Tuesday, March 2, 2021

Xin Ấn Đền Trần

 Việt Nam vốn là một đất nước có nhiều lễ hội. Đa phần những lễ hội này là lễ hội tâm linh, tín ngưỡng  trong truyền thống phong tục của Việt Nam. Các phong tục lễ hội này có từ thời xa xưa còn lưu truyền đến ngày nay. Phần đông những lễ hội này tập trung ở các vùng miền phía bắc. Nơi tôi sống ở miền nam ít bị ảnh hưởng những tín ngưỡng này và người miền nam họ không có cái không khí hào hứng xin "lộc" như ở miền bắc.

 Ý nghĩa thực sự của ấn đền Trần Nam Định

Lễ khai ấn đền Trần là một tập tục của triều đại nhà Trần – triều đại phong kiến kéo dài và hùng mạnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với chiến công hiển hách ba lần đánh tan quân Nguyên Mông – đạo quân xâm lược, được mệnh danh là “bách chiến bách thắng”.

Sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, ngày 14 tháng Giêng, tại phủ Thiên Trường (nơi phát tích của nhà Trần), vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và thưởng công, phong tước cho các quan, quân có công trong việc đánh giặc.

Kể từ đó, cứ vào ngày này, các vua Trần lại tổ chức nghi thức khai ấn để tế lễ trời đất, tổ tiên; phong chức tước cho những người có công, đồng thời mở đầu cho một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền nhà Trần.

Sau này trên nền phủ Thiên Trường, nhân dân đã xây dựng khu di tích đền Trần để thờ 14 vị vua nhà Trần, Trần Hưng Đạo cùng các quan văn, võ, đồng thời duy trì nghi thức khai ấn để tưởng nhớ công đức của các vua Trần, giáo dục con cháu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông xã tắc.

Nghi lễ khai ấn với ý nghĩa nhân văn lớn lao là cầu mong cho thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn đền Trần “Tích phúc vô cương”; cầu mong mọi người bước sang năm mới mạnh khoẻ, lao động, sản xuất hăng say, học tập, công tác tốt.

Có thể nói rằng, bản chất của bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn là Nhà Trần ban cho con cháu cái phúc, dạy con cháu, bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dày thì được hưởng lộc càng bền vững. Đấy là ý nghĩa giáo dục sâu sắc nhất của việc ban ấn.

Ở TPHCM cũng có đền Trần và họ cũng cho Ấn vào ngày tết ( từ mùng 9 đến  15 tháng giêng )

Tui có mấy cái ấn đẹp nè




Cái ấn đẹp quá xá luôn , người ta dặn tôi cuối năm  đốt nó đi. Thấy nó đẹp quá nên cũng chẳng muốn đốt.

Mấy người làm ấn này chắc họ kêu đốt ấn ngày cuối năm để mọi người đầu năm mua ấn mới cho họ đó mà.

No comments:

Quy Mệnh Thế Tôn Như Lai - Chú Lăng Nghiêm

Quy mệnh đức thế tôn  Như Lai Chú Lăng Nghiêm