Sunday, May 16, 2021

ĐƯỜNG RỘNG THÊNH THANG ( THÊNH THANG NHỮNG CON ĐƯỜNG BẰNG LỜI...)

 Nếu những ai từng thích thú với các tác phẩm, dịch phẩm của Nguyễn Tường Bách như Đạo của vật lý, Lưới trời ai dệt, sẽ có dịp lật lại những suy tư của mình để chiêm nghiệm các vấn đề kiểu như “thời gian là ảo giác” thật ra là như thế nào, và những phát kiến của Einstein đã làm một cuộc cách mạng trong quan niệm về thời gian của giới vật lý học ra sao. Hay đặc biệt thú vị khi ông dùng kiến thức vật lý để soi rọi các khái niệm Phật giáo đại thừa. Như trong bài Thấy một đóa hoa, bạn đọc sẽ hiểu hơn về bản chất và sự tồn tại của ánh sáng, để rồi bất ngờ, Nguyễn Tường Bách từ những dẫn giải về quang học, đẩy người đọc lọt vào lời Phật: “Trong cái nhìn chỉ có cái nhìn, trong cái nghe chỉ có cái nghe”. Trang sách cứ thế đặt người đọc vào một tình huống cụ thể để họ tự sáng tỏ vấn đề đang mắc mứu.

Những khái niệm “khó nuốt” của Phật giáo như vô ngã, vô thường, chân không, diệu hữu... được ông dẫn chiếu vào thế giới vật lý hiện đại, khiến người đọc bỗng thấy như được tham khảo các ví dụ mới, được khai mở một vùng trời khoa học.

Trước đây tôi đã giới thiệu cuốn Lưới Trời Ai Dệt thật sự lôi cuốn bạn đọc. Cuốn sách dành cho những ai yêu thích Vật Lý và Đạo Học. lần này giới thiệu cuốn Đường Rộng Thênh Thang.

Đường Rộng Thênh Thang cũng tản mác  về những chuyến đi tâm linh  của tác giả tới các miền đất Nepal, quần đảo Canary...vv

...Bình minh vừa rạng, như buổi sáng ban đầu
Chim sáo đã lên tiếng như  con chim  ban đầu.
"Buổi sáng ban đầu" là ngày khởi đầu, ngày nguyên đán của vũ trụ , khi người nghe hiểu hết bài ca . Ánh dương vừa rạng , chim vừa cất tiếng , nhưng tâm người lại cảm nhận như buổi sáng tinh khôi của trời đất , như tiếng chim nguyên thuỷ của thiên nhiên. Kỳ lạ thay! 
Tác giả ca từ là Eleanor Farjeon, một văn sĩ người  Anh
Eleanor Farjeon là người có tâm hồn tôn giáo sâu sắc , bà viết bài này trong độ tuổi già giặn khi đã quá 50.Bà viết vì lòng ngưỡng mộ nơi một nhất thể truyền thống của bà gọi là "Ngôi Lời".Mọi hiện tượng trong thiên nhiên mà phương Đông gọi là "sắc" thì trong bài ca của bà đều xuất phát từ một tự tính mà tôn giáo của bà gọi là "Thượng đế"
Mọi sắc thể trong trời đất không những xuất phát từ một tự tính duy nhất mà chúng vốn là "viên mãn" trọn vẹn , sáng rỡ .Chúng mang trọn vẹn tính chất sáng đẹp của nguồn gốc vì mọi hiện tượng đều là "thân" của thượng đế cả... ( Trích : Bình Minh Đã  Rạng )
Trong sách có bài viết tác giả đề cập đến những  người sáng tạo chữ quốc ngữ cho dân tộc Việt 
Cuối thế kỷ 16 , các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đến Việt Nam . Trong giới giáo sĩ dòng tên người Bồ có một nhân vật xuất sắc mang tên Francisco de Pina. Pina sinh năm 1585, từng đến Macau năm 1613, đặc biệt rất giỏi tiếng Nhật. Đến Việt Nam , vì nhu cầu truyền giáo , Pina nghĩ ra những chữ quốc ngữ đầu tiên cho dân bản địa bằng cách dùng mẫu tự La-tinh để diễn tả phát âm của người Việt...( Trích bài Đường Cong Của Trái Chuối )

Bằng cách diễn đạt ngôn từ, Nguyễn Tường Bách dẫn người đọc vào thế giới của vật lý lượng tử, để cùng cảm nhận “vũ trụ sáng tạo và sáng tạo một cách tuyệt diệu”. Và cũng bằng chính cách dẫn dắt thâm trầm như vậy, ông đưa người đọc tiếp cận các khái niệm về vũ trụ quan Phật giáo một cách gần gũi như chính mặt bên kia của vật lý học.

No comments:

ÁP GIẢI PHẠM NHÂN

  Hai nữ công an áp giải phạm nhân trông xinh quá , đồng chí ngồi  bên trái có một cách nhìn thật quyến rũ