Friday, October 12, 2018

Âm Nhạc Và Đạo

Đạo có nhiều ý nghĩa khác nhau , đơn giản chỉ là con đường , như độc đạo , con đường có một lối đi duy nhất ;Đạo nhằm chỉ bổn phận , như đạo hiếu , đạo hạnh...Đạo còn có nghĩa bản thể, hình thái tồn tại chung của mọi sự vật theo quan niệm của một số tôn giáo như đạo phật , đạo giáo...và xét ở khía cạnh này , âm nhạc  làm hình thành mối quan hệ tương tác với hình thái tồn tại mang tính bản thể trong  quan niệm của nhiều tôn giáo trên thế giới.
Bizmac_full_28572016_0957186
Tác phẩm âm nhạc luôn tồn tại  như một hình thái mang tính bản thể, sinh ra từ không rồi trở về với không . Từ hình thái tồn tại đến phương thức biểu hiện cùng quá trình thưởng thức gia nhập vào chỉnh thể tác phẩm âm nhạc đều không tránh khỏi con đường đi tắt qua hai đầu Không . Mặc dù , chúng ta có thể xem xét tác phẩm âm nhạc dưới góc độ văn bản ( tổng phổ ) , như bộ môn phân tích tác phẩm hay hình thức âm nhạc lấy làm căn cứ nhằm tìm hiểu những phương tiện biểu hiện làm nên giá trị nghệ thuật , kỹ thuật ở tác phẩm . Song, tổng phổ với tư cách là một dạng văn bản được mã hoá bằng ký hiệu ( hoặc mang ý nghĩa biểu tượng) thì xét về bản chất vẫn chưa thể coi là tác phẩm âm nhạc đích thực . Nó chỉ tiềm ẩn những khả năng khai phá để trở thành tác phẩm âm nhạc. cho đến thời điểm hiện tại, ngoại trừ thứ âm nhạc chưa được đa số chấp nhận như nhạc của thân tâm , nhạc thiền ...tác phẩm âm nhạc phải chứa đựng thuộc tính hiện hữu bằng âm thanh vang vận hành theo cơ chế sinh , diệt ( sinh ra và mất đi liên tục) , xét về mặt bản thể . Vì thế, nghệ thuật âm nhạc nói chung , tác phẩm âm nhạc nói riêng vẫn là một hình thái mang tính bản thể điều khiến cho nó tự làm hình thành mối quan hệ bất phân với đạo .
1) Bản thể tương đồng
Theo quan niệm của lão tử : " Đạo sinh nhất , Nhất sinh nhị, Nhị sinh Tam , Tam sinh vạn vật ". Đạo sinh ra Dương (1) , Âm (2 ) , âm dương hoà hợp sinh ra vạn vật. Từ đó có thể hiểu Đạo bao trùm lên mọi sự tồn tại , khởi thuỷ  của bao la vạn tượng  . Đạo là Thể của vũ trụ biểu hiện ra bằng Đức , tức công dụng của Đạo . Bởi vậy tín đồ Đạo giáo phải "tu đạo dưỡng đức" nhằm đạt tới cảnh giới hài hoà giữa Đạo và Đức. Theo quan niệm  của Phật giáo, Đạo là lý tính tuyệt đối , bản thể. Phật tánh tồn tại trong tất thảy, không thêm ở Thánh , không bớt ở kẻ phàm phu . Mục đích nằm ở quá trình phát lộ và phụ thuộc vào kết quả tu tập. Bởi vậy ,quá trình là con đường duy nhất dẫn tới Chân Lý đối với người tu Đạo.
Mục đích sẽ không đạt được trong Đạo và âm nhạc nếu thiếu mất quá trình ,thậm chí mục đích nằm trọn vẹn trong các quá trình. Ở đạo Phật ,Giới -Định -Tuệ là các quá trình diễn ra song hành với mục đích ( tu hành).  Một người phá Giới  có thể sẽ đi đến chỗ lầm lạc, nguy hiểm. Trong Bát Chánh Đạo, "Chánh Tinh Tấn" đòi hỏi tuyệt đối nguyên tắc tuân thủ quá trình, không cho phép đi tắt . Vì , việc tu hành nằm ngay trong quá trình. Điều này hoàn toàn tương ứng với đặc thù của nghệ thuật âm nhạc. Âm nhạc là nghệ thuật của thời gian , diễn tiến theo tiến trình thời gian . Bất cứ tác phẩm âm nhạc nào cũng không thoát khỏi khung thời gian định chế. Sự thay đổi về khung thời gian sẽ ảnh hưởng tới tính chất của tác phẩm âm nhạc. Và ở đây , bản chất sinh ra từ không và trở về không trong từng khoảnh khắc của tác phẩm âm nhạc luôn được xác định.
Thuộc tính của mọi tác phẩm âm nhạc nằm ở quá trình , quá trình là điều cốt yếu , cốt tử trong nghệ thuật âm thanh . Đích đến trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn âm nhạc luôn đi đến tận cùng đam mê  bằng các quá trình , những khoảnh khắc ngắn ngủi không ngừng nghỉ kể cả với dấu lặng ( vì lặng cũng là âm nhạc). Ở nghệ thuật biểu diễn quá trình quan trọng hơn mục đích .Quá trình tồn tại trong chỉnh thể  của tổ hợp âm thanh vận động theo quy luật diễn ra liên tục trong không gian , thời gian . Mục đích của người nghệ sĩ  chỉ đạt được khi đặt mình vào quá trình, dấn thân tới tột cùng đam mê và sáng tạo.
 2) Tính chất đa nghĩa
Âm nhạc và đạo đều không nhằm  chỉ  điều được minh dụ mà nằm ở thuộc tính của thực thể âm thanh . Tác phẩm âm nhạc nói chung , đặc biệt là nhạc không lời , không giống như văn bản trong ngôn ngữ , "ý nghĩa" dù cho có định hướng về nội dung cụ thể , qua tiêu đề hay chỉ dẫn cách thức thể hiện cũng chỉ mang tính chất khơi gợi nhằm tạo ra tác phẩm âm nhạc với tư cách là sản phẩm sáng tạo. Sản phẩm tạo ra im đậm ẩn nghĩa của chủ thể sáng tạo, trong mỗi thời điểm , chủ thể và người thưởng thức làm nên "ngữ nghĩa", ý nghĩa , giá trị mới. Cũng giống như Đạo, đặc biệt là đạo Phật và Đạo giáo , Niệm , Chú đều tiềm tàng ẩn ngữ đòi hỏi sự khai phá. Ở mỗi khoa nghi , các vị  hoà thượng , cao tăng , đạo sĩ , đạo trưởng ...thể hiện khác nhau . Chẳng hạn như hiệu của đức phật A Di Đà ,bất kể người nào cũng có thể đọc , niệm nhưng những vị cao tăng đắc đạo có khả năng chuyển tải nội dung và phát huy tối đa tính hiệu dụng của thực thể ."Ngữ nghĩa" ở đây mang tính chất "thoả thuận" hơn là xác định nội hàm xác định giống như ngôn ngữ. Điều "kỳ diệu"  của âm nhạc và Đạo nằm ở sự tương đồng về Thể và Dụng.Bởi thếviệc sử dụng âm nhạc trong phạm vi tôn giáo hay nghi lễ đều chịu sự ràng buộc bởi nhiều quy định bất biến , không thể sử dụng bừa bãi , tuỳ tiện chế tác...
3) Ý nghĩa biểu trưng 
...................
4) Thuộc tính phi thực tại

No comments:

CHÚNG TA LÀ NHỮNG GÌ CHÚNG TA NGHĨ

  Trích: Nghệ Thuật Tối Giản - Có Ít Đi, Sống Nhiều Hơn; Việt dịch: Alex Tu Dịch;  Người khác có thể dễ dàng đọc được niềm vui và nỗi khổ tr...