Friday, December 24, 2021

CẢM ÂM ‘TÌ BÀ NGỮ’, KHÚC TÂM TƯ TÌM KIẾM NGƯỜI TRI KỶ

 Trung Hoa từ xa xưa đã là một quốc gia của nghi lễ và âm nhạc, với nền văn minh âm nhạc có một lịch sử rất lâu dài. Khi âm nhạc cổ điển như một làn sóng trào dâng, ta có thể thấy như trong không trung xuất hiện những đỉnh núi cao, như dòng nước chảy ra từ khe suối, như cây trúc trong rừng lay động, như tuyết rơi mùa đông giá lạnh, như cuộc sống nghìn năm của con người trỗi dậy.

Trong thế giới nhạc cụ truyền thống của người Trung Hoa cổ đại, Tì Bà được ví như một nàng tiên kiêu sa với giọng nói êm ái ngọt ngào. Tiếng Tì Bà ngân nga truyền tải đầy đủ tâm tư tình cảm, nỗi lòng sâu thẳm của người chơi. Tì Bà Ngữ chính là bản nhạc mà dùng phím đàn để giãi bày tâm sự. Tiếng đàn giống như sự kiếm tìm tri kỷ tri âm.

17

Đó là cảm giác không thể giải thích, là vô tận, là vẻ đẹp của âm nhạc cổ điển Trung Hoa. Đây là thứ nghệ thuật văn hóa tinh hoa Trung Hoa và là kho báu của nền văn minh thế giới. 

Đàn tỳ bà vốn được vinh danh là vua của các loại nhạc cụ cổ Trung Hoa với 2.000 năm lịch sử; hình dạng của nó đối ứng với tam tài (Thiên, Địa, Nhân), ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) và tứ quý (bốn mùa). Chiều dài của nó là 3 thước 5 tấc (khoảng trên dưới 1m), 3 thước tượng trưng cho tam tài, 5 tấc thể hiện ngũ hành, 4 sợi dây đàn lại thể hiện cho tứ quý. Kỹ thuật gảy đàn tỳ bà có độ khó khá cao.

Đàn Tỳ Bà được chế tác bằng gỗ cây ngô đồng. Cần đàn và thùng đàn liền nhau có dáng như hình quả lê bổ đôi. Mặt đàn bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Phía mặt cuối thân đàn có một bộ phận để mắc dây gọi là ngựa đàn. Âm thanh của đàn Tỳ Bà trong sáng, vui tươi, thể hiện tính chất tươi sáng và trữ tình.

Wow

Tì Bà Ngữ

Tì Bà Ngữ là bản hòa tấu do Lâm Hải sáng tác. Ông đã rất thành công khi thực hiện bản phối âm giữa nhạc cụ phương Tây và nhạc cụ truyền thống phương Đông.

Tiếng đàn mang theo lời tâm sự thầm kín của một giai nhân

Âm thanh da diết truyền tải nỗi buồn thương nhưng lại làm người nghe thêm đắm say bởi tiếng đàn đầy uy lực mà quyến rũ.

Tiếng đàn như đang đi tìm một nỗi niềm cảm thông và sự đồng cảm. Giống như người thanh tao dùng âm thanh của cây đàn Tì bà tìm tri âm tri kỉ. Nhưng ở đời đâu dễ tìm được nghĩa tình Bá Nha – Tử Kì. Mấy ai nghe đàn bà hiểu được tâm tư của người chơi. Mấy ai nghe cung bậc của âm thanh mà thấy được thăng trầm trong suy nghĩ ẩn dấu sau mỗi phím đàn.

Tiếng đàn gợi nhớ tới câu thơ mà Bạch Cư Dị đã từng miêu tả tiếng đàn của nghệ nhân trên sông ở Lạc Dương:

“Bình bạc vỡ tuôn đầy dòng nước,
Ngựa sắt giong xô xát tiếng đao;
Cung đàn trọn khúc thanh tao,
Tiếng buông xé lụa lựa vào bốn dây… ”

No comments:

Quy Mệnh Thế Tôn Như Lai - Chú Lăng Nghiêm

Quy mệnh đức thế tôn  Như Lai Chú Lăng Nghiêm