Saturday, January 23, 2021

Phật Quốc Ký Sự

 T/G Thích Phước Tiến

Lời mở đầu cho quyển sách Phật quốc ký sự

Nhân loại có hai nguồn văn minh lớn, đó là văn
minh phương Đông và văn minh phương Tây. Các thể
loại văn hóa, nghệ thuật, triết học, thiên văn học… hầu
hết các nguồn văn minh này được khởi nguồn từ thời cổ
đại ở các quốc gia như Hy Lạp và La Mã thuộc phương
Tây - Trung Quốc và Ấn Độ thuộc phương Đông. Khi
nói đến tiến bộ văn hóa phương Đông, Ấn Độ cũng như
Trung Quốc, đạo đức tâm linh và tôn giáo đóng vai trò
rất quan trọng. Khi đề cập đến văn minh Ấn Độ, chúng
ta phải thừa nhận rằng, Ấn Độ là cái nôi của văn hóa
lễ hội và là xứ sở tôn giáo đa phức. Gần như xuyên suốt
quá trình phát triển văn hóa Ấn Độ, lễ hội và tôn giáo
luôn gắn liền với mọi sinh hoạt truyền thống của người
dân Ấn, và nét đặc trưng này không chỉ tồn tại trong thời
sơ khai, thậm chí bây giờ nó vẫn còn phản ánh trong đời
sống thường nhật của họ.

Phật giáo được xem là một trong những tôn giáo có
mặt sớm nhất trong thời văn minh Ấn Độ cổ đại, vào
thế kỷ VI trước kỷ nguyên Tây lịch. Một điều đặc biệt
là, Phật giáo không mang tính tôn giáo đơn thuần chỉ
phục vụ cho tín ngưỡng lễ hội, mà ngoài tính triết lý siêu
thế đạo Phật còn là một phương pháp sống hết sức thiết
thực nhằm xoá đi nỗi đau khổ và giúp con người trong
mỗi thời đại, tìm được hạnh phúc an lạc cho chính bản
thân mình ngay tại cõi đời này. Vì vậy, ngày nay đạo
Phật càng được nhiều người biết đến; sự quan tâm của
các ngành khoa học, giới học giả và những nhà nghiên
cứu xem những lời dạy của đức Phật là một đề tài lớn,
cần được tìm hiểu và thảo luận một cách kỹ càng để lấy
những tinh hoa Phật giáo ứng dụng cho việc xây dựng
hạnh phúc cho nhân loại trong thế kỷ XXI. Do đó, những
gì liên quan đến Phật giáo, cho dù hiện nay chỉ là những
di tích cũ mục còn sót lại, cũng cần được giới thiệu để mọi
người biết đến như những chứng tích hùng hồn về sự thật
lịch sử của một tôn giáo với bề dày gần 3.000 năm.

8c3982406f7e9f20c66f

Trích dẫn từ sách

3. Linh thọ Bồ Đề
Linh Thọ Bồ Đề phía sau tháp Đại Giác.

Chúng ta được biết đức Phật thành đạo dưới cội cây
Pippala, loại cây linh thiêng trong tín ngưỡng truyền
thống Ấn Độ, bởi họ tin tưởng rằng loài cây này có
nhiều thần linh trú ngụ. Vì đức Phật giác ngộ dưới cội
cây Pippala nên chúng ta lấy sự kiện đó đặt tên cho
loại cây này là Bồ Đề (Boddhi), nghĩa là cây giác ngộ.
Chính tại dưới gốc cây này, đức Phật đã phát lời thệ nguyện:

“Nếu không đạt thành chánh giác, dù cho thịt
nát xương tan, ta quyết không đứng dậy rời khỏi chỗ
ngồi này”(Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm).
Loại cây này rất dễ nhận diện nhờ vào chiếc lá hình
quả tim, rất phổ biến, chúng ta đi khắp nơi trên đất Ấn
chỗ nào cũng thấy bóng dáng của nó. Ngày nay loại
cây này không còn lạ gì trong mắt người Việt Nam,
nhất là người Phật tử, cây Bồ Đề luôn ẩn hiện trong
lòng một cảm giác thiêng liêng, không phải bị ảnh
hưởng bởi tín ngưỡng Ấn Độ mà vì nó liên quan đến từ
ngữ đặc trưng trong Phật giáo: Bồ Đề - Giác Ngộ. Mặc
dù vậy nhưng không có một cây Bồ Đề nào trên đất
Ấn hay trên mọi miền thế giới có giá trị từ tâm linh
đến lịch sử như linh thọ Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng,
vì nó chính là hậu thân nhiều đời từ cây thủy tổ, cây đã
từng che mưa đỡ nắng trong suốt bốn mươi chín ngày
đêm trước khi đức Phật giác ngộ.

No comments:

ÁP GIẢI PHẠM NHÂN

  Hai nữ công an áp giải phạm nhân trông xinh quá , đồng chí ngồi  bên trái có một cách nhìn thật quyến rũ