Tuesday, March 29, 2022

BẢN CHẤT CỦA VIỆC YÊU THÍCH MỘT NGƯỜI LÀ GÌ?

 Mọi loại tình cảm trên đời này, thật ra đều là “Hiệu ứng Franklin."

Tiêu đề: Lý do cơ bản cho việc một người yêu một người khác là gì?

Do ngoại hình của đối phương? Phẩm cách của đối phương? Địa vị của đối phương? Danh tiếng của đối phương? Hay tài sản của đối phương?

Tất cả đều không phải. Vậy cuối cùng là tại sao?

1. Đầu tiên phải kể đến một câu chuyện nổi tiếng:

Giai đoạn chiến tranh thế giới thứ 2, người Do Thái bị quốc xã Đức đàn áp. Hai người anh em Do Thái đã thảo luận về việc nhờ ai giúp đỡ và ý kiến của bọn họ không giống nhau. Người em trai muốn yêu cầu ngân hàng mà bố của họ đã từng tài trợ giúp đỡ, và ngân hàng ấy cũng đã rất nhiều lần bày tỏ sẽ báo ơn nếu có cơ hội. Người anh lại nhận định rằng, nên tìm sự giúp đỡ của một người thương gia đã từng tài trợ tiền cho gia đình họ khi mới bắt đầu kinh doanh. Không ai chấp nhận ý kiến của ai, vì vậy họ chia nhau ra làm theo ý bản thân và mất liên lạc. Nhiều năm sau, người anh trai – nhận được sự giúp đỡ của thương nhân buôn gỗ trốn đến Nhật Bản, quay về nước tìm em trai mình, phát hiện em trai đã chết ở Auschwitz. Sau đó, người anh đã tìm thấy trong kho lưu trữ của quốc xã Đức về hồ sơ điện thoại báo nơi ẩn náu của em trai mình mà người gọi chính là nhân viên ngân hàng.

Người anh thở dài: “Người đã từng giúp đỡ bạn, đáng tin cậy hơn người bạn từng giúp đỡ.”

Bài viết  xem ở link bên dưới 

https://tamlyhoctoipham.com/ban-chat-cua-viec-yeu-thich-mot-nguoi-la-gi

tóm tắt lại một vài điểm chính

Franklin từng nói: “So với người đã được bạn giúp đỡ, những người đã giúp đỡ bạn sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn một lần nữa.” ...

...

Vì vậy, các nhà tâm lý học của các thế hệ sau đưa ra kết luận:” Cách tốt nhất để khiến người khác thích bạn không phải là giúp đỡ họ, mà là để họ giúp đỡ bạn.”

Đây là nguồn gốc của "hiệu ứng Franklin” nổi tiếng.

Đại văn hào Tolstoy cũng đồng ý với hiệu ứng này.

Ông từng viết trong cuốn “Chiến tranh và Hòa bình”:

"Chúng ta không yêu họ vì họ tốt với ta, mà vì ta yêu họ nên ta đối tốt với họ.”

Mà cái “tốt” trong câu của Tolstoy thực chất chính là trao sự giúp đỡ.

Chúng ta có thể thử tìm hiểu về câu chuyện “Hoàng tử bé” của nhà văn Pháp Exupery:

“Hoàng tử bé sống trên một hành tinh nhỏ, và một ngày nọ, một bông hồng xinh đẹp nở rộ lên trên hành tinh này. Hoàng tử bé chưa bao giờ nhìn thấy một bông hồng đẹp như vậy, vì thế mỗi ngày cậu đều chăm sóc và bảo vệ bông hoa ấy. Cậu nghĩ đó là bông hoa hồng duy nhất trong vũ trụ, đẹp hơn tất cả các loài hoa. Rồi một ngày nọ, cậu đến trái đất và thấy rằng có 5000 bông hồng gần như giống hệt nhau trong một khu vườn. Ngay lúc đó cậu cuối cùng cũng biết rằng tất cả những gì cậu có là một bông hoa bình thường. Phát hiện này khiến Hoàng tử bé rất buồn. Nhưng mặc dù vậy, không biết tại sao, cậu vẫn không thể bỏ xuống bông hoa hồng của mình. Cho đến tận một ngày một con hồ ly nói với cậu :”Bởi vì cậu bỏ thời gian và tâm huyết của mình đi chăm sóc bông hoa ấy, mới làm cho bông hoa của cậu trở nên đẹp hơn.” Hoàng tử bé chợt nhận ra, dù trên thế giới có vô số bông hoa hồng, nhưng bông hoa ở trên hành tinh của cậu ấy là độc nhất vô nhị. Bởi vì cậu từng tưới nước cho nó, từng bảo vệ nó, nói chuyện với nó, cùng nó yên lặng,… Thế nên nó là bông hoa độc nhất vô nhị trong cậu.

No comments:

GIÁ TRỊ TÂM LINH CỦA NGÀY RẰM THÁNG 10 - TẾT HẠ NGUYÊN

Theo phong tục tập quán xưa của người Việt, rằm tháng Mười hay còn gọi là Tết Hạ nguyên hàng năm được tổ chức trọng thể, vượt ra ngoài phạm ...