Monday, April 26, 2021

Lễ Hội Tết Cổ Truyền Đông Nam Á

 Các dân tộc trên thế giới  đều có những lễ hội đón tết  hay còn gọi chào đón năm mới theo nhiều cách khác nhau. Trong đó bốn nước ở vùng Đông Nam Á gần kề Việt Nam ( Lào , Myanama , Thái Lan và Campuchia ) có lễ tết giống nhau  đươc gọi là tết

Tết năm mới - Tết Chôl Chnăm Thmây của Campuchia, Bun-pi-may của Lào, Thing-yang của Myanmar và Song-kran của Thái Lan.

Năm nay chúng tôi được dự lễ tết này tại một ngôi chùa Nam Tông và chúng tôi muốn tìm hiểu lễ hội tết này. Vì vậy  chúng tôi biên soạn bài viết này để  chúng ta  cùng nhau hiểu rõ hơn.

Chuẩn bị đón Tết

Mỗi gia đình đều dọn dẹp lại nhà cửa thật tươm tất, sửa sang, trang trí lại cho thật đẹp, trẻ em được mua sắm quần áo mới và chuẩn bị đồ ăn thức uống đầy đủ cho những ngày Tết. Những ngày này mọi người đã được nghỉ ngơi sau một năm làm việc căng thẳng.

Đêm giao thừa

Người Khmer tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời gọi là Têvôđa được phái xuống để chăm lo đời sống người dân, hết năm vị thần đó về trời để vị khác xuống hạ giới. Vì vậy, trong đêm giao thừa, người dân làm mâm cỗ, đốt đèn, thắp hương cúng tiễn đưa vị thần Têvôđa cũ và đón thần Têvôđa mới. Vào ngày nay, người dân Campuchia còn tổ chức lễ hội hoa đăng đẹp lung linh trên sông.

Te3

Te4

Ngày tết đầu tiên: Chol Sangkran Chmay

Vào ngày thay năm cũ vào năm mới, người dân tắm rửa sạch sẽ, thay trang phục thật đẹp, mang theo những lễ vật và nhang đèn đến chùa cúng bái. Sau đó, các nhà sư tụng kinh, rắc nước thơm nhằm xua tan tà ma, xui rủi của năm cũ. Ngoài ra, đây cũng là thời gian gia đình đi thăm và dâng quà cho ông bà, cha mẹ.

Ngày tết thứ hai: Wanabat

Ngày thứ hai, người dân làm cơm dâng cho các vị sư, sãi trong chùa vào buổi sớm và trưa, trước khi ăn các nhà sư sẽ tụng kinh cầu phúc cho những người làm ra vật thực. Nhữnh thanh niên trẻ tuổi thì trẻ tuổi thì tổ chức các trò chơi dân gian vui nhộn như kéo co, bịt mắt, đá gà, hát đối đáp,…

Te5

Te55

Ngày tết thứ ba: Lơm săk

Ngày này, người dân sẽ dâng cơm và làm lễ tắm Phật. Sau khi nghe thuyết pháp, đến chiều người dân sẽ đốt đèn, dâng lễ vật, đưa nước có ướp thơm đến tắm tượng Phật nhằm gột rửa mọi điều không may của năm cũ, đón năm mới. Sau đó, người dân đến đón các nhà sư tới nghĩa trang để thực hiện lễ cầu siêu cho những người đã khuất. Sau khi kết thúc ai về nhà nấy, tắm tượng Phật ở nhà và dâng cỗ chúc phúc đến ông bà, cha mẹ.

Tuesday, April 20, 2021

Vẽ Rồng Vẽ Rắn

 Trong mười hai con giáp thì chỉ có hai cặp "họ hàng"  được xếp liền với nhau là Dần - Mão và Thìn - Tỵ.Nhưng trong hai cặp đó thì  lại chỉ có cặp Thìn - Tỵ là được ngôn ngữ hàng ngày nhắc đến luôn Rồng rắn.

Rồng rắn - tổ hợp đó trong từ thuần Việt chỉ mang hai nghĩa: chỉ một đám người kéo đi lộn xộn hoặc chỉ những kiến trúc hội hoạ cầu kỳ.

Cũng một nghĩa đen "Rồng rắn" nhưng tổ hợp "Long xà" trong từ Hán việt lại mang rất nhiều nghĩa bóng khác nhau: nhân tài phi thường - chỉ chung các loài thú dữ.Khi đưa vào kết cấu tiểu đối như "Long đầu xà vĩ" ( đầu rồng đuôi rắn ) thì ý nghĩa còn sâu sắc hơn nhiều.

Năm rồng qua  rồi đến năm rắn. Trong văn học hình tượng rắn dùng để chỉ những thế lực độc ác , nguy hiểm : hang hùm miệng rắn , rắn khôn dấu đầu...vì thế người ta thường nhắc nhau "đánh rắn phải đánh dập đầu". Rắn còn được chỉ những thế lực ngoại xâm khi có kẻ "cõng rắn cắn gà nhà". Thật là chỉ nhờ một từ rắn mà thành ngữ đó như một mũi tên trúng hai đích vừa lên án bọn cướp nước ,vừa nguyền rủa bọn bán nước.

Mức độ độc hại của rắn có thể được giảm bớt khi ta nói "rắn đổ nọc cho lươn" để chỉ trích những kẻ lẩn tránh trách nhiệm trút khuyết điểm cho người khác.

Trong dân gian người ta thường nói : "Vẽ Rồng Vẽ Rắn" là để chỉ những nét vẽ tự ý, muốn vẽ thế nào cũng được, vẽ không cần kiểu mẫu, không khác con rắn bò chạy quanh. Lời nói cũng vậy, nếu ai nói ngụy biện, thêm bớt, không có căn cứ, thì người ta cũng cho người đó là : "Nói Rồng nói Rắn".

Rắn là một loại bò sát không chân điều đó ai cũng biết. Rắn không chân rất đáng sợ rồi vậy có kẻ còn "vẽ rắn thêm chân" nữa càng đáng sợ biết bao!

Rắn vốn không chân, nhưng vì muốn khoe tài thể hiện mà vẽ thêm chân,  không những không nâng cao vị thế danh tiếng của mình mà trái lại còn thất bại ê chề.

Rất nhiều việc vốn đơn giản, nhưng có người chỉ vì ‘vẽ rắn thêm chân’ mà phức tạp hóa vấn đề, làm sự việc rối tung lên, cuối cùng hỏng việc. Thế nên, khi xử lý công việc thì nên hết sức đơn giản hóa, đừng nghĩ cách thể hiện, khoe khoang tài năng, mà chuyên tâm xử lý sự việc thì sẽ thực hiện được tốt hơn.

Từ trước tới giờ ta luôn vẽ vời tô điểm cho tình yêu của ta , nhất là với mối tình đầu tiên. Nàng không đẹp vì nàng lùn tịt chỉ cao 1,50m.

Tình thứ hai của ta lúc ta còn yêu nàng nồng nàn thì nàng rất đẹp nhưng sau này nàng tập luyện thể thao nên nàng phát tướng trông rất rất phì nhiêu . Sức khoẻ của nàng khoẻ hơn ta gấp mấy lần , có lần ta còn ghẹo  tướng mạo của nàng sao "phất" lên quá vậy nàng chỉ biết im lặng.

Ta có sức khoẻ kém lắm , yếu ớt như con sên và có rất nhiều người nói ta yểu mệnh  từ đồng nghiệp rồi đến bạn bè. Smod Brey ở diễn đàn AL nói nhìn tướng của ta thấy  cứ sợ ''qua cầu gió bay". Admin chồng nó bảo ta sao mà yếu ớt thế.

Cầu xin phước đức của vị thánh tắng Sivali xin cho con phước đức không bệnh tật để con được sống an vui và bình yên trong gia đạo ạ.

Monday, April 19, 2021

NGƯỜI LÀNG RẮN

 Người làng rắn

ĐỖ HÀN

Bân trằn trọc mãi không ngủ được. Thế là lại mất toi con hổ mang nữa. Bữa trước vợ Bân cho rắn ăn, quên không đóng cửa chuồng. Một cặp hổ mang và một con hổ chúa bò ra ngoài. Dân làng đi xem văn công về, nhìn thấy một cặp rắn, họ kêu ầm lên. Bố con Bân phải vất vả lắm mới túm được đôi hổ mang. Con chúa chuồn đi mất.

Chiều nay, có khách đến thăm rắn. Lại vợ Bân mở cửa chuồng. Tối đến thấy vách cửa vênh lên, soi đèn, không thấy con hổ mang đâu nữa, Bân gầm lên: “Người đâu mà đoảng thế không biết?”. Mỗi cân rắn hổ mang hơn triệu bạc, gần một chỉ vàng một ki lô hổ chúa chứ có ít đâu. Nghĩ mà xót hết cả ruột. Vết thương ở bắp chân do rắn cắn đã thành sẹo, bây giờ lại tấy lên, tưng tức làm Bân khó ngủ. Anh kéo chăn trùm lên đầu, bức bối.

*

Chuyến xe chiều nay ngược biên giới ních chặt người. Bân cố chen được một chân ở cửa xe; cứ chân co, chân duỗi như thế đứng ngót trăm cây số. Lòng Bân đầy lo lắng: không hiểu có đón được hàng không đây? Tết nhất đến nơi rồi. Bân mải nghĩ, mắt anh đăm đắm nhìn qua cửa xe, lướt trên mái tóc của cô gái ngồi ở ghế đầu, cô mặc chiếc áo màu lục, như lẫn vào mớ hàng hóa hỗn tạp ở bậc lên xuống. Bân nhìn xéo sang bờ vai mỏng.

Người con gái ngồi co vai, cố khép hai tay như muốn che cái bụng lùm lùm. Cô bừng đỏ mặt khi vừa ngước lên, chạm ngay ánh mắt Bân. Bân lảng nhìn sang hàng ghế sau. Mà sao cô gái này có nét gì quen quen. Bân nhíu mày, lục trong trí nhớ. Không thể nhớ nổi đã gặp ở đâu. Bân nhìn lại. Cô gái cúi đầu, chớp chớp hàng mi. Anh lắc đầu… Bao chuyến xe ngược xuôi như thế này, gặp hàng trăm người, nhớ làm sao nổi.

Xe dừng ở cuối thị trấn Vị Xuyên. Bân nhảy xuống, vươn vai, giậm chân, thở phì phì như trút được gánh nặng.

Thị trấn đang trở mình, còn bề bộn. Những căn nhà mái bằng mới xây khoe sắc vàng, nét đỏ của gạch ốp lát. Những mái lều xiêu vẹo của quán nước chưa hết thời vẫn lúp xúp quanh lối rẽ. Bân xốc balô, xăm xăm bước.

Hôm nay, Bân lên trước, nếu thuận lợi thì vài ngày nữa xe rắn của anh sẽ lên sau. Quan trọng là hàng về xuôi phục vụ tết. Bân muốn chớp thời cơ đánh một chuyến hàng lớn. Chợ Giang tết này sẽ tràn ngập hàng của Bân. Đang miên man nghĩ, bỗng Bân chợt đứng khựng lại… Trước mắt anh đúng là màu áo lục, chiếc áo cài khuy bên ngực phải của cô gái miền ngược. Bân rảo bước lại gần. Cô gái lúc trước ở trên xe, nay đang ngồi bệt bên bệ cỏ, tay ôm bụng, quằn quại. Chiếc túi du lịch lăn lóc dưới chân. Mặt cô tái xanh, nhợt nhạt biểu hiện sự đau đớn. Thấy Bân, nét mặt cô thoáng mừng rỡ lắp bắp:

– Anh… anh làm ơn cho em đến… bệnh xá hay bà lang nào gần đây … Em… đau bụng quá!

Bân tốc tác chạy ngược lại dãy hàng quán, gọi được chiếc xe ôm. Anh bế thốc cô ngồi lên xe. Hai vai anh lủng lẳng bên chiếc ba lô, bên chiếc túi. Chiếc xe rồ máy, lao đi.

… Kể cũng lạ, nắm rễ cây khô của bà lang ở bản Thính thế mà hiệu nghiệm. Uống xong bát nước sắc rễ cây, cô gái đỡ đau và ngủ thiếp đi. Bà lang gọi Bân ra hè thì thào với cái giọng kinh lơ lớ:

– Vợ chồng đi đâu mà chẳng biết giữ gìn thế? Sắp sinh rồi đấy… chỉ nửa tháng nữa là cùng. Tao chỉ chữa được thế thôi… đưa cái vợ mày đến bệnh viện ngay đi.

Anh ngồi bàn với cô chuyện đi viện, chuyện đi lấy hàng của mình. Nghe đến tên bản Tân Dân, mắt cô bỗng sáng lên:

– Anh có biết bà Thang – bà cụ mua rắn?

– Có, tôi có biết. Nửa năm trước, khi bà cụ còn ở bản Tân Dân, tôi vẫn giao hàng cho bà.

Cô gái bỗng hốt hoảng:

– Thế bây giờ bà ấy đi đâu?

– Nghe đâu bà ấy về bên Trung Quốc rồi, bà ấy là người Hoa!

– Đúng thế! Hồi bảy chín, bà đã phải về bên kia. Thời kỳ mở cửa, hai nước bang giao như cũ, bà trở lại, thuê nhà ở Tân Dân, đón mua rắn ở khắp nơi mang về. Sao bây giờ bà lại bỏ đi?

Bân buột hỏi:

 Cô biết bà ấy à?

Cô gái bặm môi, mắt xa xăm, long lanh ngấn nước:

– Đấy là mẹ tôi!

– Sao? Cô về nhà mẹ đẻ có một mình thôi à? Thế chồng cô đâu?

 Mắt cô gái ầng ậc nước, cô vén tay áo cho anh thấy những vết tím bầm dọc, ngang trên cánh tay tròn lẳn, nõn nà.

 Thế này thì em mới đến nông nỗi như bây giờ…

Không gian như đông cứng lại. Đột nhiên, cô ngẩng phắt đầu lên, nói quả quyết:

 Em muốn nhờ anh một việc hệ trọng. Anh giúp em chứ?

Bân gật đầu. Cái gật đầu gần như bản năng. Không hiểu sao từ lúc gặp cô, Bân thấy cứ như có một sợi dây ràng buộc, nó mong manh nhưng không mờ nhạt, gắn kết hai người. Rất may, Bân vừa điện hỏi chủ hàng, chuyến hàng tết từ Trung Quốc sang, phải ba ngày sau mới có. Việc được cô nhờ vả, anh cũng thấy vui vui. Bân trầm ngâm chờ đợi.

– Anh quay về thị xã, tìm mua giúp em một căn hộ, càng to càng tốt.

Bân bật hỏi như lò xo:

 Cô định làm gì? 

Cô gái vẫn dẽ dàng:

– Em định về nhà mẹ đẻ để sinh con. Nhưng anh biết đấy, bà không ở đó nữa. Em phải mua nhà để ở. Đó cũng là ý muốn của mẹ em!

Rồi cô kể cho anh nghe về cuộc sống của cô. Mẹ cô đã cho cô rất nhiều vốn, khuyên vợ chồng cô lên sống ở thị xã gần biên giới, làm đầu mối đón hàng cho bà. Nhưng chồng cô đâu có nghe. Hắn lục lọi lấy hết tiền của cô đem đi đánh bạc. Hắn thua, đòi đưa tiền không được hắn đánh cô.

Cô lôi chiếc túi du lịch, lấy ra hai gói to như hai bịch mì chính. Cô đặt lên bàn và nói:

– Tiền thì lấy từ đây anh ạ!

Bân giật bắn người:

 Trời ơi! Cô buôn Hêrôin à?

Cô gái cười buồn:

– Không phải đâu, nọc rắn tinh chế đấy!

Bân cầm một gói lên ngắm nghía.

– Đúng! Đúng nọc rắn thật rồi. Ở làng anh, người ta cũng cô đặc nọc rắn được nhiều lắm. Nhưng màu sắc và độ mịn thì không được như thế này. Hai nữa, có cô đặc xong cũng đúc lọ thủy tinh cất đấy như đồ kỷ niệm. Mà này, đây chắc phải có một công nghệ hoàn hảo lắm mới làm được?

Đọc được câu hỏi trong mắt anh, cô giải thích:

 Mẹ em nắm được bí quyết. Bà đã thu gom rất nhiều rắn, chiết lấy nọc rồi lại thả chúng vào rừng. Được biết chồng em không chịu làm ăn, lại hay lấy tiền của em, bà đã gửi cho em mấy ký lô này và có thư dặn: “Con hãy giữ nó mà phòng thân; chỉ với thứ này, thằng chồng con nó mới không đem đi đánh bạc được”. Đã đến nước này thì em phải bán nó đi và mua nhà cho mẹ con em ở. Cô dừng lại một lát rồi ngập ngừng nói tiếp: – Cũng là có chỗ để dừng chân mỗi khi anh lên trên này buôn bán… thế chẳng tốt sao?

Cô đưa cho Bân một tấm danh thiếp đầy chữ Tàu và ghi địa chỉ “số nhà… phố… thị xã Hà Giang”. Cô nói thêm:

– Đây là một cơ sở đại diện của các nước Tây Âu, họ rất kỹ tính khi chọn nọc rắn tinh chế. Nhưng nếu nhìn thấy danh thiếp của mẹ em và gói hàng, họ sẽ nhận ngay.

Bân làm theo như cái máy. Thị xã vùng biên này, anh thuộc như trong lòng bàn tay, bởi thời kỳ xảy ra chiến tranh giữa hai nước anh đã từng đóng quân ở đây gần năm năm. Dấu vết của các đơn vị bộ binh, pháo binh vẫn còn thấp thoáng đâu đây trong mỗi cánh rừng, trong mỗi khu phố. Anh không ngờ việc anh tìm nhà, giao hàng, nhận mấy trăm triệu mà nhanh như đi chợ sớm. Anh chàng lái xe ôm chưa kịp hút hết điếu thuốc thứ hai, đã thấy anh trở ra. Rồi anh tìm được một căn hộ hai tầng khá đẹp, có vườn cây, có sân thượng, nằm nép mình bên đường vào thị xã. Giá cả cũng phải chăng. Ôi! Chuyện cứ như trong mơ.

Bân đưa cô gái về căn nhà của cô. Tên cô là Ngọc Mai. Cô ngắm nghía, xếp đặt… ra chiều mãn nguyện lắm. Cô công bố một cách quả quyết:

– Giao cho anh Bân toàn quyền sử dụng tầng trên, anh hãy coi đây như nhà của anh. 

Bân bàng hoàng cứ như mình nghe nhầm.

Chuyến hàng rắn của Bân bị thu giữ. Rắn vẫn là thứ hàng cấm. Song Bân cũng chẳng xót là bao. Số tiền Ngọc Mai cho mượn (cô bảo thế) cũng đủ để anh lấy mấy xe hàng tết xuôi. Đặc biệt là lời hẹn của cô: Anh về mua gom tất cả nọc rắn đã cô đặc ở làng, vốn cô chu cấp đủ sức mua hàng yến nọc đông khô hoặc sơ chế. Bân mừng vui khôn tả.

Hai, ba chuyến hàng tết năm ấy, Bân thắng đậm. Anh còn mang tiền về làng rắn thu mua được một số nọc rắn sơ chế. Những lọ nọc rắn cô đặc nằm lăn lóc, vô vị trong các hộc tủ, bây giờ bỗng có giá. Bân không mang rắn thương phẩm đi bán nữa. Anh cũng chẳng cần chạy hàng Trung Quốc về xuôi. Bân đã sung túc nhờ thương vụ mua nọc rắn.

Ngọc Mai đã sinh con. Một cháu gái bụ bẫm, xinh xắn hứa hẹn sẽ đẹp như mẹ nó. Nàng đặt tên con là Thủy Tiên. Suốt ngày nàng ôm con, ngắm con, lòng mong ngóng Bân trở lại sau mỗi chuyến về xuôi. Tình cảm giữa hai người ngày càng đằm thắm. Nhưng chưa bao giờ Bân dám bước qua ranh giới của hai người bạn chung vốn làm ăn. Mai đẹp quá, kiêu sang quá khiến Bân ngại. Bân đúng mực, chân thành quá làm Mai sợ. Chính vì thế họ không để lại điều tiếng gì. Tuy nhiều đêm, Bân nôn nao khi nghe Mai ru con. Tiếng ru hời hợi, như đốt trong lòng Bân.

Nằm trên gác hai, Bân kéo chăn trùm kín đầu, cố quên đi, cố như không nghe thấy gì.

Gần một năm trôi qua, lại sắp đến một cái tết nữa. Bân vẫn ngược xuôi mang hàng cho Mai. Một hôm Mai nói:

 Anh Bân ạ! Theo em được biết, lượng nọc rắn tinh chế ở chỗ mẹ em đã quá nhiều so với nhu cầu tiêu thụ. Ta phải tính tìm thị trường mới. 

Bân sốt sắng:

 Những khách hàng cũ đâu rồi?

– Họ vẫn lấy hàng, nhưng không đáng là bao so với lượng ta có. Em tính có khi anh phải đi Bắc Mỹ một chuyến xem sao.

Bân giãy nảy:

 Từ bé anh chưa đi ra nước ngoài, anh biết làm gì ở cái xứ xa xôi đó?

Mai dịu giọng:

 Anh cứ làm theo lời em dặn, em đã có thư nhờ người quen ở bên đó giúp anh. Nếu anh không phản đối thì tuần sau đi là vừa!

Bân vội vàng về quê, sắp xếp công việc và chia tay vợ con. Bà con làng rắn kéo đến đông lắm. Ai cũng chúc cho anh xuất ngoại thành công. Họ biết rằng anh đi thắng lợi là làm giàu cho cả làng rắn này. Mấy bô lão còn đưa anh ra đình làm lễ tế Thành hoàng thật trang trọng. Cả làng trông cậy vào Bân. Nguyên một tết vừa rồi, bán rắn thương phẩm và một vài ki lô nọc sơ chế, làng rắn đã có một trăm mười sáu con đờ – rim mới. Hy vọng năm nay làng rắn sẽ đổi đời, biết đâu dăm chục ô tô con là chuyện thường.

Bân trở lại Hà Giang vào một ngày giáp tết. Anh mở cổng bằng chìa khóa riêng. Nhà cửa gọn gàng, thơm tho. Hình như mẹ con Ngọc Mai vẫn ngủ.

Khuya. Trời lạnh. Bân bật điều hòa cho phòng ấm lên. Tiếng máy ro ro như đưa anh vào giấc ngủ. Bỗng có tiếng sột soạt rất khẽ. Bân bừng mở mắt. Ngọc Mai trong bộ quần áo mặc trong nhà, trắng muốt, đang uyển chuyển đến bên giường.

Mai lẹ làng luồn vào trong chăn, hai cánh tay trần mềm mại ôm lấy lưng Bân. Họ quấn lấy nhau, một tình yêu như đã đợi từ lâu, lại như không ngờ là có…

*

Bất giác Bân thấy buồn buồn trên má. Anh cắn nhẹ vào cánh tay trần của Mai. Mai giật bắn tay, rụt lại. Cánh tay nõn là sáng hồng trong ánh đèn mờ ảo. Mai bật người chồm dậy, thở hắt ra, giận dữ. Bân choàng tỉnh, ngơ ngác nhìn xung quanh.

Rõ ràng anh nghe thấy những tiếng phì phì từ khóe miệng kiêu sa vừa nằm cạnh anh.

Lẹ làng và đầy kinh nghiệm, Bân luồn bàn tay, nâng cánh tay mềm mềm vắt trên ngực. Không phải là tay nõn nà nữa mà là con rắn hổ mang. Ôi! Anh vừa cắn vào bụng nó. Bân nhẹ nhàng nâng chăn lên, bắt nhẹ lấy mình con rắn, miệng khe khẽ gọi:

– Mình ơi… mình ơi! Thấy con Hổ mang rồi, thấy rồi. – Vợ Bân ào từ trong buồng ra, hối hả.

 Nó đâu, nó đâu rồi?

Bân vẫn thảng thốt nhưng mặt bừng đỏ:

 Nó nằm trong chăn của anh đây này… nó còn trườn cả lên ngực anh nữa! 

Vợ Bân bưng lấy mặt, bàn tay run bần bật:

–  Ôi! Thật hú hồn!

Vợ chồng Bân đưa con rắn về chuồng của nó. Con rắn quay đầu, lúc lắc lúc lắc nhìn mặt Bân, nó như còn thèm muốn sự vuốt ve, ấm áp vừa rồi.

Ngoài đường, người đi chợ sớm đã râm ran. Hình như tết này giá hàng lại tăng lên thì phải.

Bân rửa tay, quay về giường, nhưng không sao ngủ lại được nữa. Tiếng gà gáy đã túc mục. Trên giường, Bân vẫn còn thấy thoảng mùi thơm thơm, gây gây khi nãy. Bất giác anh cười một mình.

Làng rắn lại bước vào một ngày hối hả.

Sunday, April 18, 2021

Nhà nàng - Nhà tôi

 Tôi có một mối tình đầu rất thơ mộng với một nữ sinh sư phạm. Nàng mang tên một loài hoa đặc trưng của tết miền nam bộ.Tình đầu tình thơ tình mộng mơ là thế , tình đơn phương thuần tuý.

Nhà tôi có một cây Mai nó sống với tôi hơn mười năm và cứ mỗi mùa tết nó nở hoa vàng rực rất đẹp. Cây Mai tự nó chăm sóc cho nó và tôi chỉ ngắm nó mỗi khi đi ra rồi lại đi vào, bỏ mặc nó cùng với sương gió.

Nhà tôi có một cây Mai

Mỗi năm xuân đến vàng hai lối vào.

...

Nhà tôi có một cây Mai 

Mỗi năm tết đến hoa vàng sắc xuân.

Rồi  một ngày những con chuột cống  đã giết chết cây mai của tôi.

Cây mai của tôi đã chết vậy tôi có nên thờ cúng nó như thờ cúng người thân trong gia đình theo phong tục của người Việt.


Bao nhiêu năm ta đã tôn thờ một mối tình  mà ta đã tự huyễn hoặc để rồi thờ ơ với thực tại đẹp đẽ bày ra ngay trước mắt . Bây giờ tiếc nuối nuối tiếc để làm gì nữa.

Ta để tang cho một cuộc tình

Ta để tang cho một chuyện tình.

Quyển sách nhỏ này của ta giúp ta vơi bớt nỗi buồn cây Mai và hiểu thêm một số phong tục của người Việt.

Trích một số đoạn trong sách

Cây Nêu : Biểu tượng cây vũ trụ , nối liền đất với trời. Cuối năm , cuối mùa đông , mới trồng Nêu là với dụng ý ngọn Nêu vươn lên đón mùa xuân , đón ánh sáng mặt trời ( Dương Khí ) và cũng để biểu hiện thế áp đảo với Quỷ , biểu tượng của Âm vậy.

Tín ngưỡng  thờ  mẫu được cho là một nét đặc trưng của tín ngưỡng bản địa Việt Nam , được bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Mẹ Đất vốn đã có trong thời tiền sử.

Trong tâm thức của người việt từ xưa , dòng sông , con suối, hồ nước ... là những nơi mang tính nữ ( âm ) nên hầu hết các điện Mẫu thường được xây dựng cạnh sông , suối , cửa biển...

Nhà nàng ở ngay nhà tôi 

Cách nhau chỉ một con đường vào ra

Có một người vẫn cô đơn 

Nàng hình như có nỗi sợ giống tôi

...Hồn trinh còn ở trần gian?
Nhập vào bướm trắng mà sang bên này.

Sunday, April 11, 2021

Kệ Cầu An! (tt)

 Ngày mới bắt đầu bằng hừng đông rực sáng, năm mới bắt đầu bằng tháng Giêng tinh khôi.  Phương Đông là phương đứng đầu của bốn hướng. Phương Đông là phương mặt trời mọc, là tượng trưng sự sống tồn tại, phát triển. Cai quản hướng này là Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Một cõi lưu ly trong suốt đẹp ngời ngời không một vết bẩn nhơ và giúp chúng ta tăng phước thọ, tiêu trừ tai nạn. 

Thường thì vào  những ngày đầu năm mới  tháng giêng các chùa tụng kinh Dược Sư  và tụng kinh Dược Sư  được xem là một phương pháp cầu an. Có những ngôi chùa ngày rằm và mùng một hàng tháng ( nghĩa là những ngày sóc , vọng ) họ cũng tụng kinh Dược Sư.
Năm nay tôi có một cái lộc dược sư nên rất vui và an nhiên. Tuy vẫn thấy mình vẫn còn giải đãi lắm vẫn chưa tinh tấn, hứa với lòng mình thôi chứ không dám hứa với  Bụt. Con xin soạn ra một bài chú Dược sư cầu an bài chú này con đã thỉnh trước bàn thờ Phật trước khi con quy y.
 


"Namo bhagavate bhaiṣajyaguru

vaiḍūryaprabharājāya tathāgatāya

arhate samyaksambuddhāya tadyathā:

oṃ bhaiṣajye bhaiṣajye bhaiṣajya-samudgate svāhā".

Phiên âm tiếng Việt:

“Nam mô bạt già phạt đế, bệ sát xã, lũ lô thích lưu ly bác lặc bà, hắc ra xà giả.

Đát tha yết đa da, a ra hắc đế.

Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha.

Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha.”




Giảng Giải

Nam mô: dịch là quy mệnh, hoặc tin theo, cung kính y theo, quay về đảnh lễ, kính xin hóa độ con. Nam mô có nghĩa là cung kính, cũng có nghĩa là tin tưởng nhất, không có mảy may hoài nghi. Cho nên nói cung kính quy mệnh nương về, đem thân tâm tính mệnh quy y Phật, cũng tức là tín ngưỡng Phật một cách không điều kiện, biết Phật sẽ hóa độ chúng ta. Cho nên nói : “Quy mệnh kính đầu nghĩa Na mô”. Nam mô tức na mô là tiếng Phạn, có nghĩa là quy mệnh cung kính nương về, cũng có nghĩa là kính lễ tin theo.

bạc già phạt đế: dịch là “Bạt Già Phạm”. Bạt Già Phạm là tiếng Phạn có sáu nghĩa:
1. Tự tại
2. Sí thạnh
3. Đoan nghiêm
4. Danh xưng
5. Cát tường
6. Tôn quý.

Vì có sáu nghĩa này, cho nên Bạt Già Phạm trong Kinh văn hoặc trong Chú không phiên dịch. Đây gọi là “đa hàm không dịch”, là một trong năm loại không dịch.

Tự tại là gì ? Tức là vô tại vô bất tại. Phật thì vô tại vô bất tại. Bạt Già Phạm là một danh hiệu của đức Phật.

Sí thạnh là hình dung oai đức của Phật, rực sáng như lửa.

Đoan là đoan chánh. Nghiêm là oai nghiêm, đây là Phật có 32 tướng, 80 vẻ đẹp, rất đoan nghiêm.

Danh xưng của Phật nghe khắp, cho nên chúng sinh đều biết.

Bất cứ ai gặp được Phật đều đắc được cát tường, tùy tâm mãn nguyện, cát tường như ý.

Tôn quý là nói mười tướng tốt của Phật, là trời người đều tôn quý trong tam giới

Cho nên nói ‘’Nhiều nghĩa không dịch Bạt Già Phạm – Tự tại sí thạnh diệu đoan nghiêm.’’ Ngài rất tự tại sí thạnh đoan nghiêm. ‘’Nghe đến danh hiệu được cát tường.’’ Bất cứ ai nghe đến danh hiệu của Phật đều đắc được cát tường, nơi nơi đều cát tường. ‘’Trời người tôn quý đồng chiêm ngưỡng.’’ Trời người đều cung kính Ngài, chiêm ngưỡng Ngài, Phật giống như mặt trời.

bệ sát xã: là tên gọi của đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ở phương đông tức cũng là Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật. Trong chú Lăng Nghiêm là “Ti Sa Xà Gia” trong câu: Nam mô bà già bà đế, ti sa xà gia

“Dược” nghĩa là thuốc; “Sư” là thầy. Vị Phật nầy là một thầy thuốc lớn, có thể trị tất cả mọi bệnh tật của con người trong thế gian. Bất kể quý vị bị chứng bệnh nan y gì, nếu được Ngài cứu chữa thì chắc chắn bệnh sẽ hết. Bệnh gì cũng được chữa lành, ở cửa tử mà được hồi sanh, bệnh đáng chết mà được cứu sống. Bởi vậy Ngài mới có tên gọi là “Dược Sư”.

lụ rô tịch lưu ly: là cõi tịnh độ Lưu Ly ở phương đông cực lạc.

“Lưu Ly” là một chất trong suốt, ở trong có thể nhìn thấu ra ngoài, ở ngoài có thể nhìn xuyên vào trong. Lưu Ly là tên của quốc độ quả báo (báo độ) của Đức Dược Sư, gọi là thế giới Lưu Ly và Ngài là vị giáo chủ. Thân thể của Ngài cũng là chất lưu ly, nội ngoại đều sáng trong, tinh khiết.

bát lặc bà: hay Bát La Bà tức là “trí huệ quang minh”.

“Đại tài Bát Nhã trí huệ quang, Phổ chiếu pháp giới tánh trung vương”

Đây là nói :‘’ Đại tài Bát Nhã trí huệ quang – Chiếu khắp pháp giới tính trung vương.’’ Tính trung vương tức là bổn thể của Phật.

hắc ra xà dã: Đây là nói “phổ lễ tất cả các vị bồ tát”. Dịch là “Kim Cang thủ chủ”, tức là Kim Cang thủ lãnh. Vị ấy thượng thủ trong Kim Cang. Nghĩa là “thương chúng sinh khổ”. Vì thương xót tất cả chúng sinh khổ, nghĩ muốn chúng sinh lìa khổ được vui, ra khỏi ba cõi, cho nên muốn cứu độ chúng, từ từ giáo hóa chúng, khiến cho tất cả tự phát bồ đề tâm, thoát khỏi dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Kim Cang Tạng Bồ Tát hộ niệm người tu hành, tế độ họ, khiến cho họ từ bờ sinh tử bên này qua dòng sông phiền não, đạt đến bờ bên kia Niết Bàn, khiến cho tất cả phiền não và bệnh khổ của họ chẳng còn nữa, rốt ráo lìa khổ được vui.

đát tha yết đa gia: hay đa tha già đa gia. Đây là nói “phổ lễ tất cả đệ tử của Như Lai”. Đệ tử của Như Lai là ai ? Là hết thảy tất cả hiền Thánh Tăng, cho nên nói : ‘’Thường trụ Tam Bảo Phật Pháp Tăng.’’ Thường trụ tức là thường trụ bất biến, đó là tận hư không biến pháp giới, một thứ chánh khí, đạo phải có Phật có Pháp có Tăng. Phật kể cả Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lai, đây gọi là tất cả chư Phật ba đời.

Tam Bảo tức là Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Sao gọi là bảo ? Vì rất ít có, chẳng phải lúc nào cũng có thể thấy được. Tuy nhiên thường trụ nhưng nghiệp chướng của chúng ta che lấp trí huệ của mình, cho nên không thấy được Phật, không nghe được Pháp, không thấy được Tăng. Bây giờ chúng ta thấy Phật, nghe Pháp, gặp Tăng, cho nên phải một lòng cung kính, chuyên nhất kỳ tâm, tâm không có hai niệm. Cung kính Tam Bảo phải kiền thành, chẳng phải làm hình thức, biểu diễn bên ngoài, phải cung kính chân thật, tâm thật không hai, càng kiền thành càng tốt.

‘’Đệ tử Như Lai A La Hán.’’ Đệ tử của Phật tức là tất cả đại A La Hán, đại Tỳ Kheo Tăng, đêm dài tối tăm ở đây, thì A La Hán hiền Thánh Tăng Tam Bảo là đèn sáng chỉ đường cho chúng ta, cho nên ‘’Đèn sáng lớn phá tan đêm tối.’’ Đèn sáng lớn, tức là chánh khí, chánh pháp trụ thế. Những kẻ bác vô nhân quả, làm nhất xiển đề cũng giống như đêm dài tối tăm, không thấy quang minh. Phật Pháp Tăng Tam Bảo, tức là đèn sáng lớn phá đêm dài tối tăm.

a ra hắc đế: hay là A La Ha Đế nghiã là “tất cả ứng chân chúng vương tộc”. Ứng là cảm ứng đạo giao. Chân là chân thật thị hiện

tam miệu tam bột đà da: Là quy mạng mười phương ba đời tất cả chư Phật. Câu chú là “quy mạng tất cả Chánh Giác Phật Thế Tôn”. Quy là tâm có chỗ trở về, có chỗ nương tựa. Mạng tức là mạng sống, đem mạng sống của chúng ta ký thác cho Phật Chánh Giác. Chánh Giác thì chẳng phải là tà giác. Tà giác cũng rất thông minh, có chút trí huệ, nhưng đi vào đường tà, đi vào con đường bàn môn tả đạo, tà tri tà kiến, hành vi bất chánh. Chúng ta quy y chánh giác Phật.

Phật là nửa chữ Phạn ngữ, đầy đủ gọi là Phật Đà Gia vì người Tàu thích gọi tắt cho nên chỉ gọi một chữ Phật. Dịch là “giác giả”, giác có ba loại là tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Giác tha tức là dùng những đạo lý mình đã hiểu, khiến cho kẻ khác cũng hiểu. Tự giác trong Nho giáo là minh minh đức, đem đức hạnh của mình hiện ra quang minh, minh mà lại minh, bổn hữu trí huệ quang minh lộ ra. Giác tha tức là dùng đức hạnh minh minh đức của mình giáo hóa kẻ khác, khiến cho họ cũng minh minh đức đạt đến mức chí thiện. đến chí thiện rồi tức là giác hạnh viên mãn.

Đát điệt tha: Tiếng Phạn là Tadyatha. Đát điệt tha Hán dịch là “tức thuyết chú viết”. Còn dịch là “Sở vị” có nghĩa là vô lượng pháp môn tu học và trí huệ nhãn vô lượng.

Đát điệt tha còn có nghĩa là “thủ ấn” nghĩa là kết ấn bằng tay. Cũng gọi là “trí nhân” nghĩa là khai mở con mắt trí tuệ của chúng sinh.

Án: Tiếng Phạn là Om. Án nghĩa là “Bổn mẫu”, là “Chú mẫu” mẹ của tất cả mọi thần chú; cũng chính là “Phật mẫu” mẹ của tất cả chư Phật. Mẹ của chư Phật có nghĩa là mẹ của nguồn tâm trong mọi loài chúng sinh, vì nguồn tâm của chúng sinh vốn có sẵn mọi trí tuệ, thường xuất sinh các pháp lành, nên gọi là “Bổn mẫu”.

Chữ Án này có rất nhiều nghĩa. Có nghĩa là : “Dẫn sinh”, tức là dẫn sinh tất cả công đức. Có nghĩa là: “Hàng phục”, hàng phục thiên ma ngoại đạo. Có nghĩa là: “Ủng hộ”, ủng hộ tất cả chánh pháp. Có nghĩa là : “Ba thân”, đầy đủ pháp thân, báo thân, hóa thân. Cho nên khi niệm chữ Án, thì quỷ thần đều phải chắp tay cung kính nghe mệnh lệnh, nếu không thì chúng sẽ bị trừng phạt. Chữ Án như là chiếu chỉ của hoàng đế, văn võ bá quan đều phải quỳ xuống lắng nghe. Chữ Án là sự thành tựu công đức, bạn có tu hành, thì niệm chữ Án sẽ có cảm ứng phi thường.

bệ sát thệ, bệ sát thệ: nghĩa là Như Lai. Sao gọi là Như Lai ? “Vô sở tùng lai, diệt vô sở khứ”, không có chỗ đến, cũng không có chỗ đi nên gọi là Như Lai. Không đến không đi, như đến nhưng dường như không đến. Cho nên nói : “Vô lai vô khứ kính trung hoa”, cũng không có từ chỗ đến, cũng không có chỗ đi, giống như hoa trong gương vậy, quý vị nói hoa trong gương từ đâu đến, lại đi về đâu ?

Ðức Phật thì không giống với Bồ tát, Ðức Phật có thể tự giác lại có thể giác tha và lại giác hạnh viên mãn. Giác viên mãn, vạn hạnh cũng viên mãn. Tam giác viên mãn muôn vạn đức hạnh đầy đủ, cho nên gọi là Phật

bệ sát xã: là tên gọi của đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ở phương đông tức cũng là Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật.

tam một yết đế tóa ha. nghĩa là ba đời khen ngợi tán tức giai giải thoát đến bến bờ bên kia. Tóa ha tiếng Phạn là Svaha hay ta bà ha dịch là “thành tựu”. Thành tựu điều gì? Thành tựu mọi thệ nguyện của hành giả. Bất luận quý vị phát tâm nguyện gì, quý vị sẽ đạt được như ý khi niệm.

Saturday, April 10, 2021

Công Quốc Monaco & 28° à l’ombre

 Công Quốc Monaco  trung tâm du lịch và sòng bạc của thế giới.

Một  dải đất hẹp, nhô ra biển Địa Trung Hải nằm trên lãnh thổ quận An pơ Maritim ( Pháp ) với diện tích chỉ có 1,82km2 ở bình độ 161,5m, thời tiết ấm gần như quanh năm, dải đất đó được hưởng quy chế công quốc do quốc vương Renie cai quản - đó chính là công quóc Monaco mà từ bao đời nay các vị vương tôn công tử trên thế giới  đều biết tiếng bởi cái tên Monaco - sòng bạc của thế giới.

Vương quốc Monaco là quốc gia nhỏ thứ 2 thế giới, với diện tích chỉ khoảng 202 ha (1,98 km²). Monaco có ba mặt tiếp giáp với Pháp và mặt còn lại giáp với Địa Trung Hải.

Monaco là nơi định cư của người Phoenicia từ thời Cổ đại. Năm 1215, người Genova đến xây dựng một lâu đài kiên cố trên khu đất thuộc Monaco hiện nay. Dân số Monaco chỉ có chừng 30 ngàn người song người Monaco "chính hiệu" chỉ có 4481 người còn lại là người nước ngoài.

 Thủ đô Monte Carlo có dân số 13.154 .Ngôn ngữ chính là tiếng Pháp và tiếng Monaco là một thứ thổ ngữ Liguyri thuộc Italia. Tôn giáo chính thống là đạo Kito.

Monaco-Travel-Guide

28° à l’ombre

Monaco,
28 degrés à l'ombre
C'est fou, c'est trop
On est tout seuls au monde
Tout est bleu, tout est beau.
Tu fermes un peu les yeux, le soleil est si haut.
Je caresse tes jambes, mes mains brûlent ta peau.

Ne dis rien,
Embrasse-moi quand tu voudras
Je suis bien,
L'amour est à côté de toi.

On est bien

Monaco,
28 degrés à l'ombre
Tu ne dis plus un mot
J'éteins ma cigarette, il fait encore plus chaud
Tes lèvres ont le goût d'un fruit sauvage
Et voilà,
Comme une vague blonde
Tu m'emportes déjà.
Ne dis rien,
L'amour est au-dessus de moi.

Monaco-France-Everything-You-Need-to-Know
English translation

28° In the Shade

Monaco,
28 degrees in the shade.
It's crazy, it's too much,
We are all alone in the world.
 
All is blue, all is beautiful.
You close your eyes a little,
The sun is so high.
I caress your legs,
My hands burn your skin.
 
Don't say anything
Kiss me whenever you want,
I'm well
Love is beside you.
 
We are well.
 
Monaco,
28 degrees in the shade.
You're not saying another word,
I put out my cigarette,
It's even hotter.
 
Your lips
Have the taste of wild fruit
And there,
Like a blond wave
You carry me away...
 
Don't say anything,
Love is beyond me.
 
 
Chuyển ngữ Việt

Anh:
Monaco
dưới bóng mát, 28 độ
Thật tuyệt
Chỉ có mình chúng ta
Mọi thứ thật là đẹp
Em khép đôi mi, mặt trời như lên cao hơn
Anh vuốt ve đôi bàn chân em, bàn tay anh làm da em nóng bỏng

Em:
Đừng nói gì 
Hãy ôm em khi nào anh muốn
Em, thật sự là tình yêu đang ở bên cạnh anh.

Anh:
Monaco
dưới bóng mát, 28 độ

Em không nói gì 

Anh dụi điếu  xì gà

Trời nóng hơn ban nãy

Đôi môi em 

Mang hương vị quả dại

Và thế là 

Như con sóng ánh vàng

Cứ thế cuốn anh đi

Đừng nói gì hết anh 

Ái tình đang ở trên người em

Friday, April 9, 2021

Che Vuole Questa Musica Stasera ( Đêm nay ai muốn nghe nhạc cùng tôi )

 Che Vuole Questa Musica Stasera

Peppino Gagliardi

Che vuole questa musica stasera
Che mi riporta un poco del passato?
La luna ci teneva compagnia
Io ti sentivo mia, soltanto mia, soltanto mia!

Vorrei tenerti qui vicino a me
Adesso che fra noi non c'è più nulla
Vorrei sentire ancor' le tue parole
Quelle parole che non sento più
Il mondo intorno a noi non esisteva
Per la felicità che tu mi davi
Che me ne faccio ormai di tutti i giorni miei
Se nei miei giorni non ci sei più tu?

Che vuole questa musica stasera
Che mi riporta un poco del passato
Che mi riporta un poco del tuo amore
Che mi riporta un poco di te?

Che me ne faccio ormai di tutti i giorni miei
Se nei miei giorni non ci sei più tu?

Che vuole questa musica stasera
Che mi riporta un poco del passato
Che mi riporta un poco del tuo amore
Che mi riporta un poco di te… un poco di te?

(English translation)

Who Wants This Music Tonight?

Who wants this music tonight?
It'll remind me a bit of the past,
I'd have the moon to keep me company,
It'd make me think of you,
as only mine,
as only mine.
I would keep you here, next to me,
even though now, between us, there isn't anything anymore.
I would hear your soft, sweet words again,
even though I don't feel anything when you say them now.
All around the world, it doesn't exist,
the happiness you gave me,
and that, I know now.
All of the time,
all of my days,
you're not you anymore.
Who wants this music tonight?
It'll remind me a bit of the past,
It'll remind me a bit of your love,
It'll remind me a bit of you.
And that, I know now.
All of the time,
all of my days,
you're not you anymore.
Who wants this music tonight?
As it'll remind me,
a bit of the past.
As it'll remind me,
a bit of your love.
As it'll remind me,
a bit of you,
a bit of you.

Bản nhạc được Phạm Duy soạn lời Việt với tựa Người Từ Đâu Tới. Che Vuole Questa Musica Stasera, bản nhạc nổi tiếng của nhà soạn nhạc Italia Peppino Gagliardi (1940 - ) viết năm 1968, sau đó được sử dụng trong phim Scent of a Woman (1974) của Dino Risi,

Người từ đâu tới ấm như một tiếng cười 
Một ngày u tối có ta buồn rã rời
Người là sương rơi xuống bông hoa đời 
Ngày mà hoa lá tàn úa tơi bời 
Người tới  bên ta mà lòng bồi hồi... 
Người từ đâu tới mát như làn gió chiều
Mùa hè thiêu cháy trái tim cằn cõi nhiều
Người là cơn mưa tưới sa mạc buồn khô 
Người từ tiên cõi xuống trần gian đó ! 
Có tiếng ấm áp đến ta rồi đó ! 
Khiến sắt đá cũng biết yêu và nhớ ! 
Một lời e ấp dâng cho người 
Lời đây son sắt dâng cho người 
Lời đây ơn nghĩa dâng cho người 
Người yêu mến ơi ! 
Người từ trong cõi khát khao của kiếp người
Từ mộng mơ cũ đã nuôi từ cõi đời 
Người về khi ta hắt hiu vì... lẻ loi
Ðể lòng ta sẽ biết thêm một lần nữa, biết yêu ai... 
Ðã có mái tóc ấm êm chẩy xuống
Ðã có nước mắt hứng môi mà uống 
Một nhìn trong sáng như mây trời
Làn môi nôn nóng như men đời
Vòng tay ôm kín như lâu đài
Người yêu mến ơi ! 
Người từ trong cõi khát khao của kiếp người
Từ mộng mơ cũ đã nuôi từ cỗi đời 
Người về khi ta hắt hiu vì... lẻ loi
Ðể lòng ta vẫn mãi yêu ai.

Trích một  đoản khúc tôi viết năm xưa 

Tôi đã thầm thích một người rất lãng mạn qua một trang web kia , tại  web đó tôi đã  cố gắng làm quen người lãng mạn đó . Nhưng rồi tình cờ  tôi cũng quen với một người khác trên web đó , người khác này là người mà tôi thường xuyên nói chuyện online . Tôi đã gặp người khác này vài lần ngoài đời thật .
Rồi có một lần tôi đã cùng người khác đi gặp cái người lãng mạn kia và một điều thật kỳ lạ đã xảy ra những cảm giác thích người lãng mạn hồi trước đã hoàn toàn biến mất . Trong buổi gặp gỡ đó tôi thấy người khác thật dễ thương và làm trái tim tôi bồi hồi .
 
Thực tại chỉ là ảo giác, cho dù là ảo giác rất dai dẳng.
Nếu thực tại là tất cả những gì ta quan sát được thì thế giới ta thấy khi thức và thế giới trong mơ đều là những thực tại dài ngắn khác nhau.

Trong tình yêu  chúng ta phải biết dùng phương pháp thế giống như phép giải toán phương trình vậy , có như vậy chúng ta không bị thất tình kéo dài.

...Người là sương rơi xuống bông hoa đời 
Ngày mà hoa lá tàn úa tơi bời ...

I caress from the tip of my dreams
With the tips of my fingers I secretely draw
Those treasures you revealed to me
Those treasures I wish to recover…
 
Anh ve vuốt trên tận cùng giấc mộng
Anh vẽ vời trên đầu những ngón tay
Những kho tàng em hiến tặng cho anh
Anh tìm lại những kho tàng quý báu ! ...

Who wants this music tonight?
It'll remind me a bit of the past,
I'd have the moon to keep me company,
It'd make me think of you,
as only mine,
as only mine...

Đêm nay ai muốn nghe cùng tôi.
Khúc nhạc một thời đã xa xôi.
Vài phút giây nhớ về ngày xưa ấy.
Nhớ về một chút tình em xưa.
Tôi biết làm gì bây giờ,
Với những tháng ngày dài dằng đẳng.
Khi ko có em bên đời 
.. .

Wednesday, April 7, 2021

Sự Tích Mẫu Thượng Ngàn và ngày 3/3 âm lịch

 Mẫu Thượng Ngàn là thuỷ tổ của nghề trồng dâu chăn tằm, dệt the, lụa sồi , đũi của nước Việt được tôn sùng Nam Phương Thánh Mẫu của Việt tộc.

Sự tích Nam phương Thánh mẫu và nguyên gốc của lễ hội bánh Trôi bánh Chay theo “Bách Việt Tộc phả Cổ lục” thì Mẫu Thượng Ngàn là một cô gái xinh đẹp thuộc chi tộc Lộc Y tên là Hồng Đăng Ngàn, con gái cưng của Động Đình Quân chúa vùng hồ Động Đình lưu vực sông Dương Tử thuộc lãnh thổ Văn Lang của Việt tộc. Hồng Đăng Ngàn thường mặc áo màu xanh lục nên mọi người thường gọi là nàng áo xanh. Màu xanh lục là màu xanh biếc pha màu vàng như đá Vân Mẫu còn gọi là Vân Anh nghĩa là ráng mây. Thuở ấy ở núi Tử Di trên thượng nguồn sông Dương Tử có giặc Mạc Ma nổi lên bức hiếp bá tánh. Đế Minh sai Lộc Tục đem quân đi đánh dẹp, khi vừa đi qua hồ Động Đình thuộc quyền cai quản của Động Đình Quân. Lộc Tục ghé thăm chúa vùng để vấn kế dẹp giặc. Chúa hồ Động Đình ân cần đón tiếp và sai con gái hướng dẫn Lộc Tục đi xem thắng cảnh quanh vùng. Trước vẻ đẹp hồn nhiên và sự thông minh lanh lợi của nàng áo xanh, Lộc Tục đem lòng thương nhớ và hứa hẹn cùng nàng sau khi dẹp giặc sẽ cùng nàng nên duyên chồng vợ. Hồng Đăng Ngàn e thẹn cúi đầu không trả lời nhưng trong lòng cũng đã xiêu xiêu trước một Lộc Tục thông minh đĩnh ngộ tài trí hơn người. Lộc Tục kéo quân tiến đánh vào sào huyệt của giặc Mạc Ma, tướng giặc đầu hàng. Để thu phục nhân tâm tránh sự xung đột chết chóc cho người dân quanh vùng. Lộc Tục phủ dụ tướng giặc không được bức hiếp nhân dân rồi giao cho tướng giặc tiếp tục cai quản như xưa. Chúa động Vương Đạo Nhân kế tục dòng họ cai quản vùng đỉnh núi đã mấy trăm năm, nghe uy danh của Lộc Tục vội xuống núi cầu kiến giữa đường gặp Lộc Tục cũng đang trên đường viếng thăm phủ dụ họ Vương. Vương Đạo Nhân vội vàng xuống ngựa kính vái và ca tụng uy đức của Lộc Tục. Lộc Tục khiêm tốn đáp rằng:“Không dám, không dám. Ta vốn là một tiểu tướng vâng mệnh vua cha đi dẹp giặc bảo vệ dân chúng trong khu vực của ngài, chứ đâu dám nhận là chúa công ..”. Thấy rõ đức độ của Lộc Tục, Vương Đạo Nhân lại càng cung kính hơn:“ Hôm nay tôi xin kính vái chúa công. Hai mươi năm sau như có gặp lại Ngài, lại xin kính vái lần nữa. Lòng trời đã định, thần người đều phải cung kính nghe theo !”. Sau khi đánh dẹp xong giặc giã mà không tốn một mũi tên, một giọt máu đổ, Lộc Tục làm biểu dâng lên vua cha. Đế Minh thân hành đến hồ Động Đình làm lễ mừng chiến thắng và phủ dụ dân chúng, đồng thời tổ chức hôn lễ cho Lộc Tục và Hồng Đăng Ngàn. Nhân dịp này, Đế Minh chính thức phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam gồm 2 châu Kinh và châu Dương kiêm nhiệm cả vùng phía Bắc Phong Đô. Lộc Tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh Dương Vương. Hai mươi năm sau, Đế Minh băng hà, dân chúng 15 bộ và 72 chúa động nhất loạt suy tôn Kinh Dương Vương lên làm Nam phương Thánh Chúa, kế nghiệp Đế Minh đứng đầu 3 vua hậu duệ của Đế Viêm Thần Nông (Xích Đế) nên gọi là Xích Tam Vương. Huyền tích Việt kể rằng Kinh Dương Vương lập đàn tế cáo trời đất trên núi Thiên Đài. Đền Thiên Đài nằm trên ngọn núi Thiên Đài cao 180 mét bên bờ sông Tương gần hồ Động Đình. 

Theo Lĩnh Nam Trích quái thì Kinh Dương Vương lấy Long Nữ con gái vua hồ Động Đình, sinh ra Sùng Lãm sau thay vua cha lên ngôi lấy hiệu là Lạc Long Quân. Như vậy Hồng Đăng Ngàn chính là Long Nữ. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, con gái của Đế Lai dòng Thần Nông phương Bắc sinh ra trăm trứng nở thành trăm con trai, mở đầu cho một trăm chi tộc của Việt tộc mà cổ sử Trung Quốc gọi là Bách Việt.Việt tộc đã từ cao nguyên giữa 2 rặng núi Hi Mã Lạp Sơn và Côn Luân, tiến dọc theo triền sông Hoàng Hà và Dương Tử xuống Ba Thục rồi tới hạ lưu sông Dương Tử định cư quanh vùng hồ Động Đình xuống tận duyên hải phía Nam Trung Hoa.

Theo huyền tích Việt thì chính Long Nữ vợ Kinh Dương Vương đã mang nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt the, dệt lụa dạy cho dân Bách Việt và từ đó người Việt cổ đã biết dùng quần áo để che thân thay cho vỏ cây như hồi quốc sơ. Nhân dân Bách Việt biết ơn Nam phương Thánh mẫu nên khi bà qua đời được suy tôn là Bà chúa Tằm, bà chúa vùng Lĩnh Nam. Nam phương Thánh mẫu mất ngày mồng 3 tháng 3 nên ngay từ hồi đó cư dân Bách Việt đã chọn ngày mồng 3 tháng 3 là ngày Quốc lễ. Dân gian làm bánh Trôi bánh Chay dâng lên Thánh mẫu với tất cả lòng thành kính. Bánh Trôi làm bằng bột nếp nhào nặn với nước bọc nhân đường phèn bên trong. Sau khi nặn xong, bánh được thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên, năm lần bảy lượt đến chừng nào nổi hẳn lên mặt nước thì được vớt ra bày vào đĩa. Bánh Chay cũng làm bằng bột nếp nhào nặn với nước nhưng nhân bằng đậu xanh bỏ vỏ, giã nhuyễn rồi cho vào nồi nấu chín. Bánh Chay làm xong cũng thả vào nồi nước sôi như bánh Trôi, đợi khi nào bánh nổi lên thì vớt ra cho vào bát nước đường đợi khi thật nguội ăn mới ngon.

Sunday, April 4, 2021

Tây Hồ Phú

 Phất phơ ngọn trúc trăng tà

Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ

Hồ Tây là tên gọi sau này, trước đây nó được gọi với nhiều tên khác, mỗi cái tên gắn với một huyền thoại, một câu chuyện ý vị của đất Thăng Long ( Hà Nội ngày nay ) ngàn năm văn hiến.

Buoi-chieu-o-ho-tay

Đầm Xác Cáo 

Thuở ấy, ở Lĩnh Nam có một vị thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu Kinh Dương Vương, sức khỏe tuyệt luân. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi Động Đình hồ, gặp con gái Long Vương là Long Nữ, cùng nàng kết duyên vợ chồng và sinh được một con trai, đặt tên là Sùng Lãm.

Sùng Lãm nối nghiệp Kinh Dương Vương, lấy hiệu là Lạc Long Quân.

Đất Lĩnh Nam thuở ấy còn hoang vu, yêu quái hoành hành ngang ngược. Ở Long Biên có một con cáo chín đuôi, sống đến nghìn năm thành tinh. Con yêu này thường hóa thành người, trà trộn vào dân chúng, bắt con gái về hãm hiếp. Nhân dân trong vùng ai ai cũng đều lo sợ, bỏ ruộng vườn kéo nhau đi nơi khác làm ăn.

Lạc Long Quân thương dân, một mình một gươm thần đến sào huyệt Hồ Ly Tinh. Yêu tinh xông ra ứng chiến. Lạc Long Quân hóa phép làm mưa, gió, sấm, chớp, vây chặt lấy Hồ tinh. Sau ba ngày đêm giao chiến, cuối cùng con yêu tinh đuối sức, hiện nguyên hình chạy trốn. Lạc Long Quân đuổi theo, chém đứt đầu nó, đoạn sai người vào hang cứu những người còn sống. Rồi ông dâng nước phá sập hang cáo. Chỗ ấy từ đó được gọi là “Đầm Xác Cáo”. ( Lĩnh Nam Chích Quái )

B13_1

Hồ Kim Ngưu ( sự tích trâu vàng hồ Tây )

Tương truyền vào thời nhà Lý, có nhà sư Không Lộ (Nguyễn Minh Không) tình nguyện đi sứ phương Bắc thỉnh “một ít” đồng đen đúc bảo khí thờ Phật. Ông mang theo một cái đãy rất màu nhiệm, có thể đựng bao nhiêu đồ vật to lớn mà không chật.

Trở về, Không Lộ mở đãy lấy đồng ra chia làm bốn phần. Đầu tiên ông cho đúc một cái tháp cao 9 tầng gọi là tháp Báo Thiên. Tháp đúc xong hiện ra giữa kinh thành vòi vọi đứng đâu cũng thấy. Không Lộ lại đúc một tượng Phật cao vừa 6 trượng và một cái đỉnh to vừa bằng mười người ôm. Rồi còn lại bao nhiêu đồng, Không Lộ cho đúc một quả “hồng chung”- chuông đúc xong lớn không thể tưởng tượng được, đến nỗi khi đánh lên hồi đầu tiên, tiếng ngân vang cùng khắp bốn cõi, vang sang đến tận bên Trung Quốc.

Con trâu vàng của nhà Tống được người cháu Cao Biền đem bút thần điểm nhãn nên trâu trở nên có cảm giác và hoạt động như trâu thật. Không Lộ biết vậy, nên khi về nước đúc chuông xong, đánh một hồi rất dài và kêu. Trâu nghe tiếng liền lồng sang đất Việt. Khi đến kinh đô Thăng Long thì tiếng chuông vừa dứt, trâu đi vẩn vơ không biết chuông đâu mà tìm cả. Bấy giờ Cao Thị Na là cháu Cao Biền làm một con diều giấy rất lớn, dùng bút thần điểm nhãn, diều quả bay lên cao, Cao Thị bèn cưỡi lên đi tìm trâu vàng. Diều bay đến hồ Tây, trâu vàng sợ quá bèn lặn xuống hồ.

Từ đó, Hồ Tây còn được gọi là Hồ Kim Ngưu.

Tụng Tây Hồ phú

Nguyễn Huy Lượng

Lạ thay cảnh Tây Hồ;
Lạ thay cảnh Tây Hồ.

Trộm nhớ thuở đất chia chín cõi;
Nghe rằng đây đá mọc một gò.

Trước Bạch Hồ vào ở đó làm hang, long vương trở nên vùng đại trạch;
Sau Kim Ngưu do vào đây hoá vực, Cao vương đào chặn mạch hoàng đô.

Tiếng nghe gọi Dâm Đàm, Lãng Bạc;
Cảnh ngó in tinh chử, băng hồ.

Sắc dờn dờn nhuộm thức lam xanh, ngỡ động bích nổi lên dòng lẻo lẻo;
Hình lượn lượn uốn vòng câu bạc, tưởng vầng ngân rơi xuống mảnh nhò nhò.

Dư nghìn mẫu nước trời lẫn sắc;
Trải bốn bên hoa cỏ nhiều mùa.

Áng đất phơi mỏ phượng còn in, kẻ rằng đài thượng nguyệt;
Vũng nước hút hàm rồng chẳng cạn, người gọi trản trung tô.

Toà thạch tháp nọ nơi tiên để báu;
Chốn thổ đôi kia chỗ khách chôn bùa.

Đền Mục Lang hương lửa chẳng rời, tay lưới phép còn ghi công bắt hổ;
Quán Chân Võ nắng mưa nào chuyển, lưỡi gươm thiêng còn để tích giam rùa.

Kề bến nọ quán Thiên Niên lớp lớp;
Cách ngàn kia ghềnh Vạn Bảo nhấp nhô.

Toà kim liên sóng nổi mùi hương, chùa Trấn Quốc tưởng in vùng tĩnh phạn;
Hàng cổ thụ gió rung bóng lục, tràng Phụng Thiên nhận sẵn thú Nghi Vu.

Dấu Bố Cái rêu in nền phủ;
Cảnh Bà Đanh hoa khép cửa chùa.

Trông mơ màng dường đỉnh Thứu nơi kia, vài tổ thước cuối làng kêu chích chích;
Nghe phảng phất ngỡ động đào mái nọ, mấy tiếng gà trong trại gáy o o.

Lò Thạch Khối khói tuôn nghi ngút;
Ghềnh Nhật Chiêu sóng giật ỳ ồ.

Rập rềnh cuối bãi Đuôi Nheo, thuyền thương khách hãy chen buồm bươm bướm;
Thanh lảnh đầu hồ Cổ Ngựa, tháp cao tăng còn hé cửa tò vò.

Chày Yên Thái nện trong sương chểnh choảng;
Lưới Nghi Tàm ngăn ngọn nước quanh co.

Liễu bờ kia bay tơ biếc phất phơ, thoi oanh ghẹo hai phường dệt gấm;
Sen vũng nọ nảy tiền xanh lác đác, lửa đóm ghen năm xã gây lò.

Cầm ve gảy lầu thư ánh ỏi;
Mõ cuốc khua án kệ rì rù.

Gò Châu Long khi ngọn gió đưa quanh, hồi thú cổ thẳng kề bên mái trúc;
Non Phục Tượng lúc vầng trăng hé nửa, tiếng hàn châm nghe cách dải sông Tô.

Người ngoạn cảnh thẩn thơ đòi đoạn;
Khách thâu nhàn lai láng từng khu.

Mảnh áo tơi lớp xớp trong mưa, ca thanh thảo quyến đàn trâu ngã Nịnh;
Con thuyền trúc lân la trước gió, khúc thương lang đưa gánh củi chàng Chu.

Vầy cuộc ẩn mọi nghề chẳng thiếu;
Mượn thú vui bốn bạn gồm no.

Cảnh Khán Sơn chưa gác cuộc cờ, lòng thơ đã bồi hồi ban lãnh thỏ;
Làng Vọng Thị còn đông tiệc rượu, tiếng cầm đà não nuột buổi tà ô.

Khách Ngô Sở chợ tây ngồi san sát;
Người Hi Hoàng song bắc gáy phi pho.

Bến giặt tơ người vốc nước còn khuya, gương thiềm đựng trong tay lóng lánh;
Vườn hái nhị kẻ dày sương hãy sớm, túi xạ rơi dưới gót thơm tho.

Ngang thành thị ghé yên hà một thú;
Dọc phố phường tung phong nguyệt hai kho.

Gió hiu hiu dòng Nhị Thuỷ đưa lên, lồng hơi mát tới chùm hoa khóm trúc;
Trăng vằng vặc mái Tam Sơn rọi xuống, đớp bóng trong từng lũ cá đàn cò.

Phong cảnh cũ nhiều nơi thắng lãm;
Triều đại xưa mấy lớp thanh ngu.

Tựa bóng hoa đặt quán Quan ngư kìa đời Long Khánh;
Đè mặt sóng đem đường Dụ tượng nọ thuở Kiền Phù.

Trải Trần trước đã nhiều phen xe ngựa;
Tới Lê sau càng lắm độ tán dù.

Trộm nhớ thiên bát vịnh du hồ, trong tỉ hứng cũng ngụ lời quy phúng;
Lại nhớ khúc liên ngâm thưởng nguyệt, lúc tiếu đàm dường thoả ý giao phu.

Toà đá nọ hãi ghi câu canh hoạ;
Dòng nước kia dường nổi chén tạc thù.

Năm sau từ nổi bụi tiêu tường, ba thước nước khôn cầm màu hiệu khiết;
Buổi ấy cũng góp phần tang hải, sáu thu trời bao xiết nỗi hoang khô.

Hình cây đá mưa trôi gió giạt;
Sắc hoa chim mây vẩn sương mù.

Chốn trì đàm làm bợn vẻ thanh quang, xuôi ngược những vẫy đuôi khoa đẩu;
Nơi phạm vũ để che màu sảng lãng, dọc ngang trao mắc võng tri thù.

Hương cổ miếu đôi chòm lạnh lẽo;
Đèn viễn thôn mấy ngọn tù mù.

Kênh đâu đâu chảy đến trung sa. lầu túc điểu gió còn sớm quạt;
Sen chốn chốn đã bay về Tây vực, vũng du ngư nguyệt hãy tối mò.

Kêu trị loạn đau lòng con Đỗ Vũ;
Gọi công tư mỏi miệng cái hà mô.

Lũ cày mây lần tưởng bóng nghê, thơ thất nguyệt thở than cùng mục thụ;
Khách điếu nguyệt biếng tìm tăm cá, chữ nam mô bàn bạc với tiều phu.

Nghe xóm nọ rù rì ve nhặng;
Ngắm ghềnh kia thấp thoáng trai cò.

Thú cao lưu chếch mác thế cờ, người nhạo thuỷ ôm cầm khi rạng quế;
Màu yên cảnh bâng khuâng hồn rượu, khách đăng đài gác bút buổi bay ngô.

Chiều phong vị xem dường quạnh quẽ;
Dấu đồ thư ngắm hãy mơ hồ.

Dưới cầu vồng nước chảy mênh mông, đường xưa đua ngựa;
Trên thành trĩ đá xây chớm chởm, bến cũ gọi đò.

Trước cố cung treo nửa mảnh gương loan, vầng trăng he hé;
Sau cổ tự gởi mấy phong da ngựa, đám cỏ lù rù.

Lớp canh dịch người xưa man mác;
Vẻ tiêu lương cảnh cũ thẹn thò.

Áng phồn hoa vì cảnh muốn phô người, người phải khi vật đổi sao rời, cảnh phải chiều người buổi ấy;
Trời thanh lãng có người còn mến cảnh, cảnh có sẵn nước trong trăng sáng, người nên phụ cảnh này ru.

Vừng trăng nọ buổi tròn buổi khuyết;
Ngọn nước kia nơi hoắm nơi nhô.

Tới Mậu Thân từ rỡ vẻ tường vân, sông núi khắp nhờ công đãng địch;
Qua Canh Tuất lại tưới cơn thời vũ, cỏ cây đều gội đức chiêm nhu.

Vũng trì chiểu nước dần dần lặng;
Nơi đình đài hoa phơi phới đua.

Chốn bảy cây còn mấy gốc lăng vân, chẳng tùng bách cũng khoe hình thương lão;
Nơi một bến đã đông đoàn hí thuỷ, tới uyên ương đều thoả tính trầm phù.

Vẻ hoa thạch châu thêu gấm dệt;
Tiếng trùng cầm ngọc gõ vàng khua.

Bãi cỏ non trâu thả ngựa buông, nội Chu đã lắm người ca ngợi;
Làn nước phẳng kình chìm ngạc lặn, ao Hán nào mấy trẻ reo hò.

Mặt đất đùn này thóc này rau, rầu lòng Cô Trúc;
Mặt nước chảy nọ dòng nọ bến, mặc chí Sào Do.

Cây quán kia còn đứng dậy thần uy, đoàn mán tới dám khoe lời tây hữu;
Sen chùa nọ lại bay về phật cảnh, lũ Ngô về từng niệm chữ nam mô.

Dấu linh dị rành rành vẫn sáng;
Mạch hậu nhân dằng dặc bao rò.

Mặt thành xưa đem lại thế kim thang, đất xây phẳng lặng;
Cánh hàn cũ sửa ra hình chỉ trụ, đá xếp xô bồ.

Ghé vùng danh nẻo lợi bấy lâu, cảnh tuy rằng nhỏ;
Song nước trí non nhân mấy chốn, cảnh đã chi thua.

Trải mấy thu từng dựa bóng tàn xanh, thâu cảnh đã vào trong vũ trụ;
Song ngàn dặm còn xa rời bệ tía, góp cảnh còn gọi chốn biên ngu.

Tuy thú vị đã dãi bày ra đó;
Song thanh dung còn trang điểm lại cho.

Nay mừng:
Trời phù chính thống;
Đất mở hoành mô.

Quyền tạo hoá tóm vào trong động tác;
Khí kiền khôn vận lại trước đô du.

Nền hoàng thành đặt vững long biên, ngôi Bắc cực muôn phương đều củng hướng;
Nền bắc trạch xây kề ngưu chử, cảnh Tây Hồ trăm thức lại phương phu.

Chòm hủ thảo chưa qua tuần đom đóm;
Áng tường vân đà cách độ tua rua.

Ngắm nguyệt chiêm từ cấn tượng bốn hào, ống âm dương đà quét bụi;
Xem tuế luật đến di tân bảy tấc, lò thiên địa mới bay tro.

Cơ vãng phục lạnh thôi lại ấm;
Lẽ doanh thâu bớt đã lại bù.

Dưới lục âm vừa sinh khí nhất dương, vạn phẩm đã nhờ ơn khôn tạo;
Trên cửu đạo lại tề ngôi thất chính, bốn mùa đều theo hướng đẩu khu.

Hương khâm kính xâm miền hạo đãng;
Rượu cung càn thấm cõi linh u.

Áng năm mây bày ngọc bạch đôi hàng, thảo mộc hãy ca công Thang, Vũ;
Vang chín bệ nổi tiêu thiều mấy khúc, điểu thú đều vũ đức Đường, Ngu.

Vẻ hoa lẫn dấu cờ năm thức;
Mặt nước in bóng giáo ba ngù.

Trước huân phong phảng phất cung đàn, làn thâm thuỷ muốn vái lên ngũ bái;.
Dưới ngọ nhật vang lừng tiếng trúc, hình viễn sơn mong rạp xuống tam hô.

Lễ nhạc ấy nghìn thu ít thấy;
Phong cảnh này mấy thuở nào so.

Trên dưới đều rồng mây các nước phải duyên, giọt vũ lộ tưới đôi hàng uyên lộ;
Gần xa cũng cõi bờ non sông một mối, tấm đan thành dung khắp lũ nghiêu sò.

Hơi yêu mị quét dưới cờ thanh đạo;
Áng tường quang tuôn trước ngọn huyền lô.

Rặng đầu ghềnh người mượn chữ vu viên, răn loài hồng nhạn;
Ca cuối vũng kẻ ngâm câu tại chử, nhủ lũ ê phù.

Lời ca ngợi tưởng ngồi trong Chu nhã;
Điệu ngâm nga nghe đứng giữa Nghiêu cù.

Ngẫm nay đà vui thú tạc canh, đành chốn chốn cũng ca đồng vũ tẩu;
Nhớ trước đã thoả loài động thực, hẳn đâu đâu đều bặt quỷ im hồ.

Nay lệnh tiết đã tin điềm thái lãng;
Xin thánh nhân càng ghín chữ dự du.

Ngọn nguồn tuôn dàn rụa mái kia ghềnh, đèn chiếu thuỷ chia dòng Kinh Vị;
Chòm cỏ mọc tần vần bên nọ miếu, trống thôi hoa rẽ khóm huân do.

Nhận giá sắc xét dân phong cần noạ;
Ngắm phong quang soi vật tính thanh ô.

Chốn điểu đài xem cá nhảy chim bay, thâu sĩ lộ nơi thông nơi trệ;
Miền thôn ổ lắng chim kêu gà gáy, lượng nhân gian nơi háo nơi trù.

Tình u uẩn khắp bày trong thị thính;
Hiệu trị bình đành sắp dưới tề tu.

Nơi mạch kia dân tựa ấy làm trời, hang chuột ẩn há chừa nơi cỏ khuất;
Bờ liễu nọ kẻ xây đà vững đất, lỗ kiến đùn khôn chuyển buổi nguồn xô.

Đem phong cảnh lại một bầu chi nhỏ;
Mở thái bình ra bốn bể mới to.

Tôi nay:
Hổ mình thiển lận;
Dại trí thô sơ.

Dư một kỷ yên bề hu lịch;
Ngoài năm tuần thẹn bóng tang du.

Trước phượng đàn đứng sánh hàng loan, trông hồ cảnh tiến một chương ly ngữ;
Bên ngự đạo ngửa trông vầng nhật, nổi thanh sơn mừng muôn kỷ dao đồ.

CHÚNG TA LÀ NHỮNG GÌ CHÚNG TA NGHĨ

  Trích: Nghệ Thuật Tối Giản - Có Ít Đi, Sống Nhiều Hơn; Việt dịch: Alex Tu Dịch;  Người khác có thể dễ dàng đọc được niềm vui và nỗi khổ tr...