Thursday, June 10, 2021

ÂM NHẠC TRUNG QUỐC

 Người yêu đầu tiên của tôi có một người bạn gái thân học chuyên ngành Đông Phương Học. Lần đó chúng tôi có nói chuyện với nhau chút xíu nhưng tôi chẳng biết chuyên ngành này nghiên cứu cái gì. Chỉ biết ngành đó tên Đông Phương.

Một thời gian rất lâu sau và cho đến bây giờ mới biết mình cũng đang nghiên cứu Đông Phương  đây

Không học ở trường như cô bạn gái của Mai , chỉ có quyển sách mua được ở hội từ thiện rồi tự tìm hiểu thôi.


Quyển sách nằm trong bộ sách tư tưởng văn hoá Trung Quốc ; sách có bản quyền không được phép sao chép , phát tán. Chúng tôi chọn lọc bài từ trang web Đại Kỷ Nguyên.

Chín loại nhạc cụ làm vang danh nền nghệ thuật truyền thống của Trung Hoa

Thuy-hu1-1-700x366

Trung Hoa từ xa xưa đã là một quốc gia của nghi lễ và âm nhạc, với nền văn minh âm nhạc có một lịch sử rất lâu dài. Khi âm nhạc cổ điển như một làn sóng trào dâng, ta có thể thấy như trong không trung xuất hiện những đỉnh núi cao, như dòng nước chảy ra từ khe suối, như cây trúc trong rừng lay động, như tuyết rơi mùa đông giá lạnh, như cuộc sống nghìn năm của con người trỗi dậy.

Đó là cảm giác không thể giải thích, là vô tận, là vẻ đẹp của âm nhạc cổ điển Trung Hoa. Đây là thứ nghệ thuật văn hóa tinh hoa Trung Hoa và là kho báu của nền văn minh thế giới. Vậy những loại nhạc cụ nào đã góp phần tạo nên đôi bờ cho dòng chảy âm nhạc ngàn năm đó?

1 Huyên (sáo huân)

Huyên là một trong những loại nhạc cụ từ thời cổ xưa, đã tồn tại khoảng 7.000 năm về trước. Tương truyền, cội nguồn của Huyên là công cụ của người đi săn có tên là “Đá Sao sa”. Ngày xưa, người ta thường thường buộc hòn đá hoặc hòn đất lên một sợi dây rồi ném chim ném thú, có hòn đá bên trong rỗng, khi ném gió lùa vào có thể phát ra âm thanh. Mọi người cảm thấy thú vị liềm đem thổi chơi. Sau này, mọi người thấy thú vị, bèn lấy quả bóng đó thổi chơi, sau đó dần dần nó trở thành một nhạc cụ.

Khoảng 4.000 đến 5.000 năm trước, Huyên đã phát triển từ có 1 lỗ âm thành có 2 lỗ âm, có thể thổi ra 3 âm điệu. Đến thời Xuân Thu, Huyên đã có 6 lỗ âm, có thể thổi ra 7 âm điệu hoàn chỉnh. Âm thanh của nó rất đơn giản mà độc đáo. Lúc đầu, Huyên phần lớn được làm từ đá và xương, sau đó dần dần phát triển thành làm bằng gốm. Huân có nhiều hình dáng, trong đó Huân hình quả lê phổ biến nhất. Cấu tạo của Huân ở trên hơi nhọn, dưới nở ra và có đáy phẳng. Phía trên cùng có 1 lỗ, phía trước có 5 lỗ, phía sau có 2 lỗ. Huân có thể thổi lên tiếng lớn như còi thét. Ống Huân lớn bằng trứng ngỗng được gọi là Nhã Huân, nhỏ bằng trứng gà thì gọi là Tụng Huân. Huyên đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử nghệ thuật nguyên thủy trên thế giới.

2. Cổ Cầm

Cổ cầm còn được gọi là dao cầm, ngọc cầm, tơ đồng hoặc thất huyền cầm, là một nhạc cụ truyền thống của tộc người Hán Trung Hoa. Có lịch sử hơn 3.000 năm thuộc bộ dây dạng gảy gồm có 7 dây đàn. Cổ cầm có âm vực rộng, âm sắc sâu lắng và tiếng vọng ngân dài. Cổ cầm không chỉ đơn giản là một loại nhạc cụ dùng để biểu diễn những khúc nhạc đi vào lòng người mà còn là phương tiện để mọi người tu thân dưỡng tính, giá trị của Cổ cầm còn ẩn chứa sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, trời đất và vũ trụ.

3. Biên chuông (chuông nhạc)

Biên chuông là nhạc cụ gõ có quy mô lớn của người Hán cổ đại Trung Hoa bao gồm một bộ chuông chùm bằng đồng. Biên chuông còn là một nhạc cụ quan trọng trong nhạc cung đình và nhạc lễ Trung Hoa từ thời cổ đại. Biên chuông được phát triển nhất trong thời đại Tây Chu. Trung Hoa là quốc gia đầu tiên sản xuất và sử dụng loại hình nhạc cụ này.

4. Địch tử (Sáo)

Địch Tử, hay còn được gọi là sáo trúc, là một nhạc khí truyền thống của Trung Hoa. Được sử dụng trong âm nhạc dân gian, opera, dàn nhạc quốc gia, dàn nhạc giao hưởng và âm nhạc hiện đại. Nó thường được chia thành khúc địch phía nam và bang địch phía bắc, ngày xưa chữ “địch” trong tiếng Hán cổ có nghĩa là : “ Rửa sạch sẽ” , vì tiếng sáo rất trong rất thanh. Sáo chủ yếu được làm bằng trúc, cũng có sáo làm bằng gỗ, ngọc bích hoặc các vật liệu khác.

Người giỏi thổi sáo đời xưa có Hoàn Y đời Tấn, lúc đương thờI tài nghệ sáo của ông được tôn là “Giang tả đệ nhất“, người đời nói bản cầm khúc “Mai hoa tam lông“ trong “Thần kỳ mật phổ” chính là cải biên từ bản nhạc sáo “Tam điệu” của ông.

Còn Lý Bạch với bản nhạc sáo “Xuân dạ thành lạc văn địch“ như sau:

Thùy gia ngọc địch ám phi thanh
Tán nhập xuân phong mãn lạc thành
Thử dạ khúc trung văn chiết liễu
Hà nhân bất khởI cố quốc tình

Dịch nghĩa:
Tiếng sáo ngọc nhà ai thầm bay ra
Hòa vào gió xuân lan khắp Lạc thành
Khúc nhạc đêm nay nghe thấy tiếng liễu gãy
Ai mà không chạnh lòng niềm cố quốc .

Đủ cho thấy ma lực nghệ thuật của tiếng sáo này đến dường nào !

5. Đàn Tì Bà

Đàn tỳ bà vốn được vinh danh là vua của các loại nhạc cụ cổ Trung Hoa với 2.000 năm lịch sử; hình dạng của nó đối ứng với tam tài (Thiên, Địa, Nhân), ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) và tứ quý (bốn mùa). Chiều dài của nó là 3 thước 5 tấc (khoảng trên dưới 1m), 3 thước tượng trưng cho tam tài, 5 tấc thể hiện ngũ hành, 4 sợi dây đàn lại thể hiện cho tứ quý. Kỹ thuật gảy đàn tỳ bà có độ khó khá cao.

Đàn Tỳ Bà được chế tác bằng gỗ cây ngô đồng. Cần đàn và thùng đàn liền nhau có dáng như hình quả lê bổ đôi. Mặt đàn bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Phía mặt cuối thân đàn có một bộ phận để mắc dây gọi là ngựa đàn. Âm thanh của đàn Tỳ Bà trong sáng, vui tươi, thể hiện tính chất tươi sáng và trữ tình.

6. Đàn Nhị hồ

Đàn nhị hồ là một trong những loại nhạc cụ thuộc bộ dây (nhạc cụ gảy) chủ yếu của Trung Hoa, đã có lịch sử hơn 4.000 năm.

Âm sắc thuộc loại âm vực trung cao, tiếng đàn êm ái du dương, cảm xúc mãnh liệt bi tráng, là một loại nhạc cụ có thể đại biểu cho lịch sử đầy biến động và tình cảm tinh tế nồng nàn của dân tộc Trung Hoa.

Âm chất thường mang cảm xúc trầm lắng và bi thương. Đàn nhị hồ chỉ có hai sợi dây, một sợi là sợi ngoài, một sợi là sợi trong. Sự cọ sát giữa hai sợi dây đàn có độ dày khác nhau được buộc vào trục đàn tạo nên độ rung và phát ra âm thanh. Đối với những người mới học đàn nhị hồ thì hai vấn đề hóc búa là nắm vững âm chuẩn và kỹ thuật nhấn dây đàn, đặc biệt là khi chuyển từ vị trí âm vực thấp thành vị trí âm vực cao lại càng khó khống chế hơn.

7. Đàn Cổ Tranh

Đàn Cổ Tranh còn có tên là đàn thập lục, đây là một nhạc cụ dân tộc cổ đại được sinh ra và lớn lên gắn liền với nền văn hóa lâu đời Trung Hoa, có lịch sử hơn 2.500 năm. Đàn truyền thống có 16 dây nên nó có tên gọi là Thập Lục. Đàn Cổ Tranh thường được làm bằng gỗ cây phượng. Cấu tạo của đàn gồm một hộp âm thanh hình chữ nhật và một bề mặt trong một đường cong với chuỗi chặt chẽ, đó là một bộ có 13 dây trong triều đại nhà Đường và sau đó tăng lên 16. Ngày nay, có một số loại Đàn Cổ Tranh hiện đại có đến 21 dây. Âm sắc đàn cổ tranh trong trẻo, sáng sủa thể hiện tốt các điệu nhạc vui tươi.

8. Tiêu

Tiêu thường có dạng ống trụ tròn như sáo trúc, nhưng khi sử dụng lại để theo phương dọc và thổi dọc theo thân ống. Nó có âm sắc trang nhã, mộc mạc, phù hợp để diễn tả những giai điệu trữ tình, những tình cảm sâu sắc. Hai loại tiêu phổ biến nhất là C và D (tức tiêu đô và tiêu rê), các loại tiêu trầm hơn thường không phổ biến bằng vì khó sử dụng hơn: lỗ bấm cách nhau xa hơn, thổi tốn nhiều hơi…Tiêu cũng là một nhạc cụ thổi rất xa xưa của Trung Hoa cổ đại.

9. Không hầu hay đàn không

Không Hầu cũng là loại đàn gảy cổ xưa của Trung Quốc. Theo khảo cứu, đàn này lưu truyền đến nay đã hơn 2.000 năm. Ngoài sử dụng trong giàn nhạc cung đình ra, đàn Không Hầu còn lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Thế nhưng, cây đàn cổ xưa này từ sau thế kỷ 14 đã không còn lưu hành nữa, và dần dần không còn tồn tại nữa, mọi người chỉ có thể xem hình dáng một số đàn Không hầu từ trên bích họa và chạm nổi.

Đàn Không Hầu lưu hành vào thời cổ Trung Quốc chủ yếu là đàn nằm và đàn đứng. Đàn Không Hầu có hai hàng dây, mỗi hàng 36 dây, mỗi dây đều do trụ hình chữ nhân đỡ trên hộp đàn. Do hai hàng dây đàn đồng âm với nhau, khi gảy bản nhạc có giai điệu nhanh và âm rộng, rất tiện lợi, nó có thể gảy cùng lúc bằng hai tay, lại có thể dạo và đệm nhạc trong tầm âm vừa, là điều mà các lọai nhạc cụ khác khó mà so sánh được.

Các loại nhạc cụ cổ truyền Trung Hoa gắn liền với lịch sử hàng ngàn năm phát triển văn hóa và nghệ thuật của dân tộc, không gắn với tên tuổi của người sáng chế nào, nhưng có sức sống và sức biểu cảm hầu như vô tận, tương tự như tình cảm và trí tuệ của con người, không ngừng được bồi đắp và làm cho phong phú.

No comments:

Ngủ ngoan nhé con yêu!

သီတင်းကျွတ်လပြည့်နေ့မှစ၍ မြန်မာပြည်သူအားလုံး စိတ်ဆင်းရဲခြင်းမှ ကျွတ်လွတ်ပါစေ ကိုယ်ဆင်းရဲအပေါင်းမှ ကျွတ်လွတ်ပါစေ ဘေးရန်အပေါင်းမှ ကျွတ်လွတ်ပါစ...