Thursday, September 29, 2022

Cùng nhau nói chuyện về chữ Duyên

Xin bắt đầu bằng chữ “duyên” trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Truyện Kiều có 47 chữ duyên trong 43 câu lục bát (4 câu có hai chữ duyên). Đấy là chưa kể một nhân vật có tên là vãi Giác Duyên. Trong 47 chữ duyên đó, có 38 chữ là lời Thúy Kiều hoặc có liên quan đến Thúy Kiều. Đó là mối quan hệ giữa hai người không cứ là nam nữ. Người khách viễn phương với Đạm Tiên:

Khóc than khôn xiết sự tình

Khéo vô duyên bấy là mình với ta.

Thúy Kiều với Kim Trọng ngày đầu gặp gỡ:  

Người đâu gặp gỡ làm chi

Trăm năm biết có duyên gì hay không

64 chữ Duyên trong Truyện Kiều

  1. Khóc than khôn xiết sự tình

Khéo vô duyên bấy là mình với ta

  1. Đã không duyên trước chăng mà
  2. Thì chi chút ước gọi là duyên sau
  3. Người đâu gặp gỡ làm chi

Trăm năm biết có duyên gì hay không

  1. Âu đành quả kiếp nhân duyên

Cũng người một hội một thuyền đâu xa

  1. Hoa trôi bèo dạt đã đành

Biết duyên mình biết phận mình, thế thôi

  1. Ví chăng duyên nợ ba sinh

Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi

  1. Mừng thầm chốn ấy chữ bài

Ba sinh âu hẳn duyên trời chi đây

  1. Gẫm âu người ấy, báu này

Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm

  1. Sinh rằng giải cấu là duyên

Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều

  1. Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay

Lứa đôi ai lại đẹp tày Thôi, Trương?

12, 13 Mái tây để lạnh hương nguyền

Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng

Sự đâu chưa kịp đôi hồi

  1. Duyên đâu chưa kịp một lời trao tơ
  2. Duyên hội ngộ, đức cù lao

Bên Tình, bên Hiếu bên nào nặng hơn

  1. Đau lòng tử biệt sinh ly

Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên

  1. Biết bao duyên nợ thề bồi

Kiếp này thôi thế thì thôi còn gì

  1. Rằng lòng đương thổn thức đầy

Tơ duyên còn vướng mối này chưa xong

  1. Chiếc thoa với bức tờ mây

Duyên này thì giữ vật này của chung

  1. Trăm nghìn gửi lại tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi

  1. Này cha làm lỗi duyên mày

Thôi thì nỗi ấy sau này đã em

  1. Lầu xanh có mụ Tú Bà

Làng chơi đã trở về già hết duyên

  1. Rủi may âu cũng sự trời
  2. Giận duyên, tủi phận bời bời

Cầm dao nàng đã toan bài quyên sinh

  1. Nào hay chưa hết trần duyên

Trong mê dường đã đứng bên một nàng

  1. Duyên Đằng thuận nẻo gió đưa

Cùng chàng kết tóc xe tơ những ngày

  1. Lời tan hợp, nỗi hàn huyên

Chữ tình càng mặn chữ duyên càng nồng

  1. Sắn bìm chút phận con con

Khuôn duyên biết có vuông tròn cho chăng

  1. Hỡi ơi nói hết sự duyên

Tơ tình đứt ruột, lửa phiền cháy gan

  1. Nhẹ như bấc, nặng như chì

Gỡ cho ra nữa còn gì là duyên

  1. Bể trần chìm mỗi thuyền quyên

Hữu tài, thương nỗi vô duyên lạ đời

  1. Nhân duyên đâu lại còn mong

Khỏi điều thẹn phấn tủi hồng thì thôi

  1. Cho hay giọt nước cành dương

Lửa lòng rưới tắt mọi đường trần duyên

  1. Trót vì cầm đã bén dây

Chẳng trăm năm cũng một ngày duyên ta

  1. Hư không đặt để nên lời

Nàng đà nhớn nhác, rụng rời lắm phen

Mụ càng xua đuổi cho liền

Lấy lời hung hiểm ép duyên Châu Trần

  1. Trước sân lòng đã giãi lòng

Trong màn làm lễ tơ hồng kết duyên

  1. Trai anh hùng, gái thuyền quyên

Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng

  1. Duyên em dù nối chỉ hồng

May ra khi đã tay bồng tay mang

  1. Cười rằng cá nước duyên ưa

Nhớ lời nói những bao giờ hay không

  1. Còn nhiêu ân ái với nhau

Cơ duyên nào đã hết đâu, vội gì

  1. Duyên đâu ai dứt tơ đào

Nợ đâu ai đã dắt vào tận tay

  1. Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan

Vô duyên là phận hồng nhan đã đành

  1. Sư rằng song chẳng hề chi

Nghiệp duyên cân lại, nhắc đi còn nhiều

  1. Khi nên Trời cũng chiều người

Nhẹ nhàng nợ trước, đền bồi duyên sau

  1. Trước sau cho vẹn một lời

Duyên ta mà cũng phúc trời chi không

  1. Còn nhiều hưởng thụ về sau

Duyên xưa đầy đặn phúc sau dồi dào

  1. Nạn xưa trút sạch làu làu

Duyên xưa chưa dễ biết đâu chốn này

47, 48 Kiếp này duyên đã phụ duyên

Dạ đài còn biết, sẽ đền lai sinh

  1. Vội vàng sắm sửa chọn ngày

Duyên Vân sớm đã xe dây cho chàng

  1. Khi ăn ở, lúc ra vào

Càng sâu duyên mới càng dào tình xưa

  1. Tình xưa, ân trả, nghĩa đền

Gia thân bèn mới kết duyên Châu Trần

  1. Phong trần chịu đã ê chề

Dây duyên sau lại xe về Thúc Lang

  1. Gặp nàng khi ở Châu Thai

Lạ gì quốc sắc thiên tài phải duyên

  1. Nàng Kiều công cả chẳng đền

Lệnh quan lại bắt ép duyên thổ tù

  1. Cơ duyên đâu bỗng lạ sao

Giác Duyên đâu bỗng tìm vào đến nơi

  1. Gặp cơn bình địa ba đào

Vậy đem duyên chị buộc vào cho em

  1. Cũng là phận cải duyên kim

Cũng là máu chảy ruột mềm chớ sao

  1. Còn duyên may lại còn người

Còn vầng trăng bạc còn lời nguyền xưa

  1. Duyên kia có phụ chi tình

Mà toan bẻ gánh chung tình làm hai

  1. Nàng rằng gia thất duyên hài

Chút lòng ân ái, ai ai cũng lòng

  1. Động phòng dìu dặt chén mồi

Bâng khuâng duyên mới ngậm ngùi tình xưa

  1. Tình duyên ấy, hợp tan này

Bi hoan mấy nỗi đêm chầy trăng cao

63, 64 Ba sinh đã phỉ mười nguyền

Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy

Chữ duyên có vị trí đặc biệt trong tâm cảm, trong đời sống tình cảm lứa đôi trai gái, vợ chồng của người Việt.Quan họ cổ có câu:

Còn duyên kẻ đón người đưa

Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng.

Hoặc câu ca dao châm chích 

Còn duyên kén cá chọn canh
Hết duyên ếch đực, cua kềnh cũng vơ.
Còn duyên kén những trai tơ
Hết duyên ông lão cũng vơ làm chồng.

Chữ duyên trong thơ Hồ Xuân Hương

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

Câu thơ được đúc kết và lưu truyền nhiều đời như điều hiển nhiên của cuộc đời này. Con người sống trên nhân gian dường như được an bài sẵn và đến một thời điểm nhất định nào sẽ ai, sự tình gì đều đã được định sẵn. Có duyên với nhau thì dù cách xa nghìn dặm cũng có thể gặp nhau, không có duyên với nhau thì đối diện cũng cảm thấy xa cách.

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ

Vô duyên đối diện bất tương phùng

Duyên trong tiếng Việt còn có nghĩa một sự định giá, đánh giá:

 Một thương ăn nói có duyên

 Người xấu duyên lặn vào trong, bao nhiêu người đẹp duyên bong ra ngoài

Và khi con người có cách cư xử , nhận thức kém cỏi  , ăn nói kệch cỡm ...vv sẽ bị chê là vô duyên ;

Người bị kết luận ᴠô duуên một phần là do họ không ᴄó được năng lựᴄ tự nhận thứᴄ ᴠề hành ᴠi cũng như ᴄáᴄh ᴄư хử ᴄủa họ trong lời ăn, tiếng nói, hành động đối ᴠới người đối diện. Có một ѕự thật mà tất ᴄả ᴄhúng ta đều sẽ phải thừa nhận rằng đó là ᴄhúng ta thường không biết những gì mình không biết.

Đối ᴠới một ѕố người, chính bản thân họ cũng không hề nhận thứᴄ đượᴄ chính những hành động ᴄủa họ là rất ᴠô duуên ᴄho nên họ mới tiếp diễn những hành động như ᴠậу về sau.

Duyên vốn là từ gốc Hán có nghĩa là nguyên nhân, duyên do, duyên cớ phát sinh ra sự việc.

Chữ Duyên trong Phật Giáo

Một số nét nghĩa chính của chữ Duyên từ triết lý Phật giáo đến đời sống người Việt

Chữ Duyên (hàm nghĩa là duyên khởi, duyên sinh, nhân duyên) trong tiếng Sanskrit là pratītyasamutpāda, tiếng Pali là paṭiccasamuppāda, ngữ liệu chữ Hán là 縁起. Nguyên gốc từ Duyên bắt nguồn từ chữ Sanskrit paccaya (p. pati) có hàm nghĩa vô cùng rộng lớn: chuyển động, nương nhờ, nâng đỡ, nguyên do, nền tảng của mọi sinh tồn và chuyển hóa.

Theo Phạm Hữu Dung, cụm từ tiếng Anh tương đương với khái niệm Duyên là The conditionality of all physical and psychical phenomena (twelve factors), có nghĩa là các điều kiện của mọi hiện tượng tự nhiên và siêu nhiên. Trần Nghĩa Phương dịch: Conditional causation, nghĩa là quan hệ nhân quả do các điều kiện (hợp lại, quy định nhau) mà tạo thành. Thích Trí Chơn trong cuốn Phật giáo yếu lược thì chuyển nguyên văn của Narada Thera là: dependent origination, dependent arising, hay conditioned arising, nghĩa là “sự phát khởi mang tính tùy thuộc, tính điều kiện”.


12 CHỮ DUYÊN TRONG ĐẠO PHẬT
1. Chưa quen nhau nay được gặp nhau gọi là HỮU DUYÊN.
2. Muốn làm một việc gì đó giúp người khác biết về Phật pháp gọi là KẾT DUYÊN.
3. Hay ấn tống kinh sách, máy giảng pháp cho người khác nghe gọi là GIEO DUYÊN.
4. Những gì đã đến và chưa đến với mình gọi là NHÂN DUYÊN.
5. Mình thường hay làm những việc thiện giúp đỡ mọi người gọi là THIỆN DUYÊN.
6. Mình thường hay làm những điều xấu ác hại người gọi là ÁC DUYÊN.
7. Mình làm việc gì cũng gặp phải sự trắc trở trái ý mình gọi là NGHỊCH DUYÊN.
8. Mình làm việc gì cũng đúng với ý mình gọi là THUẬN DUYÊN.
9. Mình thường hay mắc phải những tật xấu gọi là NGHIỆP DUYÊN.
10. Có những việc mình chưa biết có làm được hay không được gọi là TÙY DUYÊN.
11. Trong cuộc sống luôn có những điều tốt đẹp may mắn đến với mình gọi là PHƯỚC DUYÊN.
12. Có những điều tốt đẹp đến với mình hơn cả những gì mình mong đợi gọi là THẮNG DUYÊN.
Đủ nắng hoa sẽ nở
Đủ duyên ắt sẽ gặp
Đủ phước ắt sẽ hưởng

No comments:

ÁP GIẢI PHẠM NHÂN

  Hai nữ công an áp giải phạm nhân trông xinh quá , đồng chí ngồi  bên trái có một cách nhìn thật quyến rũ