Friday, May 8, 2020

Con Mọt Sách

Cuộc thi viết review Tôi Và Sách ( ĐH mở & bán công tổ chức )
Tôi xin giới thiệu tôi là con mọt sách thích “gặm nhấm” sách như con sóc thích ăn hạt dẻ.Tôi có một tủ sách khoảng ba trăm cuốn và tôi thấy thật khó chọn một quyển trong tủ sách ấy giới thiệu với mọi người.
sóc
Có ba loại sách.Thứ nhất là loại sách không đem lại cho ta điều gì cả,mà ta cũng không đòi hỏi điều gì ở chúng cả.Trên đời này, sách loại đó nhiều vô số,chỉ thuần dùng để giải trí cho những người nhàn rỗi.Thứ hai là loại sách đem đến cho chúng ta điều mới mẻ và đòi hỏi chúng ta phải ghi nhớ.Đó là loại sách sổ tay dạy việc.Thứ ba là loại sách tự thân cống hiến và đòi hỏi sự cống hiến của chính chúng ta.Đó là loại sách đem lại món ăn tinh thần theo đúng nghĩa của từ này và đem lại sự kích thích cho toàn bộ quá trình phát triển của tinh thần, giống như sự kích thích dành cho một thân cây đang tăng trưởng và sẽ không bao giờ mất đi.Trong tủ sách của tôi hầu hết là loại sách thứ ba.
Tác phẩm Con đường Hồi giáo của tác giả Nguyễn Phương Mai đã gây ấn tượng mạnh với tôi ngay ở trang đầu tiên với phần Thưa cùng bạn đọc.Tôi xin phép gọi tên tác giả một cách thân mật như với một người bạn là Mai.Mai ví von người viết sách như kẻ làm dâu trăm họ:
“…Trong quá trình biên tập lại cuốn sách này từ một loạt bài đã đăng trên tạp chí Đẹp và Tia sáng, vô số lần tôi phải băn khoăn dùng tay gõ máy.Bệnh nghề nghiệp khiến tôi luôn có xu hướng đào sâu lăn xả vào những ngõ ngách tiểu tiết,giải thích cho ra ngọn ngành.Tuy nhiên, nhiều lần đã gõ hàng trăm chữ rồi tôi lại hậm hực nhấn nút xoá,đơn giản vì cuốn sách được viết với tư cách một kẻ lăn lê trên đường chứ không phải một cô ả đeo kính nhăm nhăm chỉ chực cắm mũi nhảy vào đống tư liệu…”
Con đường Hồi giáo là một tập bút ký những chuyến hành trình,những chuyến du lịch viếng thăm của Mai đến các xứ sở Hồi giáo ở Trung Đông và Bắc Phi.Mai có lối viết văn dí dỏm,ngộ nghĩnh và vui vui,ngôn ngữ trong sách không cần chau ngọc chuốt ngà cũng không văn vẽ cầu kỳ chỉ là ngôn ngữ bình dân đôi khi lại pha chút chua ngoa đáo để,cái tính cách đỏng đảnh của phụ nữ thôi, hì hì.
Mai có đôi dòng trăn trở trong sách”:..Tôi từng tủi thân nghĩ đất nước dài rộng quấn quanh biển Đông mà sao lịch sử Việt Nam không thấy có trang sử hàng hải huy hoàng.Tục ngữ có câu”Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nhưng mấy nghìn năm người Việt chẳng đi qua nổi mấy luỹ tre làng.Hay là tại chiến trận liên miên?Hay là tại tâm tính dân tộc không khát khao thách thức,ưa việc làm nông quanh con trâu cái cày hơn là đóng thuyền vượt trùng khơi, bất chấp thế đất thế nước thiên thời địa lợi, bất chấp thiên nhiên mời gọi giục giã?…”
Tôi cũng phải đặt câu hỏi giống Mai: Tôi thấy người Việt mình cũng rất giỏi,  người tài năng không thiếu nhưng họ thường copy lại của người khác.Rất ít người có tính sáng tạo mang tính đột phá như người phương Tây.Tôi lấy ví dụ như nghề làm sách, đa số các doanh nghiệp làm sách, phát hành sách sẽ bán chủ yếu loại sách thứ nhất tức là sách để giải trí là chính.Bởi người đọc quá dễ tính,độc giả  mua sách để trang trí cho tủ sách gia đình và quyển sách chỉ được gọi là quyển sách, nó được trình bày bắt mắt, bìa sách  in ấn rất đẹp nhưng nội dung chẳng có gì,nhạt nhẽo,rỗng tuếch. Thật đáng buồn.
94269486_10163400390915022_7900313017793904640_o
Nhà thơ người Mỹ Maya Angelou có nói một câu rất đỉnh “Con chim cất tiếng hót không phải vì nó đã tìm ra giải pháp cho cuộc đời.Nó hót đơn giản bởi vì nó có một bài hát thôi.Trong quyển sách này Mai xin được nhận là con chim.Hót váng lên một chặp.Có khi chói tai, chẳng giải quyết được việc gì.Nhưng ít nhất nó cũng cố gắng hoàn thành sứ mệnh của mình.
“Cô em chồng” của Mai là tôi, độc giả của quyển sách Con đường Hồi giáo không có điều kiện lăn lê trên đường để kiểm chứng tính xác thực của tác phẩm nhưng tôi vẫn ủng hộ và khuyến khích những tác giả Việt Nam viết những quyển sách độc đáo, mới lạ như quyển sách này.Xin cảm ơn Mai đã giúp tôi một cái nhìn về Hồi giáo đầy đủ hơn  tích cực hơn.Trân trọng.

No comments:

Quy Mệnh Thế Tôn Như Lai - Chú Lăng Nghiêm

Quy mệnh đức thế tôn  Như Lai Chú Lăng Nghiêm