༄༅། ། OM VAJRA SATTVA HUNG [Ôm Ben Dza Xa-tô Hung] hay (phát âm Tây tạng) OM BENZA SATO HUNG, [Ôm Vai-Ra Xát-Va Hung]
Chú Kim Cang Tát Đỏa Trăm Âm OM BENZA SATO SAMAYA MANUPALAYA, BENZA SATO TVENOPATISTHA DRIDO ME BHAVA, SUTOSYO ME BHAVA, SUPOSYO ME BHAVA, ANURAKTO ME BHAVA, SARVASIDDHIM ME PRAYACCHA, SARVAKARMASU CA ME CITTAM SRIYAH KURU HUNG, HA HA HA HA HOH, BHAGAVAN, SARVA TATHAGATA, BENZA MA ME MUNCA, BENZI BHAVA, MAHA SAMAYA SATO, AH HUNG PAY
..Người từ trăm năm về qua sông rộng Ta ngoắc mòn tay, ta ngoắc mòn tay Chỉ thấy sông lồng lộng, chỉ thấy sông chập chùng...
Bài hát của ông Phạm Duy viết lời dựa vào bài thơ của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên. Chẳng hiểu gì hết về ca khúc này nhưng phần trình bày của Ngọc Lan quá đỉnh.
..Người từ trăm năm, về như dao nhọn Dao vết ngọt đâm, ta chết trầm ngâm Dòng máu chưa kịp tràn, dòng máu chưa kịp tràn...
Người từ trăm năm ... Trăm năm trước thì ta chưa gặp , trăm năm sau biết có gặp lại không.
世事悠悠奈老何 Thế sự du du nại lão hà ! 無窮天地入酣歌 Vô cùng thiên địa nhập hàm ca. 時來屠釣成功易 Thời lai đồ điếu thành công dị, 運去英雄飲恨多 Vận khứ anh hùng ẩm hận đa. 致主有懷扶地軸 Trí chúa hữu hoài phù địa trục, 洗兵無路挽天河 Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà. 國讎未報頭先白 Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, 幾度龍泉戴月磨 Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma !
Xin được dịch nghĩa từng câu như sau : 1. Việc đời còn dằng dặc mà ta đã già mất rồi, biết sao đây ! 2.Trời đất mênh mông như đắm chìm trong cuộc rượu hát ca. 3.Khi gặp thời, người làm nghề hàng thịt, kẻ câu cá cũng dễ dàng thành công, 4.Lúc lỡ vận, nhiều bậc anh hùng cũng đành phải nuốt hận mà thôi ! 5. Hết lòng giúp chúa, những mong đỡ lại trục trái đất . ( xoay lại thời cuộc ). 6.Rửa vũ khí vì đã hết đường, nhưng làm sao kéo con sông Ngân xuống được ( để mà rửa ! ). 7.Thù nước còn chưa trả mà mái tóc đã sớm bạc phơ, 8.Biết bao phen mang gươm Long Tuyền ra mài dưới bóng trăng rồi !
Bản dịch của Phan Kế Bính
Việc đời bối rối tuổi già vay, Trời đất vô cùng một cuộc say. Bần tiện gặp thời lên cũng dễ, Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay. Vai khiêng trái đất mong phò chúa, Giáp gột sông trời khó vạch mây. Thù trả chưa xong đầu đã bạc, Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.
.....................................
Cảm tác theo ý thơ và đặt vần
Việc thế miên man tuổi đã già Càn khôn tích lại khúc cuồng ca Thời nâng tiểu tốt lên thành thánh Vận đẩy anh hùng xuống hóa ma Dạ muốn phò vua xoay trục đất Lòng mong rửa giáp kéo thiên hà Thù nước chưa đền sương nhuộm tóc Mãi vẫn mài gươm dưới ánh ngà Nguyễn Quê
Cát Tường Thiên là một vị năng trừ tất cả phiền não của chúng sanh, tiêu diệt hết tội chướng, gợi lên tất cả các phước đức, xua đuổi những điều bất tường. Cát Tường Thiên có Phạn danh là Sri-Maha-Devi, là Thần hộ pháp của Phật Giáo, bảo vệ tất cả chúng sanh được cát tường, an lạc. Trong Kinh về 12 Danh Hiệu của Thiên nữ Đại Cát Tường đã kê ra những danh hiệu của Ngài gồm có như sau: Cát Khánh, Cát Tường Liên Hoa, Nghiêm Sức, Cụ Tài, Bạch Sắc, Đại Danh Xưng, Liên Hoa Nhãn, Đại Quang Diệu, Thí Thực Giả, Thí Ẩm Giả, Bảo Quang, Đại Cát Tường.
Cát Tường Chân Ngôn là:
“Đát nễ-dã tha: Thất-lý nê, thất-lý nê. Tát phộc ca lý dã, bà đà nãnh. Tất nãnh, tất nãnh. Nãnh nãnh nãnh nãnh. A lạc khất sử mính, nẵng xả dã, sa phộc hạ”
TADYATHĀ: ŚRĪṆI ŚRĪṆI _ SARVA KĀRYA-SĀDHANI _ SINI SINI _ NI NI NI NI _ ALAKṢMI NĀŚAYA _ SVĀHĀ.
Lời cầu nguyện bảy dòng này không nên được xem chỉ là một lời khẩn khoản hay cầu khẩn. Thay vào đó, nó cần được hiểu là lời cầu nguyện căn bản để triệu thỉnh Guru Rinpoche, thứ chứa đựng ân phước gia trì lớn lao. Nhờ sức mạnh từ tinh túy của lời cầu nguyện này cùng với ân phước gia trì mà nó chứa đựng, khi con gặp những chướng ngại hay cản trở, nếu con trì tụng nó với sự tin tưởng 100 000 lần, thông thường, những điều này có thể lập tức được tiêu trừ. Hơn thế nữa, khi thầy còn trẻ, thầy thực hành Pháp tu này nhiều lần và thấy rằng chúng ta có thể tụng 10 000 biến một ngày, tức là sẽ hoàn thành 100 000 biến trong mười ngày. Bởi hàng triệu Dakini đã cùng cất lên lời cầu nguyện sâu xa này, nó có ân phước gia trì siêu phàm. Vì vậy, chúng ta cần xem nó không chỉ là một lời cầu khẩn mà còn là phương tiện để đem lại ân phước gia trì quan trọng của chính Guru Rinpoche.
Nam mô tam mãn đà, mẫu đà nẫm, a bát ra để hạ đa xá, ta nẳng nẫm, đát điệt tha:
Án khư khư, khư hứ, khư hứ, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát nhập phạ ra, để sắt sá để sắt sá, sắt trí rị sắt trí rị, ta phấn tra ta phấn tra, phiến để ca, thất rị duệ, ta phạ ha.
Âm Việt:
Na ma xa măng ta, bút đa nam, a pờ ra ti ha ta xa, xa na nam, tát gia tha:
Ôm kha kha, kha hi, kha hi, hum hum, gioa la gioa la, pờ ra gioa la, pờ ra gioa la, ti shờ ta, ti shờ ta, sít ti ri, sít ti ri, sờ pha ti, sờ pha ti, shăng ti ka, shi ri giê, xóa ha.
Nghĩa:
Hỡi ánh lửa rực rỡ của Như Lai Vô Kiến Đỉnh Tướng đã thiêu cháy mọi năng chấp, sở chấp, hãy tỏa sáng rực rỡ khiến cho con được an trú trong sự gia trì này nhằm phá tan sự trì độn chậm chạp của Nội Chướng và Ngoại Chướng. Đồng thời khiến cho con dứt trừ được mọi tai nạn, thành tựu sự an vui tốt lành.
Âm Hán: Nam mô a di đa bà dạ, đá tha dà đá dạ, đá địa dạ tha: A di rị đô bà tỳ, A di rị đá tất đam bà tỳ, A di rị đá tì ca lan đế, A di rị đá tì ca lan đá, dà di nị, dà dà na, chỉ đa ca lệ ta bà ha.
Âm Việt: Nam mô a mi ta ba gia, ta tha ga ta gia, tát gia tha: a mi ri tốt ba vê, a mi ri ta xít đam ba vê, a mi ri ta vi kờ răng tê, a mi ri ta vi kờ răng ta, ga mi ni, ga ga na, kiệc ti ka rê, xóa ha.
Nghĩa: Quy mệnh A Di Đà Như Lai. Ngài liền nói chú rằng: Hiện lên Cam Lộ, phát sinh Cam Lộ, Cam Lộ dũng mãnh, đạt đến Cam Lộ dũng mãnh, rải đầy hư không, thành tựu cát tường.
Đức Đại Thế Chí khi chưa xuất giahọc đạo, thì Ngài chính là con thứ hai của vua Vô Tránh Niệm tên là Ni Ma Thái Tử.
Đại Thế Chí Bồ Tát, còn gọi là Đắc Đại Thế Bồ Tát hoặc Mahāsthāmaprāpta, là một Đại Bồ Tát quan trọng trong Phật Giáo Đại Thừa. Ngài đại diện cho ánh sáng trí tuệ và giúp đỡ Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc.
Hán dịch: Truyền Pháp Đại Sư THI HỘ Việt dịch: HUYỀN THANH
TĂNG TUỆ ĐÀ LA NI Kinh của bồ tát Đại Tuệ chính là loại mật pháp có thể gia tăng trí tuệ , nhìn qua là nhớ.
Như vậy tôi nghe. Một thời Đại Tuệ Bồ Tát trụ trên đỉnh núi Tu Di, bấy giờ các hàng Thiên Tử đi đến chỗ Bồ Tát ngự , cung kính vây quanh lắng nghe Pháp.
Thời có vị Bồ Tát tên là Đồng Tử Tướng chắp tay cung kính bạch với Đại Tuệ Bồ Tát: “Nguyện xin Ngài vì chúng tôi mà nói về Tăng Tuệ Đà La Ni, giúp cho hết thảy chúng sinh kém Trí, độn căn, ngu muội được nghe để tăng thêm Trí Tuệ của mình” Khi ấy, Đại Tuệ Bồ Tát liền nói Đà La Ni là :
“Đát nễ-dã tha: Án, bế tổ bế tổ_ Bát-la nghê-dã, phộc lị-đà nễ, nhạ la nhạ la, di đà-phộc lị-đa nễ, địa lý địa lý, một lệ phộc lị-đà nễ, sa-phộc hạ”
Khi Đại Tuệ nói Đà La Ni này xong thì bảo Đồng Tử Tướng rằng: “Nếu các chúng sinh có Trí Tuệ kém cỏi, căn tính ám độn, hay bị lãng quên mà phát Tâm chí thành, đối với Đà La Ni này: thọ trì, đọc tụng, cúng dường thì người này mau được Trí Tuệ rộng lớn , ghi nhớ rõ ràng chẳng quên.
Nếu có người đem Đà La Ni này tụng 7 biến hoặc 14 biến, gia trì vào nước ba lần, rồi uống vào giờ Mão. Ngày ngày đều uống như vậy, cho đến 7 tháng hoặc 8 tháng thì tự nhiên một ngày nhớ được một ngàn bài Kệ. Nếu chẳng thường uống nước cũng có thể một ngày nhớ được năm trăm bài Kệ, Trí Tuệ tăng dần, căn tính lanh lợi sáng suốt”
Bấy giờ Đồng Tử Tướng Bồ Tát và các Trời Người đều tin nhận phụng hành.