Saturday, August 11, 2018

BÀI CA BỐN MÙA

Theo văn hóa phương Đông truyền thống, mùa xuân tượng trưng cho sự hồi sinh của vạn vật, mùa thu gắn với mùa thu hoạch. Cả hai mùa xuân – thu đều chiếm khoảng thời gian ngắn ngủi trong năm. Tuy nhiên, ca khúc viết về hai mùa này lại chiếm số lượng áp đảo so với mùa hạ và mùa đông. Trong xã hội nông nghiệp, xuân – thu là hai mùa quan trọng. Mùa xuân khởi đầu cho một vụ mùa, mùa thu kết thúc bằng thu hoạch. Hai mùa xuân – thu tập trung nhiều nghi lễ quan trọng, từ đó sản sinh ra tư duy xuân thu nhị kỳ khắc sâu vào ký ức.
Trong bốn mùa, mùa xuân và mùa thu đều không xác lập thời điểm đến (chí) như mùa đông và mùa hạ (đông chí, hạ chí) mà ngăn cách bởi xuân phân và thu phân, hiểu là khoảng thời gian mùa bị chia đôi. Ở Việt Nam đặc điểm về mùa không phân biệt rõ rệt.
Xuân: 42_Bai_ca_bon_mua_1
Theo tư duy “Xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàng”, mùa xuân gánh trọn ý nghĩa mở màn cho cây cối sinh sôi, cảnh vật bừng tỉnh sau cơn mê dài của mùa đông tĩnh lặng .Xuân đương đến nghĩa là xuân đương qua. Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già…” (thơ X D) .Sự không viên mãn của mùa xuân nơi trần gian luôn ám ảnh con người về thời gian biến đổi.Trong nhiều ca khúc bất tử về mùa xuân, giai điệu không dấu nổi niềm tiếc nuối mênh mang về sự hữu hạn của thời gian mất đi liên tục, như bản “Happy new year” bất tử của ban nhạc ABBA...
Ca khúc viết về mùa xuân thường chú ý đến tiết tấu, tương quan trường độ nối tiếp nhau được xử lý sinh động, biến hóa nhịp nhàng. Cách sắp xếp âm thanh này khác hẳn với ca khúc viết về mùa thu. Theo đó, ca khúc về mùa thu thiên về phác họa không gian, chủ ở giai điệu, tiết tấu ít biến động và tốc độ chậm. Ca khúc viết về mùa thu chiếm tỉ lệ buồn nhiều hơn vui. Ca khúc về mùa xuân có cả niềm vui và nỗi buồn, nhưng vui vẫn chiếm ưu thế. Cả hai mùa xuân và thu đều chiếm trữ lượng phong phú trong kho tàng ca khúc. Nó chỉ ra tính chất thiên vị của tình cảm con người và đặc ân của đất trời ban cho thế gian.
 Hạ : 42_Bai_ca_bon_mua_2
Bước vào mùa hạ, số lượng ca khúc bắt đầu giảm dần và nổi lên trên không gian âm nhạc là những tác phẩm viết cho trẻ thơ, lứa tuổi học trò.
Thu:
Ca khúc viết về mùa thu chiếm số lượng áp đảo so với các mùa khác trong năm.Giống như nắng xế buổi hoàng hôn chiếu vào không gian chiều tà chóng vánh, chập chờn… Con người chỉ còn biết dõi theo bước chân thời gian trong niềm khắc khoải, vô vọng. Sáng tác về mùa thu như tiếng lòng thổn thức muốn níu kéo cả đất trời ở lại trong phút thu chưa đi.
Đông: 42_Bai_ca_bon_mua_4
Giống như tình cảnh mùa hạ,  cũng  ít  ca khúc về mùa đông...Mùa đông trong ca khúc trở thành hoài niệm, tiếng lòng trắc ẩn trong cảnh vắng đìu hiu. Giai điệu trong ca khúc viết về mùa đông ít ồn ào, náo nhiệt, tình cảm hướng nội, tốc độ chậm, trữ tình… Dường như chúng không muốn phá vỡ khung trời bình yên của một mùa đi qua bằng giấc ngủ.
Xuân – Hạ – Thu – Đông không giống như bản giao hưởng dài bốn chương mở đầu bằng mùa xuân và kết thúc vào mùa đông, mà như khúc Rondo (múa vòng) tuần hoàn bất tận khởi từ vô thủy đến vô chung.

No comments:

CHÚNG TA LÀ NHỮNG GÌ CHÚNG TA NGHĨ

  Trích: Nghệ Thuật Tối Giản - Có Ít Đi, Sống Nhiều Hơn; Việt dịch: Alex Tu Dịch;  Người khác có thể dễ dàng đọc được niềm vui và nỗi khổ tr...