa bản ghi âm nào để lại ấn tượng mạnh mẽ bằng bản gốc của nhóm Wham. Last Christmas do George Michael viết năm 1984 và đã nhanh chóng trở thành a đơn ăn khách nhất Anh quốc mùa giáng sinh 1984. Giai điệu bài hát da diết là lời tâm sự của chàng trai về một tình yêu không thành trong mùa Giáng sinh. Last Christmas khơi gợi những kỷ niệm cũ trong mỗi con người nhưng sau đó lại kéo chúng ta trở về thực tại mỗi khi câu hát “Last Christmas, I gave you my heart. But the very next day, you gave it away. This year, to save me from tears…” vang lên.
Winter_21_zps638a6c9a
4. When A Child Is Born
Nhạc phẩm của Fred Jay ra đời năm 1976. Johnny Mathis là người đầu tiên trình diễn ca khúc này và đã bán được hơn 850.000 bản trong 3 tuần đầu phát hành. Đêm mùa đông giá lạnh, khi tiếng chuông nhà thờ ngân vang, mọi người cùng chào đón một Noel bên nhau, giai điệu của When A Child Is Born khiến người nghe liên tưởng đến câu chuyện trong đêm Noel như Cô bé bán diêm. Chợt xót xa vì ngoài kia vẫn còn nhiều em nhỏ lang thang, không có nhà ở, những em nhỏ mang trên mình nhiều bệnh tật không được sống cuộc sống như người bình thường… Vì vậy, hãy biết trân trọng từng giây phút của cuộc đời và đừng để nó trôi qua vô ích. Đó chính là những thông điệp mà nhạc sĩ Fred Jay muốn gửi tới người nghe thông qua tác phẩm bất hủ của mình.
A ray of hope flickers in the sky
A tiny star lights up way up high
All across the land, dawns a brand new morn
This comes to pass when a child is born
A silent wish sails the seven seas
The winds of change whisper in the trees
And the walls of doubt crumble, tossed and torn
This comes to pass when a child is born
A rosy hue settles all around
You’ve got the feel you’re on solid ground
For a spell or two, no-one seems forlorn
This comes to pass when a child is born
And all of this happens because the world is waiting,
Waiting for one child
Black, white, yellow, no-one knows
But a child that will grow up and turn tears to laughter,
Hate to love, war to peace and everyone to everyone’s neighbour
And misery and suffering will be words to be forgotten, forever
It’s all a dream, an illusion now
It must come true, sometime soon somehow
All across the land, dawns a brand new morn
This comes to pass when a child is born

Một tia hi vọng lung linh trên bầu trời
Một vì sao nhỏ sáng lấp lánh
Khắp nơi, ban mai đang tới
Mọi thứ đến rồi đi (come to pass = xảy ra như dự định) khi một em bé ra đời
Một lời ước thầm lặng băng qua mọi đại dương
Một cơn gió mới rì rào trên những ngọn cây
Và những bức tường của sự hoài nghi sụp đổ
Mọi thứ đến rồi đi khi một em bé ra đời
Một mùi hương hoa hồng thoang thoảng khắp nơi
Bạn cảm thấy mình đang đứng trên mặt đất
Chỉ một thoáng thôi, dường như không ai lẻ loi
Mọi thứ đến rồi đi khi một em bé ra đời
Và tất cả mọi điều xảy ra
Vì thế gian đang mong đợi, đợi một em bé da đen, trắng, hay da vàng, không ai biết
Nhưng em bé đó rồi sẽ lớn lên,
Sẽ biến nước mắt thành nụ cười, hận thù thành tình yêu, chiến tranh hóa hòa bình
Và tất cả mọi người thành bè bạn
Đau khổ sẽ bị chôn vào lãng quên
Đó là một giấc mơ, là một ảo ảnh
Nhưng nó sẽ trở thành sự thật
Khắp nơi, ban mai đang tới
Mọi thứ đến rồi đi khi một em bé ra đời
Khắp nơi, ban mai đang tới
Mọi thứ đến rồi đi khi một em bé ra đời
5. The First Noel
Đây là bản nhạc dân ca nổi tiếng xuất hiện từ thế kỷ 16. Hai nước Anh và Pháp đều giành phần xuất xứ. Từ “Noel” cho thấy, rất có thể bản nhạc  này xuất xứ  từ  Pháp nhưng thực tế chứng minh The First Noel lại bắt nguồn từ  xứ  Cornwall của nước Anh. Có thể nói The First Noel là một trong những bản nhạc Giáng sinh ra đời sớm nhất mà cho tới nay vẫn không bị lãng quên. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng The First Noel được viết nên bởi một người bình dân ít học nên nó trở thành bài ca của mọi người và được cả thế giới yêu mến. The First Noel ca ngợi sự  tinh túy của lễ Giáng sinh, là hồi chuông loan báo tin vui ngày Chúa giáng thế. Tại nhiều nước theo đạo Thiên chúa trên thế giới, The First Noel luôn là bài hát mở đầu trong mỗi mùa Giáng sinh.
6dd65420f54533fe40dd4a2085a4bca2
6. Hark The Herald Angels Sing
Bản thánh ca này được Charles Wesley viết vào năm 1739 với lời ca tôn vinh Chúa giáng thế. Hàng năm cứ đến dịp Giáng sinh là các đài phát thanh trên toàn thế giới đều chọn ca khúc này để phát. Giai điệu sâu lắng và da diết của Hark The Herald Angels Sing luôn làm ấm lòng người nghe vào mùa đông giá rét. Đây cũng là ca khúc gây nhiều tranh cãi nhất, bởi trải qua hàng trăm năm tồn tại nhưng nó luôn bị biến đổi về giai điệu và vẫn chưa ai tìm ra được một nhạc điệu cố định cả. Ngay cả tên bài hát cũng có nhiều bản ghi âm cũng đã thay đổi thành “Heard The Herald Angels Sing”. Ca khúc này còn được sử dụng trong rất nhiều vở nhạc kịch trong kinh thánh như “Eli and Paolo”.
Hark! The Herald Angels Sing 
.
Hark! the herald angels sing 
Glory to the new-born King 
Peace on earth and mercy mild 
God and sinners reconciled 
Joyful, all ye nations, rise 
Join the triumph of the skies 
With the angelic host proclaim 
Christ is born in Bethlehem 
Hark! the herald angels sing 
Glory to the new-born King 
Christ, by highest heaven adored 
Christ, the everlasting Lord 
Late in time behold him come 
Offspring of the Virgin’s womb 
Joyful, all ye nations, rise 
Join the triumph of the skies 
Pleased as man with man to dwell 
Jesus, our Emmanuel! 
Hark! the herald angels sing 
Glory to the new-born King 
Hail the Heaven-born 
Prince of Peace 
Hail the Son of Righteousness 
Light and life to all He brings 
Risen with healing in His wings 
Joyful, all ye nations, rise 
Join the triumph of the skies 
With the angelic host proclaim 
Christ is born in Bethlehem 
Hark! the herald angels sing 
Glory to the new-born King 
Hark! the herald angels sing 
Glory to the new-born King 

Lắng nghe, Thiên thần truyền tin ca hát 
Lắng nghe, Thiên thần truyền tin ca hát 
Vinh quang vị Vua mới sinh 
Bình an dưới thế cho người thiện tâm 
Chúa trời vả tội nhân hòa giải 
Hân hoan đến nơi nơi 
Niềm vui chiến thắng khắp tầng trời 
Lời loan báo linh thiêng 
Chúa giáng trần nơi Bethlehem 
Lắng nghe, Thiên thần truyền tin ca hát 
Vinh quang vị Vua mới sinh 
Giê-su, từ thiên đường cao sang 
Giê-su, Đức Chúa vạn tuế 
Hãy chú ý thời điểm Người đến 
Con trai từ cung lòng người trinh nữ 
Hân hoan đến nơi nơi 
Niềm vui chiến thắng khắp tầng trời 
Vui mừng đến cho nhân loại 
Giê-su, Đấng Emmanuel (Thiên Chúa ở cùng chúng ta) 
Lắng nghe, Thiên thần truyền tin ca hát 
Vinh quang vị Vua mới sinh 
Cơn mưa giáng sinh 
Đấng Bì
7ee1c7427f274172a0dfd69c9f08a776
7. Mary’s Boy Child
Một ca khúc rất được bạn trẻ Việt Nam yêu thích bởi giai điệu ngọt ngào và tiết tấu vui tươi. Bài hát mở đầu bằng lời kể chuyện “Ngày xửa ngày xưa ở cánh đồng Bethblehem xa vời, Jesus Christ – đứa trẻ của Mary, đã được sinh ra trong ngày lễ Giáng sinh. Muôn ngàn tiếng ca của các thiên thần vang lên, không trung vang lừng tiếng nhạc thánh ân…”. Mary’s Boy Child được viết năm 1956 và lời ca kể về ngày Thiên chúa Giáng sinh đến với con người. Tên gốc của ca khúc này là “Mary’s Little Boy Child” nhưng khi nhóm nhạc disco lừng danh người Jamaica Boney M. cover lại vào năm 1978, họ đã đổi thành “Mary’s Boy Child / Oh My Lord”. Mary’s Boy Child còn là ca khúc được các em thiếu nhi trên toàn thế giới ưa thích.
8. All I Want For Christmas
Là ca khúc nổi tiếng nhất nằm trong album giáng sinh “Merry Christmas” của diva Mariah Carey phát hành năm 1995, Merry Christmas luôn được xếp vào top những album Giáng sinh hiện đại hay nhất. All I Want For Christmas còn là single chủ đề Giáng sinh đoạt doanh thu kỷ lục trong lịch sử âm nhạc với 400.000 bản được bán ra trong tuần đầu tiên phát hành. Lời ca mang đầy ý nghĩa của cô gái trẻ dành cho người yêu “Em không muốn gì nhiều cho lễ Giáng sinh, em cũng không cần những gói quà. Chỉ có điều duy nhất em muốn trong lễ Giáng sinh đó là anh”. Ca khúc này đã được nhiều nghệ sĩ tên tuổi hát lại như Shania Twain, Samantha Mumba, nhóm rock My Chemical Romance hay nữ diễn viên trẻ Olivia Olson đã biểu diễn trong phim bộ phim Love Actually.

I-I-I don’t want a lot for Christmas
There is just one thing I need
I don’t care about the presents
Underneath the Christmas tree
I just want you for my own
More than you could ever know
Make my wish come true
All I want for Christmas is you, yeah
Giáng sinh này, em chẳng mong gì nhiều
Duy chỉ có một điều em cần
Em chẳng màng tới mấy món quà
Dưới chân cây thông Giáng Sinh đâu
Em chỉ muốn anh cho riêng em thôi
Muốn nhiều hơn anh tưởng đó
Hãy biến điều ước của em thành hiện thực đi
Tất cả những gì em muốn Giáng Sinh này là anh thôi, yeah
I don’t want a lot for Christmas
There is just one thing I need (and I)
Don’t care about the presents
Underneath the Christmas tree
I don’t need to hang my stocking
There upon the fireplace
Santa Claus won’t make me happy
With a toy on Christmas Day
Giáng sinh này, em chẳng mong muốn gì nhiều
Duy chỉ có một điều em cần
Em chẳng màng tới mấy món quà
Dưới chân cây thông Giáng Sinh đâu
Em chẳng cần treo vớ phía trên lò sưởi
Ông già Noel chẳng thể khiến em vui 
Chỉ bằng một món đồ chơi vào ngày Giáng Sinh 
I just want you for my own
More than you could ever know
Make my wish come true
All I want for Christmas is you
You, baby
Oh, I won’t ask for much this Christmas
I won’t even wish for snow (and I)
I’m just going to keep on waiting
Underneath the mistletoe
I won’t make a list and send it
To the North Pole for Saint Nick
I won’t even stay awake to
Hear those magic reindeer click
Ôi, Giáng sinh này em sẽ không đòi hỏi gì nhiều
Thậm chí em sẽ chẳng thèm ước có tuyết rơi
Em sẽ cứ chờ vậy thôi
Dưới nhành tầm gửi (cuối bài có câu chuyện về phong tục này)
Em sẽ không lên danh sách rồi gửi đi Phương Bắc cho Thánh Nick (ông già Noel)
Thậm chí em sẽ không thèm thức trắng 
Để nghe tiếng lộc cộc từ những chú tuần lộc diệu kỳ
‘Cause I just want you here tonight
Holding on to me so tight
What more can I do?
Baby, all I want for Christmas is you
You, baby
Vì em chỉ muốn anh ở đây đêm nay
Vươn tới ôm em thật chặt
Em có thể làm gì nữa đây?
Anh yêu, Tất cả những gì em muốn Giáng Sinh này là anh thôi
Chính anh, cưng ơi
Oh, all the lights are shining
So brightly everywhere
And the sound of children’s
Laughter fills the air
And everyone is singing
I hear those sleigh bells ringing
Santa, won’t you bring me the one I really need?
Won’t you please bring my baby to me?
Ôi mọi ánh đèn đang chiếu sáng
Rực rỡ khắp mọi nơi
Và tiếng cười của lũ trẻ lấp đầy không gian
Và ai ai cũng đang hát vang
Em nghe những tiếng chuông từ xe kéo đang reo lên
Santa ơi, sao ông không mang tới cho con người mà con thực sự cần?
Sao ông không làm ơn mang anh yêu của con tới cho con?
Oh, I don’t want a lot for Christmas
This is all I’m asking for
I just want to see my baby
Standing right outside my door
Ôi, Giáng sinh này con không mong muốn gì nhiều
Đây là tất cả những gì con cậy nhờ
Con chỉ muốn thấy anh yêu của con
Đứng ngay ngoài cửa thôi 
5730541_5b8c8
9. The Christmas Song
Là ca khúc đứng thứ nhất trong Top 10 ca khúc Giáng sinh hay nhất mọi thời đại của hãng Edison Research bình chọn. Một bản nhạc kinh điển về Giáng sinh và có thể nói tất cả những gì liên quan đến Giáng sinh được thu gọn lại trong một bài hát “Chestnuts roasting on an open fire, Jack Frost nipping on your nose, Yuletide carols being sung by a choir, And folks dressed up like Eskimos…”. Bản ghi âm đầu tiên của Nat King Cole từ năm 1946 vẫn là phiên bản để lại nhiều ấn tượng hơn cả đối với người yêu nhạc. Còn điều gì thú vị hơn khi đêm Giáng sinh thưởng thức hạt dẻ nóng với một ly rượu táo thơm lừng cùng với giai điệu của The Christmas Song.
Chestnuts roasting on an open fire
Jack Frost nipping at your nose
Yule-tide carols being sung by a choir
And folks dressed up like Eskimos
Everybody knows a turkey and some mistletoe
Help to make the season bright
Tiny tots with their eyes all aglow
Will find it hard to sleep tonight
They know that Santa’s on his way
He’s loaded lots of toys and goodies on his sleigh
And every mother’s child is gonna spy
To see if reindeer really know how to fly
And so I’m offering this simple phrase
To kids from one to ninety-two
Although it’s been said many times, many ways
Merry Christmas to you
And so I’m offering this simple phrase
To kids from one to ninety-two
Although it’s been said many times, many ways
Merry Christmas to you

Bài ca Giáng Sinh
Những câu chuyện xưa cũ đang giễu cợt một trí tưởng tượng rộng mở
Gã Băng Giá làm cóng buốt mũi của bạn
Những khúc hát mừng mùa đông vang lên bởi dàn đồng ca
Và những người thân ăn mặc chỉnh tề như người eskimo
Mọi người biết rằng một ít đậu hũ và nhánh tầm gởi
Có thể khiến cho mùa tươi sáng
Các em nhỏ tíu tít với những cặp mắt sáng ngời
Sẽ cảm thấy thật khó để ngủ đêm nay
Chúng biết rằng Ông Santa đang trên đường đến
Ông ấy chất đầy đồ chơi
Và kẹo ngọt trên chiếc xe kéo
Và mỗi đứa con của người mẹ sẻ rình xem
Để thấy con tuần lộc có thật sự biết bay
Và vì thế, tôi đề nghị cụm từ đơn giản này
Với trẻ nhỏ từ một cho đến chín mươi hai
Dù điều này đã được nói
10. We Wish You A Merry Christmas
Một giai điệu đã quá quen thuộc với bất kỳ ai. Bản nhạc We Wish You A Merry Christmas bắt nguồn từ miền Tây nước Anh vào thế kỷ 16 và đã trở thành giai điệu thân quen trên toàn thế giới mỗi dịp Giáng sinh về. Không có một nghệ sĩ hay một bản thu âm nào đặc biệt hoàn chỉnh của ca khúc này cả, We Wish You A Merry Christmas là dành cho tất cả mọi người. Nó còn mang ý nghĩa là một lời chúc Giáng sinh vui vẻ và cho một năm mới suôn sẻ: “We wish you a Merry Christmas and a Happy New Year”.

CHÚNG TA LÀ NHỮNG GÌ CHÚNG TA NGHĨ

  Trích: Nghệ Thuật Tối Giản - Có Ít Đi, Sống Nhiều Hơn; Việt dịch: Alex Tu Dịch;  Người khác có thể dễ dàng đọc được niềm vui và nỗi khổ tr...