Tất cả chúng ta đều có những gương mặt khác nhau! Tùy theo từng đối tượng và trong những thời khắc, chúng ta xuất hiện với một gương mặt khác .
Đặc trưng của nền vật lý hiện đại trong thế kỷ XX là sự tìm kiếm nguồn gốc khởi thủy của vật chất, cố tìm ra những “hạt cơ bản” cuối cùng tạo nên nguyên tử. Thế nhưng, khi đến cánh cửa cuối cùng mở ra để thấy bộ mặt thật của vật chất, nhà vật lý phát hiện vật chất hình như không phải do những hạt cứng chắc tạo thành nữa mà nó chỉ là dạng xuất hiện của một thực tại khác.
Vì thế mà vật chất mang những tính chất hầu như đối nghịch nhau, nó vừa liên tục vừa phi liên tục, vừa hữu hiện vừa phi hữu hiện, dạng xuất hiện của nó tùy theo cách quan sát của con người. Những tính chất lạ lùng đó đưa ngành vật lý vào thẳng cửa ngõ của triết học: Nền vật lý hiện đại vừa thống nhất và lý giải nhiều khái niệm cơ bản của triết học, vừa đề ra những câu hỏi lớn của loài người mà các nhà đạo học từ xưa tổng kết.
Và kỳ lạ thay, những phát hiện hiện nay của nền vật lý hiện đại không khác bao nhiêu so với những kết luận của các thánh nhân ngày xưa. “Ngành vật lý và triết học đứng trước những luận đề vô cùng kỳ lạ và thú vị. Trong khung cảnh đó, người ta thấy tư tưởng Phật giáo về vũ trụ và đời người có những giải đáp vừa rất bất ngờ vừa rất phù hợp với cách đặt vấn đề của khoa học hiện đại”.
Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học, thì đó chính là Phật giáo, A.Einsteins đã “quán tưởng” từ hơn nửa thế kỷ trước.
“Cuộc sống là một dòng tâm thức bất tận, không đầu không đuôi… Hãy đơn giản hóa một đời thành một ngày. Đời này của chúng ta như là ngày hôm nay”.
Vẫn là toán học và vật lý hai môn khoa học yêu thích của tôi đó , giống như tôi đã yêu wordpress , blogger , typepad , weebly như thế nào … dường như là càng gần gũi phật giáo tôi lại càng yêu thích hai môn khoa học này hơn . Tôi nhìn các bài toán ,vật lý và tư duy theo lối triết học .
cho một niềm đam mê bất tận để chuyển hóa dòng tâm thức cho nó cuốn trôi vào tư tưởng của thiền quán , ta hãy nhìn sự vật hiện tượng như một con sông sẽ chảy ra biển lớn hòa vào đại dương mênh mông của vũ trụ vô tận .
No comments:
Post a Comment