Năm 2000 là năm con Rồng và tôi cũng cầm tinh con Rồng.
Rồng – Con vật biểu trưng những thay đổi về chất
Trong 12 con giáp , rồng là con vật đặc biệt , có đầu trâu , sừng hươu , mắt tôm , tai voi , cổ , lưng rắn , vảy cá , vuốt phượng , tay , râu hùm …mùa xuân bay lên trời , mùa thu ẩn mình dưới vực sâu …Nhờ thể tạng tổng hợp ( từ nhiều loài vật ), nên rồng có khả năng quyền biến , hóa to , thu nhỏ , nuốt gió , nhả mù , giăng mây , làm mưa …nói chung là thiên biến vạn hóa , thay đổi khôn lường . Người xưa chia rồng làm bốn loại : có vảy là Giao long , có cánh là Ưng long , có sừng là Cầu long , không có sừng gọi là Ly long. Có thuyết cho rằng , rồng là chủng loại rắn ở Nam Mân , Đông nam nước Việt. Sách Ất tị chiêm của Lý Thuần Phong viết: “mây Việt giống như rồng .” Chúng ta cũng biết về tập tục vẽ hoa văn trên người của cư dân Văn Lang .Nó chính là thẩm mỹ thời thượng cua người Việt cổ trong việc đồng nhất mình với Tô tem rồng .
Tôi cầm tinh con Rồng và tôi cũng yêu mến Rồng như thể nó là con vật cưỡi của tôi vậy . May mắn cho tôi khi tôi có vài cuốn sách nói về loài Rồng.
Rồng đối với nhân dân ta , rồng có vị trí vô cùng đặc biệt, không đâu có được. nó là một biểu tượng đặc sắc của nền văn hoá và lịch sử Việt Nam, là thuỷ tổ và niềm tự hào tột đỉnh của dân tộc ta. Theo truyền thuyết thì nước ta lập quốc từ đời Kinh Dương Vương (2879 trước tây lịch ).
Nguyên Đế Minh , cháu ba đời của Viên Đế, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh gặp một nàng tiên , kết nhân duyên sinh ra Lộc Tục.Lộc Tục về sau là Kinh Dương Vương, tức vua đầu tiên của nước Xích Quỷ , họ là Hồng Bàng. Kinh Dương Vương sức khoẻ tuyệt trần, lại có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn.
Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương ( Động Đình Quân ) , hai người kết thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một trai, đặt tên là Sùng Lãm.Lớn lên Sùng lãm rất khoẻ, một tay có thể nhấc bổng lên cao tảng đá hai người ôm. Cũng như cha, Sùng Lãm có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Khi nối nghiệp cha, chàng lấy hiệu là Lạc Long Quân.
Lạc long Quân lấy Âu Cơ con của Đế Lai vua nước láng giềng , đẻ ra một bọc 100 trứng nở ra 100 người con trai. Một hôm Lạc Long Quân nói với Âu Cơ
Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi.
Sau Lạc Long Quân phong cho người con đầu làm vua nước Văn Lang, đó là Hùng Vương được coi là thuỷ tổ của nòi giống và cũng chính vì dòng dõi cao quý đó mà ta tự hào là con Rồng cháu Tiên.
Theo kinh điển Phật giáo, Rồng là một trong Tám bộ chúng thường theo ủng hộ Phật pháp (Thiên long bát bộ)
- Thiên: là thiên thần (Deva), đứng đầu bởi Đế Thích. Thiên thần trong Phật giáo vẫn còn trong cõi sinh tử, có sống có chết, có tất cả mười hai thiên thần quan trọng nhất tượng trưng cho tám hướng và bốn tinh thể của vũ trụ: mặt trời, mặt trăng, bầu trời và mặt đất
- Long: là rồng (Naga) nhưng không có chân, trông giống như một con mãng xà lớn, là chúa tể các loài trong nước. Kinh Phật kể rằng một con rắn tên là Mucilinda da cuộn thành một cái tàn che cho đức Phật nhập định trong một cơn giông bão.
- Dạ Xoa: (Yaksha) quỷ thần (thần ăn được quỉ), có thể tốt hoặc xấu. Dạ Xoa Bát Đại Tướng có nhiệm vụ bảo hộ chúng sinh
- Càn Thát Bà: (Gandharva) nhạc thần thân thể tỏa mùi thơm, phục thị Đế Thích, không ăn thịt, không uống rượu
- A Tu La: (Asura) đại diện tính xấu xa của con người
- Ca Lâu La: (Garuda) chim đại bàng cánh vàng đầu có một cái bướu to gọi là Như Ý Châu, tiếng kêu bi thảm, được người Trung Hoa bản địa hóa thành Đại Bàng Kim Sí Điểu. Ca Lâu La thích ăn rồng, khi chết chất độc xông lên cháy tiêu thành tro, chỉ còn một trái tim xanh biếc
- Khẩn Na La: (Kinnara) nhạc thần của Đế Thích, đầu có sừng, giỏi múa hát
- Ma Hầu La Gia: (Mahoràga) là thần rắn, mình người đầu rắn
Trong 8 bộ chúng là đại diện cho tất cả chúng sinh, đến nghe Phật thuyết Pháp để thấy rằng: sự giác hạnh viên mãn của Đức Phật độ hết thảy các loài chúng sinh…không phân biệt loài nào. Mới thấy sự ra đời của Đức Phật không chỉ mang lại hạnh phúc cho chư Thiên, loài người mà còn hết thảy muôn loài. Đây là sự giác hạnh viên mãn độ tận hết thảy chúng sinh lòng từ bi vô lượng, vô phân biệt.
No comments:
Post a Comment