Tuesday, December 1, 2020

Truyền kỳ mạn lục ( Truyện thần dị, lạ kỳ trong Văn học cổ Việt Nam )

 Khi tôi còn nhỏ tôi say mê truyện cổ tích và mẹ tôi cũng kể chuyện cổ tích hoặc truyện ngụ ngôn cho tôi nghe. Gia đình chúng tôi ở nhà một người bác họ và ông bác thỉnh thoảng vào phòng chúng tôi nói chuyện. Thời ấy  thiếu thốn nên trong tuần có những ngày cúp điện thường xuyên và họ cúp điện cả buối tối . Cúp điện buộc chúng tôi phải sử dụng đèn dầu thắp sáng. Một tối kia ông bác lại vào phòng chúng tôi nói chuyện dưới ánh đèn dầu le lét , ông bác nhìn những cái bóng trên tường và kể câu chuyện ...Có bà mẹ kia chỉ những cái bóng ở trên tường rồi nói với đứa con rằng: đó là bố mày đó ...

Tôi chỉ nghe loáng thoáng được như thế thôi nhưng chuyện của ông bác khiến cho tôi một cô bé rất sợ ma lại càng sợ thêm. Sau này tôi hỏi lại mẹ câu chuyện của ông bác kể hôm ấy nhưng mẹ tôi  cũng chẳng thể làm tôi hết sợ được.

Đến bây giờ tôi mới tìm ra gốc tích của câu chuyện ấy : Truyện nằm trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục  của Nguyễn Dữ có tên truyện Người Con Gái Nam Xương.

Truyện kể về nàng Vũ Thị Thiết

Nàng Vũ xinh đẹp nết na lấy anh chồng họ Trương .Hai vợ chồng thương yêu nhau rất mực nhưng chăn đệm chưa ấm chỗ thì chàng bỗng phải đăng lính đi đánh giặc phương xa để lại cho nàng một giọt máu.Thằng cu Đản ra đời, nàng thay chồng tần tảo sớm hôm nuôi già dạy trẻ.Rồi mẹ chồng mất , nàng ma chay chu đáo làng nước ai cũng khen ngợi.Ba năm sau, chàng Trương được giải ngũ về quê đứa bé bắt đầu biết nói. Chàng giơ tay bế con nhưng thằng bé còn lạ không theo với một lý do” Đây không phải là bốbố đến tối mới đến nhà kia.Bố đến lúc nào cũng theo mẹ, mẹ đứng bố cũng đứng ,mẹ nằm bố cũng nằm” Câu nói của trẻ ngây thơ như một gáo nước lạnh dội vào người , làm cho chàng tin chắc vợ ngoại tình đánh đập chửi bới vợ thậm tệ không tin lời phân trần nào của nàng. Phẫn uất  tủi hổ quá , nàng chỉ biết ngồi ôm con , nước mắt dàn dụa nghẹn ngào chẳng nói nên lời. Trời tối , nàng ra bờ sông Hoàng Giang , gieo mình xuống dòng nước tự tử.Đêm ấy đứa con không thấy mẹ về khóc mãi. Chàng Trương thắp đèn dỗ con.Thấy ánh đèn in bóng chàng trên vách , thằng bé chỉ vào bóng nói bi bô:”Bố kia kìa”.Chàng Trương sững người . Hoá ra trong những ngày xa chồng , người vợ tối tối thường chỉ vào bóng mình trên vách nói đùa con “Bố đấy” để đỡ nhớ.Hiểu ra thì quá muộn màng.Chàng hoảng hốt tìm vợ khắp nơi nhưng nào thấy .Biết vợ đã gieo mình xuống sông chàng thuê người mò xác nhưng biệt tăm hơi.Khâm phục cho sự sạch trong , xót thương cho nỗi oan khuất của nàng dân làng dựng miếu thờ bên sông , gọi là “Miếu vợ chàng Trương”


























Lê Thánh Tông làm bài thơ sau đây

Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương

Miếu ai như miếu vợ chàng Trương

Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ

Cung nước chi cho luỵ đến nàng

Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt

Giải oan chi lọ mấy đàn tràng

Qua đây bàn bạc mà chơi vậy

Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng

Truyền kỳ là một loại hình văn học, thường được gọi là văn ngôn đoản thiên tiểu thuyết, hoặc đoản thiên tiểu thuyết, cổ điển tiểu thuyết, xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối triều Tùy (581-618). Đến đời Đường (618-907), văn chương truyền kỳ phát triển mạnh mẽ. Truyện truyền kỳ có đặc điểm là nhiều tình tiết mang tính thần dị, lạ kỳ, bắt nguồn từ loại truyện chí  quái thời Lục triều. Loại hình truyền kỳ có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Trung Quốc.

Trong Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyện, tất cả đều thể hiện thật rõ ràng thái độ nhân sinh, ý tưởng đạo đức, quan điểm chính trị của tác giả. Ở cuối mỗi truyện, ông đều có một lời bình. Mỗi lời bình hầu như là một sự tổng kết mang ý nghĩa triết lý do tác giả đúc rút từ những suy ngẫm của ông về truyện đời, về tất cả buồn, vui, sướng, khổ của con người.

Đặc biệt truyện Từ Thức gặp tiên nằm trong tác phẩm này , vậy mà tôi cứ ngỡ nó là truyện cổ tích Việt Nam

No comments:

Ngủ ngoan nhé con yêu!

သီတင်းကျွတ်လပြည့်နေ့မှစ၍ မြန်မာပြည်သူအားလုံး စိတ်ဆင်းရဲခြင်းမှ ကျွတ်လွတ်ပါစေ ကိုယ်ဆင်းရဲအပေါင်းမှ ကျွတ်လွတ်ပါစေ ဘေးရန်အပေါင်းမှ ကျွတ်လွတ်ပါစ...