Thursday, February 21, 2019

Toán học với Thiền

Sao lúc này ta lại ham thiền quá đi , suốt ngày thiền và cuối cùng thiền cho ta cái cảm giác trống rỗng bất định
Hay nhỉ  tự  dưng sao ta lại nghĩ ra  toán học với thiền rồi tìm ra được bài này  đây ( TG Lê Anh Chí )
 Mục đích của Thiền quán và Toán học
Mục đích của Thiền quán Phật giáo là sự  giải thoát
Mục đích của Toán học là đáp án cho một vấn đề Toán học, cho một  bài toán
 Thiền quán và Toán học : sự tập trung tư tưởng
Trong Thiền quán có định, có sự  chú tâm, có sự  tập trung tư  tưởng. Bởi lẽ dễ hiểu là nếu ta không chú tâm thì làm sao ta có thể quán chiếu được ? nếu ta không chú tâm thì ta sẽ suy nghĩ vẩn vơ và quán chiếu lung tung xèng
Do đó, sự  tập trung tư tưởng.là một sự  tương đồng giữa Thiền quán và Toán học.
 Thiền quán và Toán học : quán chiếu một đối tượng
Thiền quán và Toán học đều quán chiếu một đối tượng
Đối tượng Toán học là  một vấn đề Toán học, một  bài toán _và để tìm đáp án.
Đối tượng Thiền quán là hơi thở, thân , tâm, các pháp_và không phải để tìm đáp án (thường hành giả đã biết đáp án (ít nhất về lý thuyết)).
Thiền quán và Toán học: tự kỷ ám thị
1) Thiền quán thường có sự  tự  kỷ ám thị
Ví dụ :
a) ‘‘quán tưởng thích tu tập’’ (một trong 7 pháp quán tưởng nói trong Kinh Đại Bát Niết Bàn)
Quán tưởng nhiều rồi hành giả trở thành thích tu tập
b) ‘‘quán rằng ngũ uẩn chẳng phải là ta’’
Khi thành công trong pháp quán này, thì không còn ngã chấp, có thể được giải thoát
2) Toán học cũng có sự tự kỷ ám thị
Ví dụ :
Trên đại học có một môn Toán gọi là Phân Tích Phức Tạp (Complex Analysis) , môn này có
a) mệnh đề sau :
_Hai đường thẳng song song gặp nhau ở một điểm lý tưởng gọi (đại) là Vô Cực ( Vô Cực chớ chẳng phải là +Vô Cực hay -Vô Cực)
b) số ảo i , với đẳng thức:
             i ** 2 = -1
             ( i bình phương = -1 )
             i là số ảo
Khách quan mà nói, thì khó mà chấp nhận rằng mệnh đề và đẳng thức trên là chân lý.
Tuy thế, để học , làm toán và nghiên cứu môn Tóan này, ta phải tìm cách tưởng tượng ra tại sao hai điều trên là chân lý ta phải tự kỷ ám thị tâm trí ta với hai ‘chân lý’ trên
 Vài thành quả đặc biệt của Thiền quán
Sau đây là vài thành quả đặc biệt của Thiền quán
1) Quán hơi thở rồi đạt định
Gọi là đặc biệt ở đây vì : Thiền quán – – > Thiền định
Thực ra thì điều này rất thông dụng và còn là một phương pháp trong Lục Diệu Pháp Môn (Theo dõi hơi thở  – – > định)
Có hai cách đạt định
a) Theo dõi hơi thở ra vào, ngưng sự theo dõi hơi thở , định ở chóp mũi
Và giữ tâm trong cái định này
b) Quán hơi thở ra vào, bỗng dưng đạt định, ở trong định này và tiếp tục quán hơi thở ra vào
2) Quán rồi ngộ tâm không
Quán hơi thở ra vào , sáu căn, sự đớn đau của thể xác và bỗng dưng ngộ tâm không
Hiện tượng này hiếm xảy ra
3) Pháp Bích Quán của Tổ Đạt Ma
Tổ Đạt Ma: “Tinh thần ngưng trụ trong cái định Bích Quán, thì . . . không thấy có ta, người .” (Sáu cửa Thiếu Thất)
(Bích Quán = Quán vách, Quán vách tường.)
Chính ra đây là một pháp định
Những pháp Thiền quán trên là đặc biệt vì :
_     Thiền quán – – > Thiền định
_     Thiền quán – – > Ngộ ( tâm không )
Toán học cũng có Hiện tượng này : tìm đáp án cho một bài toán , quán chiếu riết rồi chẳng giải được lại vô tình tìm ra đáp án cho một bài toán khác
 Những khác biệt của sự quán chiếu giữa Thiền quán và Toán học :
Có nhiều khác biệt của sự  quán chiếu giữa Thiền quán và Toán học , khác biệt ở mục đích, đối tượng, chủ thể
a) mục đích
Như  đã nói,
Mục đích của Thiền quán Phật giáo là sự  giải thoát
Mục đích của Toán học là đáp án cho một vấn đề Toán học, cho một  bài toán
b) đối tượng,
Đối tượng Toán học là  một vấn đề Toán học, một  bài toán _và để tìm đáp án.
Đối tượng Toán học là  một vấn đề.
Đối tượng Thiền quán là hơi thở, thân , tâm, các pháp_và không phải để tìm đáp án (thường hành giả đã biết đáp án (ít nhất về lý thuyết).
Đối tượng Thiền quán là một thực thể. Thực thể của thân , tâm,vạn vật.
c) chủ thể
Toán học bất cần chủ thể vui buồn tốt đẹp ra sao, miễn là môn Toán được phát triển là được.
Thiền quán chú ý nhiều đến chủ thể, với ý đồ cải cách, cải biến chủ thể _tức tâm của hành giả.
Thiền quán và Toán học : cố định và luân lưu
Toán học: sự  chú tâm ở một vấn đề sống động và chủ thể luân lưu theo lý luận, theo ý tưởng, theo đáp án sơ khởi ( Thường phải qua nhiều đáp án sơ khởi, thì Toán học gia mới tìm ra đáp án)
Còn Thiền quán :
1) Quán để định
Chỗ định của Thiền: cố định
2) Quán để Quán
Chỗ quán của Thiền : luân lưu ( trong một buổi Thiền quán Tứ Niệm xứ, có rất nhiều đối tượng : bụng phồng lên, chân giở lên, đặt xuống vv)
Chủ thể của Thiền quán : chẳng luân lưu. Nếu tâm của hành giả luân lưu, vô định thì đó là hành giả đã tu sai.
Thiền quán luyện vọng-tâm, Toán học thỏa mãn nhu cầu trí óc (và tâm lý)
Toán học gia làm toán vì thích toán, vì thích giải toán.
Đáp án tìm ra thì Toán học gia thấy rất sướng, rất đã
Toán học thỏa mãn nhu cầu trí óc (và tâm lý) _có thể nói là sinh lý, của Toán học gia. Toán học luyện trí , nhưng vọng-tâm chỉ được thỏa mãn thôi, chẳng được cao thăng.
Còn Thiền quán :
1) Quán để định
Thiền định làm cho tâm trở nên an vui, an tĩnh
Ví dụ : an trú vào các tầng thiền như Nhị, Tam, Tứ  thiền
Sau khi đã thuần thục tu nhập các tầng thiền , thì tâm ta trở nên nhu thuận : ta có thể tùy nghi mà ‘bắt’ tâm ta vào một cảnh giới thiền mà ta muốn. Nên, cuối cùng được giải thoát.
2)  Quán để Quán
Cũng như  Thiền định Thiền quán luyện vọng-tâm
Ví dụ :
a) ‘‘quán tưởng thích tu tập’’ (một trong 7 pháp quán tưởng nói trong Kinh Đại Bát Niết Bàn)
Quán tưởng nhiều rồi hành giả trở thành thích tu tập
b) ‘‘quán rằng ngũ uẩn chẳng phải là ta’’
Khi thành công trong pháp quán này, thì không còn ngã chấp, có thể được giải thoát
Thiền quán luyện vọng-tâm , làm vọng tâm được cao thăng, có thể được trở thành tuệ giải thoát, trở thành tâm giải thoát. 

No comments:

Quy Mệnh Thế Tôn Như Lai - Chú Lăng Nghiêm

Quy mệnh đức thế tôn  Như Lai Chú Lăng Nghiêm