Sunday, August 5, 2018

Thương Người Em Năm Cũ

Buồn quá, nhưng đổ nát nào không buồn và ai chẳng có một nhà thờ riêng, một xóm đạo riêng, một sân giáo đường riêng, một người em năm cũ riêng. Tất cả ở đó, đợi sóng táp lên cánh buồm ký ức, ướt sũng một khi nào. 
Đã viết về các bài thơ ông P D phổ nhạc  mấy bài thơ này đều thuộc thể loại thơ ngũ ngôn câu năm chữ như bài " Em hiền như ma sơ " , "Hai năm tình lận đận" ,  "Đừng bỏ em một mình" và lúc này lại thêm một bài thơ nữa : Chuyện Tình Buồn 

Chuyện Tình Buồn 
Năm năm rồi không gặp
Từ khi em lấy chồng
Anh dặm trường mê mải
Đời chia hai nhánh sông.

Những thư tình ngây dại
Những vai mềm, môi ngoan
Những hẹn hò cuống quýt
Trên lối xưa thiên đàng
Thôi cũng đành chôn kín
Dưới đáy huyệt thời gian.

Ngày nhà em pháo nổ
Anh cuộn mình trong chăn
Như con sâu làm tổ
Trong trái vải cô đơn
Ngày nhà em pháo nổ
Tâm hồn anh nhuốm máu
Ôi nhát chém hư vô
Ôi nhát chém hư vô.

Năm năm rồi đi biệt
Anh chẳng về lối xưa
Sân giáo đường cỏ mọc
Gác chuông nằm chơ vơ
Chúa buồn trên thánh giá
Mắt nhạt nhoà mưa qua
Trên cánh buồm ký ức
Sóng thời gian lô xô.

Ngồi bâng khuâng nhớ biển
Bên bãi đời quạnh hiu
Anh mang hồn thuỷ thủ
Cùng năm tháng phiêu du.

Anh một đời rong ruổi
Em tay bế tay bồng
Chiều hắt hiu xóm đạo
Hồi chuông giáo đường vang.

Năm năm rồi không gặp
Từ khi em lấy chồng
Bao kỷ niệm chôn kín
Dường như đã lãng quên.

Năm năm rồi trở lại
Một màu tang ngút trời
Thương người em năm cũ
Đêm goá phụ bên song.


Tôi vừa viết xong bài " Cô gái đến từ hôm qua "  thì hôm nay lại " Thương người em năm cũ " .Bài hát dựa trên bài thơ này tôi vẫn thường nghe qua một đĩa CD do đôi song ca Ngọc Lan - Duy Quang ca . Giọng nức nở của NL khi hát đến câu " Thương người em năm cũ " nghe não nuột làm sao , hay tại tâm trạng nghe nhạc của tôi lúc ấy , tôi nghe bài hát này lần đầu khi NL qua đời đã năm năm .
Và đến bây giờ qua khúc nhạc tình tôi mới biết đến bài thơ Chuyện Tình Buồn của một t/g ngày xưa hiện sống ở hải ngoại trong ngày ông rời khỏi dương thế.


No comments:

Tìm hiểu y phấn tảo

  ( trích trong sách phật quốc ký sự ) của t/g Thích Phước Tiến