Thursday, May 28, 2020

Giã Từ Phượng Vĩ

Cây Phượng đổ ở trường tôi học ngày xưa đây
Trường tôi ngày đó không đẹp như bây giờ đâu nhưng cái cây phượng ấy  đã cùng thời học trò của tôi vào tháng năm nó đỏ rực một góc sân trường.Vậy mà hôm nay nó trở thành kẻ giết người chứ.Một bạn nhỏ đã ra đi mãi mãi.
2C28A508-7CDA-458B-B678-138DF70B6B2B
Phượng ơi chắc phượng cũng buồn

Chiều nay chú bé đi luôn chẳng về

Tháng năm này, hạ dài ghê

Làm cho mọi thứ buồn tê tái lòng

Phượng ơi là cánh phượng hồng

Hay là máu chảy vào trong phượng buồn

Hôm qua phượng chẳng đổ luôn

Tự nhiên, phượng đợi người thương, để chào...

Chắc là đau lắm hay sao

Mà nguyên cây chẳng cành nào còn tươi

Bé ơi, phượng cũng lỡ rồi

Giờ đây phượng khóc bồi hồi nhớ mong

Ở nhà, ba mẹ vẫn trông...

Phượng buồn cũng khổ trong vòng trái ngang

Phượng nằm yên, để chịu tang

Để xin lỗi bé, để mang tiếng đời

Sân trường nay sẽ không tươi

Và cây của phượng cũng phơi giữa trần

Bé ơi thương bé trong ngần

Từ nay bé chẳng dưới sân nữa rồi

Từ nay phượng sẽ bùi ngùi

Sẽ đau một nỗi đau đời, sẽ đau

Wednesday, May 20, 2020

Vẻ đẹp của âm nhạc cổ điển, nền tảng khoa học của mọi dòng nhạc

Trong kho tàng âm nhạc thế giới, nhạc cổ điển được xem là nền tảng khoa học của mọi dòng nhạc, đồng thời cũng là dòng nhạc khó thưởng thức nhất, kén người nghe nhất, với đối tượng yêu thích nhạc cổ điển cũng ít nhất. Vì sao lại như vậy?
Một thể loại kén người đọc, nhưng càng được thưởng thức sẽ càng hay
Vẻ đẹp tuyệt vời của dòng nhạc cổ điển rất khó để cảm nhận được. Âm nhạc cổ điển tạo cảm giác rất sâu về nội tâm, từng câu, từng nốt đều tạo nên những bầu không gian mênh mông như vô tận với những trạng thái tinh thần tinh tế hết mực. Khi thì tĩnh lặng trong sáng, khi thì vui tươi vô tư thoát tục, khi thì bi hùng bi tráng buồn thương, khi thì lãng mạn thăng hoa kịch tính, khi thì hào hùng, tráng lệ, lộng lẫy… để rồi đưa thính giả đến những rung động cao thượng thật gần gũi của tâm hồn! Ấy là chưa kể đến hàng trăm, hàng ngàn tác phẩm được sáng tác hoàn toàn khác nhau, không một tác phẩm nào lại giống tác phẩm nào, có những tác phẩm dài cả giờ đồng hồ, mà trong đó mỗi tác phẩm lại phát huy những sáng tạo kỹ thuật, những biến tấu âm nhạc đầy trí tuệ!
Những lời khen ngợi cho dòng nhạc cổ điển như vậy tuyệt đối chẳng phải những lời mầu mè để lăng xê cho một dòng nhạc có ít thính giả nhất trên thế giới. Bởi cho dù người viết có khen thêm nữa, cũng sẽ không đủ bằng sự thật mà những thính giả cao cấp từ xưa đến nay đã đánh giá về nó. Và ngay cả khi chúng ta không biết nhiều những đánh giá đó, không biết cụ thể tại sao những nhạc sỹ được gọi là thiên tài vĩ đại, thì chúng ta hãy biết: “Âm nhạc cổ điển càng được thưởng thức sẽ càng hay, âm nhạc cổ điển là bất hủ và không lỗi thời”
Là nền tảng khoa học của mọi dòng nhạc
Trên nhạc viện khắp thế giới, dù học sinh theo học bất cứ nhạc cụ nào, giáo trình cho nhiều năm vẫn luôn là nhạc cổ điển. Sau đó trên nền tảng cổ điển ấy, học sinh có khả năng sẽ sáng tạo riêng. Có thể là sáng tạo thêm cho chính dòng nhạc cổ điển, hoặc có thể là sáng tác những dòng nhạc khác như Pop, Rock… Điều này cho thấy, âm nhạc cổ điển chính là nền tảng của mọi dòng nhạc, là thẩm mỹ thiết yếu cho mọi nhạc công, nhạc sỹ… Và hiển nhiên điều này cũng cho thấy tầm ảnh hưởng của những nhạc sỹ cổ điển với thế giới nói chung, thế giới âm nhạc nói riêng là muôn thủa.
Ngoài ra, âm nhạc cổ điển còn gắn liền với những giai thoại về cuộc đời của những tác giả vĩ đại, có những giai thoại mà bạn đọc sẽ thấy nó còn hay hơn cả âm nhạc, có những giai thoại có thể làm thay đổi hoàn toàn quyết định cuộc sống của những người đọc về nó. 
Orchester_900x600px-700x366
Sự hòa quyện của âm nhạc và chiều sâu trí tuệ cùng nội tâm người nghệ sĩ
 Vẻ đẹp của âm nhạc cổ điển, ngoài lớp vỏ bọc là âm nhạc, thì vẻ đẹp thuần túy của nó chính là chiều sâu của những phẩm tính, những đức hạnh của nội tâm con người, cùng trí tuệ. Chính vì điều này, mà nó trở nên rất khó thưởng thức. Bởi vì, người thưởng thức ít nhất cũng phải có những rung động cho những đức hạnh và phẩm tính ấy. Và thính giả nếu có đức hạnh và phẩm tính càng cao thì càng dễ thưởng thức được trọn vẹn vẻ đẹp của cổ điển.
Như vậy, thính giả cũng sẽ cảm ứng được những giá trị thăng hoa rất tự nhiên mà tác giả đã để lại trong tác phẩm của họ. Ngược lại, nếu người thưởng thức mang trong lòng sự nóng vội, thiếu đi sự nhẫn nại, để cái tôi trong lòng bùng lên, hoặc quá nhiều rắc rối của lý trí thì cũng sẽ khó lòng mà thấy ra được cái hay cái đẹp của cổ điển.
Mặc dù vậy, bài viết không diễn giải vẻ đẹp của dòng nhạc cổ điển theo nghĩa cực đoan, rằng chỉ có cổ điển mới có vẻ đẹp của nghệ thuật, hoặc chỉ có âm nhạc cổ điển mới xứng đáng để thưởng thức. Bởi cho dù không phải là dòng nhạc cổ điển, nếu nó được chơi lên bởi một nghệ sỹ có tình yêu và những phẩm tính vĩ đại, lại đúng hoàn cảnh, ngữ cảnh, thì tác phẩm đó vẫn là những viên ngọc quý giá. Bởi âm nhạc suy cho cùng cũng là ngôn ngữ nghệ thuật biểu đạt những giá trị tình yêu, nội tâm. Điểm đáng chú ý là cách diễn đạt về mặt khoa học của cổ điển (Hợp âm, giai điệu, phối khí…) thì rất bài bản, tròn trịa, trở thành nền tảng cho mọi dòng nhạc.
Một yếu tố khác nữa là khả năng trình diễn của những nhạc công cũng tác động rất lớn tới thính giả. Một tác phẩm hay, cũng có thể mất hoàn toàn vẻ đẹp do nhạc công chưa cảm hết được giá trị âm nhạc và tinh thần cũng như kỹ thuật của bài. Vậy nên, thính giả cũng cần có trình độ để chọn đúng người nhạc công giỏi để thưởng thức…
Đứng trên góc độ học thuật và trí tuệ cũng rất quan trọng, nghĩa là nếu thính giả được học nhiều năm cách chơi một nhạc cụ cổ điển nào đấy, thì việc thưởng thức âm nhạc cổ điển cũng sẽ trở nên vô cùng dễ dàng. Bởi khi đi học, người thầy giàu kinh nghiệm sẽ chỉ ra cho học sinh cách chơi sao cho âm thanh là chuẩn mực, cách xử lý một câu nhạc, một đoạn nhạc, một tác phẩm sao cho lôi cuốn… Và như thế phần lớn cách thức dẫn đến việc thưởng thức cũng sẽ được hình thành.
Vậy, chúng ta đã thấy được phần nào sự khó khăn trong việc khám phá vẻ đẹp của âm nhạc cổ điển. Đó có khi là sự tương đồng cho những trải nghiệm, sự rung động hòa nhịp của trí tuệ và con tim!
Tóm lại, âm nhạc cổ điển là một kho tàng tinh thần với chiều sâu tâm hồn vô giá. Nếu bạn đọc được học tập cũng như tiếp xúc thưởng thức có bài bản thì những vẻ đẹp tuyệt vời ấy sẽ chắp cánh tâm hồn bạn, sẽ nuôi dưỡng sự trong sáng, kích thích những phẩm tính đạo đức, nhân lên những giá trị tình yêu cao thượng trong bạn!

Thursday, May 14, 2020

NGHỆ THUẬT VIẾT: NHÌN SỰ VẬT NHƯ NÓ LÀ

Có một nguyên tắc viết bài mà mình luôn giữ, dù mình viết thể loại nào (truyện ngắn, tự sự, trà đàm…). Đó là “nhìn sự vật như nó là – seeing everything as it is.”
Nhìn sự vật như nó là, nghĩa là không nói quá câu chuyện – không làm câu chuyện trở nên quá vui, quá buồn, quá giận, quá ghét, quá mừng, quá khổ…, dù là câu chuyện của chính mình hay câu chuyện của người. 
“Nhìn sự vật như nó là” là cụm từ mình học ở trên internet. Trước đây, khi chưa biết cụm từ này, mình gọi đó là “kể chuyện khách quan” – chỉ kể chuyện thôi, tường thuật chính xác sự việc, không thêm mắm dặm muối. Như thế, độc giả mới có cơ hội có cảm xúc và suy nghĩ của riêng mình. Và như thế, người viết mới hoàn thành vai trò của mình – phục vụ đời sống tâm hồn của độc giả.
Đi copy bài của người khác rồi thêm mắm thêm muối hoặc lược bỏ bớt đi là nghệ thuật của tôi, tôi cũng đồng ý với cách viết bài "nhìn sự vật như nó là..."
Nhưng tôi đang học viết , tôi đang tập viết và tôi muốn trở thành nhà văn.Văn chương vẽ rồng , vẽ Rắn  trong câu chuyện là cách nhà văn phải làm.
Tôi cũng là một diễn viên và trước khi trở thành nhân vật chính diện thì tôi đã đóng vai phản diện trong nhiều năm rồi .Ở bangaivn, Asianlabrys tôi thường đóng vai phản diện nhưng trên blog của tôi, tôi đường hoàng trở thành nhân vật chính diện.
Vì ở blog của tôi , tôi  đích thực là tôi , tôi không là ai khác. hahaha.

Sunday, May 10, 2020

Hỗn độn và hài hoà

Cuộc thi viết review Tôi Và Sách ( ĐH mở & bán công tổ chức )
Ở thành phố Hồ Chí Minh cứ mỗi hai năm có một hội sách hay tuần lễ sách diễn ra trong bảy ngày tại công viên Lê Văn Tám Quận 1.Hội sách quy tụ các doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước tham gia.Hội sách cũng là nơi dành cho các bạn yêu sách đến mua sắm , lựa chọn những quyển sách ưng ý với những chương trình khuyến mãi giảm giá hấp dẫn.
Sc3b3c-1
Tôi nghe nói hội sách có từ năm 2000 nhưng mãi đến năm 2012 tôi mới có dịp trải nghiệm ở hội sách.Thật ra tôi đi hội sách nhưng với tôi thật khó tìm được một quyển sách ưng ý. Tôi xin kể ra một câu chuyện nhỏ về một cuốn sách tôi tìm được ở hội sách năm 2014, đó là quyển Hỗn độn và hài hoà của nhà thiên văn Trịnh Xuân Thuận.
Lang thang trong hội sách suốt cả buổi chiều mới chọn được một quyển sách, sau khi tôi đã sở hữu được quyển sách này tôi cảm thấy mệt và ngồi nghỉ trên ghế đá thì gặp hai bạn sinh viên cùng dự hội.Chúng tôi nói chuyện với nhau, hai bạn nhìn quyển sách của tôi rồi hỏi giá tiền,tôi nói 163k.Sau khi nghe xong giá tiền thì hai bạn chặc lưỡi.Tôi nghĩ chắc hai bạn cho rằng tôi chơi ngông.
Quyển sách của tôi thuộc loại sách nghiên cứu, sách rất kén người đọc và những loại sách  như thế này giá rất cao.Cầm quyển sách dày hơn 600 trang vẫn còn thơm mùi giấy,phải dành dụm tiền nhiều ngày mới mua được nên tôi rất quý và xem nó như người bạn thân thiết của tôi.Quyển sách như một cầu nối, kết nối tâm hồn tôi với vũ trụ bao la.
Thiên văn học là một ngành khoa học cổ của các nước phương Đông và phương Tây.Từ thời xa xưa bầu trời vẫn là một đối tượng rất hấp dẫn, nhưng đồng thời cũng gây ra bao nhiêu mối thắc mắc cho con người trên trái đất.Sông Ngân xuất hiện dưới hình dạng một dải sáng mờ vắt ngang vòm trời những đêm trời quang mây tạnh, được coi là một kỳ quan của tạo hoá và dường như vẫn toàn vẹn tính chất bí ẩn của nó trong hàng thế kỷ.Sự quan tâm tới Vũ trụ đã thúc đẩy nhân loại tìm hiểu và giải thích ngày càng chính xác những hiện tượng thiên nhiên.
94702556_10163408127050022_4165225843045433344_o
Con người chỉ là một hạt bụi nhỏ bé trong cái vũ trụ to lớn ngoài kia.Nhà khoa học Newton đã từng nói”Những gì mà chúng ta biết chỉ là một giọt nước,những gì mà chúng ta không biết là cả một đại dương”.Vũ trụ gần như vô hạn mà cuộc đời con người chỉ ngắn ngủi, 100, 80 hoặc chỉ 60 năm.Con người từ thuở hồng hoang cho đến thời kỳ văn minh chỉ mới 5000 năm lịch sử và thời kỳ hiện đại này chỉ mới được 400 năm tính từ thời Galileo.Mỗi đêm tôi ngước lên nhìn bầu trời và các vì sao thấy vũ trụ mênh mông quá.Tôi bất chợt nhớ ra một câu danh ngôn khuyết danh:”Đừng tưởng rắn không có sừng nó thành Rồng lúc nào chưa biết đó” câu danh ngôn rất hay.Tôi muốn mình làm một con Rồng, tôi muốn hoá Rồng mà muốn hoá Rồng thì phải đọc sách, phải biết lấy ra chọn lọc ra những kiến thức từ những quyển sách mình đã đọc.
Mỗi ngày mỗi con người chúng ta lại già thêm đi,thời gian thật tàn nhẫn hắn lấy đi sức khoẻ,sắc đẹp nhưng chúng ta vẫn còn giữ được cái tâm hồn trong sáng, vẻ đẹp bên ngoài chuyển vào bên trong tâm chúng ta.Con người là tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ.Con người sống trong xã hội loài người giao tiếp,chia sẻ với nhau, sống chan hoà không tàn phá thiên nhiên, chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ và giữ gìn môi trường sống là trái đất.Đó là ngôi nhà chung của loài người, đất mẹ đã nuôi dưỡng con người từ bao đời nay, chúng ta hãy cảm ơn đất mẹ , cảm ơn vũ trụ nhé.
Năm 2016 khi nhà xuất bản trẻ tổ chức buổi giao lưu với tác giả Trịnh Xuân Thuận, khi tôi đến dự giao lưu,tôi  thấy một anh đang phân vân  mua một quyển sách,tôi giới thiệu quyển sách Hỗn độn và hài hoà.Tôi cũng không biết mình giới thiệu có hay không,sau khi nghe tôi nói xong anh ấy mua sách ngay lập tức.

Từ khi tôi học Phật

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Tôi nhớ năm 2013 tôi có tham gia một chuyến đi làm công quả với Câu lạc bộ Nhân Sinh ở chùa Quê Hương tỉnh Đồng Tháp.Hôm ấy là trung thu, ngày rằm tháng tám âm lịch.Năm ấy tôi mới chỉ học phật pháp được một năm.Chuyến đi ấy quá đỗi bất ngờ với tôi.Theo thông báo từ CLB ,đi và về trong ngày,giờ khởi hành là 7h sáng.
Animacin2Tôi nhớ hôm đó là ngày thứ năm, tuy là ngày thường nhưng có khá đông tình nguyện viên  tham gia chuyến đi.Ngày hôm đó, tôi không bận công việc gì nên tôi cũng đăng ký đi cùng các bạn.Tôi cứ tưởng đi và về trong ngày theo thói quen của tôi,tôi thường đi buổi sáng tới buổi chiều về là khoảng 5h hoặc 6h là ra xe về.Nếu trễ lắm cũng chỉ đến 8h là cùng và khi về đến nhà sẽ chỉ khoảng 10h30 hoặc 11h đêm.Nhưng tôi đã tính toán sai lầm.Sau khi tình nguyện viên làm công quả ở chùa Quê Hương xong lúc đó là 9h tối rồi, ban tổ chức chuyến đi cùng với thầy chủ nhiệm CLB đã cho các bạn ở lại sinh hoạt vui chơi đến tận 11h đêm mới ra xe về lại thành phố.Chúng tôi về đến thành phố lúc 3h sáng.Khi buổi sáng tôi đi tôi thấy hào hứng bao nhiêu thì lúc về tôi thất vọng bấy nhiêu.Tôi hầu như chưa bao giờ về nhà lúc 3h sáng cả.Vào giờ này người nhà tôi ngủ rất say, tôi không thể gọi cửa ầm ĩ cũng không thể gọi phone được.Thật tình tôi quá bối rối và không biết mình phải thế nào nữa khi không có xe và phải chờ 3 tiếng đến 6h mới dám về nhà.Cám ơn bồ tát đã cứu giúp con, có một nhóm bạn nhân sinh rủ tôi đi uống cafe để chờ đến khi trời sáng tôi đón xe về nhà.
Hoa-sen-dalattrongtoicom-2Tôi thầm trách BTC CLB Nhân Sinh tại sao ngay khi làm xong hết mọi việc họ ra xe ngay trở về nhà có lẽ tôi không phải bơ vơ trong đêm khuya thế này.Vì tôi có học phật pháp nên tôi đã chuyển hoá tâm sân của tôi,chuyện đã sảy ra có trách móc cũng chẳng được gì.Có thể sư thầy còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức hoặc thầy không nhìn thấy tình huống của tôi.
Ngồi uống cafe tôi nghĩ đến chuyến đi, được đến một ngôi chùa mới xây thật đẹp,được một khoảng không gian lắng đọng thiền định,được đến chùa chiêm ngưỡng đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, ngài đã dạy tôi những gì,tôi đã thần tượng ngài như thế nào.Trời đã sáng dần ra lúc nào tôi không hay.Cuộc cafe đã tàn, tâm hồn tôi phấn chấn hẳn lên.Tôi biết mẹ tôi đang chờ tôi trở về nhà,tôi phải để cho mẹ tôi biết tôi đã bình an trong đêm qua để mẹ tôi tiếp tục ủng hộ cho những chuyến đi sắp tới của tôi nữa chứ.
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Lịch Sử Triết Học

Mùa Phật đản sanh và tháng tư lại về.Mùa Phật đản năm nay, Phật sự online tổ chức cuộc thi viết Lời con dâng Phật. Đây là một chương trình hay đầy ý nghĩa trong mùa lễ năm nay.Trước tiên con cám ơn PSOTV đã tổ chức cuộc thi này để con có những lời tâm tình với Phật.Con tham gia cuộc thi này cũng chỉ để viết, để nói lên tấm lòng của con cũng chẳng mong gì hơn những lời tâm sự này thoả ước nỗi lòng tôn kính của con với Phật bao năm qua mà nếu không có những cuộc thi như thế này con sẽ chẳng bao giờ nói lên được.
96083397_10163530326945022_8274187180721569792_o
Lúc con học đại học năm 2003 con có học một môn học dạy trong trường đại học có một chút liên quan đến Phật giáo,đó là môn Lịch sử Triết học.Khi con học lịch sử triết học con có học một chút về Triết học Phật giáo.Lúc đó do phải học cho xong chương trình học nên con cũng không tìm hiểu thêm triết học phật giáo.Một ngày đẹp trời năm 2010 con đi dạo nhà sách và thấy trên kệ sách có cuốn sách”Đức Phật Thích Ca cuộc đời và ánh đạo”.Con mua quyển sách rồi đem về nhà đọc thử, sau khi đọc sách xong, con bỗng thần tượng ngài kinh khủng luôn.Con thấy mình cũng thật buồn cười.Mọi người, các cô gái trẻ, các chàng trai trẻ đều thần tượng những ca sĩ,diễn viên, người mẫu đẹp trai, xinh gái.Vậy mà con lại thần tượng chàng thái tử Tất Đạt Đa.Con xem phim “Cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni”,con thật xúc động với hình ảnh chàng thái tử trẻ trở về hoàng cung sau một cuộc dạo chơi, chàng nhìn thấy cảnh tượng mọi người đang ăn chơi, đang say sưa trong dục vọng điên cuồng.Chàng chán nản, ngán ngẩm với cảnh tượng đó, lòng chàng không còn lưu luyến,tha thiết với cuộc sống cung vàng điện ngọc nữa.Chàng buồn bã ra đi.
Cuộc đời của chàng thái tử trước khi giác ngộ thật đẹp và sung sướng.Từ lúc sanh ra rồi lớn lên chàng khôi ngô , tuấn tú học giỏi cả văn, võ.Đặc biệt là chàng học các môn học thế gian thời đó thật xuất sắc.Các môn học đó được gọi là Ngũ Minh.Con cũng mong ước mình giỏi như thái tử và con thích môn Nhân Minh (luận lý học).Có lẽ môn này tương ứng với môn logic học ngày nay.
Thái tử Tất Đạt Đa kết hôn với công chúa Da du đà la, trong sách nói:Thái tử rất thương yêu người vợ của mình,con ngưỡng mộ tình yêu ấy vô cùng.Con xin trích một đoạn trong sách mà con rất tâm đắc.
…Thái tử bị bao vây giữa bao khoái lạc ấy nhưng đôi khi tỉnh dậy,ngao ngán cho phận mình.Ngài bỗng để rơi một ly rượu ngọc khỏi tay mềm!Thế là tiếng đàn địch lại véo von thêm,mộc trầm lại xông dày khói biếc và tấm thân của bọn vũ nữ lại mềm dẻo hơn lên.Nhưng thái tử không vui lại được.Những lúc buồn bã như thế,Ngài truyền cho bọn vũ nữ thôi múa hát và ngồi quanh ngài.Rồi một nàng, theo lệ như mọi chiều vàng khác,kể tiếp cho ngài nghe một chuyện tình xưa còn bỏ dở:
_ Thưa thái tử,rồi công chúa nước ấy đợi mãi không thấy chồng về,thắp hương khấn vái đất trời cho nàng gặp được chồng ngoài chiến địa.
Một buổi mai kia ,trời đất bỗng sầm tối,một con chim đại bàng nghiêng cánh thấp dần bên khoảng đồng hoang,cất tiếng thanh tao mời công chúa lên lưng để  nó đem ra chiến địa.
Rồi chim đại bàng cất cánh bay lên,trên lưng mang nàng công chúa đẹp.Nàng sung sướng tưởng đến phút gặp chồng.Nhưng hỡi ôi! Nơi chiến địa im lìm một làn tuyết phủ.
Trong lúc ấy thì phò mã,sau khi giặc giã đã dẹp yên ,trở về triều,nhưng người yêu đã biến đâu mất!
Con thần mã phi qua những cánh đồng lúa vàng,trên những đầu sóng bạc,phóng qua những núi tuyết,và đêm ngày nó phi luôn như thế,và đêm ngày tiếng nhạc ngựa rền vang một điệu đàn ai oán,làm choáng váng cả núi đồi.
_ Rồi sao nữa con? – Thái tử hỏi
_ Thưa thái tử, rồi buổi mai kia,công chúa đang mê man trên cánh đại bàng,bỗng tỉnh dậy vì tiếng vang của nhạc ngựa.Nàng bảo con đại bàng hạ xuống và nghiêng cánh trút nàng trên lưng ngựa phò mã.
_ Thế thì uổng quá nhỉ? – Thái tử kết luận
Người cung nữ ngạc nhiên hỏi lại:
_ Thưa thái tử, ngài muôn nói gì?
_ Ta tiếc cho hai người đã gặp nhau quá sớm.Sao không đi tìm khắp cả mặt đất rồi mới gặp nhau?Như thế hai người sẽ trải qua được biết bao nhiêu cảnh vật.Ôi! Nếu ta được cưỡi trên cánh chim đại bàng, hay trên lưng con thần mã.Ta sẽ đi ngao du cùng cả thiên hạ,và bao cảnh lạ sẽ chào đón ta ở bốn phương trời.
“Em Da du yêu quý ơi, em có nghe chăng, những lúc ta gối đầu trên cánh tay em,tiếng rào rạt của lòng ta dâng lên như những tiếng sóng ồ ạt lăn mình trên bãi cát,rồi lại tan tác lui về? Những lúc ấy là lúc lòng ta khao khát được vượt qua những dãy núi cao và biển rông.Có những ngày ròng rã lòng ta quay theo với mặt trời,từ buổi ban mai hồng cho đến chiều tía,có những đêm trọn ta thức với trăng sao,để tưởng tượng ở những phương trời khác,có những tâm hồn được ta mến yêu,có những người ta chưa quen biết,nhưng ta chắc sẽ vui vẻ tiếp mời.
Thế mà ta bị giam hãm trong ba lớp thành này! Làm thế nào,em ơi, khiến ta vui được?
95880400_10163517541445022_9070911478214688768_o
Câu chuyện tình yêu của thái tử Tất Đạt Đa và công chúa Da du đà la thật đẹp.
Phật ơi! Con muốn phát nguyện “Tứ hoằng thệ nguyện”
Chúng sanh vô biên thề nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô lượng thệ nguyện thành
Nhưng sao con thấy mình nhỏ bé quá, con không biết mình có thực hiện được những lời phát nguyện này không, con cố gắng với lời nguyện thứ hai và thứ ba.
Kính lạy đấng vô thượng,người là một đại dương mà con như giọt nước,người là ngọn cao sơn mà con như hạt bụi.Xin ngài lắng nghe lời thành kính của con, xin ngài độ cho con thoát khỏi những cơn mê lầm và tìm thấy sự tỉnh thức.Con có  điều ước nguyện nho nhỏ đã lâu mà chưa thực hiện được, con muốn thỉnh một bức tượng  nhỏ ngài Văn Thù ngồi trên con sư tử và bức tượng nhỏ ngài Phổ Hiền ngồi trên con voi.Con sẽ đặt hai bức tượng ấy cạnh ngài Thích Ca bổn sư của con để tạo thành Hoa nghiêm tam thánh.Con sẽ học hạnh nguyện của ngài Phổ Hiền và thực hành lời đức Thích Ca dạy để phát triển trí tuệ,tuệ giác như ngài Văn Thù đó,Phật ơi!
Nam mô bổn sư thích Ca Mâu Ni Phật.

Saturday, May 9, 2020

Rừng Na Uy

Hoàng Lê Giang – chàng trai Việt Nam đầu tiên chinh phục Bắc Cực, ngoài 30 tuổi đã đặt chân tới rất nhiều vùng đất xa xôi trên khắp thế giới. Dịch Corona bùng phát nhanh bất ngờ, khi anh vẫn đang dang dở một cuộc hành trình, và bắt buộc phải cách ly. Thư Giang viết cho Ngày Nay từ nơi cách ly hẻo lánh tại cực Bắc Na Uy – trong cái lạnh -20 độ, có lẽ là nơi cách ly xa xôi nhất của một người Việt Nam lúc này.Chủ đích của tôi là đến thăm bạn, người dân tộc Sami chăn tuần lộc ở trên núi.


Sau 14 ngày ở trên núi, hôm nay đã là ngày cuối cùng phải tự cách ly của tôi. Chính phủ Na Uy không có chính sách cách ly tập trung tất cả đều được kêu gọi, vận động tự cách ly vì họ không có luật cho phép bắt buộc một việc như thế với người dân nếu không chắc chắn một người bị dương tính với virus.

Kommune này ( đơn vị hành chính như Quận hay Thị Xã ) Mùa đông bạn tôi ít ở thành phố mà sống ở trên núi, ở 1 căn nhà gỗ nơi chăn thả tuần lộc, xung quanh bốn bề là rừng và tuyết trắng. Tôi đề nghị được cách ly tại đây, và bạn đồng ý.


Ở Na Uy, vào tháng 3 hằng ngày mặt trời mọc lúc 4h và đến 19h trời vẫn còn sáng. Nhiệt độ dao động từ -5 đến -20 độ C. Cuộc sống nơi cực Bắc Na Uy giáp ranh biên giới Phần Lan này “không gì có sẵn”, không đường dây điện, không có ống dẫn nước vào nhà. Ngay cả máy phát điện, muốn dùng cũng phải sưởi ấm nó, đổ xăng rồi đem ra ngoài cắm, nước uống, nước rửa chén phải ra suối lấy lên, rửa chén xong đem ra xa đổ đi. Lạnh thì đi kiếm củi, hàng ngày phải kiểm tra củi còn đủ cho ngày mai không, đem thêm củi vào nhà để hong cho khô mới dùng được.



Mà bên ngoài kia luôn là thế giới lạnh giá, mỗi lần ra ngoài phải mặc 3,4 lớp, kín từ găng tay tới giày. Tự mỗi người có ý thức hơn không phung phí dùng quá nhiều nước, điện, củi đun dùng vừa phải, không quá nóng, không để lửa tắt. Không xả thải bừa bãi, vì nguồn nước suối được múc lên uống trực tiếp. Thực phẩm, xăng để chạy máy phát và xe trượt tuyết, củi đốt, mọi thứ phải được tính toán trù bị cẩn thận, dự trữ cho ít nhất 2 tuần vì làng gần nhất cách khoảng hơn 2 tiếng di chuyển.


Bạn tôi làm nghề chăn tuần lộc, một nghề truyền thống ngàn năm của người Sami với cuộc sống bán du mục.

Tuần lộc cung cấp thịt, phương tiện vận chuyển và da. Đối với người Sami họ quan điểm con vật được nuôi tự do, ăn thức ăn tự nhiên sẽ có 1 cuộc sống tốt và cũng ít gây tác hại môi trường nhất so với việc nuôi công nghiệp.

Cuộc sống của người Sami hoà đồng với thiên nhiên: câu cá, đặt bẫy chim, đốn củi đều có chừng mực nên số lượng cá và chim vẫn ổn định, diện tích rừng tăng lên.


Có thời gian ở đây đủ lâu trong yên tĩnh và vắng lặng, tôi dành thời gian suy nghĩ nhiều về những sai lầm của mình, thấy trân trọng hơn những thứ tiện nghi thường ngày như đi toilet giựt nước được, có đường nước vào tận nhà, wifi đầy đủ, máy nước nóng, những món ăn dân dã của quê hương…

Dù sao tôi thấy may mắn khi ở nơi xa xôi vẫn có người bạn, với tiếng nói khác dân tộc khác, sẵn sàng cưu mang mình (dù có thể mình mang bệnh). Tôi học được nhiều thứ như cách lái xe trượt tuyết, cách dùng cưa máy, khoan hố trên băng để câu cá, sửa chửa bảo quản các vật dụng.

Mỗi sáng nếu không đi với bạn để kiểm tra đàn tuần lộc thì tôi hay ngồi bên cửa sổ nhâm nhi tách socola hay cà phê Việt Nam tôi mang sang, thời tiết nơi tận cùng thế giới này thay đổi liên tục, trời mới xanh và nắng vàng đó có thể có bão tuyết đi ngay theo sau rồi những cơn gió lớn. Trước khung cửa kính đó thôi là cả 1 thế giới không ngừng biến đổi, lúc thật bình yên lãng mạn khi lại vô cùng đáng sợ.

Buổi tối nếu trời quang thì có thể chiêm ngưỡng bắc cực quang (aurora) như những dải lụa trên bầu trời. Những khi như thế tôi thường đi bộ khá xa để đứng giữa 1 cái hồ đóng băng to lớn, cảm giác mình nhỏ bé giữa 4 bốn bề tuyết trắng và bầu trời cao vời vợi, ánh sáng huyền ảo, thấy mọi thứ ganh ghét, so sánh, tọc mạch của cuộc đời thật hư vô.

Lời con dâng Phật

Lời con dâng Phật
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cứ mỗi năm vào tháng tư âm lịch,chúng ta những người con Phật ở khắp mọi nơi trên hành tinh này lại hân hoan đón mừng ngày đản sanh của thái tử siddhartha (Tất đạt đa),người sau này giác ngộ trở thành đức phật Thích Ca Mâu Ni.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay còn được gọi là đức Thế Tôn đoá hoa sen của nhân loại,người ra đời trong thế giới này để ban vui cứu khổ cho nhân loại.Ngài đã giác ngộ chân lý năm ngài ba mươi lăm tuổi.Cuộc đời của ngài là một bài học sâu sắc và thiết thực cho những ai kính mến ngài xem ngài như một vị thầy, một người cha che chở cho những đứa con.
Ngày xưa lúc con còn nhỏ, con rất mê truyện cổ tích.Mẹ con thường kể cho con nghe những câu chuyện cổ và mua cho con những quyển truyện cổ tích của Việt Nam và thế giới.Những câu chuyện như Tấm Cám, nàng tiên gạo…vv luôn đem đến cho con hứng thú.Trong những câu chuyện đó, mỗi khi có ai đó gặp khó khăn hay ai đó bị ức hiếp thì lúc đó Bụt lại hiện ra giúp đỡ.Ông Bụt hiền từ có mái tóc và bộ râu dài bạc phơ ấy sau này con mới biết đó là ông Phật chứ không phải ông Tiên như trong suy nghĩ của nhiều người.Trong các câu chuyện có ông Bụt hiện ra đó có truyện, con không chắc chắn  trí nhớ con còn tốt không vì con đã đánh mất quyển truyện ấy lúc con đọc xong. Truyện đại khái như thế này: Có một người nông dân nghèo khổ, năm ấy mất mùa đói kém bác lâm vào cảnh túng quẫn, bác ra ngoài đồng và ngồi khóc than thân trách phận cho hoàn cảnh của bác thì ngay lúc đó Phật hiện ra (truyện không dùng từ Bụt mà dùng từ Phật).Phật dắt bác nông dân đi tìm kho báu.Phật dắt bác đến những vùng đất khô, cằn cỗi rồi nói với bác đó là vàng.Bác nông dân ngơ ngác chẳng hiểu gì.Cuối cùng ngài dắt bác đến kho vàng thì ngài bảo đó là rắn độc rồi ngài biến mất.Người nông dân ấy vì tham lam và muốn hưởng thụ nên đã chọn lấy cái kho vàng.Cuộc sống giàu sang của bác nông dân không được bao lâu,kể từ lúc có vàng bác nông dân gặp toàn chuyện rắc rối, phiền phức, bị quan quân bắt bớ rồi  tịch thu tài sản nghèo vẫn hoàn nghèo.Bác nhớ lời Phật năm nào những chỗ đất đá khô cằn đã trở thành cánh đồng lúa tươi tốt, người có ruộng lúa ấy giàu có , sung túc cả đời.Bác hiểu lời phật dạy thì đã muộn rồi.
95965800_10163523051190022_8834081428120535040_o
Câu chuyện này con rất yêu thích mãi, con vẫn tin rằng , con vẫn mong chờ có ngày phật hiện ra bên con.Dù con biết truyện cổ tích mãi mãi vẫn chỉ là truyện cổ tích.Đến giờ đầu con đã hai thứ tóc rồi mà vẫn say mê ông Bụt.
Ông Bụt ngày hôm nay của con là cha  con đó, cha mẹ con rất thương con nên thường ủng hộ con mỗi khi con tới chùa học phật.Con thường tụng kinh Phước Đức để cầu cho phật độ cho cha mẹ của con luôn.
Những năm con học tiểu học, lớp học của con trong khuôn viên một ngôi chùa.Chùa Pháp Hoa nằm trên kênh nhiêu lộc ngay dưới chân cầu Lê Văn Sĩ ở Sài Gòn.Ngôi chùa lúc ấy dù nằm cạnh con kênh hôi thúi nhưng con tin là ngôi chùa có phật, cũng như đoá sen nở giữa bùn lầy, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Ở  nhà con, mỗi buổi sáng có hai , ba sư thầy đi khất thực ngang qua nhà con, họ cầm một cái bình bát và bước đi thong dong, chậm rãi.Nhà sư mặc chiếc áo màu gạch nung  để hở vai, khi bước đi họ gõ tiếng chuông và dừng lại trước mỗi nhà ít giây đồng hồ.Mẹ con cứ mỗi lần thấy nhà sư đi qua lại kêu con mang cho sư một nắm cơm , vài cái bánh ,vài trái chôm chôm hoặc trái cây gì đó.Mẹ con không theo đạo phật cũng không đến chùa nhưng mẹ con lại có lòng thương người và mẹ con cũng thường hay bố thí cho người nghèo khổ.Dù mẹ con không theo đạo phật nhưng chính mẹ con lại gieo hạt giống bồ đề, hạt giống phật trong lòng con.
96396607_10163523052955022_8155646289510400000_o
Ngôi chùa Pháp Hoa bên cạnh dòng kênh thúi ngày xưa đã được xây dựng lại khang trang đẹp hơn xưa.Dòng kênh cũng thay đổi hơn trước.Như một đoá sen vươn lên từ đất bùn, mỗi độ tháng tư âm lịch tới mùa phật đản,mùa hạ,mùa hoa sen nở.Những người con phật lại đến chùa thả hoa đăng vào tối ngày mười bốn, những đoá sen lồng đèn lung linh trên mặt nước, rồi một đám rước kiệu phật từ ngôi chùa Kim Cương sẽ đi tới chân cầu.Hoa sen và phật quyện với nhau như trong câu kệ Hoa nở thấy phật ngộ vô sanh.Thật là một bức tranh tuyệt đẹp.
Phật ơi! Lại đến một mùa tháng tư nữa rồi, mùa hoa sen nở,lòng con lại nhớ nghĩ về ngài.Tháng tư năm nay buồn quá,thế giới đang trải qua những tháng ngày đau đớn trong cơn dịch bệnh đang tàn phá.Người đói khổ ở khắp mọi nơi,các chùa cũng như chư tăng, ni đang học theo hạnh nguyện của ngài làm các công việc thiện nguyện giúp đỡ người nghèo khó.Con chúc cho mọi người được an vui trong mùa lễ phật đản sanh này.Con cũng nghèo lắm nhưng con không muốn giống bác nông dân kia đâu, con xin ngài cho con  trí tuệ, từ bi để con vui vẻ sống một cuộc đời hữu ích và đáng sống.
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Friday, May 8, 2020

Con Mọt Sách

Cuộc thi viết review Tôi Và Sách ( ĐH mở & bán công tổ chức )
Tôi xin giới thiệu tôi là con mọt sách thích “gặm nhấm” sách như con sóc thích ăn hạt dẻ.Tôi có một tủ sách khoảng ba trăm cuốn và tôi thấy thật khó chọn một quyển trong tủ sách ấy giới thiệu với mọi người.
sóc
Có ba loại sách.Thứ nhất là loại sách không đem lại cho ta điều gì cả,mà ta cũng không đòi hỏi điều gì ở chúng cả.Trên đời này, sách loại đó nhiều vô số,chỉ thuần dùng để giải trí cho những người nhàn rỗi.Thứ hai là loại sách đem đến cho chúng ta điều mới mẻ và đòi hỏi chúng ta phải ghi nhớ.Đó là loại sách sổ tay dạy việc.Thứ ba là loại sách tự thân cống hiến và đòi hỏi sự cống hiến của chính chúng ta.Đó là loại sách đem lại món ăn tinh thần theo đúng nghĩa của từ này và đem lại sự kích thích cho toàn bộ quá trình phát triển của tinh thần, giống như sự kích thích dành cho một thân cây đang tăng trưởng và sẽ không bao giờ mất đi.Trong tủ sách của tôi hầu hết là loại sách thứ ba.
Tác phẩm Con đường Hồi giáo của tác giả Nguyễn Phương Mai đã gây ấn tượng mạnh với tôi ngay ở trang đầu tiên với phần Thưa cùng bạn đọc.Tôi xin phép gọi tên tác giả một cách thân mật như với một người bạn là Mai.Mai ví von người viết sách như kẻ làm dâu trăm họ:
“…Trong quá trình biên tập lại cuốn sách này từ một loạt bài đã đăng trên tạp chí Đẹp và Tia sáng, vô số lần tôi phải băn khoăn dùng tay gõ máy.Bệnh nghề nghiệp khiến tôi luôn có xu hướng đào sâu lăn xả vào những ngõ ngách tiểu tiết,giải thích cho ra ngọn ngành.Tuy nhiên, nhiều lần đã gõ hàng trăm chữ rồi tôi lại hậm hực nhấn nút xoá,đơn giản vì cuốn sách được viết với tư cách một kẻ lăn lê trên đường chứ không phải một cô ả đeo kính nhăm nhăm chỉ chực cắm mũi nhảy vào đống tư liệu…”
Con đường Hồi giáo là một tập bút ký những chuyến hành trình,những chuyến du lịch viếng thăm của Mai đến các xứ sở Hồi giáo ở Trung Đông và Bắc Phi.Mai có lối viết văn dí dỏm,ngộ nghĩnh và vui vui,ngôn ngữ trong sách không cần chau ngọc chuốt ngà cũng không văn vẽ cầu kỳ chỉ là ngôn ngữ bình dân đôi khi lại pha chút chua ngoa đáo để,cái tính cách đỏng đảnh của phụ nữ thôi, hì hì.
Mai có đôi dòng trăn trở trong sách”:..Tôi từng tủi thân nghĩ đất nước dài rộng quấn quanh biển Đông mà sao lịch sử Việt Nam không thấy có trang sử hàng hải huy hoàng.Tục ngữ có câu”Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nhưng mấy nghìn năm người Việt chẳng đi qua nổi mấy luỹ tre làng.Hay là tại chiến trận liên miên?Hay là tại tâm tính dân tộc không khát khao thách thức,ưa việc làm nông quanh con trâu cái cày hơn là đóng thuyền vượt trùng khơi, bất chấp thế đất thế nước thiên thời địa lợi, bất chấp thiên nhiên mời gọi giục giã?…”
Tôi cũng phải đặt câu hỏi giống Mai: Tôi thấy người Việt mình cũng rất giỏi,  người tài năng không thiếu nhưng họ thường copy lại của người khác.Rất ít người có tính sáng tạo mang tính đột phá như người phương Tây.Tôi lấy ví dụ như nghề làm sách, đa số các doanh nghiệp làm sách, phát hành sách sẽ bán chủ yếu loại sách thứ nhất tức là sách để giải trí là chính.Bởi người đọc quá dễ tính,độc giả  mua sách để trang trí cho tủ sách gia đình và quyển sách chỉ được gọi là quyển sách, nó được trình bày bắt mắt, bìa sách  in ấn rất đẹp nhưng nội dung chẳng có gì,nhạt nhẽo,rỗng tuếch. Thật đáng buồn.
94269486_10163400390915022_7900313017793904640_o
Nhà thơ người Mỹ Maya Angelou có nói một câu rất đỉnh “Con chim cất tiếng hót không phải vì nó đã tìm ra giải pháp cho cuộc đời.Nó hót đơn giản bởi vì nó có một bài hát thôi.Trong quyển sách này Mai xin được nhận là con chim.Hót váng lên một chặp.Có khi chói tai, chẳng giải quyết được việc gì.Nhưng ít nhất nó cũng cố gắng hoàn thành sứ mệnh của mình.
“Cô em chồng” của Mai là tôi, độc giả của quyển sách Con đường Hồi giáo không có điều kiện lăn lê trên đường để kiểm chứng tính xác thực của tác phẩm nhưng tôi vẫn ủng hộ và khuyến khích những tác giả Việt Nam viết những quyển sách độc đáo, mới lạ như quyển sách này.Xin cảm ơn Mai đã giúp tôi một cái nhìn về Hồi giáo đầy đủ hơn  tích cực hơn.Trân trọng.

GIÁ TRỊ TÂM LINH CỦA NGÀY RẰM THÁNG 10 - TẾT HẠ NGUYÊN

Theo phong tục tập quán xưa của người Việt, rằm tháng Mười hay còn gọi là Tết Hạ nguyên hàng năm được tổ chức trọng thể, vượt ra ngoài phạm ...