Thursday, February 28, 2019

Truyền Thuyết về Tháng Giêng

Theo kiến văn giải lục :
Một người sống vào đời nhà Minh đã giải thích câu chuyện về tháng giêng mang tính truyền thuyết như  sau : Tại sao tháng giêng là tháng Dần mà không là tháng Tý đứng đầu 12 con giáp : Tý , Sửu , Dần , Mão …mà tháng Dần  đứng hàng thứ  ba lại đứng đầu của tháng giêng ?
ANO NOVO TEKA 24
Truyền thuyết được kể  lại như  sau : một hôm Ngọc Hoàng báo cho 12 con giáp ý  định phong cho chúng làm nguyệt thần , mỗi con cai trị một tháng nơi trần gian để hưởng phần cúng tế , hương khói cũng như  lập báo cáo tình hình nơi hạ giới từng tháng lên cho Ngọc Hoàng tường . Hẹn ba ngày kể từ  ngày phát lệnh triệu vời các đương sự  phải có mặt tại Linh Tiêu Bảo Điện để nhận sắc phong .
Bấy giờ  cọp vào mèo rất thân thiết , cả  hai  muốn giànhvới chuột nhiệm vụ  cai quản tháng 1 là tháng đầu năm bởi chuột là con vật đứng đầu giáp đương nhiên được trao chức. Vả  lại tháng Giêng lại là tháng tết nhà nhà đều cúng tế  nhiều vật thực rất là béo bở . Cọp bàn mưu với mèo : “chuột rất sợ  mèo , còn trâu rất ngán cọp .Vậy cả hai phục hai bên đường đợi hai đứa nó đi chầu Ngọc Hoàng thì cùng xông ra mà hù dọa cho chúng vắt giò lên cổ rồi cả  hai nhanh chân đến trước chiếm chỗ  của chuột và trâu . Khi Ngọc Hoàng gọi tên trao  chức  chúng chưa có mặt tất nhiên tháng Giêng thuộc về mèo tháng hai thuộc về  cọp”. Cả hai thỏa thuận đồng ý rồi âm thầm thực hiện mưu sâu .
Quả  nhiên chuột và trâu chạy trối chết nhưng khi đến sân chầu Ngọc Hoàng cọp lại trở  mặt nuốt lời . Hắn dùng sức mạnh hất mèo ra để chiếm chỗ  của chuột đứng.Tuy mèo và cọp thành công nhưng vì sức yếu mèo phải đứng xuống vị trí thứ  hai thế chỗ trâu đứng.Ngọc Hoàng phong cọp làm nguyệt thần tháng giêng . mèo làm nguyệt thần tháng hai còn chuột và trâu chạy thục mạng nên tới trễ Ngọc Hoàng giận phong làm nguyệt thần tháng 11 và tháng chạp là hai tháng cuối năm .
Cũng từ  đó mèo và cọp thâm thù nhau , mèo không dạy cọp món trèo cây cũng như  chán bộ mặt phản phúc của cọp nên bỏ rừng về sống với người .
Happy-new-year-disney-fireworks-animated-gif
Theo thần thoại La Mã :
Janus là vị thần trấn giữ  mọi cánh cửa của thiên giới và nhân giới. Từ  cánh của màu nghiệm của thiên đàng đến những cánh cửa lâu đài cung điện cũng như cánh cửa của bao căn nhà chòi , túp lều rách nát. Cánh cửa luôn là biểu tượng cho sự  bắt đầu nào đó hoặc đi hoặc là đến và do đó thần Janus cũng được biểu trưng cho sự  bắt đầu . Cũng theo thần thoại La mã , vũ trụ  chỉ là một khối hỗn mang .Sau đó  do sự  chuyển dịch  va chạm của những cấu phần trong đó phân ly ra để tạo thành các vị thần linh , con người và muôn loài . Janus là vị thần đầu tiên xuất hiện từ  đó. Thần Janus  có hai gương mặt : một phía trước , một phía sau lưng để nhìn thấy tất cả mọi việc diễn ra trong vũ trụ . Như  vậy người La Mã cho rằng Janus là vị thần đầu tiên xuất hiện trong vũ trụ  này để quan sát ,, phán quyết mọi việc .Để tôn vinh Janus người ta lấy tên của ông đặt tên cho tháng đầu tiên của năm  : Januarius .Thời gian trôi qua văn minh Hy Lạp , La Mã càng ngày càng rực rỡ  để lại dấu ấn đậm nét trong hệ thống văn minh phương tây.
Các quốc gia phương tây đã nhại theo cái tên Janus của La mã mà tạo nên những cái tên January , Janvier để biểu trưng cho tháng đầu tiên của năm mà họ tin rằng rất thiêng liêng  cũng như  mang lại nhiều may mắn tốt lành cho họ ở đầu năm mới .

Mùa Xuân trong đạo Phật

Tất cả chúng ta đều thưởng thức mùa Xuân của loài người, hay của muôn loài, nghĩa là mùa Xuân với cây trổ hoa, nẩy mầm, sanh lộc và tất cả muông thú hướng về sự ấm áp của trời đất. Đó là mùa Xuân sanh diệt của thế gian. Còn người Phật tử nhìn mùa Xuân có gì khác hơn người thế gian hay không ?
A68eb468ab6fbb6d72ef81f0265ba6b1
Mùa Xuân trong cửa đạo, hay người ta thường nói là mùa Xuân trong nhà Thiền. Thông thường, khởi đầu của mùa Xuân trong nhà Thiền, chúng ta có trà Thiền, hoa Thiền và nâng lên có Thiền của thi họa… Người Nhật thường triển khai Thiền thành nhiều mặt của cuộc sống con người. Từ cuộc sống bình thường có trạng thái sống cao hơn là Thiền. Nếu quan sát cách sống bình thường, chúng ta thấy mọi người đều chạy theo vật chất bên ngoài; nhưng càng chạy theo sự tham muốn vật chất thì càng mất mát, khổ đau, giống như người tìm nước trong sa mạc, vì con người không bao giờ thỏa mãn dục vọng, hoặc sau sự thỏa mãn này sẽ có đòi hỏi khác dẫn đến khổ đau khác.
Trước khi Xuân đến, chúng ta dọn dẹp nhà cửa, chưng bông trái cây, nhưng để thưởng thức Xuân như vậy, chúng ta phải phí sức quá nhiều. Có một vườn hoa Nguyễn Huệ thì phải có bao nhiêu người bảo vệ, chăm sóc rất mệt và khi hoa tàn phải dọn dẹp đường phố. Như vậy, thưởng thức mùa Xuân thế gian phải tốn hao công sức và tiền của, nhưng người ta gặt hái được gì. Rõ ràng mọi người luôn phải vật lộn với cuộc sống và cuộc sống càng cao thì càng khổ. Từ đó, dưới mắt người đắc đạo thấy khác.
12213924764_fed05b8e0c
Nếu mùa Xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là sự tốt đẹp của tâm hồn chúng ta. Nói cách khác, tìm được nơi an trú của tâm hồn, cảm nhận sự an lành trong khoảnh khắc, hay trong miên viễn; đó là mùa Xuân của đạo. Điển hình như Mãn Giác thiền sư nhìn thấy cành mai khiến ngài nhận ra thật tướng của các pháp và cảm nhận sự an lành. Sự thấy biết tỉnh giác như vậy được coi là mùa Xuân trong cửa đạo, hay mùa Xuân của sự tỉnh thức, của sự yên lặng, không hoạt động bên ngoài, nhưng hiện hữu ngời sáng thế giới tâm linh là nét đẹp của mùa Xuân dưới mắt thiền sư.

Bóng Mát Mùa Xuân

Mấy mươi mùa xuân đã đi qua trong đời , tôi đã hết cái thời nôn nao đón Tết , háo hức ngóng áo mới , chờ nhận phong bao lì xì …
Xuân là mùa có thời tiết đẹp nhất trong năm , vì vậy mà lòng người cũng phải chuyển biến thích nghi theo , đa số đều mặc định không nên có sự  nhăn nhó hay nét cau có nào trong những ngày đầu xuân , nhà cửa, đường sá bắt buộc phải quét dọn  tươm tất để cảnh quan luôn rạng rỡ  , tưng bừng sắc xuân và vui như  tết !..
Đó là hình thức bên ngoài . Còn nội tâm ? Tâm và cảnh luôn đi đôi với nhau tương ứng . Phật hiện diện ở  cõi Ta bà ( được gọi là uế trược ), nhưng thỉnh thoảng Ngài cũng cho mọi người thấy chánh báo của Ngài và giải thích rằng ” Như lai luôn ở trong cảnh tịnh “, và ngài đã chứng minh bằng cách nhấn ngón chân cái xuống đất , lập tức mọi người đương thời đều thấy cõi Ta bà hóa thành tịnh độ , sạch sẽ , thanh khiết  đẹp vô ngần !
Chúng ta không có được cái tâm và thần thông như  Ngài để y báo chánh gì cũng trang nghiêm , xinh đẹp mà cũng chẳng thể nhấn ngón chân cái xuống đất để biến ngoại cảnh thành diễm lệ nguy nga . Ở Ta bà , nếu giỏi lắm người ta chỉ có thể làm tuyết nhân tạo hay mưa nhân tạo …nhưng mới tạo vùng nhỏ thôi đã tốn khoảng tiền kếch sù – Vậy thì mùa xuân có nhân tạo được không ? Có thể …! – Thậm chí sẽ không phải tốn kém gì , “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ “(  Truyện Kiều ) . Tùy thuộc  vào  sự  nhất tâm mà chúng ta có nhà xuân như trang blog Thu Quyến Rũ của tui nè .
12 tiếng gõ
24ytp5k_zps458608a3
Người ta phỏng vấn một người già trăm tuổi
Nếu được  sống  lại cuộc đời đã qua một lần nữa , ông/bà sẽ sống ra sao ?
Thỉnh thoảng có lẽ ta cũng nên tự hỏi mình một câu như  vậy . Có phải ta cũng thường sống trong quá khứ  hoặc luôn mơ màng đợi chờ ở tương lai mà quên đi cái quà tặng quý báu của cuộc sống chính là sự  hiện diện của ngày hôm nay .Ở đây và bây giờ  .Tiếng Anh có một từ  rất hay là present, có nghĩa là hiện tại , lại có nghĩa là   có mặt , vừa có nghĩa là quà tặng. Nói khác đi , sự  có mặt trong giây phút hiện tại chính là quà tặng của cuộc sống . Ta thường nghe mọi người kêu ca không có thì giờ , lúc nào cũng không có thì giờ .
Một người nằm mơ thấy mình gặp thượng đế và phỏng vấn ngài rằng từ  lúc tạo ra con người đến nay ngài có điều gì ngạc nhiên về họ không ? Thượng đế bảo có , hơi nhiều !.Loài người thật lạ ! Lúc còn nhỏ thì mong cho mau lớn , lúc lớn thì mong cho nhỏ lại .Lúc có sức khỏe thì phung phí để làm cho thật nhiều tiền , rồi lấy tiền đó phục hồi sức khỏe . Còn nữa họ luôn mơ ước sống trong tương lai mà quên hiện tại .Tương lai chưa tới nên kết quả là họ chẳng sống bao giờ  cả !
Xuan_zps782a67eb
Trịnh Công Sơn có lần viết ” Từ  khi trăng là nguyệt cho tôi bóng mát thật là “
“Từ  khi trăng là nguyệt , tôi như  từng cánh diều vui.
Từ  khi em là nguyệt , trong tôi có những mặt trời !”
Nguyễn Công Trứ  thì than “Chữ nhàn là chữ  làm sao!” ông giải thích
“Thị tại môn tiền náo /Nguyệt lai môn hạ nhàn ” . Chợ ở cửa trước thì “náo”, còn trăng vào cửa sau thì “nhàn”

Friday, February 22, 2019

Tiểu Long Nữ 1995

Tôi không phải là người mê truyện kiếm hiệp của Kim Dung  và cũng chẳng bao giờ đọc bất kỳ truyện nào của ổng, truyện ổng viết có hay không tôi không biết nhưng vẫn có những người thích truyện của ổng và họ chuyển thể thành phim với các phiên bản khác nhau từ năm này sang năm kia và nó được đài truyền hình chiếu đi chiếu lại các phim bộ này,Trong truyện Thần Điêu Đại Hiệp có nhân vật là Tiểu Long Nữ được nhắc đến rất xinh đẹp , tôi có thích hình tượng  cô này  trong phiên bản phim 1995 cùng với bài hát chủ đề phim ấy . xin trích dẫn lại bài hát và nhân vật trong phim đó
Tieu-long-nu-doisongphapluat
爱怎么做怎么错怎么看
怎么难怎么教人死生相随
Ài zěnme zuò zěnme cuò zěnme kàn
zěnme nán zěnme jiào rén sǐshēng xiàng suí
Sao tình yêu lại là sai lầm, làm thế nào để thấy, làm thế nào để yêu?
Sao lại khó khăn đến vậy? Sao lại khiến người sống chết bên nhau?

爱是一种不能说只能尝
的滋味试过以後不醉不归
Ài shì yī zhǒng bùnéng shuō zhǐ néng cháng
de zīwèi shìguò yǐhòu bù zuì bù guī
Tình yêu là thứ hương vị không thể nói bằng lời
Đến khi nếm trải rồi sẽ không say không về

等到红颜憔悴
Děngdào hóngyán qiáocuì
Cho dù hồng nhan có phai sắc,

它却依然如此完美
tā què yīrán rúcǐ wánměi
thì tình yêu vẫn hoàn mĩ như thế

等到什么时候 我们才能够体会
Děngdào shénme shíhou wǒmen cái nénggòu tǐhuì
Đợi đến khi nào chúng ta mới hiểu hết được

爱是一朵六月天飘下来
Ài shì yī duo liù yuè tiān piāo xiàlái
Tình yêu như đóa hoa tuyết rơi giữa tháng sáu,

的雪花还没结果已经枯萎
de xuěhuā hái méi jiéguǒ yǐjīng kūwěi
chưa kịp kết trái đã vội héo tàn

爱是一种擦不乾烧不完
Ài shì yī zhǒng cā bù gān shāo bù wán
Tình yêu là giọt nước mắt không thể lau khô,

的眼泪还没凝固已经成灰
de yǎnlèi hái méi nínggù yǐjīng chéng huī
không thể đốt cạn, chưa kịp ngưng đọng đã tan thành tro.

等到情丝吐尽
Děngdào qíngsī tǔ jǐn
Đợi khi tơ hồng đứt rời,

它才出现那一回
tā cái chūxiàn nà yī huí
nó mới xuất hiện một lần

等到红尘残碎
Děngdào hóngchén cán suì
Đợi khi hồng trần lụi tàn,

它才让人双宿双飞
tā cái ràng rén shuāng sù shuāng fēi
nó mới để đôi ta sánh bước bên nhau

阿阿阿………………………………
( ah……………………..)

有谁懂得个中滋味
Yǒu shuí dǒngde gè zhōng zīwèi
có ai cảm nhận được hương vị này không?

爱是迷迷糊糊天地初开的时候
Ài shì mí mí hú hu tiāndì chū kāi de shíhou
Tình yêu là đóa hồng đã nở rực rỡ,

那已经盛放的玫瑰
nà yǐjīng shèng fàng de méiguī
từ thuở đất trời còn sơ khai mơ hồ

爱是踏破红尘望穿秋水只因为
Ài shì tàpò hóngchén wàngchuānqiūshuǐ zhǐ yīnwèi
Tình yêu là phá vỡ hồng trần, nhìn thấu thu thủy chỉ bởi vì

爱过的人不说後悔
àiguò de rén bù shuō hòuhuǐ
người ta yêu không hề hối hận

爱是一生一世一次一次的轮回
Ài shì yīshēng yīshì yīcì yīcì de lúnhuí
Tình yêu là cõi luân hồi chuyển kiếp đời đời,

不管在东南和西北
bùguǎn zài dōngnán hé xīběi
bất kể phương trời nào

爱是一段一段一丝一丝的是非
Ài shì yīduàn yīduàn yīsī yīsī de shìfēi
Tình yêu là những mối tơ vò đầy thị phi

教有情人再不能够说再会
Jiào yǒuqíng rén zàibu nénggòu shuō zàihuì
Khiến những người có tình không thể nói lời chia tay

爱是一朵六月天飘下来
Ài shì yī duo liù yuè tiān piāo xiàlái
Tình yêu như đóa hoa tuyết rơi giữa tháng sáu,

的雪花还没结果已经枯萎
de xuěhuā hái méi jiéguǒ yǐjīng kūwěi
chưa kịp kết trái đã vội héo tàn

爱是一种擦不乾烧不完
Ài shì yī zhǒng cā bù gān shāo bù wán
Tình yêu là giọt nước mắt không thể lau khô,

的眼泪还没凝固已经成灰
de yǎnlèi hái méi nínggù yǐjīng chéng huī
không thể đốt cạn, chưa kịp ngưng đọng đã tan thành tro.

等到情丝吐尽
Děngdào qíngsī tǔ jǐn
Đợi khi tơ hồng đứt rời,

它才出现那一回
tā cái chūxiàn nà yī huí
nó mới xuất hiện một lần

等到红尘残碎
Děngdào hóngchén cán suì
Đợi khi hồng trần lụi tàn,

它才让人双宿双飞
tā cái ràng rén shuāng sù shuāng fēi
nó mới để đôi ta sánh bước bên nhau

阿阿阿………………………………
( ah……………………..)

有谁懂得个中滋味
Yǒu shuí dǒngde gè zhōng zīwèi
có ai cảm nhận được hương vị này không?

爱是迷迷糊糊天地初开的时候
Ài shì mí mí hú hu tiāndì chū kāi de shíhou
Tình yêu là đóa hồng đã nở rực rỡ,

那已经盛放的玫瑰
nà yǐjīng shèng fàng de méiguī
từ thuở đất trời còn sơ khai mơ hồ

爱是踏破红尘望穿秋水只因为
Ài shì tàpò hóngchén wàngchuānqiūshuǐ zhǐ yīnwèi
Tình yêu là phá vỡ hồng trần, nhìn thấu thu thủy chỉ bởi vì

爱过的人不说後悔
àiguò de rén bù shuō hòuhuǐ
người ta yêu không hề hối hận

爱是一生一世一次一次的轮回
Ài shì yīshēng yīshì yīcì yīcì de lúnhuí
Tình yêu là cõi luân hồi chuyển kiếp đời đời,

不管在东南和西北
bùguǎn zài dōngnán hé xīběi
bất kể phương trời nào

爱是一段一段一丝一丝的是非
Ài shì yīduàn yīduàn yīsī yīsī de shìfēi
Tình yêu là những mối tơ vò đầy thị phi

教有情人再不能够说再会
Jiào yǒuqíng rén zàibu nénggòu shuō zàihuì
Khiến những người có tình không thể nói lời chia tay

爱是迷迷糊糊天地初开的时候
Ài shì mí mí hú hu tiāndì chū kāi de shíhou
Tình yêu là đóa hồng đã nở rực rỡ,

那已经盛放的玫瑰
nà yǐjīng shèng fàng de méiguī
từ thuở đất trời còn sơ khai mơ hồ

爱是踏破红尘望穿秋水只因为
Ài shì tàpò hóngchén wàngchuānqiūshuǐ zhǐ yīnwèi
Tình yêu là phá vỡ hồng trần, nhìn thấu thu thủy chỉ bởi vì

爱过的人不说後悔
àiguò de rén bù shuō hòuhuǐ
người ta yêu không hề hối hận

爱是一生一世一次一次的轮回
Ài shì yīshēng yīshì yīcì yīcì de lúnhuí
Tình yêu là cõi luân hồi chuyển kiếp đời đời,

不管在东南和西北
bùguǎn zài dōngnán hé xīběi
bất kể phương trời nào

爱是一段一段一丝一丝的是非
Ài shì yīduàn yīduàn yīsī yīsī de shìfēi
Tình yêu là những mối tơ vò đầy thị phi

教有情人再不能够说再会
Jiào yǒuqíng rén zàibu nénggòu shuō zàihuì
Khiến những người có tình không thể nói lời chia tay
愛是愉快是難過是陶醉是情緒
或在日後視作傳奇
愛是盟約是習慣是時間是白髮
也叫你我乍驚乍喜
Yêu là vui sướng, là khổ đau, là đắm say, là bày tỏ
Hoặc giả ngày sau còn lưu dấu truyền kỳ
Yêu là thề ước, là thói quen, là thời gian, là bạc tóc
Hoặc giả làm cho chúng ta chợt vui chợt buồn
完全遺忘自己
竟可相許生與死
來日誰來問起
天高風急雙雙遠飛
Hoàn toàn quên đi chính mình
Chỉ nguyện có thể cùng sinh cùng tử
Ngày sau có ai hỏi đến
Trời cao lộng gió mãi chắp cánh chung đôi
愛是微笑是狂笑是傻笑是玩笑
或是為著害怕寂寥
愛是何價是何故在何世又何以
對這世界雪中送火
Yêu là mỉm cười, là cười vang, là khúc khích, là vui đùa
Hoặc giả âm thầm sợ hãi tịch liêu
Yêu trông ra sao, đáng giá thế nào, tại vì sao, và từ đâu mà có
Sao có thể thắp lên ngọn lửa giữa thế giới đầy băng tuyết?
誰還祈求什麼
可歌可泣的結果
誰能承受後果
翻天覆海不枉最初
Ai còn khẩn cầu điều gì
Từ kết cuộc vui buồn đan xen
Ai có thể chấp nhận hậu quả
Từ thưở ban đầu chọc trời khuấy nước
有你有我雪中送火
Có nhau, cùng thắp lên ngọn lửa giữa trời tuyết
愛在迷迷糊糊 磐古初開便開始
這浪浪漫漫舊故事
Yêu người từ tận lúc mơ hồ thuở bàn cổ sơ khai
Lãng mạn như những câu chuyện cổ
愛在朦朦朧朧前生今生和他生
怕錯過了也不會知
Yêu người từ tận chốn mông lung tiền kiếp, kiếp này sang lẫn kiếp sau
Chỉ sợ bước qua nhau mà không hay biết
跌落茫茫紅塵南北西東亦相依
怕獨自活著沒意義
Giữa hồng trần mênh mông, đi hết bốn phương vẫn kề vai sát cánh
Chỉ sợ phải sống một mình không còn ý nghĩa
愛是來來回回情絲一絲又一絲
至你與我至生永不闊別時
Yêu là thứ tình cảm đến rồi đi, đi mất lại quay về, vấn vương trăm mối tơ duyên
Cho đến khi người và ta kiếp này vĩnh viễn không biệt ly…
Vietnamese version ~ xD
Cánh chim bạt gió tung lượn đó, vượt ngàn khó.
Không mỏi cánh bay bay đi bay đi khắp phương trời.
Lướt qua biển cát, qua đồi núi, qua đồng cỏ.
Bay lượn trời mây bao la chim bay mãi về đâu?
Chập chùng ngàn phương bóng xé.
Khi trên mây còn sáng mù khơi.
Mà lòng chẳng màn trần thế.
Phương xa xăm ra đi không dừng chân.
Vút trên đầu núi, mây bạc trắng, trên ngọn gió.
Không mỏi cánh bay bay đi bay đi khắp phương trời.
Đã xa rồi nhưng bao ngày tháng nghe mòn mỏi
Xa rồi trần gian vây quanh chân ta những buồn nhớ.
Hồng trần còn nhiều gian dối.
Ta không ham lợi danh cuồng si.
Tìm về vùng trời quên lãng.
Ta phiêu du rong chơi trong trời mây.
À há… Nay không gian đôi ta chẳng phiền lo.
Khi cuộc đời còn nhiều hận thù trên đuôi công danh
Để những nỗi hờn dâng bao thương đau chất cao.
Lửa hận thù lòng người còn nhiều tâm tư gian ngoa
Dối trá, sao ta không thương gây oán thù chi?
Nếu một ngày thật gần cuộc đời nhân gian vui tươi
Thắm thiết, chẳng còn buồn phiền lòng người đổi thay.
Cánh chim bằng lại về một thời khi xưa yêu thương sẽ mãi.
Vô tư  khi nhân gian chẳng phiền lo, chốn phiều bồng.

Thursday, February 21, 2019

Dòng Sông Quê Cũ ( La Playa )

Dòng Sông Quê Cũ ( La Playa )

Có ai về phía thương yêu xa xôi muôn trùng… cách biệt…
Một miền quê cũ có con sông màu xanh bát ngát.
La Playa là giai điệu nguyên thủy của bài hát quen thuộc do nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt. Nó nổi tiếng khi còn là một bản sô lô guitar không lời.


1
Khúc đàn La Playa mang đậm ảnh hưởng của dòng nhạc La Tinh nhưng thật ra bản nhạc này lại do một nhà soạn nhạc người Bỉ tên là Jo Van Wetter viết vào năm 1963.Tác giả bài hát tên thật là Georges Joseph Van Wetter, sinh trưởng trong một gia đình gốc flamand, nhưng cha mẹ ông đến lập nghiệp tại vùng Wallonie chủ yếu nói tiếng Pháp ở Bỉ.
Pierre Barouh  đặt lời ca mới bằng tiếng Pháp cho giai điệu. Khúc đàn trở thành một bài hát và được ca sĩ Marie Laforêt ghi âm vào năm 1964.
La Plage (Marie Laforêt)
Quand sur la plage
Tous les plaisirs de l’été
Avec leurs joies
Venaient à moi
De tous côtés
L’amour offrait l’éternité
A cette image
De la plage ensoleillée
C’est bien dommage
Mais les amours de l’été
Bien trop souvent
Craignent les vents
En liberté
Mon cœur cherchant sa vérité
Vient fair’ naufrage
Sur la plage désertée.
Le sable et l’océan
Tout est en place
De tous nos jeux pourtant
Je perds la trace
Un peu comme le temps
La vague efface
L’empreinte des beaux jours
De notre amour.
Mais sur la plage
Le soleil revient déjà
Passe le temps
Le cœur content
Reprends ses droits
A l’horizon s’offre pour moi
Mieux qu’un mirage
Une plage retrouvée
Mieux qu’un mirage
C’est la plage ensoleillée.
Sau thành công của ca khúc tiếng Pháp, nhiều phiên bản chuyển dịch khác lần lượt ra đời, kể cả tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Còn trong tiếng Việt, bài La Playa có ít nhất hai lời. Bài này từng được tác giả Phạm Duy phóng tác thành nhạc phẩm Dòng Sông Quê Cũ do nhiều nghệ sĩ như N L, K N hay T L ghi âm lại.
Dòng Sông Quê Cũ (LV Phạm Duy)

Giòng sông quê hương – Ngọc Lan hát

Có ai về phía thương yêu xa xôi muôn trùng… cách biệt…
Một miền quê cũ có con sông màu xanh bát ngát.
Ai có về chốn xưa giữa nắng ban chiều,
Xin nhớ qua cây cầu bắc ngang sông đào chốn quê nghèo.
Nhớ hôm nào chúng ta ôm hôn nhau trên cầu ngóng về,
Cùng yêu nhau nhé mãi bên nhau không ai chia rẽ.
Đâu có ngờ chúng ta số kiếp chia lìa,
Ta đã xa nhau rồi, vẫn tin em còn mãi mong chờ.
Dù ta xa cách bến vắng, cuộc đời triền miên,
Mà lòng còn như trôi trên dòng sông nắng ấm.
Đời ta bao lũ cuốn sóng triền miên không ngưng,
Và ta ghé tới bến cũ để hết bơ vơ.
Có ai về phía con sông thương yêu êm đềm… gió thoảng…
Gởi người yêu cũ những tâm tư màu xanh ân ái.
Ai có về chốn xưa có mái tranh nghèo,
Xin ghé qua cây cầu nói tôi vẫn còn nhớ em nhiều.

Toán học với Thiền

Sao lúc này ta lại ham thiền quá đi , suốt ngày thiền và cuối cùng thiền cho ta cái cảm giác trống rỗng bất định
Hay nhỉ  tự  dưng sao ta lại nghĩ ra  toán học với thiền rồi tìm ra được bài này  đây ( TG Lê Anh Chí )
 Mục đích của Thiền quán và Toán học
Mục đích của Thiền quán Phật giáo là sự  giải thoát
Mục đích của Toán học là đáp án cho một vấn đề Toán học, cho một  bài toán
 Thiền quán và Toán học : sự tập trung tư tưởng
Trong Thiền quán có định, có sự  chú tâm, có sự  tập trung tư  tưởng. Bởi lẽ dễ hiểu là nếu ta không chú tâm thì làm sao ta có thể quán chiếu được ? nếu ta không chú tâm thì ta sẽ suy nghĩ vẩn vơ và quán chiếu lung tung xèng
Do đó, sự  tập trung tư tưởng.là một sự  tương đồng giữa Thiền quán và Toán học.
 Thiền quán và Toán học : quán chiếu một đối tượng
Thiền quán và Toán học đều quán chiếu một đối tượng
Đối tượng Toán học là  một vấn đề Toán học, một  bài toán _và để tìm đáp án.
Đối tượng Thiền quán là hơi thở, thân , tâm, các pháp_và không phải để tìm đáp án (thường hành giả đã biết đáp án (ít nhất về lý thuyết)).
Thiền quán và Toán học: tự kỷ ám thị
1) Thiền quán thường có sự  tự  kỷ ám thị
Ví dụ :
a) ‘‘quán tưởng thích tu tập’’ (một trong 7 pháp quán tưởng nói trong Kinh Đại Bát Niết Bàn)
Quán tưởng nhiều rồi hành giả trở thành thích tu tập
b) ‘‘quán rằng ngũ uẩn chẳng phải là ta’’
Khi thành công trong pháp quán này, thì không còn ngã chấp, có thể được giải thoát
2) Toán học cũng có sự tự kỷ ám thị
Ví dụ :
Trên đại học có một môn Toán gọi là Phân Tích Phức Tạp (Complex Analysis) , môn này có
a) mệnh đề sau :
_Hai đường thẳng song song gặp nhau ở một điểm lý tưởng gọi (đại) là Vô Cực ( Vô Cực chớ chẳng phải là +Vô Cực hay -Vô Cực)
b) số ảo i , với đẳng thức:
             i ** 2 = -1
             ( i bình phương = -1 )
             i là số ảo
Khách quan mà nói, thì khó mà chấp nhận rằng mệnh đề và đẳng thức trên là chân lý.
Tuy thế, để học , làm toán và nghiên cứu môn Tóan này, ta phải tìm cách tưởng tượng ra tại sao hai điều trên là chân lý ta phải tự kỷ ám thị tâm trí ta với hai ‘chân lý’ trên
 Vài thành quả đặc biệt của Thiền quán
Sau đây là vài thành quả đặc biệt của Thiền quán
1) Quán hơi thở rồi đạt định
Gọi là đặc biệt ở đây vì : Thiền quán – – > Thiền định
Thực ra thì điều này rất thông dụng và còn là một phương pháp trong Lục Diệu Pháp Môn (Theo dõi hơi thở  – – > định)
Có hai cách đạt định
a) Theo dõi hơi thở ra vào, ngưng sự theo dõi hơi thở , định ở chóp mũi
Và giữ tâm trong cái định này
b) Quán hơi thở ra vào, bỗng dưng đạt định, ở trong định này và tiếp tục quán hơi thở ra vào
2) Quán rồi ngộ tâm không
Quán hơi thở ra vào , sáu căn, sự đớn đau của thể xác và bỗng dưng ngộ tâm không
Hiện tượng này hiếm xảy ra
3) Pháp Bích Quán của Tổ Đạt Ma
Tổ Đạt Ma: “Tinh thần ngưng trụ trong cái định Bích Quán, thì . . . không thấy có ta, người .” (Sáu cửa Thiếu Thất)
(Bích Quán = Quán vách, Quán vách tường.)
Chính ra đây là một pháp định
Những pháp Thiền quán trên là đặc biệt vì :
_     Thiền quán – – > Thiền định
_     Thiền quán – – > Ngộ ( tâm không )
Toán học cũng có Hiện tượng này : tìm đáp án cho một bài toán , quán chiếu riết rồi chẳng giải được lại vô tình tìm ra đáp án cho một bài toán khác
 Những khác biệt của sự quán chiếu giữa Thiền quán và Toán học :
Có nhiều khác biệt của sự  quán chiếu giữa Thiền quán và Toán học , khác biệt ở mục đích, đối tượng, chủ thể
a) mục đích
Như  đã nói,
Mục đích của Thiền quán Phật giáo là sự  giải thoát
Mục đích của Toán học là đáp án cho một vấn đề Toán học, cho một  bài toán
b) đối tượng,
Đối tượng Toán học là  một vấn đề Toán học, một  bài toán _và để tìm đáp án.
Đối tượng Toán học là  một vấn đề.
Đối tượng Thiền quán là hơi thở, thân , tâm, các pháp_và không phải để tìm đáp án (thường hành giả đã biết đáp án (ít nhất về lý thuyết).
Đối tượng Thiền quán là một thực thể. Thực thể của thân , tâm,vạn vật.
c) chủ thể
Toán học bất cần chủ thể vui buồn tốt đẹp ra sao, miễn là môn Toán được phát triển là được.
Thiền quán chú ý nhiều đến chủ thể, với ý đồ cải cách, cải biến chủ thể _tức tâm của hành giả.
Thiền quán và Toán học : cố định và luân lưu
Toán học: sự  chú tâm ở một vấn đề sống động và chủ thể luân lưu theo lý luận, theo ý tưởng, theo đáp án sơ khởi ( Thường phải qua nhiều đáp án sơ khởi, thì Toán học gia mới tìm ra đáp án)
Còn Thiền quán :
1) Quán để định
Chỗ định của Thiền: cố định
2) Quán để Quán
Chỗ quán của Thiền : luân lưu ( trong một buổi Thiền quán Tứ Niệm xứ, có rất nhiều đối tượng : bụng phồng lên, chân giở lên, đặt xuống vv)
Chủ thể của Thiền quán : chẳng luân lưu. Nếu tâm của hành giả luân lưu, vô định thì đó là hành giả đã tu sai.
Thiền quán luyện vọng-tâm, Toán học thỏa mãn nhu cầu trí óc (và tâm lý)
Toán học gia làm toán vì thích toán, vì thích giải toán.
Đáp án tìm ra thì Toán học gia thấy rất sướng, rất đã
Toán học thỏa mãn nhu cầu trí óc (và tâm lý) _có thể nói là sinh lý, của Toán học gia. Toán học luyện trí , nhưng vọng-tâm chỉ được thỏa mãn thôi, chẳng được cao thăng.
Còn Thiền quán :
1) Quán để định
Thiền định làm cho tâm trở nên an vui, an tĩnh
Ví dụ : an trú vào các tầng thiền như Nhị, Tam, Tứ  thiền
Sau khi đã thuần thục tu nhập các tầng thiền , thì tâm ta trở nên nhu thuận : ta có thể tùy nghi mà ‘bắt’ tâm ta vào một cảnh giới thiền mà ta muốn. Nên, cuối cùng được giải thoát.
2)  Quán để Quán
Cũng như  Thiền định Thiền quán luyện vọng-tâm
Ví dụ :
a) ‘‘quán tưởng thích tu tập’’ (một trong 7 pháp quán tưởng nói trong Kinh Đại Bát Niết Bàn)
Quán tưởng nhiều rồi hành giả trở thành thích tu tập
b) ‘‘quán rằng ngũ uẩn chẳng phải là ta’’
Khi thành công trong pháp quán này, thì không còn ngã chấp, có thể được giải thoát
Thiền quán luyện vọng-tâm , làm vọng tâm được cao thăng, có thể được trở thành tuệ giải thoát, trở thành tâm giải thoát. 

GIÁ TRỊ TÂM LINH CỦA NGÀY RẰM THÁNG 10 - TẾT HẠ NGUYÊN

Theo phong tục tập quán xưa của người Việt, rằm tháng Mười hay còn gọi là Tết Hạ nguyên hàng năm được tổ chức trọng thể, vượt ra ngoài phạm ...