Thursday, August 9, 2018

Yêu Em vào Cõi Chết

Vào những đêm mưa phùn , gió bấc , ta thường được nghe các cụ già  ở làng lầm rầm  kể những câu chuyện li kỳ , rùng rợn về ...ma cứ như lời các cụ thì ma "sống" trong đêm , còn người ngự ở cõi ngày . Đó là hai thế giới âm dương hoàn toàn tách biệt . Nhưng rồi  ngay trong  một ngày cũng có những khoảnh khắc chập chờn , tranh tối , tranh sáng , âm dương nhòe vào nhau , ấy là lúc gà gáy canh năm , bình minh chuẩn bị hé rạng , hoặc lúc mặt trời lặn và bóng đêm nhá nhem bắt đầu buông xuống cõi dương thế . Lúc đó người và ma rất dễ gặp nhau , có thể lẫn vào nhau...
Yêu Em vào Cõi Chết

Thời Hoàng Kim đã ra đi

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi .
( trích thơ Tản Đà )
 
Khi thời hoàng kim đã đi mất chỉ còn lại một đống hoang tàn đổ nát , có một số người muốn xây dựng lại trên đống đổ nát đó nhưng lực bất tòng tâm .
 
Văn tế Vương Chiêu Quân của Tản Đà
 
Cô ơi ! cô đẹp nhất đời,
Mà cô mệnh bạc thơ trời cũng thua.
Một đi, từ biệt cung vua,
Có về đâu nữa, đất Hồ nghìn năm!
Mả xanh còn dấu còn căm,
Suối vàng lạnh lẽo cô nằm với ai?
Má hồng để tiếc cho ai,
Đời người như thế có hoài mất không!
Khóc than nước mắt ròng ròng,
Xương không còn vết, giận không có kỳ.
Mây mờ trăng bạc chi chi,
Hôi tanh thôi có mong gì khói nhang.
Ới hồng nhan, hỡi hồng nhan!
Khôn thiêng cũng chẳng ai van ai mời.
Trời Nam thằng kiết là tôi,
Chùa Tiên, đất khách, khóc người bên Ngô.
Cô với tôi, tôi với cô,
Trước sân lễ bạc có mồ nào đây.
Hồn cô ví có ở đây,
Đem nhau đi với, lên mây cũng đành.
 
bản dịch của Nguyễn Thiện Kế
user3508_pic768_1239475166
 
 
Bài văn tế Chiêu Quân bi thiết mà uy dũng, cất lên như một tiếng kêu trầm thống, khóc than cho những mối tình dang dở. Đã không có tri kỷ ở trên đời thì ta tìm tri kỷ là người thiên cổ vậy. Tri kỷ nghìn xưa đã tìm thấy ở Chiêu Quân rồi, nhưng nào có vơi được căm hờn, buồn thương và đau khổ. Bao nhiêu nước mắt đã khóc cho Chiêu Quân, căm về cái mồ xanh của nàng.

No comments:

Tìm hiểu y phấn tảo

  ( trích trong sách phật quốc ký sự ) của t/g Thích Phước Tiến