Thursday, July 21, 2022

YÊU THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG

Nữ văn sĩ thi sĩ  Hồ Xuân Hương  là một tác giả độc đáo. Do không có bất cứ tư liệu cổ nào chép về lai lịch của nữ  thi sĩ nên thân thế , sự nghiệp và cuộc đời của bà  vẫn còn nhiều bí ẩn.

Thơ của Hồ Xuân Hương có nhiều bài theo thể thất ngôn bát cú đường luật nghĩa là thơ bảy chữ tám câu. Thời tôi đi học mặc dù tôi không học giỏi môn văn nhưng tôi học rất kỹ thể loại thơ này.

Thơ thất ngôn bát cú Đường luật gồm có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Tổng cộng có 56 chữ.

Về cách phối âm, hay luật bằng trắc giữa các câu, ta chỉ nói các thanh Bằng-Trắc của các chữ đứng thứ 2-4-6 trong 1 câu (theo quy tắc Nhất-tam-ngũ bất luận, nhị-tứ-lục phân minh). Các tiếng 2-4-6 trong cùng 1 câu theo thứ tự luật bằng trắc có thể là B – T – B hay có thể là T – B – T.
Ví dụ:
Quanh năm buôn bán ở mom sông B – T – B
Nuôi đủ năm con với một chồng T – B – T

Đôi khi trong câu đầu tiên của bài thơ cũng có thể làm theo thứ tự B – B – T, cũng có thể xem đó là luật phối thanh của câu T – B – T. Ví dụ:
Một đèo, một đèo, lại một đèo B – B – T

Về cách gieo vần trong thơ: Vần trong thơ là những tiếng đọc giống nhau hay những tiếng đọc gần giống nhau như cùng một vần, hay là vần gần giống nhau mhư sông-chồng, tà-hoa…. Các vần giống nhau trong thơ Đường luật mang thanh bằng, và được đặt ở cuối mỗi câu thơ. Có thể gieo vần vào các tiếng cuối của các câu 1-2-4-6-8, hay có thể là 2-4-6-8, và các vần phải vần với nhau rõ ràng,các tiếng cuối câu 3-5-7 còn lại phải mang thanh trắc, các cao nhân thời xưa thường hay gieo vần vào các tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Ví dụ:
Sóc phong suy hải khí lăng lăng
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng
Ngạc đoạn, kình khoa sơn khúc khúc
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng
Quan hà Bách nhị do thiên thiết
Hào kiệt công danh thử địa tằng
Vãn s***u ta dĩ hĩ
Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng
(Bạch Đằng hải khẩu – Nguyễn Trãi)

Trong khi gieo vần thường các cao nhan cũng chú ý đối thanh trong thơ, thường có 2 cách đối thanh, đó là đối thanh huyền (H) và thanh ngang (N) trong các vần được gieo. Ở bài thơ ví dụ trên ta thấy lăng-Đằng-tằng-tằng-thăng theo thứ tự N-H-H-H-N. Còn cách đối kách là xen kẽ thanh huyền và thanh ngang với nhau. Ví dụ như bài Qua đèo ngang của bà huyện Thanh Quan.

Phép đối trong thơ thất ngôn bát cú, là đối giữa các câu 3-4, 5-6. Các câu này đối lại nhau như các câu đối thời xưa. Rõ nhất là về các câu trong bài Qua đèo Ngang. Về bố cục thì bài thơ được chia làm 4 mỗi phần có 2 câu:
Câu 1-2 là hai câu đề: Mở ra vấn đề về bài thơ
Câu 3-4 là hai câu thực: Giải thích về vẫn đề
Câu 5-6 là hai câu luận: Bàn luận về vấn đề
Câu 7-8 là hai câu kết: Kết luận lại vấn đề

Lối thơ khẩu khí táo bạo của nữ sĩ Hồ Xuân Hương ngày nay khi chúng ta đọc lại cảm thấy vô cùng thích thú.Đặc trưng bút pháp thơ Nôm Hồ Xuân Hương là tinh nghịch.

Sinh thời, nhà thơ Tản Đà từng nhận xét thơ Hồ Xuân Hương: “Thật là tinh quái; những câu hay đọc lên đến ghê người. Người ta thường có câu: “Thi trung hữu hoạ”, nghĩa là “Trong thơ có vẻ”. Như thơ Xuân Hương thì lại là “Thi trung hữu quỷ”, tức “Trong thơ có quỷ”.

Mời trầu

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

11581_588CB956D6BBE67078F29F8DE420A13D_T1

Năm 1842 Tùng Thiện Vương ra thăm cảnh Hồ Tây có làm bài thơ viếng mộ Xuân Hương „Long Biên Trúc Chi Từ“ bản dịch ra Việt ngữ của học giả Hoàng Xuân Hãn

Đây hồ rực rỡ hoa sen
Sai người xuống hái để lên cúng đàn
Chớ trèo qua mộ Xuân Hương
Suối vàng còn giận tơ vương lỡ làng
Sen tàn, phấn rữa mồ hoang
Xuân Hương đã khuất bên làn cỏ xanh
U hồn say tít làm thinh
Gió xuân mấy độ thế tình không hay!

Ngày nay không thể tìm mộ của bà, tuy nhiên người ta dựng bia để tưởng niệm nữ sĩ Xuân Hương

và đôi bài thơ rất ư dễ thương của Hồ Xuân Hương , chúng ta hãy xem và đọc thơ của một tác giả nữ nói về những người phụ nữ cùng giới tính với tác giả như thế nào nhé. Tôi đọc xong rồi phê luôn đấy

11598_45EA3375B621C477AB248D431B7ACB87_T2

No comments:

Tìm hiểu y phấn tảo

  ( trích trong sách phật quốc ký sự ) của t/g Thích Phước Tiến