Tuesday, March 15, 2022

NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ SỐ PI VÀ NGÀY 14/3

 14/3 là một ngày khá đặc biệt, ngày của con số Pi thần thánh. Nhưng số Pi (3,14) có liên quan gì đến 14/3?

Có chứ, vì có số 14 và số 3 trong ngày 14/3 và ở các nước theo lịch tháng trước ngày sau (như Mỹ chẳng hạn) thì được viết thành 3/14! Nhiều người yêu toán học kỷ niệm ngày của Pi bằng việc ăn một chiếc bánh (“Pi” đọc đồng âm với “pie”, là bánh nướng tròn), trên đó có in chữ P theo ký tự cổ Hy Lạp, và viền của bánh được viết bằng cả chục con số nữa (trên thực tế, sau 3,14 là hàng triệu chữ số nữa. Năm 2014, với sự hỗ trợ của máy tính, người ta tính được rằng, số Pi dài tới…. 13.300.000.000.000 chữ số, và có lẽ con số vẫn chưa dừng lại ở đây).

Nhưng tại sao số Pi lại khiến người ta phát rồ đến như thế? Đơn giản, nó là một hằng số gây ám ảnh đối với nhiều thế hệ các nhà toán học. Pi chính là tỉ lệ giữa chu vi của đường tròn C với đường kính của nó d. Tỷ lệ C/d luôn không bao giờ thay đổi, bằng xấp xỉ 3,14, bất kể kích thước của đường tròn dù to hay nhỏ. Nhiều người tin rằng, người Ai Cập cổ đại từ hàng nghìn năm trước đã biết số Pi này rồi trong quá trình xây dựng các Kim tự tháp, khi họ tạo ra chúng theo tỉ lệ đường tròn. Mấy trăm năm trước công nguyên, ở Ấn Độ, người ta cũng đã tìm ra được tỷ lệ này. Kinh thánh Hebrew hơn 2 nghìn năm trước cũng đã nói đến số Pi.
Thế rồi nhà toán học người Hy Lạp Archimedes (bạn nhớ câu chuyện Eureka chứ?) đã phát minh ra một thuật toán để tính giá trị của số Pi vào khoảng 2400 năm trước đây, với Pi được dùng để tính chu vi của các đa giác nội tiếp và ngoại tiếp đường tròn. 100 năm sau, một nhà toán học đã tính ra được số Pi bằng 3,1416, và sau đó, qua nhiều thế kỷ, bằng việc sử dụng thuật toán đa giác, người ta tính được chính xác hơn nữa, với việc tìm ra vài chục rồi vài trăm, rồi cả nghìn con số thập phân đứng sau 3,14.

Nhà toán học đầu tiên dùng ký hiệu Pi bằng tiếng Hy Lạp là William Jones trong một công trình công bố vào đầu thế kỷ 18, với ký tự ấy là chữ đầu tiên trong một từ Hy Lạp có nghĩa là “viền ngoài” (chu vi). Số Pi đã được sử dụng rất nhiều trong khoa học. Các nhà thiên văn học Copernicus và Galileo Galilei đã dùng nó để tính toán khoảng cách đến các hành tinh cũng như kích thước của chúng. Nó còn được dùng trong xác suất thống kê, toán học (hình học và lượng giác), kỹ thuật và địa chất…
Ngày của Pi đầu tiên được kỷ niệm ở Mỹ ngày 14/3/1988, theo đề xuất của nhà vật lý Larry Shaw. Năm 2009, để khuyến khích học sinh, sinh viên và giáo viên đam mê toán học, Hạ viện Mỹ chọn ngày 14/3 hàng năm làm Ngày của số Pi. Vậy đấy, đúng là người ta rất thích con số đặc biệt này, đến mức nó xuất hiện trong cả văn hoá đại chúng. Những ai đã đọc tiểu thuyết “Cuộc đời của Pi” của Yann Martel (và xem phim của đạo diễn Lý An) có thể đặt ra câu hỏi, tại sao tên nhân vật chính lại là Pi? À, bởi cậu ấy có thể nhớ được hàng chục con số thập phân của Pi. Rất nhiều những cuộc thi nhớ số Pi đã được tổ chức trên thế giới.
Quyển sách cho bạn
Phu-thuy-so-hoc

No comments:

ÁP GIẢI PHẠM NHÂN

  Hai nữ công an áp giải phạm nhân trông xinh quá , đồng chí ngồi  bên trái có một cách nhìn thật quyến rũ