Saturday, January 30, 2021

Tiếng Chuông Chùa

Tôi không còn sinh hoạt ở BGVN cũng như AL nữa nhưng tôi vẫn phải thừa nhận rằng  những ngày tôi còn sinh hoạt ở đó chính là lúc tôi vui nhiều hơn buồn . Dù tôi hay chê bai họ nhưng ở đó tôi cũng tìm được cho tôi một người yêu đầy cảm xúc  và có một vài người bạn có cùng tư tưởng với tôi. Ở  AL tôi còn mượn được cả vợ của admin AL  và chuyện này sẽ kể sau. Hiện nay  có hai người ở AL thời hưng thịnh đó đã trở thành nhà sư và tôi mong rằng một ngày nào đó tôi sẽ đến thỉnh giáo họ về chuyện tu học.

Có những buổi chiều nghe tiếng chuông chùa bỗng thấy lòng mình thật khác lạ. Tất cả những thứ , những điều ta cảm nhận vào buổi chiều khác rất xa so với buổi sáng cũng như buổi trưa. Ngày xưa mở một topic trên BG hoặc AL  với chủ đề nhạy cảm là khối đứa nhảy vào comment  như cái đám ruồi nhặng nó bu vào những cái thứ họ thải ra. Còn bây giờ thì tụi nó chán rồi  đúng là hết thời. Admin ngày xưa được tung hô chúc mừng , cả con mẹ Orchis người yêu của tui cũng luôn like hoặc nịnh bài của admin ( admin chảnh lắm chẳng bao giờ nó like bài của thành viên đâu ). Bây giờ tôi chúc mừng cho thời hoàng kim của chúng nó đã ra đi mãi mãi.

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi .
( trích thơ Tản Đà )
Khi thời hoàng kim đã đi mất chỉ còn lại một đống hoang tàn đổ nát , có một số người muốn xây dựng lại trên đống đổ nát đó nhưng lực bất tòng tâm .
Không! tôi chưa để lực bất tòng tâm.
Bởi vì tôi luôn nghe tiếng chuông chùa
142488323_10164718487385022_2275833422022607510_o
Theo tín ngưỡng của Phật giáo đồ cho rằng âm vang của chuông thần biến khắp  muôn nơi vạn hướng làm vơi bớt nỗi đau khổ  của cuộc đời , thấu đến cõi địa ngục u ám, chúng sanh nào bị đoạ nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông này liền được giải thoát...

Từ nghìn xưa tiếng chuông chùa, luôn tô điểm cho bức tranh thiên nhiên thêm sống động nhất là giữa lúc sương mù lan toả, dưới ánh trăng ngà, con người đã cảm nhận một cách trọn vẹn như hơi thở như nhịp đập con tim. Trong bài Hà Nội Tức Cảnh nhà thơ Dương Khuê đã thật sự cảm xúc:

Phất phơ ngọn trúc trăng tà

Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày An Thái mặt gương Tây Hồ

Chuong-chua

 Đời sống tâm linh và xã hội đã hoà quyện vào nhau thành một thực thể, cùng một lúc ta tiếp xúc trọn vẹn cả hai cội nguồn tâm linh và huyết thống, chính là nét nhân bản đẹp đẽ muôn đời của tổ tông từ cuộc sống hiện tại cho đến mai sau. Ta lại nghe âm điệu của tiếng chuông chùa buồn bả ngân lên chia sẻ cùng sông núi trong hoàn cảnh tan thương, suy sụp của đất nước quê hương:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Thiên Mụ Canh gà Thọ Xương

Tiêu điều mặt nước sông Hương

Héo khô đỉnh Ngự tan thương cổ thành.

(Ca dao)

Làm sao mà không cảm xúc được khi  hồi chuông thu không thong thả ngân dài trong đêm trường tịch mịch, có năng lực thức tỉnh lòng người đang còn nặng kiếp trần ai:

          “Tiếng chuông ngân ngợi trong đêm vắng

          Thử hỏi lòng ai đã tỉnh chưa” 

Sunday, January 24, 2021

Quel Punto ( Rồi em sẽ quên )

 Có những lúc chỉ muốn nghe nhạc  nghe một ai đó hát và  cũng chẳng cần biết bài hát đó như thế nào nữa. Chỉ cần những giai điệu tưng tưng trong lòng để cho những nỗi buồn đang xâm chiếm trong cõi hồn ta theo gió bay đi xa thật xa.

Có những bài hát vô duyên đến nỗi ta chẳng hiểu nổi lời ca mà tác giả bài hát muốn nói là gì và ta cũng chẳng cần biết đến lời ca đó nữa.

Một bản nhạc Ý ( không có phần English translation )

Chỉ hiểu sơ sơ thôi : bài hát nói về một anh chàng  giả gái , anh chàng phải độn ngực ( làm vú giả ) và anh chàng phải trang điểm như một cô gái. Có lẽ nhạc sĩ sáng tác bài hát này  đang chế giễu anh chàng đỏm dáng. Chúng ta nghe thấy cái đoạn đọc ráp và đoạn đầu có tiếng cười  hahaha.

 

Quel Punto

Adriano Celentano

Ci sara' pure
Un motivi ci sara'
Perche' sei nata
Diversa da me
E perche' mai proprio in quel
Punto li'...
Proprio in quel punto dove fai
La pipi'
Ah! Ah! Ah!
Un motivo ci sara'
Se I tuoi capezzoli
Li amo piu' dei miei
Piango non per me ma
Per gli amici miei
Se vi amate tutte quante
Fra di voi
Dimmi un po' che cosa ne
Sara' di noi
Piango non per me
Ma forse piu' pet te
E piango anche per chi la luce
Non vedra'
Poiche nel buio di quel punto
Restera'
Gli uomini gia' scarseggiano
E tu somigli sempre de piu' sempre de piu'
A un gallo
Che non cantere'
Rimpiangerai quegli attimi sotto le lenzuola
Quando tu ed io eravamo diversi
Quando di me ti piaceva cio' che tu non
Hai...
Ed e' per questo che io sono nato
Cosa mai faro' senza di te...
Non me la sento dia amare uno che in
Quel punto li'...
E'uguale a me
La notte e' buia
Tu non sei con me
E I marciapiedi
Son pieni di quei maschi
Chevi han fregato
La femminilita'
Donne perfette tranne
In quel punto li'...
Ah! Ah! Ah!
Tentato io sarei
Ma che sorpresa avro'
Quando la spogliero
Oh Oh Oh Oh Oh... Gallo
Oh Oh Oh Oh Oh... Gallo
Rimpiangerai quegli attimi fra le
Lenzuola
Quando tu ed io eravamo diversi
Quando di me ti piaceva cio' che tu non
Hai...
Ed e' per questo che io sono nato
Cosa mai faro' senza di te
Non me la sento di amare uno che in
Quel punto li'...
E' uguale a me

Saturday, January 23, 2021

Phật Quốc Ký Sự

 T/G Thích Phước Tiến

Lời mở đầu cho quyển sách Phật quốc ký sự

Nhân loại có hai nguồn văn minh lớn, đó là văn
minh phương Đông và văn minh phương Tây. Các thể
loại văn hóa, nghệ thuật, triết học, thiên văn học… hầu
hết các nguồn văn minh này được khởi nguồn từ thời cổ
đại ở các quốc gia như Hy Lạp và La Mã thuộc phương
Tây - Trung Quốc và Ấn Độ thuộc phương Đông. Khi
nói đến tiến bộ văn hóa phương Đông, Ấn Độ cũng như
Trung Quốc, đạo đức tâm linh và tôn giáo đóng vai trò
rất quan trọng. Khi đề cập đến văn minh Ấn Độ, chúng
ta phải thừa nhận rằng, Ấn Độ là cái nôi của văn hóa
lễ hội và là xứ sở tôn giáo đa phức. Gần như xuyên suốt
quá trình phát triển văn hóa Ấn Độ, lễ hội và tôn giáo
luôn gắn liền với mọi sinh hoạt truyền thống của người
dân Ấn, và nét đặc trưng này không chỉ tồn tại trong thời
sơ khai, thậm chí bây giờ nó vẫn còn phản ánh trong đời
sống thường nhật của họ.

Phật giáo được xem là một trong những tôn giáo có
mặt sớm nhất trong thời văn minh Ấn Độ cổ đại, vào
thế kỷ VI trước kỷ nguyên Tây lịch. Một điều đặc biệt
là, Phật giáo không mang tính tôn giáo đơn thuần chỉ
phục vụ cho tín ngưỡng lễ hội, mà ngoài tính triết lý siêu
thế đạo Phật còn là một phương pháp sống hết sức thiết
thực nhằm xoá đi nỗi đau khổ và giúp con người trong
mỗi thời đại, tìm được hạnh phúc an lạc cho chính bản
thân mình ngay tại cõi đời này. Vì vậy, ngày nay đạo
Phật càng được nhiều người biết đến; sự quan tâm của
các ngành khoa học, giới học giả và những nhà nghiên
cứu xem những lời dạy của đức Phật là một đề tài lớn,
cần được tìm hiểu và thảo luận một cách kỹ càng để lấy
những tinh hoa Phật giáo ứng dụng cho việc xây dựng
hạnh phúc cho nhân loại trong thế kỷ XXI. Do đó, những
gì liên quan đến Phật giáo, cho dù hiện nay chỉ là những
di tích cũ mục còn sót lại, cũng cần được giới thiệu để mọi
người biết đến như những chứng tích hùng hồn về sự thật
lịch sử của một tôn giáo với bề dày gần 3.000 năm.

8c3982406f7e9f20c66f

Trích dẫn từ sách

3. Linh thọ Bồ Đề
Linh Thọ Bồ Đề phía sau tháp Đại Giác.

Chúng ta được biết đức Phật thành đạo dưới cội cây
Pippala, loại cây linh thiêng trong tín ngưỡng truyền
thống Ấn Độ, bởi họ tin tưởng rằng loài cây này có
nhiều thần linh trú ngụ. Vì đức Phật giác ngộ dưới cội
cây Pippala nên chúng ta lấy sự kiện đó đặt tên cho
loại cây này là Bồ Đề (Boddhi), nghĩa là cây giác ngộ.
Chính tại dưới gốc cây này, đức Phật đã phát lời thệ nguyện:

“Nếu không đạt thành chánh giác, dù cho thịt
nát xương tan, ta quyết không đứng dậy rời khỏi chỗ
ngồi này”(Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm).
Loại cây này rất dễ nhận diện nhờ vào chiếc lá hình
quả tim, rất phổ biến, chúng ta đi khắp nơi trên đất Ấn
chỗ nào cũng thấy bóng dáng của nó. Ngày nay loại
cây này không còn lạ gì trong mắt người Việt Nam,
nhất là người Phật tử, cây Bồ Đề luôn ẩn hiện trong
lòng một cảm giác thiêng liêng, không phải bị ảnh
hưởng bởi tín ngưỡng Ấn Độ mà vì nó liên quan đến từ
ngữ đặc trưng trong Phật giáo: Bồ Đề - Giác Ngộ. Mặc
dù vậy nhưng không có một cây Bồ Đề nào trên đất
Ấn hay trên mọi miền thế giới có giá trị từ tâm linh
đến lịch sử như linh thọ Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng,
vì nó chính là hậu thân nhiều đời từ cây thủy tổ, cây đã
từng che mưa đỡ nắng trong suốt bốn mươi chín ngày
đêm trước khi đức Phật giác ngộ.

Tuesday, January 19, 2021

Bài báo : chu kỳ Saros

 Toán học - toán học - toán học  đây

Bài viết " Tìm hiểu sao La Hầu và sao Kế Đô "  tôi đã edit lại từ một bài viết trong tạp chí pi này

Tạp chí Pi của tết "năm con chó"

1

Sau đây là đoạn mở đầu trong một bài viết:

SỐ HOÀN HẢO - DỰ ĐOÁN, SAI LẦM VÀ KỶ LỤC

Ngày 4 tháng 1 năm 2018, cộng đồng toán học thế giới nhận tin vui: tìm ra số hoàn hảo thứ 50. 
Đây là số lớn kỷ lục trong 50 số hoàn hảo được biết tại thời điểm bài viết này được hình thành (8 giờ sáng ngày chủ nhật 7/1/2018), nó gồm khoảng 46,5 triệu chữ số!

Bạn có thể hình dung được độ lớn đó không? Nếu viết lần lượt các chữ số của số đó với cỡ chữ 10 pt, bạn sẽ cần một băng giấy dài khoảng...120 km, tức là dài hơn khoảng cách từ Hồ Hoàn Kiếm đến Ninh Bình!

Vậy thì, số hoàn hảo là gì? Và tại sao người ta quan tâm đến nó? Câu hỏi này đưa chúng ta về với Toán học của Hy Lạp cổ đại.

1. Pythagoras và dự đoán thiên tài: thế giới số.

Tui  rất yêu thích Triết học Pythagore.

139887176_10164647023375022_668334988350985078_o

Trong toán học cũng có những vấn đề như trong nhân sinh. Trước đây 2300 năm, nhà Toán học Hi Lạp, Euclide phát biểu: – “Từ một điểm ngoài đường thẳng, ta chỉ vẽ được một và chỉ một đường thằng song song với đường thẳng đã cho”!
Ai muốn học toán lên cao bắt buộc phải chấp nhận lời yêu cầu này. Vì đây là một điều hiển nhiên. Thế mà ở Anh, Remann lại phát biểu: – “Từ một điểm ngoài đường thẳng, ta không vẽ được một đường thẳng nào song song với đường thẳng cho trước”!
Chưa hết! Sau đó nhà toán học Laubatchewsky lại phát biểu: – “Từ một điểm nằm ngoài đường thẳng, ta có thể vẽ được vô số đường thẳng song song với đường thẳng cho trước”!
Thế có trái ngược không? Hai định đề sau đây phải là sai (vì sai đâu là định đề!), ở toán cao cấp người ta vẫn dùng nó. Tất nhiên muốn dùng nó phải tùy theo điều kiện. Người ta thường nói, “chân lý ở bên này Pyrréneés, sang bên kia trở thành nghịch lý”. Đúng hay không đúng còn tùy theo hoàn cảnh.

Thursday, January 14, 2021

Âm Lịch - Âm Dương Lịch

 Lịch pháp truyền thống của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Hoa, dùng can chi để ghi năm, tháng, ngày, giờ. Cái gọi là “can chi” là tên gọi tắt của “Thiên can” và “Địa chi”. Trong đó “Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý” là mười thiên can. “Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi” là mười hai địa chi. Ghi năm theo trình tự can chi lấy ra mỗi thứ một chữ, bắt đầu bằng chữ Giáp, 60 năm tuần hoàn một lần, lặp đi lặp lại cho tới vô cùng.

Mỗi một thời khắc đều được đánh dấu từ can chi của năm, tháng, ngày, giờ, do đó tổng cộng có tám chữ. Ví dụ, 6 giờ sáng ngày 06 tháng 06 năm 2006, cũng thuộc về “Giờ Tân Mão, ngày Bính Dần, tháng Giáp Ngọ, năm Bính Tuất”, Khi đó “Sinh thần bát tự” (ngày tháng năm sinh) của một người được gọi là “Bính Tuất, Giáp Ngọ, Bính Dần, Tân Mão”.

Sau khi lịch sử Hoàng triều được kiến lập, Hoàng đế lên ngôi, hoặc phát sinh đại sự, thiên tai… đều sửa niên hiệu, do đó trong lịch pháp lại thêm vào niên hiệu. Ví như chúng ta đã quen thuộc với các niên hiệu: “Trinh Quán”, “Vĩnh Lạc”, “Khang Hy”, v.v.. chúng đều là niên hiệu.

Lịch thư truyền thống của hoàng triều đều do Hoàng đế ban bố, có liên hệ trực tiếp đến niên hiệu Hoàng đế, đồng thời do chính quyền khắc ấn, do đó lịch pháp truyền thống được gọi là “Hoàng lịch”. Cũng bởi vì lịch pháp sớm nhất khởi nguồn từ Hoàng Đế, do đó cũng gọi là “Hoàng lịch”.

613-700x366

Bản chất của lịch pháp truyền thống

Âm Dương hợp lịch, Âm Dương cân bằng

Lịch pháp truyền thống là lịch kết hợp giữa Âm và Dương, chứ không đơn thuần là Âm lịch. Ví dụ về lịch Âm đơn thuần là lịch Hồi giáo. Cơ sở tính tháng của nó đều dùng chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng, mỗi năm 12 tháng, khoảng 354 ngày, cho nên cứ 33 năm lại cách một năm so với Công lịch.

Cổ nhân chú trọng Âm Dương hòa hợp đã lập ra lịch pháp truyền thống, đồng thời cũng quan tâm tới chu kỳ mặt trăng tròn khuyết và chu kỳ trái đất xoay quanh mặt trời. Độ dài bình quân của lịch tháng gần giống với tháng Sóc vọng (tháng mặt trời). “Ngày sóc” (mùng 1), mặt trăng nằm giữa mặt trời và trái đất, nửa bán cầu được mặt trời chiếu sáng sẽ quay lưng về phía Trái Đất, ngày hôm đó đứng trên trái đất không nhìn thấy Mặt Trăng. Giữa tháng là “ngày vọng” (ngày rằm – ngày trăng tròn).

Thông qua việc đặt ra tháng nhuận, khiến độ dài bình quân của lịch năm tiếp cận với năm hồi quy là một loại lịch kết hợp Âm Dương “tháng Âm năm Dương”. Nó vừa có thể khiến mỗi một năm về cơ bản đều phù hợp với thay đổi của từng mùa, lại có thể khiến ngày của mỗi tháng đối ứng với Mặt Trăng.

Lịch pháp sớm nhất của Trung Quốc là do Hoàng đế Hiên Viên ban bố. Hoàng đế Hiên Viên được tôn xưng là “Nhân văn sơ tổ” (Ông tổ nhân văn), do đó có thể thấy rằng người Trung Quốc rất coi trọng lịch pháp. Hoàng đế Hiên Viên là người sáng lập ra văn hóa Đạo gia, bởi vậy người Trung Quốc từ thuở văn minh sơ khai đã rất coi trọng học thuyết Âm Dương của Đạo gia. Lịch pháp cũng biểu đạt về khái niệm cân bằng Âm Dương.

“Thiên nhân hợp nhất”, kính Thiên tín Thần

Văn hóa truyền thống coi trọng “Thiên nhân hợp nhất”. Đạo gia cho rằng con người chính là một tiểu vũ trụ, bởi vậy rất coi trọng việc quan sát thiên tượng. Thời đầu nhà Hán khi Tư Mã Thiên viết “Sử Ký”, ông đã viết riêng một chương “Thiên quan thư”, trình bày hết sức tỉ mỉ vị trí, quy luật vận hành của tinh cầu và sự ảnh hưởng của nó đến các sự việc tại nhân gian.

Do Thiên can địa chi đối ứng với ngũ hành, hơn nữa còn đối ứng với vị trí, màu sắc, các mùa, ngũ tạng, kết cấu xã hội, v.v.. do đó nó đã trở thành căn cứ chủ yếu của dự đoán học Chu Dịch. Lấy can chi để ghi tháng (nguyệt), tức là Chu Dịch dự đoán cũng phải căn cứ vào lịch pháp truyền thống.

Hoàng lịch truyền thống thể hiện đầy đủ tư tưởng Âm Dương Ngũ Hành, ẩn chứa quy luật diễn hóa tuần hoàn của tự nhiên, tức là kết quả tác dụng của tương tác giữa thời (thời gian) và không (không gian – phương hướng), và giữa “Âm” và “Dương”.

Đồng thời, lịch pháp truyền thống còn phản ánh vũ trụ quan của cổ nhân về tương sinh tương khắc, họa phúc hoán chuyển, thay triều đổi đại, tuần hoàn lặp lại. Điều phản ánh phía sau là văn hóa Đạo gia và xã hội truyền thống kính sợ Thiên Địa, Thần linh, cân nhắc tới giá trị quan thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

Tác hại của việc gọi sai tên lịch pháp truyền thống

Lịch pháp truyền thống là “Âm Dương hợp lịch”, khi gọi “Âm lịch” đã phá vỡ đi quan niệm Âm Dương cân bằng trong văn hóa truyền thống. Ngoài ra, “Âm lịch” có thể khiến một số người hiểu lầm rằng đây là lịch cho người đã chết (người cõi “Âm”), còn người đang sống thì chỉ dùng “Dương lịch” mà thôi.

Tuy vậy, dù sao “Âm” vẫn là cách nói của Đạo gia, vẫn là mang theo nội hàm tu luyện. Vào năm 1968, chính quyền Trung Quốc mượn cớ phá bỏ “Tứ Cựu” đã gọi Hoàng lịch thành “Nông lịch”.

Gọi lịch pháp truyền thống thành Nông lịch, khiến mọi người sinh ra một loại ảo giác, dường như tác dụng của lịch pháp truyền thống chỉ giới hạn trong nông nghiệp, cần thiết cho việc tính toán thời vụ, không có quan hệ gì nhiều đối với xã hội hiện đại. Lịch pháp truyền thống do đó mà bị gạt sang một bên.

Trên thực tế, tác dụng của Hoàng lịch truyền thống tuyệt nhiên không chỉ giới hạn trong nông nghiệp. Nó có mối quan hệ trực tiếp với cuộc sống của nhân dân, là trực tiếp phản ánh mối quan hệ giữa “Thiên Địa Nhân”, lấy thiên can địa chi làm cơ sở, căn cứ theo ngũ hành sinh khắc mà xác định cát, hung, hợp, kỵ trong mỗi ngày, và lấy việc kính Thiên tín Thần làm trọng tâm cho các hoạt động tế tự, ngày Tết.

Gọi Hoàng lịch truyền thống là “Âm lịch” hay Nông lịch đã hạ thấp giá trị và làm mất đi nội hàm văn hóa rộng lớn của Hoàng lịch, cắt đứt sự truyền thừa của văn hóa truyền thống. Giới trẻ ngày nay nói đến Nông lịch, chỉ biết nó có liên quan đến vài ngày lễ truyền thống thưa thớt còn sót lại và liên quan tới việc nhà nông, chứ không biết trong đó có ẩn chứa nội hàm văn hóa truyền thống sâu sắc.

Khôi phục lại tên gọi chân thực của “Hoàng lịch” không chỉ là thay đổi danh xưng, mà còn là sự trở về với truyền thống, tôn kính Thiên Địa Thần linh, và thấu hiểu vị trí của con người trong vũ trụ bao la rộng lớn này.

Monday, January 11, 2021

Yêu em vào cõi chết ( Cho người tình lỡ )

Khởi động lại một bộ phim mình đã từng yêu thích

Phim Make up khai thác đề tài  bách hợp giữa cô giáo và học sinh  ( cũng có khá nhiều bộ phim có cốt truyện là tình cảm giữa cô trò ) trong phim cảnh lãng mạn giữa hai người khiến tim tôi thổn thức.

Phần  mở đầu cho bộ phim này là cảnh  một cô gái ( làm nghề trang điểm cho người chết ) nhận được một yêu cầu trang điểm cho một người vừa mới qua đời và khi cô nhìn thấy bức ảnh của người vong , lòng cô bất chợt chùng xuống. Cô lặng lẽ hồi lâu rồi nói với người quản lý  tang lễ  đó chính là cô giáo dạy nhạc những năm  cô học cấp ba.

Và chuyện phim dần hé mở mối tình bách hợp giũa cô giáo và học trò, chuyện phim không đề cập đến hoàn cảnh yêu nhau của họ, phim đã xoáy sâu vào nỗi đau của hai người con gái khi tình yêu không trọn vẹn.

Nhung-bai-tho-tinh-xuan-dieu-hay-nhat-moi-thoi-dai

Anh đã biết, anh đã biết yêu em là tuyệt vọng
Mà vì sao, mà vì sao anh vẫn cứ yêu thương.
 
Tình yêu cho dù là tình yêu bách hợp cũng giống tình yêu nam nữ thôi , có hỏi lòng mình tại sao biết yêu em là đau khổ , tuyệt vọng mà ta vẫn cứ yêu.
Vì con tim có lý lẽ riêng của nó mà lý trí chẳng thể nào hiểu được.
 
...Anh vẫn biết, anh đã biết yêu em là tủi nhục
Mà dù sao, mà dù sao anh yêu mãi không thôi...
 
Đó là lời của một bài thơ được ông Phạm Duy phổ nhạc có tựa YÊU EM VÀO CÕI CHẾT . Ai yêu nhạc PD đều biết ông ấy có một số bài hát rất ngộ như: Nước mắt một linh hồn , Ngậm ngùi, Em lễ chùa này , Đừng bỏ em một mình...  với lời ca rùng rợn , ma quái  khiến ai nghe cũng phải thót tim.
Tôi thích đoạn lời ca này 
3. Em đã chết, em đã chết trên con đường định mệnh 
Và từ nay và từ nay em vĩnh viễn cho anh
Em cho anh một thân xác đã yên lành
Và cho nốt chút linh thiêng hồn đã tắt

Em đã chết em đã chết cho anh vào cuộc tình 
Cuộc tình ta, cuộc tình ta nơi thế giới bên kia
Anh theo em vào cỏi chết chốn mây mờ
Ở nơi đó sẽ không ai dành em nữa ...

 
 
Vẫn thường nghe những cặp nhân tình không đến được với nhau không được ở bên nhau nói như vầy: Hẹn gặp nhau ở kiếp sau . Ngay cả những đôi hạnh phúc cũng nói: Nếu có kiếp sau thì chúng ta vẫn là một đôi , chúng ta vẫn yêu nhau.
Trong tiểu thuyết bách hợp vẫn cứ nói: Nếu có kiếp sau thì chúng ta vẫn là một đôi , chúng ta vẫn yêu nhau.
 
Xem phim bách hợp Make Up cứ thích cái hình ảnh cô học trò nhìn ra ngoài cửa thấy cô giáo đi ngang lớp học rồi tủm tỉm cười , cô giáo nhìn vào trong phòng e thẹn ( có vẻ mắc cỡ ) , đoạn cuối phim thật thê thảm.
Nói giùm cho bạn: sao người tôi yêu , người tôi thương suốt đời lại để trong lòng tôi hình bóng mong manh dễ vỡ đến như vậy , người tôi yêu duyên dáng quá , đẹp quá , phúc hậu quá.
Thương em mong manh như một cành lan.

Thursday, January 7, 2021

THÁNG BA…HƯƠNG HOA BƯỞI

Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn nên hoa bưởi đối với tui ngày ấy hầu như không có gì đặc biệt. Có chăng chỉ là một thứ hoa được đặc tả trên các trang sách hoặc ở một câu hát nghe thoáng qua trên đài phát thanh. Đến tháng ba năm đó, cái ngày tui bước vào những tháng cuối cùng của năm học lớp 10, có một cô bé từ miền xa chuyển đến lớp tui. Cô bé ngồi bàn trên, có một làn da bánh mật và suối tóc thật dày. Và cũng chẳng có gì đặc biệt cho đến khi cô bé vuốt làn tóc đen, thì lúc đó tui mới hiểu như thế nào là hương hoa bưởi...

Tui cảm nhận từng sợi tóc tỏa ra thứ hương thơm bình dị mà thanh thiết, không khí xung quanh bỗng trở nên ngọt dịu mà bâng khuâng đến lạ. Mùi hoa bưởi quyện với nụ cười cô bé theo tui vào cả trong giấc mơ. Tui bắt đầu biết nhớ cái mùi hương thơm mát và dịu dàng ấy. Chẳng bao lâu Hè đến, tui và cô bé tạm biệt nhau như bao người bạn khác. Để rồi sau đó, tui biết tin cô bé lại chuyển trường để phù hợp với cuộc sống mới của gia đình. Cứ thế mà cái tuổi học trò êm đềm trôi qua với bao điều chưa nói. Dẫu trải qua bao nhiêu mùa hoa bưởi, nhưng cứ tháng ba về tui lại giật mình với hương bưởi bay xa:
"...Nào ai đã một lần dám nói .
Hương bưởi thơm cho lòng bối rối,
Cô gái như chùm hoa lặng lẽ.
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu..."
(Thơ Phan Thị Thanh Nhàn)
Mãi cho đến bây giờ , khi cầm trên tay chén trà ướp hoa bưởi, tui vẫn tưởng còn được ngồi ở chiếc bàn học sinh cũ kỹ, được hít hà cái hương hoa đặc biệt còn vương vấn trên tóc ngày đó biết nhường nào…Tui nhớ cái thuở ban đầu lưu luyến mà người ta vẫn thường gọi như "bong bóng nước mưa" tuy vụng về, ngây ngô khờ dại, nhưng vẫn thấm đẫm cái chất hồn nhiên, tinh khôi của lứa tuổi học trò:
"...Em ngồi bàn trên lớp học tóc đung đưa
Hoa bưởi tháng ba thơm mùi con gái
Anh ngồi dưới rụt rè giơ tay hái
Mấy bông hoa trên mái tóc em cài..."
Và cũng vì nhớ mà bây giờ, mỗi khi tui có bạn ở quê ra, tui vẫn thường nhờ ngắt hộ vài chùm hoa bưởi. Có khi tui dùng để ướp chè, có khi để hấp với mía cho thơm, hay chỉ đơn giản để trên bàn trà thường nhật.
Mấy năm trở lại đây, tui bắt gặp hoa bưởi được bán nhiều trên các nẻo đường. Từng cánh hoa trắng được xếp đầy trên các chuyến xe qua. Tui như gặp lại một điều gì thân thuộc lắm, nhưng cái cảm giác phải mua bán và cân đo đong đếm mới có một chùm hoa bưởi làm tui không thích lắm. Những gì là kỷ niệm, tui vẫn muốn nó được nâng niu trân trọng như chùm hoa bưởi ngát hương trên cành, chứ không rời rạc từng bông vụn vỡ thế này. Giản đơn thế thôi, năm nay tháng ba lại về và chén trà ướp hương hoa bưởi cứ xao xuyến mãi trên tay tui...

Sunday, January 3, 2021

Em mãi còn tình đầu

 Mẹ cha tôi vẫn luôn thương tôi

thường coi tôi bé thơ năm xưa
nào có biết con tim thơ ngây
một mình xa vắng ngậm ngùi thương ai
Rồi thời gian bóng ai in sâu
và từng đêm qua nhớ thương không nguôi
mà nào ai biết tôi đang yêu đương
tình càng chan chứa, lòng càng đau thương
Tôi vẫn biết yêu lần đầu
nghe mật đắng trên môi
cuộc đời phai úa như những lá rơi
tình không như là ươc mơ
Nghe còn vấn vương đêm ngày
khi tình đã xa bay
giọt sầu hiu hắt không ai nhớ thương
và từng đêm buồn thắm sâu, ôi tình đầu…
Tình khi đến đến như cơn mơ
và hồn day dứt biết bao đêm khuya
cuộc đời cứ thế ôi bao giờ nguôi
để tim tôi sống một ngày yên vui.
Đây là lời bài hát Giọt Sầu Trong Tim ( Quelque chose dans mon coeur )

Khi em hai mươi tuổi em quá ngây thơ đến nỗi để hình bóng của một người con gái chiếm trọn trái tim em. Đáng lẽ ra em không được phép làm như thế nếu em  được học phật hoặc học tâm lý học ngay lúc ấy.

Em nào biết , em nào có hay tình càng chan chứa, lòng càng đau thương.

Cả hai chúng em đều là gái ngoan hiền  con cưng trò giỏi trong gia đình  và nhà trường , chúng em không đi đến vũ trường , không nói tục chửi bậy như những cô gái bất cần đời khác. 

Những ngày tháng em yêu người ấy , em rất nghèo và cha mẹ của em nghèo hơn rất nhiều so với cha mẹ cô ấy. Như em đã nói trước kia là cô ấy khôn hơn em cả một cái đầu.

Hình như tôi vẫn giữ trong tim một giọt sầu hay một giọt đắng . Không còn nữa, mãi mãi không còn nữa. 

Những ngày tháng em yêu người ấy , em rất nghèo nhưng em cũng có một quyển sách kỷ niệm cho mối tình đầu không như là ước mơ ấy.
Quyển sách cũ quá , cũ rích như cái mối tình đầu đầy bụi bặm để rồi mỗi khi giở quyển sách ra ta phải phủi  bụi cho nó. Quyển sách vẫn mãi là quyển sách quý .
Một số câu  hay trong sách:
- Đừng luyến tiếc những cái không còn nữa, vì nếu không có đổi thay thì tất cả đều trở thành vô vị dù đó là sự dịu êm. ( Gerard Bauer )
- Sách vở là những ngọn đèn tích luỹ khôn ngoan cháy sáng mãi mãi. ( G.W. Curtis )
- Con người nhờ sự học hành mà thành cao quý nhiều hơn do bản chất .( Ciceron )
- Ba nền tảng của việc học : quan sát nhiều , từng trải nhiều và tìm tòi nhiều. ( Cathedrall )
- Đời người là cánh cung mà dây cung chính là mộng tưởng. ( Romain Rolland )
- Chẳng nơi nào sánh nổi với mái gia đình kể cả khi nó hết sức tồi tàn. ( J.A Payne ) 
- Hãy để cuộc sống của mình nhảy múa nhẹ nhàng trên mép cạnh thời gian giống như giọt sương trên lá. ( R. Tagore )
Đêm thu gió hút ngoài tai
gió ơi có biết  chăng ai nơi nào? ( Tản Đà )
Nhớ ai bóng nguyệt trong sương 
Đêm đêm khắc khoải phai tàn vẻ trong.  ( Trương Cửu Linh )

Đêm xuân một trận nô cười

Dưới đèn chẳng biết rằng người hay hoa.

( Tản Đà )

Em  mãi còn tình đầu 

GIÁ TRỊ TÂM LINH CỦA NGÀY RẰM THÁNG 10 - TẾT HẠ NGUYÊN

Theo phong tục tập quán xưa của người Việt, rằm tháng Mười hay còn gọi là Tết Hạ nguyên hàng năm được tổ chức trọng thể, vượt ra ngoài phạm ...