Wednesday, April 17, 2019

Tam Quan Đại Đế

Tam Quan Đại Đế là danh từ gọi chung của ba vị là: –  Thượng nguyên tứ phước Thiên quan Tử Vi  Đại Đế , Trung nguyên Xá tội Địa quan Thanh Hư  Đại Đế , Hạ nguyên Giải ách Thủy quan Động Âm  Đại Đế . Nếu gọi đầy đủ thì là “Tam Nguyên Tam Phẩm Tam Quan Đại Đế ”. Trong Đạo giáo, địa vị của ba vị nầy gần với Ngọc Hoàng Thượng Đế . Đạo giáo cho rằng ba vị nầy có trách nhiệm về ba yếu tố:- ban phúc, xá tội và giải trừ tai ách cho con người.
Trong dân gian, Tam Quan Đại Đế được gọi là “Tam Giới Công”, tức ba vị Tôn Thần chưởng quản ba cõi thiên, địa và thủy giới . Đó là do nguồn gốc sùng bái các vị thần trong tự nhiên mà có, sau được “thần thánh hóa” thành ra ba vị tôn thần.
Mặc dù trong Đạo giáo cho rằng, địa vị của ba Đại Đế nầy gần với Ngọc Hoàng Thượng Đế , nhưng trong dân gian lại ít thấy thờ cúng. Chỉ có tại các đạo quán của Đạo giáo, có đặt ba cái lò bằng thiếc để cúng tế, nên dân gian gọi là “Tam Giới Công Lô” (ba ông thần lò tam giới ).
dinh thu
Sự sùng kính của dân gian đối với Tam Quan Đại Đế bắt nguồn từ thời cổ đại, con người có sự sợ hãi kính trọng ba giới tự nhiên là : trời, đất và nước. Còn danh xưng “Tam Quan” thì tới đời Đông Hán mới xuất hiện, khi nhân vật Trương Giác (Giốc) sáng lập ra một đạo thường gọi là “Ngũ đẩu mễ giáo” (đạo năm lít gạo). Tương truyền, để giúp cho những người cần giải trừ tai nạn hay tiêu trừ tật bệnh, thì chỉ cần viết tên họ, tuổi tác, tội lỗi cần sám hối hoặc chứng bệnh đang bị.. vào ba tờ giấy. Rồi đem ba tờ giấy ấy thực hành như sau:- một tờ đem chôn trên núi hoặc đốt cho tro than bay lên trời, một chôn dưới đất, còn một cột vào vật nặng thả chìm dưới nước, là có thể giải trừ tất cả xui rũi xấu xa bệnh hoạn …Đó là quan niệm có liên quan đến ba cõi :- trời, đất và nước, xuất hiện sớm nhất ở TQ.
*Như đã nói ở trên, “Tam Quan” bao gồm “Thiên quan”, “Địa quan” và “Thủy quan”, bởi vì người Trung Quốc từ xưa đã có những nghi lễ về tế trời, cúng đất và cúng nước. Thiên “Cẩn lễ” trong sách “Nghi lễ” có viết :- “Tế trời thì đốt củi, tế núi thì lên gò cao, tế nước thì chìm xuống, tế đất thì đem chôn”. Nhưng ngày xưa, việc cúng tế nầy là quyền hạn của nhà vua, còn dân chúng chỉ được cúng bái tổ tiên mà thôi. Đến thời Đông Hán, Trương Đạo Lăng lập ra “Thiên Sư Đạo” mới có cúng tế “tam quan” là trời, đất và nước . Sách “Thượng Tam Quan thủ thư” là sách kinh điển của Đạo giáo chuyên về trị bệnh cho tín đồ có dạy:- “một đem đặt trên núi cao, một chôn dưới đất, một cho chìm xuống nước, gọi là phép “tam quan thủ thư”. Đến đời Nam Bắc triều thì có chức vụ Tam quan thần coi về việc cúng tế của ba lĩnh vực trời, đất và nước,như vậy đến đây đã hợp nhất ba vị thành một vậy.
1.- THIÊN QUAN TỨ PHƯỚC
Thiên quan tên là “Thượng nguyên nhất phẩm tứ phước thiên quan Tử Vi Đại Đế “, thuộc về Cung Ngọc Thanh. Thiên quan do ba khí xanh, vàng, trắng hợp thành, tổng quản các vua trời. Mỗi năm, vào ngày rằm tháng giêng thì Ngài hạ giáng xuống trần gian, để luận xét về tôi phước của con người, vì vậy nên xưng Ngài là “Thiên quan tứ phước”.
2.- ĐỊA QUAN XÁ TỘI
Địa quan tên là “Trung nguyên nhị phẩm Xá tội Địa quan Thanh Hư Đại Đế”, thuộc về Cung Thượng Thanh. Địa quan do tinh hoa của hai khí “hỗ độn” và “cực huỳnh” kết hợp thành, tổng quản Ngũ Đế, Ngũ Nhạc và các Địa Thần. Mỗi năm vào ngày rằm tháng bảy, Ngài hạ giáng xuống trần để xét tra tội phước của nhân gian, xá tội cho những ai thành tâm sám hối.
3.- THỦY QUAN GIẢI ÁCH
Thủy quan tên là “Hạ nguyên tam phẩm Giải ách Thủy quan Động Âm Đại Đế”, thuộc về Cung Ngọc Thanh. Thủy quan do khí “phong trạch” (gió và ao đầm) và tinh khí “thần hạo” (biển mênh mông) hợp thành. Mỗi năm vào ngày rằm tháng mười thì Ngài hạ giáng xuống trần để xem xét tội phước của nhân gian, tiêu trừ tai nạn cho loài người.
* Loài người luôn có lòng sùng bái tự nhiên nên dễ dàng thần thánh hóa tự nhiên trở thành những truyền thuyết . Có một thuyết là Tam Quan Đại Đế chính là ba vị ba vị vua cổ đại là :- Nghiêu, Thuấn và Vũ. Ba vị nầy đã có công lớn với thiên hạ nên khi mất được phong làm Thiên, Địa, Thủy, ba vị Đại Đế , chia ra chưởng quản ba cõi để cai trị và bảo hộ cho nhân gian.
* Có một thuyết cho rằng, khởi thủy của Tam quan nguyên là ba khí:- Kim, Thủy và Thổ hóa sanh ra. Đem ba yếu tố kim, thổ, thủy phối với thiên, địa, thủy mà thành ra Tam Quan.
*Lại có một thuyết nói rằng, Tam quan chính là ba người con của Nguyên Thủy Thiên Tôn thần thông quảng đại. Trưởng tử phong làm “Tử Vi Đại Đế”, con kế phong làm “Thanh Hư Đại Đế” và con út phong làm “Động Âm Đại Đế” , giao cho việc chưởng quản ba ty sở về thiên, địa và thủy của nhân gian.
*Có thuyết thì nói rằng, ba người con trai nầy là do Ông Trần Tử Đảo kết duyên với ba người con gái của Long Vương sanh ra, có pháp lực vô biên, nên được Nguyên Thủy Thiên Tôn phong chức cho.
*Dân gian tin rằng địa vị của Tam Giới Công là gần với Ngọc Hoàng Thượng Đế là phản ánh lòng sùng kính trời, đất và nước mà thành. Cho nên cứ đến ba ngày “rằm lớn” thì nhà nhà đều sắm sửa lễ phẩm thịnh soạn để cúng tế, cầu nguyện Tam Quan Đại Đế ban phước, tiêu tội và giải ách và cảm tạ ơn trên đã phù hộ được bình an thuận lợi. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ là, rằm tháng giêng cầu Thiên Quan Đại Đế , rằm tháng bảy cầu Địa Quan Đại Đế , rằm tháng mười cầu Thủy Quan Đại Đế , phân chia nhiệm vụ tiếp nhận lời cầu xin của dân gian về ba lãnh vực:- ban phước, xá tội và tiêu tai giải ách.
*Khi đến “tam nguyên tiết” là ngày cúng tế Tam Quan Đại Đế . Tam nguyên tức là thượng nguyên (rằm tháng giêng), trung nguyên (rằm tháng bảy) và hạ nguyên (rằm tháng mười). Mặc dù đã có sự phân biệt ngày thánh đản của mỗi vị, nhưng dân gian thì bất kể nguyên nào cũng đều đến các đạo quán để cúng tế , đốt giấy tiền vàng bạc cầu xin được phước, xá tội và giải ách…
6a013486d6ac7d970c0240a49bc190200b-800wi
*Việc bày trí thánh tượng của ba vị tôn thần tại các đạo quán như  sau:-
-Thiên quan nhất phẩm Tử Vi Đại Đế đặt tại trung ương.
-Địa quan nhị phẩm Thanh Hư Đại Đế đặt ở bên phải.
-Thủy quan tam phẩm Động Hư Đại Đế đặt ở bên trái.
*Trong dân gian thì thường chỉ tập trung cúng tế lớn vào thượng nguyên , còn trung và hạ nguyên thì ít cúng trở lại.
Ngọc Hoàng Thượng Đế và Tam Quan Đại Đế thì ít được tạo cốt tượng để thờ, thường chỉ biểu trưng bằng “lò đốt hương” gọi là “Tam Giới Công Lô” để cúng tế. Việc cúng nầy thì người ta chỉ cúng chung Tam Quan, chứ ít ai chia ra ba vị như đã dẫn giải ở trên.

No comments:

GIÁ TRỊ TÂM LINH CỦA NGÀY RẰM THÁNG 10 - TẾT HẠ NGUYÊN

Theo phong tục tập quán xưa của người Việt, rằm tháng Mười hay còn gọi là Tết Hạ nguyên hàng năm được tổ chức trọng thể, vượt ra ngoài phạm ...