Sunday, June 13, 2021

CÂU THẦN CHÚ TRONG VỞ CẢI LƯƠNG NGAO SÒ ỐC HẾN

 Cải lương không phải lĩnh vực yêu thích của tôi , tôi không thích loại hình nghệ thuật này. Cứ mỗi lần nghe ai đó nói chuyện dông dài hay có những chuyện  người ta bị than thở  gì đó thì người ta thường bảo người hay than thở là người ca cải lương.

Cải lương có thể chỉ là loại hình nghệ thuật hát hò bình dân của miền tây nam bộ.Đây là bộ môn nghệ thuật kết hợp hình thức biểu diễn, trình diễn tiên tiến, có học hỏi, thay đổi mới mẻ, cải tiến hơn để phù hợp với thời đại, một sự đi lên và kết hợp của những bộ môn nghệ thuật truyền thống như Hát Bội, Đờn ca tài tử với kịch nghệ hiện đại.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có nhận định: “Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc xưa cổ”

Có một vở cải lương xưa lắm rồi , có thể vở này diễn từ những năm đầu thập niên 80. Khi chúng ta có rất ít lựa chọn xem truyền hình hoặc những trò chơi giải trí khác. Với những người  sống trong khoảng thời gian đó thì đây là vở diễn rất hay.

Tôi cũng xem vở diễn này và tên của vở diễn là Ngao Sò Ốc Hến ( Thanh Kim Huệ trong vai Thị Hến ). Vở diễn dựa trên truyện dân gian Ngao Sò Ốc Hến , truyện đả kích tầng lớp quan  tham , địa chủ  bóc lột dân nghèo.

Chúng tôi để ý tới một đoạn ngắn trong vở cải lương này; đó là lúc ông Huyện sau khi bị bà Huyện lột quần áo đã trốn trên cây để doạ ma bà Huyện ,  bà Huyện cùng với bà Đề và bà Lý đều sợ ma ( vì đi  vào ban đêm ) nhưng lại muốn  đánh ghen với thị Hến. Bà Huyện đã đọc câu thần chú cho đỡ sợ.

Câu thần chú gì vậy?

Om Mani Padme Hum 

Trong kinh phật hay tụng ở chùa theo tiếng Hán Việt là Án Mani Bát Minh (di ) Hồng

Tôi cứ ngỡ câu chú này chỉ mới xuất hiện gần đây , khi các vị pháp sư Tây Tạng sang Việt Nam hành lễ. Những người ngày đó đã có câu chú này rồi.

Đây là câu thần chú nổi tiếng của Quan Âm Bồ Tát trong mật tông kim cương thừa.

No comments:

Tìm hiểu y phấn tảo

  ( trích trong sách phật quốc ký sự ) của t/g Thích Phước Tiến