Các dân tộc trên thế giới đều có những lễ hội đón tết hay còn gọi chào đón năm mới theo nhiều cách khác nhau. Trong đó bốn nước ở vùng Đông Nam Á gần kề Việt Nam ( Lào , Myanama , Thái Lan và Campuchia ) có lễ tết giống nhau đươc gọi là tết
Tết năm mới - Tết Chôl Chnăm Thmây của Campuchia, Bun-pi-may của Lào, Thing-yang của Myanmar và Song-kran của Thái Lan.
Năm nay chúng tôi được dự lễ tết này tại một ngôi chùa Nam Tông và chúng tôi muốn tìm hiểu lễ hội tết này. Vì vậy chúng tôi biên soạn bài viết này để chúng ta cùng nhau hiểu rõ hơn.
Chuẩn bị đón Tết
Mỗi gia đình đều dọn dẹp lại nhà cửa thật tươm tất, sửa sang, trang trí lại cho thật đẹp, trẻ em được mua sắm quần áo mới và chuẩn bị đồ ăn thức uống đầy đủ cho những ngày Tết. Những ngày này mọi người đã được nghỉ ngơi sau một năm làm việc căng thẳng.
Đêm giao thừa
Người Khmer tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời gọi là Têvôđa được phái xuống để chăm lo đời sống người dân, hết năm vị thần đó về trời để vị khác xuống hạ giới. Vì vậy, trong đêm giao thừa, người dân làm mâm cỗ, đốt đèn, thắp hương cúng tiễn đưa vị thần Têvôđa cũ và đón thần Têvôđa mới. Vào ngày nay, người dân Campuchia còn tổ chức lễ hội hoa đăng đẹp lung linh trên sông.
Ngày tết đầu tiên: Chol Sangkran Chmay
Vào ngày thay năm cũ vào năm mới, người dân tắm rửa sạch sẽ, thay trang phục thật đẹp, mang theo những lễ vật và nhang đèn đến chùa cúng bái. Sau đó, các nhà sư tụng kinh, rắc nước thơm nhằm xua tan tà ma, xui rủi của năm cũ. Ngoài ra, đây cũng là thời gian gia đình đi thăm và dâng quà cho ông bà, cha mẹ.
Ngày tết thứ hai: Wanabat
Ngày thứ hai, người dân làm cơm dâng cho các vị sư, sãi trong chùa vào buổi sớm và trưa, trước khi ăn các nhà sư sẽ tụng kinh cầu phúc cho những người làm ra vật thực. Nhữnh thanh niên trẻ tuổi thì trẻ tuổi thì tổ chức các trò chơi dân gian vui nhộn như kéo co, bịt mắt, đá gà, hát đối đáp,…
Ngày tết thứ ba: Lơm săk
Ngày này, người dân sẽ dâng cơm và làm lễ tắm Phật. Sau khi nghe thuyết pháp, đến chiều người dân sẽ đốt đèn, dâng lễ vật, đưa nước có ướp thơm đến tắm tượng Phật nhằm gột rửa mọi điều không may của năm cũ, đón năm mới. Sau đó, người dân đến đón các nhà sư tới nghĩa trang để thực hiện lễ cầu siêu cho những người đã khuất. Sau khi kết thúc ai về nhà nấy, tắm tượng Phật ở nhà và dâng cỗ chúc phúc đến ông bà, cha mẹ.
No comments:
Post a Comment